Cho dù chưa có quy hoạch xứng tầm, nhưng nguồn tài nguyên biển Việt Nam là điều mơ ước của nhiều nhà đầu tư, trong đó có việc nuôi trồng rong biển sản xuất thực phẩm, thức uống, làm nguyên liệu công nghiệp và nhiên liệu sinh học.
Những loài rong biển thực phẩm nổi tiếng như kombu (Laminaria) của Trung Quốc, wakame (Undaria pinnatifida) của Hàn Quốc đều có giá bán rất cao, đặc biệt loại rong nori (Porphyra) của Nhật Bản hiện bán với giá xấp xỉ 20.000USD cho mỗi một tấn. Trong điều kiện tự nhiên, các loài rong câu (Gracilaria), rong mơ (Sargassum), rong đông (Hypnea), rong mứt (Porphyra) và rong bún (Enteromorpha) có tốc độ phát triển rất nhanh nơi vùng biển ấm nước ta.
Riêng nhóm rong mơ có địa bàn phân bố rộng từ bắc xuống nam và ra các hải đảo, tập trung nhiều nhất nơi vùng bờ biển của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Năng suất ở các vùng tập trung đó có khi lên đến 7kg cho mỗi mét vuông mặt nước, bình quân trên dưới 5,5kg/m2, tạo nên nguồn nguyên liệu bền vững cho các kế hoạch khai thác chế biến và cũng điểm chỉ những môi trường nuôi trồng thuận lợi.
Rong mơ Sargassum là một giống tảo lớn (macroalgae) thuộc họ rong mỡ Sargassaceae sống trôi nổi trong nước. Thân cây có dạng trụ gần tròn, màu từ xanh ô liu đến nâu, có khi mọc dài đến một vài mét bao gồm một chân bám, một bộ cuống dài phân nhánh và bộ lá mang theo các túi sinh dục (noãn, phấn). Nơi một số loài mọc ra nhiều túi khí hình cầu giúp cây đứng thẳng nhờ đó bộ lá dễ dàng quang hợp. Nơi một số loài khác có thân khá nhám để bấu vào nhau nhằm giữ cho cây khỏi bị cuốn trôi nơi dòng chảy mạnh. Trong điều kiện tự nhiên các loài rong mơ phát triển dưới mực thủy triều, chân bám vào các nền đá gần bờ, vào các rạn san hô hay các bãi đá cuội. Nhưng khi bị sóng cuốn lên mặt nước chúng vẫn tiếp tục sống, sinh sản vô tính, và rồi trôi dạt vào bờ.
Ở nước ta, số loài rong mơ nơi vùng biển phía Bắc nhiều hơn, bao gồm các loài quen thuộc như rong mơ sừng dài Sargassum sliquarum, rong mơ mảnh S. grucillium, rong mơ tro S. glaucescens, rong mơ thỏi gai S. cinereum, rong mơ chổi S. virgatum và rong mơ lá dài S. augustifolium. Nhưng trữ lượng rong mơ lại lớn hơn nhiều lần nơi các vùng bờ miền Trung, miền Nam và nơi vùng hải đảo. Đặc biệt chúng phát triển rất mạnh với mật độ cá thể cao ở Hòn Chông và Bãi Tiên thuộc tỉnh Khánh Hòa, và ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tân thuộc tỉnh Ninh Thuận với hai loài chính là S. polycystum và S. kjillmanianum tức loài S. muticum đang được nhiều nước nuôi trồng khai thác kinh tế.
Trên thực tế, kỹ nghệ chiết xuất alginat từ rong mơ ở nước ta vẫn chưa phát triển. Vấn đề ở chỗ chúng ta vẫn còn lệ thuộc vào khai thác tự nhiên ở các vùng khác nhau trong các tháng khác nhau. Nguyên liệu đầu vào vì thế không ổn định, dẫn đến sản phẩm đầu ra cũng có chất lượng kém hơn so với mặt hàng tương tự của Trung Quốc, nước sản xuất hàng năm trên 10.000 tấn sodium alginat (gần 1/3 sản lượng thế giới) từ hai loài rong trồng Laminaria và Sargassum. Nhu cầu alginat trên thị trường thế giới chưa bao giờ giảm, do mức tiêu thụ ổn định của kỹ nghệ pha chế thức ăn và thức uống cũng như hàm lượng sử dụng đều đặn trong các dây chuyền sản xuất giấy và vải sợi. Việc sử dụng rong mơ xử lý nước thải vùng khai thác mỏ, nhà máy công nghiệp và nhà máy chế biến thủy sản đang được quan tâm. Sản phẩm rong sau đó có thể được cho giải hấp để thu hồi kim loại đất hiếm (lanthanides) và các kim loại nặng trước khi đem ủ lấy khí biogas chạy máy phát điện.
Đặc biệt trong mấy năm gần đây rong mơ được chú ý như nguồn sinh khối khổng lồ, dễ nuôi trồng, mau phát triển và lại cũng dễ khai thác khả dĩ làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Hai thành phần chính của rong là fucoidan và acid alginic được huyển hóa thành nhiên liệu nhờ các enzyme. Nhiều nước trong vùng Đông Á và Đông Nam Á đã có kế hoạch triển khai. Đầu tháng 11/2008 một dự án hợp tác được ký giữa Hàn Quốc và Indonesia nhằm trồng rong ở các đảo Maluku, Belitung và Lombok để sản xuất biodiesel theo công nghệ Italia. Nhưng tham vọng hơn cả là dự án của Nhật Bản bắt đầu triển khai từ tháng 3/2007, theo đó họ sử dụng tổng cộng 10.000km2 mặt nước để trồng loài rong mơ Sargassum hondawara nhằm sản xuất mỗi năm 20 triệu mét khối bioethanol, nghĩa là tương đương với 1/3 nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nước này.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Những loài rong biển thực phẩm nổi tiếng như kombu (Laminaria) của Trung Quốc, wakame (Undaria pinnatifida) của Hàn Quốc đều có giá bán rất cao, đặc biệt loại rong nori (Porphyra) của Nhật Bản hiện bán với giá xấp xỉ 20.000USD cho mỗi một tấn. Trong điều kiện tự nhiên, các loài rong câu (Gracilaria), rong mơ (Sargassum), rong đông (Hypnea), rong mứt (Porphyra) và rong bún (Enteromorpha) có tốc độ phát triển rất nhanh nơi vùng biển ấm nước ta.
Riêng nhóm rong mơ có địa bàn phân bố rộng từ bắc xuống nam và ra các hải đảo, tập trung nhiều nhất nơi vùng bờ biển của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Năng suất ở các vùng tập trung đó có khi lên đến 7kg cho mỗi mét vuông mặt nước, bình quân trên dưới 5,5kg/m2, tạo nên nguồn nguyên liệu bền vững cho các kế hoạch khai thác chế biến và cũng điểm chỉ những môi trường nuôi trồng thuận lợi.
Rong mơ Sargassum là một giống tảo lớn (macroalgae) thuộc họ rong mỡ Sargassaceae sống trôi nổi trong nước. Thân cây có dạng trụ gần tròn, màu từ xanh ô liu đến nâu, có khi mọc dài đến một vài mét bao gồm một chân bám, một bộ cuống dài phân nhánh và bộ lá mang theo các túi sinh dục (noãn, phấn). Nơi một số loài mọc ra nhiều túi khí hình cầu giúp cây đứng thẳng nhờ đó bộ lá dễ dàng quang hợp. Nơi một số loài khác có thân khá nhám để bấu vào nhau nhằm giữ cho cây khỏi bị cuốn trôi nơi dòng chảy mạnh. Trong điều kiện tự nhiên các loài rong mơ phát triển dưới mực thủy triều, chân bám vào các nền đá gần bờ, vào các rạn san hô hay các bãi đá cuội. Nhưng khi bị sóng cuốn lên mặt nước chúng vẫn tiếp tục sống, sinh sản vô tính, và rồi trôi dạt vào bờ.
Ở nước ta, số loài rong mơ nơi vùng biển phía Bắc nhiều hơn, bao gồm các loài quen thuộc như rong mơ sừng dài Sargassum sliquarum, rong mơ mảnh S. grucillium, rong mơ tro S. glaucescens, rong mơ thỏi gai S. cinereum, rong mơ chổi S. virgatum và rong mơ lá dài S. augustifolium. Nhưng trữ lượng rong mơ lại lớn hơn nhiều lần nơi các vùng bờ miền Trung, miền Nam và nơi vùng hải đảo. Đặc biệt chúng phát triển rất mạnh với mật độ cá thể cao ở Hòn Chông và Bãi Tiên thuộc tỉnh Khánh Hòa, và ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tân thuộc tỉnh Ninh Thuận với hai loài chính là S. polycystum và S. kjillmanianum tức loài S. muticum đang được nhiều nước nuôi trồng khai thác kinh tế.
Trên thực tế, kỹ nghệ chiết xuất alginat từ rong mơ ở nước ta vẫn chưa phát triển. Vấn đề ở chỗ chúng ta vẫn còn lệ thuộc vào khai thác tự nhiên ở các vùng khác nhau trong các tháng khác nhau. Nguyên liệu đầu vào vì thế không ổn định, dẫn đến sản phẩm đầu ra cũng có chất lượng kém hơn so với mặt hàng tương tự của Trung Quốc, nước sản xuất hàng năm trên 10.000 tấn sodium alginat (gần 1/3 sản lượng thế giới) từ hai loài rong trồng Laminaria và Sargassum. Nhu cầu alginat trên thị trường thế giới chưa bao giờ giảm, do mức tiêu thụ ổn định của kỹ nghệ pha chế thức ăn và thức uống cũng như hàm lượng sử dụng đều đặn trong các dây chuyền sản xuất giấy và vải sợi. Việc sử dụng rong mơ xử lý nước thải vùng khai thác mỏ, nhà máy công nghiệp và nhà máy chế biến thủy sản đang được quan tâm. Sản phẩm rong sau đó có thể được cho giải hấp để thu hồi kim loại đất hiếm (lanthanides) và các kim loại nặng trước khi đem ủ lấy khí biogas chạy máy phát điện.
Đặc biệt trong mấy năm gần đây rong mơ được chú ý như nguồn sinh khối khổng lồ, dễ nuôi trồng, mau phát triển và lại cũng dễ khai thác khả dĩ làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Hai thành phần chính của rong là fucoidan và acid alginic được huyển hóa thành nhiên liệu nhờ các enzyme. Nhiều nước trong vùng Đông Á và Đông Nam Á đã có kế hoạch triển khai. Đầu tháng 11/2008 một dự án hợp tác được ký giữa Hàn Quốc và Indonesia nhằm trồng rong ở các đảo Maluku, Belitung và Lombok để sản xuất biodiesel theo công nghệ Italia. Nhưng tham vọng hơn cả là dự án của Nhật Bản bắt đầu triển khai từ tháng 3/2007, theo đó họ sử dụng tổng cộng 10.000km2 mặt nước để trồng loài rong mơ Sargassum hondawara nhằm sản xuất mỗi năm 20 triệu mét khối bioethanol, nghĩa là tương đương với 1/3 nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nước này.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: