25.Rùa đất spengle (rùa lá) - (Geoemyda spengleri):
26.Rùa đất sepon (Cyclemys tcheponensis):
27.Rùa "Hồ Gươm" (Rafetus leloii):
28.Rùa răng (Hieremys annandalii):
29.Phân loài "rùa sa nhân" miền Bắc (P.m.mouhotii):
30.Phân loài "rùa sa nhân" miền Trung (P.m.obsti):
31.Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans): Thằng này hok phải rùa bản địa nhưng cũng đưa vào cho đầy đủ....
32.Rùa trung bộ (Mauremys annamensis):
33. Vích (Chelonia mydas):
34.Phân loài "rùa sa nhân" miền Bắc (mẫu thu thực địa) - (P.m.mouhotii):
35. Rùa dứa (Cyclemys dentata):
---------------
ở nước ta có nơi đã từng nuôi thử rùa hộp 3 vạch
SẢN XUẤT THỬ -THỬ NGHIỆM NUÔI BABA, RÙA VÀNG Ở BÌNH ĐỊNH.
CNĐT: KS Hồ Minh Trạng
CQCT: Trung tâm khuyến ngư Bình Định
CB&CQPH: Nguyễn Thành Kham, KS Trần Thị Thu Hà,
CN Mai Kim Thi, KS Huỳnh Văn Lợi, CN Mai Kim Thành (TTKN)
TGTH: 1995-1997
I/ MỞ ĐẦU:
Baba, rùa vàng là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm, dược liệu quý. Một số nước ở Đông, Nam Châu Á (Đài Loan, Trung Quốc) đã nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghiệp, đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Ở nước ta, nhất là khu vực phía Bắc, cũng cõ những nghiên cứu cơ bản về con Baba hoa, nhưng chưa có công trình nào hoàn chỉnh về đặc điểm sinh học và quy trình sản xuất giống, nuôi thịt Baba. Ở miền Trung cũng chưa có nơi nào nghiên cứu. Riêng ở Bình Định lâu nay rải rác trong các thành phần kinh tế cũng có nuôi nhưng nhỏ lẻ manh mún, tự phát nên nhiều lúc thất bại. Nguyên nhân là do thiếu quy trình kỹ thuậthoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương.
Ngoài Baba, rùa Vàng là loài rất quý hiếm, phân bổ chủ yếu ở miền Trung nước ta. Do khai thác quá mức, cùng với sự phá rừng làm cho rùa Vàng có nguy cơ tuyệt diệt. Để bảo vệ nguồn gien quý nà, cần thiết phải có nghiên cứu bảo vệ nhân giống nuôi trồng và phát triển.
II/ PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
-Di giống và thuần hóa baba
-Khảo nghiệm khả năng thích nghi, sinh trưởng của baba
-Nuôi ghép baba với các đối twongj thủy sản khác
-Phòng và trị bệnh baba trong quá trình nuôi.
-Nuôi baba thương phẩm và thử nghiệm sản xuất baba giống
-Tìm hiểu đặc điểm sinh lý, sinh thái và môi trường sống của rùa vàng.
III/ KẾT QUẢ:
3.1. Đánh bắt, vận chuyển:
Baba sợ tiếng động nên đánh bắt bằng phương pháp thủ công nhẹ nhàng từng con một. Vận chuyển có nhiều cách: đối với baba lớn nên để khô trong rễ bèo và đóng túi vải thưa; đối với baba 0,5kg để trong rễ bèo rồi để trong giỏ tre, hộp gỗ, hộp các tông. đối với baba giống nên để trong rễ bèo và cọng bèo đập dập. Tỷ lệ sống trong vận chuyển cách như vậy đạt từ 97-98%
3.2.Thuần hóa:
Điều chỉnh điều kiện thủy lý, thủy hóa giống với điều kiện địa phương xuất giống (về nhiệt độ, độ cứng, độ trong của nước…)
3.3.Khả năng thích nghi và sinh trưởng của baba tại Bình Định:
Đối với nguồn nước: nước giếng đóng, nước hồ thủy lợi, nước suối…baba thich nghi nhanh và ổn định. Nền đáy tốt nhất cho baba là bùn cát, môi trường này giúp baba ổn định nhanh, tránh xây sát, giảm tần số xuất hiện bệnh và mức độ cảm nhiễm.
Khả năng sinh trưởng và phát triển của baba tại Bình Định là rất tốt, mức độ sinh trưởng cao hơn ở miền Bắc, có khả năng phát triển quanh năm. Trọng lượng Baba ở Bình Định có xu hướng nặng hơn, tích lũy dinh dưỡng tốt, mang trứng sớm. Tình hình bệnh lý trong quá trình nuôi như: loét có kén, loét lở da, nấm ký sinh… tỷ lệ thấp (8%) so với Hải Hưng (17%)
Số lượng baba di chuyển từ Hải Hưng về tổng cộng 17,6kg gồm 71 con (loại từ 0,1-1kg/con là 34 con, loại từ 0,6-1kg/con là 7 con, loại từ 0,1-0,6 kg/con là 27 con) chia thành 2 đợt, bắt đầu thả 1/7/1995
Qua 6 tháng baba bắt đầu đẻ, đợt đầu tiên với số lượng ít (3 trứng), số trứng các tháng sau đó thể hiện ở bảng sau:
<TABLE style="BORDER-BOTTOM: medium none; BORDER-LEFT: medium none; BORDER-COLLAPSE: collapse; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: medium none" class=MsoNormalTable border=1 cellSpacing=0 cellPadding=0><TBODY><TR><TD style="BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: windowtext 1pt solid; PADDING-BOTTOM: 0cm; PADDING-LEFT: 5.4pt; WIDTH: 160.35pt; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: windowtext 1pt solid; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; PADDING-TOP: 0cm" vAlign=top width=214>Tháng/năm
</TD><TD style="BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-BOTTOM: 0cm; PADDING-LEFT: 5.4pt; WIDTH: 160.35pt; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: windowtext 1pt solid; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; PADDING-TOP: 0cm" vAlign=top width=214>Số lượng trứng sinh sản
</TD><TD style="BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-BOTTOM: 0cm; PADDING-LEFT: 5.4pt; WIDTH: 160.35pt; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: windowtext 1pt solid; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; PADDING-TOP: 0cm" vAlign=top width=214>Số lượng trứng nở
</TD></TR><TR><TD style="BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: windowtext 1pt solid; PADDING-BOTTOM: 0cm; PADDING-LEFT: 5.4pt; WIDTH: 160.35pt; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; PADDING-TOP: 0cm" vAlign=top width=214>8/1995
9/95
12/95
1/96
3/96
4/96
5+6/96
</TD><TD style="BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-BOTTOM: 0cm; PADDING-LEFT: 5.4pt; WIDTH: 160.35pt; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; PADDING-TOP: 0cm" vAlign=top width=214>12
15
14
26
32
28
29
</TD><TD style="BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-BOTTOM: 0cm; PADDING-LEFT: 5.4pt; WIDTH: 160.35pt; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; BORDER-RIGHT: windowtext 1pt solid; PADDING-TOP: 0cm" vAlign=top width=214>6
8
10
22
28
27
Chưa đủ thời gian nở.
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Tổng số trứng đã sinh sản là 156 trứng, nở 101 con. Qua đó cho thấy tỷ lệ thụ tinh bình quân 101/127 trứng (79,6%); tỷ lệ sống 81% (65/71); tỷ lệ baba con ươm giống sống là 91% (92/101)
Hiệu quả kinh tế: Chi phí 6,2 triệu đồng, giá thị trường (nếu bán) được 8 triệu-lãi 1,8 triệu. Hiệu quả nhất là Baba sinh sản, bán baba giống sinh lợi cao.
Hiệu quả xã hội: Tạo nghề mới cho nhân dân Bình Định
3.4 Thủ nghiệm nuôi ghép baba với các loài thủy sản khác:
Nuôi ghép với cá rô phi, rô phi Đài Loan, bống tượng, chép, trôi, trắm, mè, trai, ốc bưu đồng…theo tỷ lệ thích hợp theo 3 cách ghép khác nhau.Kết quả cho thấy nuôi ghép theo công thức sau thì tận dụng được không gian mặt nước, hiệu quả sử dụng cao, ổn định môi trường lâu nhất.
+Tầng mặt thả: Rô phi, trắm, ốc, bèo
+Tầng giữa: Cá trôi, rô phi, mè
+Tầng đáy: Chép, rô phi, bống tượng
+Đáy: Ốc, trai
Trong quá trình nuôi ghép phải thường xuyên chỉnh lại cơ cấu đàn giống nuôi để phù hợp với mùa vụ.
3.5. Đặc tính sinh lý, sinh thái và môi trường sống của rùa-rùa Vàng ở Bình Định:
3.5.1. Phân loại:
Rùa thuộc ngành động vật có xướng sống (Vertebrata) lớp bò sát (Reptití), bộ rùa (Testudineta), họ rùa (Testudinodate)
Qua 17 con đã thu thập ở Bình Định, phân ra 7 loài gồm:
-Rùa hộp 3 vạch; (rùa đỏ, rùa vàng, rùa vàng 3 sọc) – Cuoratri fasciata (Bell 1825): Mai hơi dẹp, trên mai có 3 gờ rõ, 1 gờ sóng lượn, 2 gờ ở bên. Yếm rùa có 2 mảnh cử động được. Đuôi dài hơn mai, chân 5 móng, tấm sống 5, tấm sườn 4, tấm điền 1.
-Rùa hộp trán vàng: (Cuora galbinifrons Bourret)
Đặc điểm là giữa yếm có bản lề, yếm và mai khép kín nhau, yếm gồm 2 mảnh cử động được, mai gồ cao và hơi dẹp ở đầu-mai có màu đen và trắng, đầu có màu vàng, chân có nhiều vảy nhỏ, sau mắt có vạch đen chạy xuống cổ.
-Rùa núi vàng: (Testudo elongate Blyth)
Tấm sống 5, tấm sườn 4, tấm bìa 11. Các tấm sống trên mai đều đen, mai có màu vàng, chân trước có 5 móng, chân sau 3 móng, mai gồ khá cao, đuôi ngắn hơn mai, mai và yếm không khép kin nhau, yếm khuyết.
-Rùa núi viền: (Testudo imperssa)
Tấm sống 5, tấm sườn 4, tấm bìa 11, trên đuôi 2. Năm tấm bìa phía đuôi xẻ hình răn cưa, 3 tấm bìa trên đầu cũng xẻ rãnh, chân có vay cứng, mai màu nâu, chân sau có 4 móng khỏe, chân sau có 5 móng.
-Rùa hộp vạch vàng: (Cuora tryphasciata)
Tấm sống 5, tấm sườn 4, tấm bìa 11, trên đuôi 2. Yếm khuyết, mai có màu nâu đen, giữa lưng có một sọc chạy dọc, đuôi dài hơn mai, tấm bìa sau đuôi có hình răn cưa, yếm màu vàng, chân sau có 4 móng, chân sau có 5 móng.
-Rùa hộp Amboa: Cuora amboinensis (Đaudin)
Tấm sống 5, tấm sườn 4, tấm bìa 11, tấm gáy 1, tấm dưới bìa 4, trên đuôi. Loài này có phần mai phía sau gồ cao, phía trên tấm bụng có vệt đen, yếm có bản lề. Các viền dưới bìa và các tấm dưới yếm có chấm đen, yếm trắng và không khuyết, có chiều cao mai khá lớn so với chiều dài.
-Rùa đất: Spengle geomyda Spengleri (Gmella)
Tấm sống 5, tấm sườn 4, tấm bìa 11, trên đuôi 2. Loài này có 5 tấm bìa cuối hình răng cưa, cơ thể đẹp. Yếm có màu đen, 2 bên yếm có viền vàng. Tấm gáy lõm vào, 2 tấm bìa 2 bên nhô ra phía trước, trên mai thường có 3 gờ rõ ràng. Các tấm sống có chiều rộng lớn hơn chiều dài.
3.5.2.Một số đặc điểm về sinh lý, sinh thái của rùa:
Đặc điểm cơ bản nhất của bộ rùa là toàn thân bao phủ một lớp vỏ cứng. Hầu hết các loài có khả năng thụt đầu và đuôi vào trong mai khi gặp nguy hiểm.
-Vỏ cứng chia 2 phần: phần trên là mai gồ cao, phần dưới là yếm. Rùa là loài máu lạnh, thân nhiệt có thể thay đổi theo môi trường. Trong mùa đông rùa ngủ đông không hoạt động.
Hầu hết rùa tìm thấy ở Bình Định được phân bố trên cạn. Chúng thường sống ở khu vực mát mẻ có độ ẩm cao-nhất là nơi có dòng nước chảy qua và nhiều cây cối.
-Thức ăn của rùa chủ yếu là thực vật: rau, hoa quả… Có một số loài ăn động vật -nhất là động vật thối rữa. Rùa thường sống đơn độc, chỉ kết đôi khi đến mùa sinh sản.
Đặc biệt là rùa vàng, hiện nay có giá trị kinh tế cao. Nó có tập tính sống và phổ thức ăn cũng như về phân bố khác với loài rùa khác như: phân bố ở vùng đất đỏ Bazan (An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh) và một vài huyện ở Gia Lai. Chúng sống trong các hốc cây, hốc đá, lấy lá cây làm tổ, vùi mình trong đó và ăn các động vật thối rữa. Rùa vàng có màu sắc đặc biệt: ở các gốc chân có màu cà rốt, mai cứng, trên lưng có 3 sọc. Yếm có vân phân bố như hình lá bồ đề. Đầu có cấu tạo giống lươn, đuôi giống thân đĩa, đặc biệt nó rất thích ăn thịt bò, ốc, kỳ nhông và một số loài bò sát để thối rữa. Người ta dùng máu, cao rùa để bệnh nan y
Sau thời gian nuôi thử nghiệm gần 1 năm rùa vàng bóc vỏ 3 lần, mỗi lần tăng trọng từ 7-15gram. Rùa sinh trưởng và phát triển tốt, riêng rùa vàng núi sinh sản được do điều kiện sống phù hợp.
IV/ KẾT LUẬN:
Qua quá trình nuôi thử nghiệm đã xác lập được quy trình nuôi baba phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên ở Bình Định.
Đối với rùa vàng, kết quả nuôi thử nghiệm rất khả quan. Cần có kết luận và lập ra quy trình kỹ thuật để phổ biến rộng rãi, tạo ra ngành nuôi thủy sản mới có tính kinh tế cao cho tỉnh nhà./.
nguồn: SỞ KHCN BÌNH ĐỊNH
---------------
Cao quy linh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới:
menu,
tìm kiếm
<!-- start content -->
Một chén cao quy linh
Cao quy linh (
chữ Hán:
龜苓膏; âm Hán-Việt:
quy linh cao) hay còn là
quy phục linh (苓伏苓) là một
món tráng miệng đặc sản của người Hoa vùng
Ngô Châu (Quảng Tây), đồng thời cũng là món ẩm thực truyền thống của vùng
Lưỡng Quảng. Theo truyền thống, cao quy linh được làm từ hai thành phần chủ yếu là
thổ phục linh (
Smilax glabra), bột mai
rùa hộp ba vạch (
Cuora trifasciata),
cam thảo cùng một số thành phần khác. Ngày nay, cao quy linh thường không có bột mai rùa hộp ba vạch do loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Cao quy linh giống
rau câu, có vị hơi đắng, màu đen, mềm và dai hơn rau câu. Cao quy linh được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị
mụn, tốt cho da; khi ăn thường được dùng với
mật ong hoặc sữa để bớt vị đắng.
trên đây là bài thuốc làm từ rùa hộp 3 vạch của người trung quốc