Tác dụng công hiệu tính chất của cây mè đen

  • Thread starter danghoat
  • Ngày gửi
Câu hỏi của bạn không rõ cho lắm, chắc về dược lý của cây mè đen:

Mè đen
Nguồn: netcenter.com.vn​

Còn gọi là Cựu thắng tử, Hồ ma, Du tử miêu, được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo với tên Hồ ma. Mè đen hay Vừng đen (semen Sesami) là hạt của cây Mè đen (sesamum indicum L., sesamum indicum DC., sesamum orientale L.) thuộc họ Vừng (Pedaliaceae).

Tính vị ,qui kinh:
Vị ngọt , tính bình. Qui kinh: Can, Thận.

Theo sách Bản kinh : vị ngọt, tính bình. Sách Bản kinh phùng nguyên: ngọt, ôn. Về qui kinh: sách Lôi công bào chế dược tính giải : nhập phế tỳ. Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm, kiêm nhập túc quyết âm, thiếu âm. Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc quyết âm can thủ dương minh đại tràng kinh.

Thành phần chủ yếu:

Sesamum indicin, sesamolin, sesamol, acid oelic, acid linoleic, acid palmitic, acid arachic, glycerol, vitamin E, calcium.

Trong hạt Mè đen có chừng 40-55% dầu, có chừng 5-6% nước, 20-22% chất protein, 5% tro, trong đó có 1,7mg đồng, 1% Canxi oxalat, 6,3-8,8% chất không có Nitơ, Pentozan, Lexithin, Phytin và Cholin. Dầu vừng chứa khoảng 12-16% Axit đặc (7,7% Axit Panmitic, 4,6% axit stearic, 0,4% Axit arachidic) 70-80% axit lỏng (trong đó có 48% Axit oleic, 30% Axit lonoic và 0,04% Axit lignoxeric), phần không xà phòng hoá được chiếm 0,9-1,7% và chừng 1% lexithin. Trong dầu Mè còn có chất Sesamin C20H18O16 với tỷ lệ chừng 0,25-1% chất Sesamon, có chừng 0,1% là một Phenol có công thức C7H6O3. Ngoài ra còn có Vitamin E, Axit Folic, Vitamin PP…

Tác dụng Dược lý:


1. Theo Y học cổ truyền:
Mè đen có tác dụng bổ ích tinh huyết, nhuận táo, hoạt trường, chủ trị chứng tinh huyết hư tổn, đại tiện táo bón.

Trích đoạn Y văn cổ: sách Bản kinh : bổ ngũ nội, ích khí lực, trưởng cơ nhục , điền não tuỷ. Sách Danh y biệt lục: kiện cân cốt, liệu kim sang, chỉ thống…trị hư nhiệt sau thổ huyết nhiều, làm sáng tỏ tai mắt. Sách Thực liệu bản thảo: nhuận ngũ tạng, chủ hỏa chước (nóng thiêu). Sách Nhật hoa tử bản thảo: bổ trung ích khí dưỡng ngũ tạng…trục phong thấp khí, du phong, đầu phong. Sách Bản thảo kinh sơ : Hồ ma khí vị bình hòa, không hàn, không nhiệt, là thuốc tốt ích tỳ vị, bổ can thận (ích tỳ vị bổ can thận chi giai cốc giả). Sách Bản thảo bị yếu: bổ can thận, hoạt trường, làm đen râu tóc (ô tu phát).

2. Kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại:

1. Dầu mè bôi lên niêm mạc có tác dụng giảm kích thích , chống viêm.
2. Có tác dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch.
3. Dầu Mè đen có tác dụng nhuận tràng.
4. Là thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

Ứng dụng lâm sàng

1. Trị đạm niệu: dùng 500g Mè đen , Hạch đào nhân 500g, tán bột mịn , mỗi lần uống 20g, với nước ấm và ăn 7 quả táo, ngày 3 lần, uống hết thuốc là 1 liệu trình. Đã dùng trị nhiều ca viêm thận mãn, thận hư nhiễm mỡ, thường hết đạm niệu sau 1 liệu trình (Mã Chiêm Thúc, Chi ma đào nhân trị đạm niệu, báo Trung y Hà Bắc 1985,6,21)

2. Trị các bệnh cao huyết áp , xơ cứng động mạch, suy nhược thần kinh, có các triệu chứng thận âm hư như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, huyết hư, chân tay tê dại, âm hư hiếp thống, tiện táo dùng bài :

Tang ma hoàng: Tang diệp 1 cân (tán bột mịn), Mè đen 4 lạng (chưng chín, giã nát) dùng nước làm hoàn, mỗi lần uống 6-12g.

3. Trị táo bón do khí hư: Mè đen sao tán bột 1-2 muỗng canh, trứng gà 1 quả trộn đều, đổ nước sôi thành hồ, thêm ít đường mật trộn uống. Bài này trị được chứng thận hư.

4. Giới thiệu 1 số bài thuốc kinh nghiệm:

- Trị cao huyết áp: Mè đen , Hà thủ ô, Ngưu tất, lượng bằng nhau, tán nhỏ, dùng mật viên, ngày uống 10g x 3 lần.
- Thuốc lợi sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Có thuốc gia Hoàng kỳ, Đương qui, Đảng sâm, Xuyên sơn giác, Vương bất lưu hành.
- Trẻ con xích bạch lỵ: Dầu Mè 5-10g tuỳ theo tuổi hoà với mật ong cho uống.

Liều thường dùng và chú ý lúc dùng:

12-40g, thuốc thang hoặc hoàn tán. Trường hợp tiêu chảy không nên dùng .
 
Last edited by a moderator:
Back
Top