Rau sâm đất - món ăn giải nhiệt mùa hè

  • Thread starter hoahongvang
  • Ngày gửi
Giới thiệu với cả nhà cây sâm đất hen ! Cây này trồng làm kiểng hay làm rau ăn giúp ăn ngủ tốt,mát gan,giải nhiệt...Nhà...hàng xóm của tui trồng nhiều lắm !


Lúc trước tui cũng không biết lá nó có thể ăn được đâu,tại thấy lá xanh mướt điểm những chùm hoa tim tím xinh xắn nên thỉnh thoảng lại ngắm nghía vuốt ve.Chị hàng xóm dễ thương nói phải lặt ngọn thường để cây đâm tược không thì thân cây chịu hổng nổi lại gục ngã,nghe mà tội nghiệp cây quá nên tui xung phong làm người sẻ bớt gánh nặng cho cây !


Kết quả sau một buổi sáng thu hoạch là tô canh nóng hổi này đây !
Canh rau sâm ăn có vị ngọt hơi chua giống như rau mồng tơi nhưng không có nhớt. Gõ cửa nhà anh google,thấy có người cũng quan tâm tìm hiểu,nói chung thì rau này ăn tốt,có thể ăn sống hay nấu canh nhưng mà tui thì chỉ mới ăn canh thôi,thấy ngon ,dễ ăn. Bạn có thể nấu canh rau sâm với tép,cá rô đồng,thịt bằm ...
-Công dụng chữa bệnh
Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu - Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn - Nyctaginaceae.

Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chùm mang xim 3 hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông tròn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính.

Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Boerhaviae Diffusae.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở vườn, sân, bờ đường hay bãi cỏ... Thu hái rễ, lá quanh năm, đào rễ (tốt nhất vào mùa thu) và rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.

Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.

Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.
http://vn.360plus.yahoo.com/tocmaihd/article?mid=81
 


Cây này ăn mát ! tháng mưa mọc nhiều lắm .

KWDeeBk.jpg


nRjBkA.jpg


yj3NnH.jpg


20832320832_9fd78ea753_o.jpg


20841885115_a0b59f6f14_o.jpg


hf02Hs.jpg
 


Back
Top