sử dụng vôi CaOhay CaCO3 ủ mùn

  • Thread starter lecongminh
  • Ngày gửi
Em mới tham khảo cách trồng nấm trên mạng, có người nói sử dụng vôi CaO theo tỉ lệ 1% để ủ mùn cưa và thêm CaCO3 0.2%, có người thì ngược lại, vậy nên sử dụng loại nào để ủ tốt nhất, tác dụng của vôi làm gì, lượng vôi cho vào ít có gây mốc xanh bịch phôi không?
Vôi cho vào nước tưới lên mùn, hay rãi lên mùn rồi tưới nước tốt
Mong mọi người giải thích giúp em
 


Dùng CaO (vôi bột) 1% để tưới mùn cưa lúc ủ, pha rồi tưới sẽ đều hơn. Bột nhẹ (CaCO3) có thể dùng (hoặc không) trong lúc trộn dinh dưỡng, theo mình biết là khỏi cũng được.

Vôi có tác dụng chỉnh pH, diệt mốc và nấm dại
 
Dùng CaO (vôi bột) 1% để tưới mùn cưa lúc ủ, pha rồi tưới sẽ đều hơn. Bột nhẹ (CaCO3) có thể dùng (hoặc không) trong lúc trộn dinh dưỡng, theo mình biết là khỏi cũng được.

Vôi có tác dụng chỉnh pH, diệt mốc và nấm dại

Theo như hiểu biết thực tế của mình, thì nếu dùng vôi pha nước tưới thì ko nên dùng vôi bột, vì hiện tại các cơ sở sản xuất vôi(CaO) từ đá vôi(CaCO3) lấy từ các mỏ đá vôi ở phía bắc, trong miền nam hầu như ko có cơ sở nào nung vôi, chỉ nhập vôi cục về đóng bao bán lại. Vôi cục được đóng bao 30kg loại bao ximang thải, giá bán tầm 2k/kg.Loại vôi cục này hàm lượng CaO trên 90%, còn các dạng vôi bột trên thị trường rất chi là bát nháo, thượng vàng hạ cám đều có cả, đa phần toàn hàng đểu.
Nên mọi người ai cần dùng đến vôi, dù dùng làm gì mình khuyên nên mua vôi cục, vừa chất lượng và giá thành quy đổi rẻ nhất, chuyên chở nhẹ....
 
Theo như hiểu biết thực tế của mình, thì nếu dùng vôi pha nước tưới thì ko nên dùng vôi bột, vì hiện tại các cơ sở sản xuất vôi(CaO) từ đá vôi(CaCO3) lấy từ các mỏ đá vôi ở phía bắc, trong miền nam hầu như ko có cơ sở nào nung vôi, chỉ nhập vôi cục về đóng bao bán lại. Vôi cục được đóng bao 30kg loại bao ximang thải, giá bán tầm 2k/kg.Loại vôi cục này hàm lượng CaO trên 90%, còn các dạng vôi bột trên thị trường rất chi là bát nháo, thượng vàng hạ cám đều có cả, đa phần toàn hàng đểu.
Nên mọi người ai cần dùng đến vôi, dù dùng làm gì mình khuyên nên mua vôi cục, vừa chất lượng và giá thành quy đổi rẻ nhất, chuyên chở nhẹ....
Đó chỉ là con sâu bỏ dầu nồi canh. nhung người đi bán vôi dong làm ô uế ngành bán vôi bột thôi,có khi 1phần vôi 3phần đá.tôi bán vôi bột nhiều năm nhưng kông bao h lẫn ji cả.mà vôi bột rất nhẹ.
 
Em mới tham khảo cách trồng nấm trên mạng, có người nói sử dụng vôi CaO theo tỉ lệ 1% để ủ mùn cưa và thêm CaCO3 0.2%, có người thì ngược lại, vậy nên sử dụng loại nào để ủ tốt nhất, tác dụng của vôi làm gì, lượng vôi cho vào ít có gây mốc xanh bịch phôi không?
Vôi cho vào nước tưới lên mùn, hay rãi lên mùn rồi tưới nước tốt
Mong mọi người giải thích giúp em
Đa số cmt cho chủ top chưa đúng yêu cầu của chủ. Để hiểu rõ hơn mình trích cho pác bài viết này pác tham khỏa nha:
Bước 1 : Xả chát Tanin (tan trong nước)
- Bạn đổ bao mụn Dừa vào thùng 100 lít, khóa vòi thoát, đổ nước vào ngâm.
- Thời gian ngâm từ 1-3 ngày. Mục đích chính là hòa tan Tanin .
Sau 3 ngày bạn xả hết nước, lúc này bạn để ý thấy nước chảy ra có màu nâu sậm (màu rỉ sét)
Hình


Bạn có thể thực hiện Bước xả chát Tanin này 1-3 lần hay bao nhiêu lần tùy bạn. TTN khuyên bạn nên làm ít nhất 3 lần, mỗi lần ngâm 3 ngày cho sạch Tanin.

Nếu bạn để ý kỹ, màu của mụn dừa mới bỏ vào có màu vàng nghệ, sau khi xả chát xong sẽ có màu vàng đỏ ( Nghệ đậm), màu sáng đỏ lên chút ít. Lạ nhỉ !!!

Bước 2 : Xả chát Lignin
- Bạn đổ hết mụn dừa trong thùng ra ngoài (chờ hốt vô lại).
- Cho 2 kg vôi vào thùng rồi đổ nước vào (khoảng ½ thùng).
Lưu Ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, bạn sẽ bị phòng ở giai đoạn này nếu không cẩn thận.
- Rồi bạn hốt mụn dừa cho vào thùng từ từ , dùng cây khấy đều rồi chờ 5-7 ngày để lignin tan trong môi trường kềm (nước vôi).

- Khi bạn bỏ mụn Dừa vào nước vôi trắng đục, lập tức mụn dừa đổi màu thành màu nâu đất và màu nước vôi cũng chuyển sang màu nâu. Lignin tan ra làm chuyển màu nước vôi đấy bạn.
Hình

Cứ từ từ, 5-7 ngày sau bạn sẽ thấy nước đục hơn rất nhiều. Lúc này bạn đã có thể xả hết nước vôi ngâm mụn dừa chứa Lignin được rồi.
Hình


Nếu bạn để ý , để hỗn hợp mụn dừa ngân nước vôi đến ngày thứ 7 sẽ bắt đầu có mùi đặc trưng : mụn dừa thúi =))

Trong bài này sử dụng CaO nhá. Còn CaCO3 thì không dùng.
 
Đó chỉ là con sâu bỏ dầu nồi canh. nhung người đi bán vôi dong làm ô uế ngành bán vôi bột thôi,có khi 1phần vôi 3phần đá.tôi bán vôi bột nhiều năm nhưng kông bao h lẫn ji cả.mà vôi bột rất nhẹ.
Bạn bán vôi vậy bạn có biết quy trình làm ra vôi bột không, có những ý kiến chỉ những người tinh ý mới hiểu được giá trị của nó.
 
Bạn bán vôi vậy bạn có biết quy trình làm ra vôi bột không, có những ý kiến chỉ những người tinh ý mới hiểu được giá trị của nó.
Ba mình làm vôi mà.nên mới bán vôi.chứ đi buôn vôi thì lời lãi dk baonhieu.vì vôi quá rẻ
Theo như hiểu biết thực tế của mình, thì nếu dùng vôi pha nước tưới thì ko nên dùng vôi bột, vì hiện tại các cơ sở sản xuất vôi(CaO) từ đá vôi(CaCO3) lấy từ các mỏ đá vôi ở phía bắc, trong miền nam hầu như ko có cơ sở nào nung vôi, chỉ nhập vôi cục về đóng bao bán lại. Vôi cục được đóng bao 30kg loại bao ximang thải, giá bán tầm 2k/kg.Loại vôi cục này hàm lượng CaO trên 90%, còn các dạng vôi bột trên thị trường rất chi là bát nháo, thượng vàng hạ cám đều có cả, đa phần toàn hàng đểu.
Nên mọi người ai cần dùng đến vôi, dù dùng làm gì mình khuyên nên mua vôi cục, vừa chất lượng và giá thành quy đổi rẻ nhất, chuyên chở nhẹ....
E cũng có thằng em nó cũng trồng nấm,hi như nấm sò,nó lấy mùn cưa của các xưởng sẻ gỗ keo về sàng lấy mùn nhỏ mịn rồi hình như bỏ bột ngô hay sắn gì đó rồi phan đạm nữa thì phải nhưng điều đáng nói là nó cũng lấy vôi bột của em về ủ mà nấm vẫn lên đều.còn vôi thì gần nhà em có núi đá nên cứ lên núi khai thác đá về đập nhỏ bỏ vào lò than nung tới khi nào 9"thì ra lo thôi.chứ kông biết CaO vốiCaC03 tnao.mong các bác chỉ thêm
 

Em mới tham khảo cách trồng nấm trên mạng, có người nói sử dụng vôi CaO theo tỉ lệ 1% để ủ mùn cưa và thêm CaCO3 0.2%, có người thì ngược lại, vậy nên sử dụng loại nào để ủ tốt nhất, tác dụng của vôi làm gì, lượng vôi cho vào ít có gây mốc xanh bịch phôi không?
Vôi cho vào nước tưới lên mùn, hay rãi lên mùn rồi tưới nước tốt
Mong mọi người giải thích giúp em



Xin trả lời, bằng ít kiến thức biết được như sau:

Chúng ta dùng 1% nước vôi trong ( Ca(OH)2 ) để sát khuẩn cơ chất, phân rã cơ chất, cân bằng PH, giúp phản ứng tỏa nhiệt làm gia tăng nhiệt cho đóng Ủ > 45 C

Đóng Ủ cơ chất, có điều kiện thích hợp để Nấm Nhiệt sinh sản (Trichoderma) giúp phân rả cơ chất, bất hoạt enzyme gây bệnh, sinh nhiệt ==> Đóng Ủ tăng nhiệt > 60 C. Phương pháp khử trùng Pasteur.

Sau đó, mới bổ sung dinh dưỡng trước khi đóng bịch Phôi. Khi dùng dinh dưỡng vô cơ (phân hóa học) thì cứ thế mà sản xuất không cần thêm CaCO3 bột nhẹ. Nhưng khi, sử dụng dinh dưỡng hữu cơ (cám, phân trùn, phân bón tự nhiên) thì bổ sung CaCo3 vào dinh dưỡng trước khi trôn vào cơ chất đã Ủ.

CaCo3 là để hút ẩm, giữ bịch Phôi không ngậm thêm nước trong quá trình hấp tạo điều kiện tơ Nấm phát triển. Giúp cho không hình thành Nấm bệnh (mùi chua khi trộn nguyên liệu sau 4h)

CaCO3 là loại bột mà vận động viên cử tạ hay thoa vào tay trước thi đấu cho tay không ra mồ hôi đấy.

Chuyên cung cấp Meo giống Nấm và bịch Phôi
 


Back
Top