Sự khác biệt giữa thịt bò úc, mỹ và bò thịt nuôi ở Việt Nam

  • Thread starter Huang rong
  • Ngày gửi
Mình chưa ăn thịt bò ngoiaj nhập bao giờ, nên có thắc mắc là sao người Việt lại nhập thịt bò nhiều vậy?
1. Cung không đáp ứng cầu?
2. Chất lượng thịt bò không bằng? Nếu không bằng thì thịt bò Việt Nam nuôi kém chất lượng ở điểm nào vậy?
3. Giá cả không bằng?
Các bác cho ý kiến cùng mình nhá
 


Cách đây nửa tháng chỗ mình có một xe công ten ner bị lao vào nhà dân ... Trị giá số thị bò mỹ đó khoảng 15 tỷ ... Xe tông chết 2 bố con ... nghe đâu đền bù khoảng 300 triệu.

Mình thấy con bò của Tây là giống cao lớn hơn ta,công nghệ chăn nuôi của họ cũng hiện đại hơn,đồng cỏ rộng mênh mông luôn,sản lượng cũng tập trung và dễ tạo thành hàng hóa xuất khẩu hơn

Chưa cần bàn đến thịt bò việt nam nuôi trên bãi rác,hay là thói quen tiêu thụ ưa ngoại của dân mình ... mà chỉ cần nói đến việc phát triển thương hiệu bò nội ..Nói đến bò việt . trong chúng ta có ai liên tưởng đến trang trại,thương hiệu,vùng miền nào đó cho các sản phẩm bò chất lượng (nổi tiếng việt nam)

Mộc châu,ba vì,củ chi --> theo hướng bò sữa

Các tỉnh duyên hải miền trung nơi nuôi nhiều bò ... Nổi tiếng trên tivi báo đài mỗi khi hạn hán,bò chết,gày trơ xương ... chứ ít nghe đến việc thịt bò thơm ngon ( đồng cỏ ko có,hạn hán ko thể bò ngon được)

Bò nhập lậu từ biên giới phía nam và bò chăn nuôi lẻ tẻ trong dân được phối ra thị trường qua hệ thống thương lái ( cũng ko có thương hiệu)

Vì vậy theo cảm quan cá nhân ... nghe đến bò kobe,bò úc,bò mỹ ... bản thân tôi vẫn liên tưởng đến những con bò to lớn,được nuôi trong trang trại bài bản,đồng cỏ bao la,những thớ thịt thật lớn,và tất nhiên hệ thống quản lý chất lượng của họ ko thể lởm khởm như của việt nam được ... Vì lẽ đó mà siêu thị,khách sạn có sao vẫn tiêu thụ mạnh bò ngoại..
 
Cuộc chiến giữa Thịt bò nội và ngoại thì cũng giống thịt heo ở giai đoạn heo ngoại nhập thịt vào VN, lúc đó con heo nước mình ăn toàn rau, cám chà, nước lỏng bỏng, bụng bự chảng, thịt ít mở nhiều, còn heo ngoại nhập toàn nạc là nạc,...giai đoạn đó người Việt rất thích thịt heo ngoại nhập. Một thời gian sau, tiến trình hội nhập, chuyển giao giống và tây hóa đàn heo Việt như một xu hướng tất yếu để tồn tại, giờ đây thịt heo của chúng ta cũng đã thay đổi nhiều về chất lượng và thu hẹp dần khoảng cách với thịt nhập.

Thịt bò nội hiện vẫn được dân tỉnh lẻ, miền quê ưa chuộm như họ đã và luôn ưa chuộm con gà ta. Người thành thị thích bò ngoại vì thịt mềm, ngọt, có mỡ dắt trong thớ thịt, phù hợp các món bít-tết, lúc lắc,...
Rồi một thời gian sau, chừng 5 năm nữa thì thị trường sẽ được ổn định lại, bò nhập sẽ giảm đi do bò nội địa đã thay máu (không còn là Sind mà là Droughtmaster, Angus, bbb,...), giá cũng ngang bằng hàng nhập, những thương hiệu nội địa xuất hiện (ví dụ như: heo gà CP, heo gà Vissan,...). Với thói quen tiêu dùng người Việt thì thời gian đầu háo hức muốn thử, nhưng văn hóa và khẩu vị sẽ dần phân hóa tiêu dùng và ổn định thị trường trong vài năm tới.

Các bác nào đang nuôi bò thịt mà thấy lo sợ thì cũng an tâm vì số lượng bò các bác sản xuất ra vẫn không đủ cho nhu cầu đang tăng lên của các địa phương, nói gì đến nhu cầu của thành thị. Em thấy ởi chỗ em (kế bên Củ Chi), có nhiêu bò đưa vào lò mổ là tiêu thụ sạch tại địa phương, có miếng nào được đi Sài Gòn đâu.
 
Mình chưa ăn thịt bò ngoiaj nhập bao giờ, nên có thắc mắc là sao người Việt lại nhập thịt bò nhiều vậy?
1. Cung không đáp ứng cầu?
2. Chất lượng thịt bò không bằng? Nếu không bằng thì thịt bò Việt Nam nuôi kém chất lượng ở điểm nào vậy?
3. Giá cả không bằng?
Các bác cho ý kiến cùng mình nhá
Chất lương thịt thừa sức cải thiện nếu cải tạo giống.
Đáp án (1) , (3 )
 
Cuộc chiến giữa Thịt bò nội và ngoại thì cũng giống thịt heo ở giai đoạn heo ngoại nhập thịt vào VN, lúc đó con heo nước mình ăn toàn rau, cám chà, nước lỏng bỏng, bụng bự chảng, thịt ít mở nhiều, còn heo ngoại nhập toàn nạc là nạc,...giai đoạn đó người Việt rất thích thịt heo ngoại nhập. Một thời gian sau, tiến trình hội nhập, chuyển giao giống và tây hóa đàn heo Việt như một xu hướng tất yếu để tồn tại, giờ đây thịt heo của chúng ta cũng đã thay đổi nhiều về chất lượng và thu hẹp dần khoảng cách với thịt nhập.

Thịt bò nội hiện vẫn được dân tỉnh lẻ, miền quê ưa chuộm như họ đã và luôn ưa chuộm con gà ta. Người thành thị thích bò ngoại vì thịt mềm, ngọt, có mỡ dắt trong thớ thịt, phù hợp các món bít-tết, lúc lắc,...
Rồi một thời gian sau, chừng 5 năm nữa thì thị trường sẽ được ổn định lại, bò nhập sẽ giảm đi do bò nội địa đã thay máu (không còn là Sind mà là Droughtmaster, Angus, bbb,...), giá cũng ngang bằng hàng nhập, những thương hiệu nội địa xuất hiện (ví dụ như: heo gà CP, heo gà Vissan,...). Với thói quen tiêu dùng người Việt thì thời gian đầu háo hức muốn thử, nhưng văn hóa và khẩu vị sẽ dần phân hóa tiêu dùng và ổn định thị trường trong vài năm tới.

Các bác nào đang nuôi bò thịt mà thấy lo sợ thì cũng an tâm vì số lượng bò các bác sản xuất ra vẫn không đủ cho nhu cầu đang tăng lên của các địa phương, nói gì đến nhu cầu của thành thị. Em thấy ởi chỗ em (kế bên Củ Chi), có nhiêu bò đưa vào lò mổ là tiêu thụ sạch tại địa phương, có miếng nào được đi Sài Gòn đâu.
Tôi & bạn rất tương đồng quan điểm, tôi đánh giá bạn rất cao về độ nhìn nhận tổng quan.
Tôi xin góp ý thêm là:
_ Riêng về nền chăn nuoi đại gia súc của nước ta còn mang tính chăn nuôi tự phát nhỏ lẻ, nên về con giống chưa cải thiện cho hướng thịt, lạc hậu về kỉ thuật, chưa đầu tư máy móc công cụ thuộc về công nghệ hổ trợ cho sức lao động, chưa có nhà máy chế biến cung ứng thức ăn cho bò, chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho chăn nuôi quy mô lớn...
Chính sách chủ trương của nhà nước chưa đầu tư cho ngành này...!
_ Còn rất nhiều cái "chưa" & quá "chậm"...!
 
Chào các bác, e thì ko hiểu biết nhiều về chăn nuôi, nhưng e đang có kế hoạch xây dựng 1 trang trại KT nuôi bò. nên e ngồi lót dép hóng mấy bác chỉ giáo.
 

Tôi & bạn rất tương đồng quan điểm, tôi đánh giá bạn rất cao về độ nhìn nhận tổng quan.
Tôi xin góp ý thêm là:
_ Riêng về nền chăn nuoi đại gia súc của nước ta còn mang tính chăn nuôi tự phát nhỏ lẻ, nên về con giống chưa cải thiện cho hướng thịt, lạc hậu về kỉ thuật, chưa đầu tư máy móc công cụ thuộc về công nghệ hổ trợ cho sức lao động, chưa có nhà máy chế biến cung ứng thức ăn cho bò, chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho chăn nuôi quy mô lớn...
Chính sách chủ trương của nhà nước chưa đầu tư cho ngành này...!
_ Còn rất nhiều cái "chưa" & quá "chậm"...!
Nhà nước thì hok quan tâm còn người quan tâm lại hok đủ nguồn lực để thực hành và cũng chỉ là 1 cánh én nhỏ của 1 mùa xuân lớn mà hok phải nó làm nên mùa Xuân đó. :(
 
Tôi & bạn rất tương đồng quan điểm, tôi đánh giá bạn rất cao về độ nhìn nhận tổng quan.
Tôi xin góp ý thêm là:
_ Riêng về nền chăn nuoi đại gia súc của nước ta còn mang tính chăn nuôi tự phát nhỏ lẻ, nên về con giống chưa cải thiện cho hướng thịt, lạc hậu về kỉ thuật, chưa đầu tư máy móc công cụ thuộc về công nghệ hổ trợ cho sức lao động, chưa có nhà máy chế biến cung ứng thức ăn cho bò, chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho chăn nuôi quy mô lớn...
Chính sách chủ trương của nhà nước chưa đầu tư cho ngành này...!
_ Còn rất nhiều cái "chưa" & quá "chậm"...!

Rất vui được anh Chí ủng hộ quan điểm, thời gian trước khi em trở thành nông dân, em đã có nhiều dịp gặp gỡ và trao đổi với các chú các anh lãnh đạo cấp cao về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngoài HN. Theo đánh giá chung của em nhận thấy thì cứ 10 lãnh đạo sẽ có khoảng 5 vị là thực sự quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và thị trường nông sản, rất lo lắng cho nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, khi đứng ở vị trí cao, họ không có nhiều cơ hội nắm bắt thưc tế, không có cơ hội trải nghiệm "một ngày làm nông dân" nên cũng gặp cái "mơ hồ" như anh em mình, ngoài ra, nguồn thông tin tham mưu từ cấp dưới lên thì anh biết rồi đấy, vô vàn, thiếu thực tế khiến các chú càng thêm mơ hồ và đưa chân theo các chính sách được tham mưu nhiều, xúc tác nhiều, mang tính phong trào và từ đó dẫn đến tình trạng chính sách thì nhiều mà chẳng đến được với dân, phần lớn bị rơi rớt giữa đường anh ah.
 


Back
Top