P
PhamNgocLan
Guest
[FONT=.VnTime]Kh«i phôc vµ ph¸t triÓn nghÒ nu«i th¶ c¸nh kiÕn ®á gãp phÇn b¶o tån tri thøc b¶n ®Þa vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn.<o></o>[/FONT]
Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh trong cả nước có nghề nuôi thả cánh kiến đỏ và đã trở thành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc các huyện miền núi Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Những năm 70, 80 của thế kỷ XX, Nhà nước ta đã đầu tư phát triển hàng loạt các lâm trường trồng rừng nuôi thả cánh kiến và sản phẩm nhựa cánh kiến đỏ là mặt hàng xuất khẩu giữ vị trí quan trọng của Việt Nam sang thị trường Liên Xô. Trong thời gian đó, ở lâm trường Mường Lát đã trồng hàng trăm ha rừng cây Cọ phèn và sản lượng cánh kiến đỏ đã lên tới hàng trăm tấn. Sau này do mất thị trường Đông Âu, cùng với những thay đổi trong cơ chế quản lý các lâm trường quốc doanh và sự thiếu quan tâm của nhiều cấp, cùng nhiều nguyên nhân khác, đã hơn hai mươi năm nay sản xuất cánh kiến đỏ tại Thanh Hoá bị suy thoái và trầm lắng với sản lượng khiêm tốn chỉ vài trăm kg bán cho các xe tải. Hàng loạt hecta rừng cọ phèn bị chặt hạ làm củi, lấy gỗ, thậm chí đốt bỏ để lấy đất canh tác nương rẫy.<o></o>
Từ năm 2000 đến nay, nhu cầu thị trường nhựa cánh kiến đỏ nước ta có xu hướng tăng lên. Nhiều người đã thu gom cánh kiến đỏ cung cấp cho các cơ sở chế biến trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung quốc theo đường tiểu ngạch. Năm 2006, tỉnh Điện Biên đã sản xuất và bán được 130 tấn, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nhựa cánh kiến đỏ của các huyện miền núi Thanh Hoá đã được một số người thu gom cung ứng cho các cơ sở chế biến tại Hà Tây, Nam Hà, Hoà Bình. Tuy nhiên, sản lượng không nhiều, trung bình 500 kg - 1tấn/ năm, cao nhất đạt 4 tấn (năm 2004). Giá nhựa thô cánh kiến đỏ tại Hà Nội tăng từ 7.000 đồng/ kg (năm 2000) lên 55.000 đồng/ kg (năm 2006). Tại huyện Mường Lát giá cánh kiến đỏ tăng từ 5.000 đồng/kg (năm 2000) lên 35.000 đồng/ kg (tháng 2 năm 2007). Đây là nguồn sản phẩm mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cao cho đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú ở tỉnh Thanh. <o></o>
Được sự tài trợ của Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ môi Trường toàn cầu (GEF SGP), năm 2007 Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã tổ chức triển khai dự án " Khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ ở đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát". Mục tiêu của dự án là khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ thông qua xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tiên tiến nhằm bảo tồn giống cánh kiến đỏ, tăng giá trị kinh tế ở vùng rừng phòng hộ đầu nguồn, tăng năng suất nhựa cánh kiến, đồng thời tăng cường năng lực tiếp thị sản phẩm cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, bảo tồn tri thức bản địa và nguồn tài nguyên thiên nhiên.<o></o>
Phương thức nuôi thả của người dân rất đơn giản. Cây chủ nuôi thả cánh kiến chỉ có thể sống trong vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nhất định ở độ cao 200-700 m so với mực nước biển. Có hai nhóm cây chủ được sử dụng để thả kiến là nhóm cây chủ lâu năm và cây ngắn ngày. Nhóm thứ nhất có khoảng 40 loài. Phần lớn cây chủ lâu năm thường mọc rải rác trong rừng, bên 2 bờ suối và ven đường. Cây chủ ngắn ngày là đậu thiều. Đối với cây chủ lâu năm, người dân thường buộc giống kiến lên cây và đến vụ thu hoạch (vào tháng 4-5 đối với vụ chiêm và tháng 9-10 đối với vụ mùa) mới cắt những cành có kiến để thu bóc nhựa, đồng thời thả giống lên cây chủ mới. Sau khi cắt cành để thu nhựa, cây chủ được nghỉ để đâm cành mới trong 1-2 năm. Đối với cây chủ đậu thiều, người dân thường trồng xen với các cây lương thực như lúa, ngô và sắn trên nương rẫy vào cuối mùa xuân, khi bắt đầu có mưa. <o></o>
Sau khi thu hoạch cây nông nghiệp khoảng 2-3 tuần thì cũng là thời gian thu và thả kiến. Vào mùa đông, khí hậu lạnh kiến hay bị mất mùa. Cây đậu thiều thấp, gần đất hơn nên rất phù hợp cho việc giữ giống kiến qua đông. Ngoài tác dụng để sản xuât nhựa cánh kiến đỏ, đậu thiều còn là cây cải tạo đất. Vì vậy, mô hình sản xuất cánh kiến đỏ bằng cách trồng xen đậu thiều với cây lương thực rất phù hợp với phương thức du canh mà người dân tộc thiểu số đã tiến hành trong nhiều thế kỷ. Mô hình này có thể phát triển tốt trên đất nương rẫy, mang lại năng suất nhựa cao mà vẫn bảo đảm sử dụng đất bền vững nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi thả; Ngoài ra, người dân còn nuôi thả cánh kiến đỏ trên các cây chủ phân tán, sử dụng cây mọc tự nhiên ven đường hoặc trong rừng, không tốn công trồng, tận dụng được diện tích đất tự nhiên; Mô hình nuôi thả cánh kiến đỏ trên cây trồng tập trung sử dụng cây chủ như cây cọ phèn và cọ khiết. Đây là mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, giảm đầu tư công lao động, năng suất cao, giá thành hạ [FONT=.VnTime]sÏ[/FONT] là mô hình canh tác chủ yếu trong tương lai.<o></o>
Cánh kiến đỏ (Laccifer lacca Kerr) là một loài côn trùng có kich thước nhỏ, thân dài 1,5-2mm ở con đực, 4,5-5mm ở con cái, đầu có một đôi râu chẻ đôi, miệng có vòi để hút nhựa cây. Ngực chia 3 đốt, mỗi đốt có 2 chân phủ đầy lông, phần chót có 2 lông đuôi dài, mảnh và cứng. Cả con đực và con cái đều không có cánh, màu đỏ da cam. Ở dạng ấu trùng, chúng có màu đỏ, kích thước khoảng 0,25 - 0,5mm. Rệp cánh kiến đỏ sống ký sinh chủ yếu trên cây đậu thiều, cọ phèn, cọ khiết[FONT=.VnTime][FONT=.VnTime], [/FONT][/FONT]vải, táo ta, đề... Sau 3 lần lột xác, ấu trùng trở thành rệp trưởng thành, hút nhựa của cây chủ, rồi chính nó lại tiết nhựa để làm tổ. Nhựa được tiết ra từ các tuyến trên lớp kitin phủ kín thân rệp trừ vùng lỗ thở và hậu môn. Người ta cạo lớp nhựa này (và cả các côn trùng tạo ra nhựa) để chế tạo ra nhựa cánh kiến. <o></o>
Rệp cách kiến có một đời sống tương đối ngắn, gồm bốn giai đoạn: trứng, sâu, kén (hay nhộng) và trưởng thành làm[FONT=.VnTime] r[/FONT]ệp. Kiếp sống rất phù du, chỉ kéo dài từ năm đến sáu tháng. Thành ra những nơi nuôi rệp lấy nhựa có thể thu hoạch hai lần trong một năm. Rệp cánh kiến sống ký sinh, bám vào một nhánh nhỏ trên cây và nằm ở đó hầu như bất động. Rệp cái có thể đẻ khoảng 100 trứng trong cái bọc mang trên mình. Trứng nở ra sâu, dài khoảng một nửa milimét (0,5mm), cắn vỡ bọc, bò ra ngoài, và bấu chặt vào một nhánh cây. Miệng sâu có một cơ phận dài giúp sâu thọc xuyên qua vỏ cây, và hút nhựa để tự nuôi sống. <o></o>
Thân sâu từ từ tiết ra một chất sệt, chất này đông cứng lại khi ra gió, càng ngày càng dày, tạo thành một tấm giáp nhựa che chở cho sâu. Sâu thành kén, sống trong lớp giáp nhựa này, chỉ chừa hai lỗ, một để thở và một để bài tiết. Rồi kén thành rệp, vẫn bất động cho đến khi trưởng thành, trong khoảng thời gian tổng cộng là tám tuần. Ðến lúc đó, rệp cánh kiến cái vẫn bất động, nằm trong lớp giáp nhựa, và bắt đầu có trứng. Việc sản xuất nhựa được tăng nhanh hơn, và lớp giáp được trải ra lớn hơn để chứa số lượng trứng đang được tạo thành. Trong khi đó con đực thoát xác, mất đi cơ phận hút nhựa trong miệng, mọc chân, ăng ten và hai cánh nhỏ. Nhờ đó rệp cánh kiến đực có thể di chuyển để phủ rệp cái cho trứng có trống. Sau đó, rệp cái thu mình nhỏ lại để ánh sáng lọt qua lớp giáp nhựa, và trứng nở thành sâu, mở lại một chu kỳ mới. Trong buồng trứng có một chất lỏng màu đỏ sẫm gọi là phẩm nhuộm cánh kiến, giống như "cochineal", thường dùng để cho màu thực phẩm. Những nơi nuôi bọ cánh kiến đợi đến lúc trứng sắp nở mới cào các nhánh cây có rệp để lấy nhựa. Chỉ một số ít rệp cái có trứng được giữ lại để làm giống cho lớp sau. Sau khi đã để được sâu cánh kiến lên các cây thích hợp thì không cần chăm sóc gì nữa. Chỉ đợi đến mùa là thu hoạch.<o></o>
Vào tháng 4-5 và tháng 9-10 hằng năm, người ta thu hoạch nhựa cánh kiến đỏ bằng cách cắt những cành có nhựa bao quanh, đem về, gỡ lấy lớp nhựa, dùng bông hoặc vải thấm nước, lau sạch nhiều lần mặt trong, rồi phơi chỗ thoáng gió, râm mát cho khô (không được phơi nắng vì nhiệt độ cao sẽ làm nhựa chảy mềm, kết lại thành cục gây kém phẩm chất). Đó là những phiến dài, nửa hình trụ, dày mỏng không đều, mặt ngoài nhăn nheo, lấm tấm, có màu nâu cánh gián, bên trong màu đỏ tía, gọi là nhựa giống, hay "Seedlac."Seedlac chứa 75% nhựa đặc nguyên chất, 4-6% sáp, 6,5% chất màu, 9,5% tạp chất. Người ta pha chế Seedlac để làm thành nhựa cách kiến (Shellac). Cách pha chế tùy theo từng nơi. Trong suốt quá trình chế tạo, có thể dùng máy móc, hay chỉ dùng tay, tùy theo trang bị của hãng xưởng. Nhựa shellac loại tốt nhất màu vàng nhạt, rồi đến loại màu da cam sẫm, đến loại màu nâu nâu. Ðôi khi người ta thêm hóa chất vào, cho nhựa thành màu hơi trắng gọi là white lac.<o></o>
Từ xưa, Sản phẩm nhựa cánh kiến đỏ đã được xếp vào mặt hàng " lâm, thổ sản" quý hiếm ở nước ta, theo Bác sĩ Hồ Ðắc Duy, người miền Bắc đã dùng nhựa cánh kiến để nhuộm răng. Ở Ba Tư (Perse) hay Ấn Độ đều sử dụng nhựa cánh kiến để nhuộm nên những tấm thảm có màu sắc sặc sở. Cuối thế kỷ XIX, các đĩa hát 78 vòng/phút dùng với loại máy hát lên dây thiều "La voix de son maixtre" (có hình con chó ngồi bên ống loa) được chế tạo với nhựa cánh kiến. <o></o>
Ngoài ra, người ta còn dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác. Nhựa cánh kiến cũng được dùng để sản xuất ni lông tự huỷ, pha màu sơn, vecni các loại và dùng trong keo xịt tóc. Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh kiến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets), làm loại sáp làm kín, làm mực in, để tráng lên mặt sau các lá bài có tiêu chuẩn cao, và dùng shellac trắng, pha chế với các chất hóa học khác làm chất sáp đánh bóng sàn nhà. Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường... <o></o>
Những năm 1956,1957 riêng Ấn Độ đã xuất cảng đến 43.000 tấn nhựa cánh kiến. Nhưng khi người ta bắt đầu chế tạo nhựa nhân tạo (plastique), dùng trong việc sản xuất đĩa hát microsillons (45 hay 33,3 vòng/phút) và nhất là trong các loại phẩm nhuộm nhân tạo, nhựa cánh kiến mất dần công dụng. Ðến năm 1989, thị trường nhựa cánh kiến sa sút rất nhiều, hầu như không còn gì. Nhưng khi phát hiện các hóa phẩm nhân tạo dùng thay cho nhựa cánh kiến có chất độc, nhựa cánh kiến, vốn bền và không độc, đã được hồi sinh<o></o>
Trong thời gian giữa hai năm 1995 và 1996, Ấn Độ đã xuất cảng được gần 9.000 tấn nhựa cánh kiến. Hoa kỳ mua 3.000 tấn, Cộng hòa Liên Bang Ðức mua 1.500 tấn, Nam Dương nhập cảng hơn 1.300 tấn, Canada nhập cảng 500 tấn, Nhật Bản 190 tấn, Pháp 60 tấn, Nga và Úc, mỗi nước mua trên 50 tấn. Tiền thu được khoảng 34 triệu Mỹ kim. Nuôi thả cánh kiến đỏ chỉ khó lúc thu trứng để gây giống cho đợt sau, sau đó không cần phải chăm sóc nhiều đến rệp cánh kiến. Ở Thanh Hoá, khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ không những sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nông dân giữa những mùa lúa, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn phòng hộ rừng đầu nguồn. <o></o>
Sau gần 3 năm triển khai, Dự án đã xây dựng được nguồn cây chủ ngắn ngày trên 70ha và cải tạo được trên 37 ha cây chủ tập trung, lựa chọn được trên 20 ha cây chủ phân tán, với gần 300 hộ tự nguyện tham gia dự án. Với 8 vụ thả kiến năng suất bình quân từ 4- 6 lần giống thả dòng kiến chính vụ (M) và 4-5 lần giống thả với dòng sớm (S) sản phẩm sặng kiến thu được hiện dang có trong dân khoảng trên 10 tấn.<o></o>
Riêng vụ hè thu 2009, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền thôn, xã trong việc nâng cao năng suất, sản lượng và diện tích cây chủ, đã có 86 hộ tham gia trồng đậu thiều với diện tích 45,8ha tại xã Tam Chung và thị trấn Mường Lát, nâng tổng diện tích cây chủ để nuôi thả kiến lên trên 100ha. <o></o>
Trong thời gian tới, Ban điều hành dự án tiếp tục chú trọng chuyển giao kỹ thuật, phổ biến cho người dân qua các lớp tập huấn và hội thảo khoa học. Mở rộng diện tích trồng đậu thiều xen canh cây nông nghiệp trên nương rẫy tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Với phương thức xen canh đậu thiều với bông, ngô, đậu thiều với lúa, đỗ. Cải tạo rừng cọ phèn thành rừng sản xuất cánh kiến đỏ kết hợp phòng hộ đầu nguồn. <o></o>
Như vậy, nghề nuôi thả cánh kiến của đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát nói riêng và Thanh Hoá nói chung bước đầu đã được khôi phục, vừa tạo được công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số, và đang trên đà phát triển, vừa góp phần bảo tồn tri thức bản địa, phát triển kinh tế - xã hội vùng cao và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.<o></o>
Phạm Ngọc Lân<o></o>
<o></o>
<o></o>
<o></o>
<o></o>
<o></o>
<o></o>
<o></o>
<o></o>