Theo TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, trên thị trường lúa gạo trong nước, gần đây xuất hiện các giống gạo thuộc loại Japonica có nguồn gốc Nhật Bản với giá bán cao gấp 2 đến 3 lần giá gạo loại gốc Indica. Sự gia tăng nhu cầu đối với lúa gạo chất lượng cao trong nước, đã thúc đẩy mở rộng sản xuất và thương mại loại gạo chất lượng cao mới, gạo hạt tròn Japonica.
Ông Vịnh cho biết, trên thế giới có 2 loại gạo chất lượng cao, đó là gạo hạt dài thuộc loài phụ Indica, được sản xuất ở các nước nhiệt đới và loại hạt tròn thuộc loài phụ Japonica, sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao.
Lúa Japonica là loại hình thấp cây đến trung bình, chống đổ tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh và có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Ưu điểm của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, sinh trưởng ở nhiệt độ thấp xung quanh 15 độ C, tuy nhiên nhiệt độ xuống tới 11 độ C ở giai đoạn trỗ bông sẽ gây hại nặng. Lúa Japonica thường thích hợp với vùng trồng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và vùng cao nhiệt đới. Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... trải dài tới Trung cận đông như Ai Cập, Ma-rốc, Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thống kê của FAO từ năm 1982 - 1994 diện tích trồng lúa Japonica trên thế giới thay đổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6%; chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trung bình đạt từ 5 - 5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa Japonica trên thế giới chỉ khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa thế giới. Nhưng tình hình sản suất lúa Japonica trên thế giới hiện nay có những thay đổi, diện tích trồng lúa Japonica đã lên tới 20% diện tích trồng lúa toàn cầu.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa Japonica với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha, tiếp đó là Nhật Bản 2,1 triệu ha... Diện tích trồng lúa Japonica ở Trung Quốc đã tăng hơn 2 lần trong vòng hai chục năm qua, giá lúa Japonica cũng tăng hơn 2 lần. Chính sách đã có tác động tới thay đổi cơ cấu giống của TQ như một số tỉnh trước đây chủ yếu sản xuất lúa Indica đã thay bằng các giống Japonica, có tỉnh đã nâng diện tích Japonica lên khoảng 80%. TQ xuất khẩu chủ yếu gạo Japonica sang Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan.
Theo GS Nguyễn Văn Luật, vào thập niên 90, Viện lúa ĐBSCL đã hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật mang sang. Tại phía Bắc, Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp hợp tác với Nhật Bản trồng thử Japhonica ở Thái Bình và một số địa phương khác. Đồng thời DN của Nhật cũng hợp tác với tỉnh An Giang trồng thử nghiệm các giống lúa hạt tròn Japonica. Tại An Giang trong chương trình trồng thử nghiệm giống lúa Japonica hạt tròn, năng suất có thể đạt 8 - 8,5 tấn/ha. Hưng Yên và Thái Bình trong điều kiện vụ xuân giống lúa Japonica có tên ĐS1 đã đạt năng suất 3 tạ/sào (8,1 tấn/ha).
Những năm qua, Viện Di truyền NN phối hợp với các địa phương khảo nghiệm khoảng 50 giống lúa Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó, giống lúa Japonica ĐS1 được chọn tạo và nhân giống từ năm 2001, cho năng suất cao, chất lượng tốt, đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống tạm thời. Hiện tại giống ĐS1 đang được mở rộng sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc. Giống ĐS1 trồng được cả hai vụ, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất vụ xuân đạt trung bình 7-8 tấn/ha, và có nhiều ưu điểm như cứng cây, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh...
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hoà Bình, lúa ĐS1 càng lên vùng cao lạnh hơn càng biểu hiện năng suất cao hơn, một số HTX đạt trên 10 tấn/ha. Giá lúa ĐS1 vụ ĐX 2009 nông dân bán ra 7.000đ/kg, tăng gấp 2 lần so với giống Khang dân, trong khi năng suất ĐS1 lại cao hơn. Theo thông báo của Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tại Định Hóa - Thái Nguyên, năng suất lúa ĐS1 đạt trung bình 7,2 tấn/ha; tại Sơn Dương, Tuyên Quang đạt 7,8 tấn/ha; tại Chi Lăng, Lạng Sơn đạt 7,3 tấn/ha. Giá gạo Japonica tại địa phương cao hơn so với các giống khác từ 2.500 - 3.000đ/kg. Chất lượng gạo ngon, dẻo được bà con các dân tộc vùng cao rất ưa thích. Ngoài ra, Viện DTNN đang tiếp tục khảo nghiệm và chọn tạo hàng chục giống Japonica khác, nhân nhanh một số giống có thời gian sinh trưởng từ rất ngắn, ngắn, đến trung bình. Như giống J02 có thời gian sinh trưởng vụ mùa 100-105 ngày, tiềm năng năng suất cao, gạo ngon, có thể tham gia cơ cấu mùa sớm kịp thời vụ sản xuất vụ đông.
PGS-TS Đỗ Năng Vịnh cho biết, Viện sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương miền núi đẩy diện tích sản xuất lúa Japonica lên 10 - 20%, sản lượng chiếm 12 - 24%. Dự kiến sẽ đưa kỹ thuật gieo thẳng vào sản xuất và đưa vụ đông xuân lên sớm hơn nhờ đặc tính chịu lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn và phát triển sản xuất vụ mùa bảo đảm sản xuất được 2 vụ lúa có năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng gạo cao hơn so với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ đông giữa 2 vụ lúa ở một số địa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở miền núi, đặc biệt gạo hữu cơ, có thể phục vụ xuất khẩu. Đồng bào các dân tộc chắc chắn sẽ chào đón các giống Japonica vì bản thân họ vốn quen ăn gạo dẻo...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Ông Vịnh cho biết, trên thế giới có 2 loại gạo chất lượng cao, đó là gạo hạt dài thuộc loài phụ Indica, được sản xuất ở các nước nhiệt đới và loại hạt tròn thuộc loài phụ Japonica, sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp hơn và có chứa amylopectin. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao.
Lúa Japonica là loại hình thấp cây đến trung bình, chống đổ tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh và có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Ưu điểm của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, sinh trưởng ở nhiệt độ thấp xung quanh 15 độ C, tuy nhiên nhiệt độ xuống tới 11 độ C ở giai đoạn trỗ bông sẽ gây hại nặng. Lúa Japonica thường thích hợp với vùng trồng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và vùng cao nhiệt đới. Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... trải dài tới Trung cận đông như Ai Cập, Ma-rốc, Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thống kê của FAO từ năm 1982 - 1994 diện tích trồng lúa Japonica trên thế giới thay đổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6%; chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trung bình đạt từ 5 - 5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa Japonica trên thế giới chỉ khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa thế giới. Nhưng tình hình sản suất lúa Japonica trên thế giới hiện nay có những thay đổi, diện tích trồng lúa Japonica đã lên tới 20% diện tích trồng lúa toàn cầu.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa Japonica với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha, tiếp đó là Nhật Bản 2,1 triệu ha... Diện tích trồng lúa Japonica ở Trung Quốc đã tăng hơn 2 lần trong vòng hai chục năm qua, giá lúa Japonica cũng tăng hơn 2 lần. Chính sách đã có tác động tới thay đổi cơ cấu giống của TQ như một số tỉnh trước đây chủ yếu sản xuất lúa Indica đã thay bằng các giống Japonica, có tỉnh đã nâng diện tích Japonica lên khoảng 80%. TQ xuất khẩu chủ yếu gạo Japonica sang Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan.
Theo GS Nguyễn Văn Luật, vào thập niên 90, Viện lúa ĐBSCL đã hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật mang sang. Tại phía Bắc, Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp hợp tác với Nhật Bản trồng thử Japhonica ở Thái Bình và một số địa phương khác. Đồng thời DN của Nhật cũng hợp tác với tỉnh An Giang trồng thử nghiệm các giống lúa hạt tròn Japonica. Tại An Giang trong chương trình trồng thử nghiệm giống lúa Japonica hạt tròn, năng suất có thể đạt 8 - 8,5 tấn/ha. Hưng Yên và Thái Bình trong điều kiện vụ xuân giống lúa Japonica có tên ĐS1 đã đạt năng suất 3 tạ/sào (8,1 tấn/ha).
Những năm qua, Viện Di truyền NN phối hợp với các địa phương khảo nghiệm khoảng 50 giống lúa Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó, giống lúa Japonica ĐS1 được chọn tạo và nhân giống từ năm 2001, cho năng suất cao, chất lượng tốt, đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống tạm thời. Hiện tại giống ĐS1 đang được mở rộng sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc. Giống ĐS1 trồng được cả hai vụ, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất vụ xuân đạt trung bình 7-8 tấn/ha, và có nhiều ưu điểm như cứng cây, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh...
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hoà Bình, lúa ĐS1 càng lên vùng cao lạnh hơn càng biểu hiện năng suất cao hơn, một số HTX đạt trên 10 tấn/ha. Giá lúa ĐS1 vụ ĐX 2009 nông dân bán ra 7.000đ/kg, tăng gấp 2 lần so với giống Khang dân, trong khi năng suất ĐS1 lại cao hơn. Theo thông báo của Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tại Định Hóa - Thái Nguyên, năng suất lúa ĐS1 đạt trung bình 7,2 tấn/ha; tại Sơn Dương, Tuyên Quang đạt 7,8 tấn/ha; tại Chi Lăng, Lạng Sơn đạt 7,3 tấn/ha. Giá gạo Japonica tại địa phương cao hơn so với các giống khác từ 2.500 - 3.000đ/kg. Chất lượng gạo ngon, dẻo được bà con các dân tộc vùng cao rất ưa thích. Ngoài ra, Viện DTNN đang tiếp tục khảo nghiệm và chọn tạo hàng chục giống Japonica khác, nhân nhanh một số giống có thời gian sinh trưởng từ rất ngắn, ngắn, đến trung bình. Như giống J02 có thời gian sinh trưởng vụ mùa 100-105 ngày, tiềm năng năng suất cao, gạo ngon, có thể tham gia cơ cấu mùa sớm kịp thời vụ sản xuất vụ đông.
PGS-TS Đỗ Năng Vịnh cho biết, Viện sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương miền núi đẩy diện tích sản xuất lúa Japonica lên 10 - 20%, sản lượng chiếm 12 - 24%. Dự kiến sẽ đưa kỹ thuật gieo thẳng vào sản xuất và đưa vụ đông xuân lên sớm hơn nhờ đặc tính chịu lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn và phát triển sản xuất vụ mùa bảo đảm sản xuất được 2 vụ lúa có năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng gạo cao hơn so với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ đông giữa 2 vụ lúa ở một số địa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở miền núi, đặc biệt gạo hữu cơ, có thể phục vụ xuất khẩu. Đồng bào các dân tộc chắc chắn sẽ chào đón các giống Japonica vì bản thân họ vốn quen ăn gạo dẻo...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: