Stress nhiệt

  • Thread starter apc
  • Ngày gửi
Hiện tượng Stress nhiệt<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Heo, đặc biệt là heo siêu thịt rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, mặt khác do bị nuôi nhốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp làm cho khả năng tự điều hòa thân nhiệt của heo bị hạn chế. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao vượt quá khả năng điều hòa của heo dẫn đến stress nhiệt, đấu hiệu dễ thấy nhát là heo thở hổn hển, toàn thân ửng đỏ…<o:p></o:p>
Stress nhiệt không những làm cho heo suy kiệt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, khả năng sản suất của đàn heo.<o:p></o:p>
  • Ảnh hưởng của stress nhiệt đến heo nái ở các giai đoạn<o:p></o:p>
1. Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối<o:p></o:p>
Stress nhiệt làm heo chậm động dục, biểu hiện động dục không rõ ràng, thòi gian động dục ngắn, không đồng đều ở các cá thể<o:p></o:p>
2. Đối với heo nái nái trong giai đoạn phối giống<o:p></o:p>
- Heo không đạt hưng phấn cao trong khi phối giống, thời gian phối giống ngắn<o:p></o:p>
- Số lượng trứng rụng ít.<o:p></o:p>
- Nhiệt độ bên trong cơ thể heo nái quá cao có thể dẫn đến làm chết tinh trùng và trứng cũng như hợp tủ đã được thụ tinh làm cho số con sinh ra thấp, heo sơ sinh có trong lượng thấp, nhỏ.<o:p></o:p>
3. Heo nái mang thai<o:p></o:p>
- Giai đoạn từ 0-30 ngày: Gây lốc, chết hợp tử, heo có thể động dục trở lại hoặc động dụng ngầm.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Giai đoạn từ 30-86 ngày: Gây chết thai, thai gỗ. Không động dục lại do đó khó phát hiện<o:p></o:p>
- Giai đoạn 86- sinh: Gây chết thai, đẻ non, tỉ lệ số con chết cao. Heo nái sức khỏe kém do đó thời gian đẻ kéo dài, heo dễ bị sốt và bị cảm nhiễm các loại bệnh qua đường sinh dục.<o:p></o:p>
4. Heo nuôi con<o:p></o:p>
- Lượng sữa đầu tiết ra giảm. Chất lượng sữa đầu cũng không tốt..<o:p></o:p>
- Sau khi sinh là giai đoạn tăng khẩu phần ăn cho heo mẹ, gặp stress nhiệt, heo mẹ lười ăn làm cho sản lượng sữa nuôi heo con giảm.<o:p></o:p>
- Chất lượng sữa tiết ra kém do đó đàn con tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, sức kháng bệnh kém<o:p></o:p>
- Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.<o:p></o:p>
- Heo nằm sấp bụng, không cho heo con bú.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
* Đàn heo nái bị stress nhiệt ảnh hưởng nghiêm trong đến khả năng sản suất của đàn cũng như năng suất của trại<o:p></o:p>
B. Ảnh hưởng đến heo nọc<o:p></o:p>
Stress nhiệt làm cho heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm. Với những heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quản phối giống không caoNếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của heo nọc mới hồi phục hoàn toàn.<o:p></o:p>
Nhiệt độ tốt nhất để heo nọc hoạt động là 21 độ C, mức nhiệt độ để heo hoạt động bình thường là 29độ C.<o:p></o:p>
C. Heo con và heo thịt<o:p></o:p>
Stress nhiệt từ đàn nái làm giảm khả năng sinh trưởng cũng như chống chịu của đàn con. Nếu nuôi dưỡng heo thịt trong điều kiện môi trường cao thì khả năng tu nhân thức ăn cũng như chuyển hóa thức ăn của heo thịt sẽ không tốt, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.<o:p></o:p>
D. Phòng chống stress nhiệt<o:p></o:p>
* Chọn nơi thoáng mát, cao ráo để xây dựng chuồng trại. Xây chuồng theo hướng Đông -Tây dọc theo chiều dài của chuồng. Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng.<o:p></o:p>
* Có trang bị các hệ thống điều hòa nhiệt độ trong chuồng như hệ thống phun sương, phun mưa, hoặc tốt nhất là xây chuồng kín với hệ thống làm lạnh. Chủ động điều khiển nhiệt độ trong chuồng nuôi, tránh hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá cao trong chuồng tại các thời điểm trong ngày (ngày, đêm).<o:p></o:p>
* Cung cấp nước đầy đủ cho gia súc, tạo điều kiện cho gia súc tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.<o:p></o:p>
* Tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của heo nái bằng cách bố trí hướng chuồng cũng như trồng các loại cây lâu năm, tán rộng trong trại.<o:p></o:p>
 


Tội quá ! Tội quá :lol: . Tên cúng cơm đầy đủ của tôi là Văn Tấn Trường Giang , hổng phải Quản Giang anh đâu bác . Nghe bác Thiên Thu nói trc 75, bác đã chu du non song rồi, khi ấy Giang còn lâu lắm mới ra đời nên sau này bác đừng kêu Giang là Quản Giang anh nữa , tội lắm ! Có lẽ tuổi bác Thiên Thu cũng tầm 50 hoặc hơn ! Nếu vậy thì sau này bác cứ kêu Giang bằng "Giang" hay "cháu" mới phải đạo.
Vụ tôn fip-rô bác không nói , tôi cũng không nghĩ đến .Nguyên lý giống cái nồi đất kho tộ quá! Hôm nay mới mua ít tấm về xài, quả thật chất lượng không như trc, thôi kệ !
Ý kiến dùng không khí đối lưu và lấy không khí mát các nơi có thể đáng suy ngẫm và học tập lắm !
Hổm rày đang làm chuồng mới, hôm nay trộn bê tông cả ngày,ê hết cả người.Đúng là :
Đời phụ hồ gian nan vất vả
Nắng nung người làm bạn với bê-tông
Mồ hôi nặng nhỏ hoà đất cát
Khát khô người đỏ mắt đổi ngày lương.

Câu cuối đọc cứ không thuận,bác nào cao tay hơn thì sửa giúp,em thì hết chiu rồi:p

 


Last edited by a moderator:
Anh bạn đoán trúng ngay boong quả thật tôi đang ở giai đoạn " ngũ thập nhi tri thiên mệnh" rồi khi trộn bê tôngng làm nền chuồng bác thử cho thêm 5% xà bông trộn trong nước hoặc một ít dầu hôi bác sẽ thấy nền chuồng luôn khô ráo và khô ngay khi bác vừa rửa chuồng xong nền không bao giờ ẩm...heo sẽ không bị cảm lạnh ( xà bông phản ứng với vôi trong xi măng...kết tủa thành một màng không thấm nước ) kinh ngiệm của các cụ để lại đấy
 
Anh bạn đoán trúng ngay boong quả thật tôi đang ở giai đoạn " ngũ thập nhi tri thiên mệnh" rồi khi trộn bê tôngng làm nền chuồng bác thử cho thêm 5% xà bông trộn trong nước hoặc một ít dầu hôi bác sẽ thấy nền chuồng luôn khô ráo và khô ngay khi bác vừa rửa chuồng xong nền không bao giờ ẩm...heo sẽ không bị cảm lạnh ( xà bông phản ứng với vôi trong xi măng...kết tủa thành một màng không thấm nước ) kinh ngiệm của các cụ để lại đấy

To bác Thiên Thu :
Kính bác,
Đúng là người có tuổi tri thức càng nhiều . Quả thật cháu cũng có nghĩ cách nào nào xịt nước sao cho chuồng mau khô, nền mà ẩm thấp heo dễ bệnh .Nên cháu thường chọn xịt nuớc lúc trưa nắng gió,cho nền chuồng mau khô. Bác cho cháu hỏi 5% nghĩa là vd 100 lít nước thì dùng 5kg xà bông hoà vào ? Mà xà bông bột OMO hay xà bông gì vậy bác? Còn dầu hôi thì cũng tỉ lệ như thế ?
Xin ghi nhận ý kiến của bác và chúc bác sức khoẻ

http://kovapaint.com.vn/vi/index.ph...com_virtuemart&Itemid=181&vmcchk=1&Itemid=181
Thấy có quảng cáo phụ gia chống thấm này . Coi bộ giá cũng căng ,pha tỉ lệ 1:1 ,110k/thùng . Chẳng phải tôi dùng nó làm chuồng heo đâu! Tại muốn sửa lại cái bồn lọc ,nó bị thấm nước rồi ! Dùng mấy cái loại này pha với xi măng ,tô vách bồn trên dưới trong ngoài hiệu quả không nhỉ :confused:

Tôn fip-ro ngang 9tấc dài 1,4m giá 45k/tấm là mắc phải không các bác ? Các bác biết ở khu vực Trảng Bom -Giang điền (gần gần đó) nào bán vật tư xây dựng,sắt thép các loại giá đúng , dĩ nhiên là không gì rẻ chỉ cần đúng giá ko mắc là quý rồi. Các bác chỉ dùm ^_^

Hơi lạc đề 1 chút,các bác thông cảm ! Có gì tôi xoá nó sau, chứ tôi cũng không biết đăng ở đâu ! làm cái topic mới thì nó dị dị ,mà diễn đàn xây dựng hay zi zi tương tự thì mù tịt .Các bác hiểu nỗi khổ của Giang ,chém nhẹ nhẹ tay cho

 
Last edited by a moderator:
Omo là bột giặt chứ đâu phải là xà bông..bột giặt là tổng hợp của mấy chục hóa chất..còn xà bông là tổng hợp của dầu dừa và SÚT...ngĩa là xà bông cục đó ,bạn lấy 5kg xà bông băm nhỏ ngâm với nước 1 đêm cho tan ra, sang mai trộn với 100 lít nước, bạn dùng nước này để trộn beton... hoặc hồ tráng nền...nhưng nền chuồng vẫn phải có độ dốc đấy nhé..còn dầu hôi pha với tỉ lệ bao nhiêu thì.....hic...Lão không biết
 
Last edited by a moderator:
Các hóa chất gọi là phụ gia chống thấm thực ra chỉ có tác dụng chống thấm nước mặt ngĩa là nước tạt vào...trong bồn nước do có có áp lực nên ...thua ngay...chống thấm bốn nước phải dùng sơn keo Rồng đen hoặc Flinkote đen loại pha với nước rất rẻ...đây thực sự là dầu hắc đươc sản xuất dưới dạng hòa tan trong nước...rất rẻ..khoảng 300 ngàn đồng 1 thùng 20 lít..bạn pha thùng này với khoảng 30 lít nước sau đó quét lên mặt trong của bồn nước vài phút sau khô...bạn sẽ thấy toàn là dầu hắc và không bao giờ tan trong nước nữa
 
Omo là bột giặt chứ đâu phải là xà bông..bột giặt là tổng hợp của mấy chục hóa chất..còn xà bông là tổng hợp của dầu dừa và SÚT...nghĩa là xà bông cục đó ,bạn lấy 5kg xà bông băm nhỏ ngâm với nước 1 đêm cho tan ra, sang mai trộn với 100 lít nước, bạn dùng nước này để trộn beton... hoặc hồ tráng nền...nhưng nền chuồng vẫn phải có độ dốc đấy nhé..còn dầu hôi pha với tỉ lệ bao nhiêu thì.....hic...Lão không biết

À thì ra là vậy ! Dùng xà bông nguyên thuỷ , may mà bác nhắc cháu chợt nhớ ra xà bông cục là pư : mỡ động thực vật + NaOH ,cái này hồi nhỏ đọc trong cuốn hoá học ứng dụng đời sống,xuất bản đâu hồi 198x . Nếu không lại nghĩ xà bông cục là "sép-ga" với "lai-boi" hay "lắc tím" thì á ...!!! Tiền chịu sao nổi :eek: Hổng biết giờ còn bán loại xà bông "đá" loại 1 cây dài xài cắt ra. Túm lại là mua xà bông cục càng rẻ càng tốt ! Xém chút nữa hỏi em bán hàng :"Bán anh xà bông cục làm từ dầu dừa với sút không có các hoá chất độc hại" thì toi :mellow:
Ngẫm : Bây giờ cái gì cũng màu mè,hoá chất tả pín lùn thiệt là ớn sườn! :unsure:

Các hóa chất gọi là phụ gia chống thấm thực ra chỉ có tác dụng chống thấm nước mặt ngĩa là nước tạt vào...trong bồn nước do có có áp lực nên ...thua ngay...chống thấm bốn nước phải dùng sơn keo Rồng đen hoặc Flinkote đen loại pha với nước rất rẻ...đây thực sự là dầu hắc đươc sản xuất dưới dạng hòa tan trong nước...rất rẻ..khoảng 300 ngàn đồng 1 thùng 20 lít..bạn pha thùng này với khoảng 30 lít nước sau đó quét lên mặt trong của bồn nước vài phút sau khô...bạn sẽ thấy toàn là dầu hắc và không bao giờ tan trong nước nữa

Cái này tuyệt đó bác ! Cái nào rẻ,bình dân là hợp với dáng em ! Bác nhắc cháu nhớ,hồi nhỏ thường thấy mấy nhà ,tường ngoài họ sơn 1 lớp đen thui .Chắc là dầu hắc mà bác nói. Đúng là có hỏi mới biết , bể học vô biên !
 
Last edited by a moderator:
Đâu cần xà bông đá hả bạn...xà bông thường loại rẻ tiền cũng cùng 1 công thức chế tạo là được rồi...và cũng đâu cần tới đúng tỉ lệ 5% vì đã có lần tôi thử làm khoảng 1 % đã có công dụng rồi...thực ra cách này là trong cuốn sách VẬT LIỆU XÂY DỰNG NÔNG NGIỆP của bộ nông ngiệp xuất bản cách nay 30 năm rồi...cho xà bông vào nước trộn beton hoặc hồ xây dựng vừa có công dụng chồng thấm lại gia tăng được cường độ beton lên khoảng 25 % ngĩa là hồ xây thông thường Mác là 75 nếu cho xà bông vào mác hồ ấy sẽ thành 100..rất dẻo
Bạn có nhận thấy rằng sau khi bạn rửa tay với xà bông trên nên cimăng bọt xà bông còn vương lại trên nền sau khi khô đi sẽ có màu hơi trắng...đổ nước xuống nước trôi đi mất không bám lại...đấy trên mặt đã có công dụng rồi...
còn cái cách cho dầu hôi vào hồ là xủa nhà Nông Học Hồ Văn Giá...sư phụ của Thiên Thu đó
cách nầy thợ hồ vẫn thường làm khi tô hồ dầu cho nền cimmăng được bóng và các hãng gạch bông cũng cho vào khi sản xuất gạch bông
Filkote đen loại pha với nước của hãng SHEEL sản xuất trên vỏ thùng có hình con sò màu vàng với giòng chữ FLINKOTE No3
 

Xà bông, tôi biết một chỗ

Xà bông: Cái này thì tôi biết một chỗ có bán: một kg có khoảng 10kg, 5kg 50k, thêm 50k đi xe bus cho bác Giang lên TP là okie. Bác Giang là người TP mà không biết thì chán lắm. Cảm ơn bác Thiên Thu vì nhưng kinh nghiệm mà bác đã chia sẻ. Cần phải nhắc lại lời của bác Giang: Bể học là vô biên.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Chất chống thấm: Ngày trước bố tôi, cựu chiến binh thường đi tới các đơn vị quân đội, mua về mấy cái chai 65 trong đó đựng cái nước gì đó màu hổ phách (ko nhớ rõ) đem pha với hồ rồi trét vào các nơi có vết thấm nước, hình như có công dụng hay lắm. Cả nhà làm xây dựng và thiết kế nhưng lại không theo nghề nên chẳng biết cái gì cả<o:p></o:p>
Chúng ta bàn về một chủ đề cụ thể nhưng lại tìm ra rất nhiều thứ (có ai biết đường quay về không?)<o:p></o:p>
 
Mấy anh cho hỏi với, làm mát cho chuồng trại bằng quạt công nghiệp và hệ thống phun sương, phun mù tốt hơn hay dung hệ thống quạt hút gió tốt hơn, chỗ trại có quan hệ với mình có điều kiện thời tiết rất tốt, họ chỉ muốn làm mát trong những thời điểm nóng nực. Họ đang băn khoăn không biết loại nào thì có giá trị kinh tế nhất
 
Làm mát chuồng trại cách tốt nhất kinh tế nhất vẫn cứ là..thiết kế lúc đầu cấu trúc chuồng trại phải thông thoáng..với mái đôi (có mái thoát nhiệt ).và cây xanh che bóng...các biện pháp làm mát thêm sau này chỉ là bổ cứu nhược điểm bằng máy móc do dó tốn năng lượng..mỗi ngày dũ chỉ một chút nhưng thực ra là tốn kém nhiều do nhiều ngày cộng lại
làm mát bằng quạt hút...không thể bằng quạt đẩy không khí vào, nếu thêm một vòi phun sương trước quạt..thì mát đến lạnh luôn...nhưng dù quạt với vòi phun mù có hiệu quả đến đâu bạn vẫn phải chống nóng cho mái tôn trước đã
Và trong quá trình sản xuất dĩ nhiên phải có "chiết giảm để tái đầu tư" bạn phải có ngay ý miệm về thông thoáng và chống nóng..đó là tiêu chuẩn đầu tiên của chuồng trại sau này

Lợi nhuận tỉ lệ thuận với vốn đầu tư
 
Last edited by a moderator:
anh oi con stress nhiet ve ben ga cong nghiep thi sao. Em nghe noi nhieu ve stress nhiet heo ma ko nghe noi ve stress nhiet tren ga
 
Việc tắm cho heo rất hạn chế (chủ yếu nên cọ rửa nền chuồng) vì nó sẽ làm tăng tỉ lệ mỡ của heo! Về chống nóng thì mình có một số kn sau:
- Heo con tập ăn và sau cai sữa thì nên bổ sung vitamin + điện giải + C ( permasol, acid pak 4 way,...) trong những ngày nóng nắng và thời tiết bất thường.
-Heo choai và thịt nên dùng C vào thời điểm nóng như buổi trưa và đầu giờ chiều với thời gian khoảng 2 hay 3 tiếng.
- Dùng béc phun trên mái ( nối với máy bơm)
 
thấy các bác bàn vui vẻ quá. em không nuôi heo nhưng em có ý kiến với các bác. thứ nhất chọn nơi làm chuồng phải cao ráo,ấm đông mát hè.quanh ô ngăn chuồng không nên làm cố định cấu trúc làm sao đông đóng hè mở cơ động được. quanh trại có hành lang sung quanh. khi nóng quá ta có thể bơm nước tạo thành ao quanh chuồng. vậy là heo ung dung mát mẻ như trên thủy tạ vậy.Cần thì ta cấu trúc phan tan phun nước tạo độ ẩm. sung quanh ta trồng cây trứng cá tán cây rất mát. mái ta nên lợp hai lớp tôn, hai tầng mái. nguyên lý nhiệt bốc nên trên phải có thoát. theo tôi là vậy, Chúc các bác chăn nuôi tấn tới.!
 
Last edited by a moderator:
Chuẩn bị đổ bê tông nền chuồng heo, cám ơn rất nhiều, có gì alo cho chú THIÊN THU mới được, chú cho cháu xin cái ALO NUMBER của chú nha, gấp gấp lắm
 


Back
Top