Thảo luận TẦM QUAN TRỌNG CỦA SINH VẬT PHÙ DU TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

  • Thread starter tuanngo1994
  • Ngày gửi
a. Màu xanh sáng

Màu này do sự tăng trưởng của tảo xanh, đặc biệt là Chlorella. Thêm vào đó là sự hiện diện của Dunaliella, Plarymonas, Carteria, Chlamydomonas. Nước có màu này thường rất ổn định. Mặt khác, sự chết của tôm giảm đáng kể.

Độ trong từ 20 – 70 cm, thường xảy ra ở các ao mới, ao trên cát và các ao có ít bùn đáy. Tỷ lệ tăng trưởng của tôm trong môi trường này rất ổn định mặc dù có thể chậm hơn so với ao có nước nâu vàng và tôm cũng có kích cỡ nhỏ hơn.

Loại màu nước ao nuôi dễ quản lý. Động vật nuôi trong ao này mẫn cảm với mầm bệnh khi nước xanh chuyển sang mật độ dày có màu xanh đậm. Tuy nhiên, hiếm khi có trường hợp chết nhiều trong ao có màu nước này.

cholera.png

Hình 2: Tảo Chlorella

b. Màu xanh đen

Khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng quá cao, sự phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao xảy ra quá nhanh, các loại khuẩn tảo lục nở hoa nhanh hơn so với tảo lục. Một số loại khuẩn tảo lục như Oscillatoria, PhormidiumMicrocoleus chiếm ưu thế. Mặc dù tỷ lệ sống của tôm ở các ao có màu nước vẫn duy trì ở mức cao nhưng tỷ lệ tăng trưởng sẽ giảm.

Sự xuất hiện của tôm trong ao có màu nước xanh đen hoặc đen, thỉnh thoảng bị ký sinh trùng và động vật nguyên bào tấn công. Trong môi trường này, tôm tăng trưởng chậm hơn và thậm khác biệt rất lớn về kích cỡ tôm. Hơn nữa, có thể làm tôm bị mềm vỏ và làm tôm chuyển sang màu xanh da trời, đặc biệt ở điều kiện độ mặn thấp. Nó cũng làm tôm bị yếu. Đây là màu nước không mong muốn trong khi nuôi với mật độ cao và nên được kiểm soát cũng như thay đổi màu nước.

l%e1%bb%a5c.png


Hình 3: Tảo lục

c. Màu nước xốt và nâu đen

Sự quản lý ao kém như cho ăn quá nhiều hoặc sử dụng số lượng lớn cá tạp là nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng nhanh của trùng tảo, tảo nâu và kết quả là hình thành màu nước này. Màu nước này không thích hợp cho nuôi tôm nên cần phải thay nước một phần nếu màu nước này tiếp tục tăng lên.

Màu nước này chỉ thị cho tình trạng thiếu oxy trầm trọng thường do lượng thức ăn thừa quá nhiều, sự phân hủy bùn đáy ao, tỷ lệ trao đổi nước thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao và lượng cá tạp nhiều. Độ trong của màu nước này khoảng 15 cm. Nó hình thành nhiều bọt khí khi tiến hành sục khí. Đây là màu nước không mong muốn vì làm yếu tôm và thỉnh thoảng gây ra bệnh phù ở tôm và làm tôm dễ mẫn cảm với các bệnh trên mang. Nó báo hiệu cho một mùa thất bát.

Lý do gây ra màu nước nâu đen này không phải do tảo nhưng do sắc tố và acid tannic và thường xảy ở những vùng trồng đước nhiều bởi vì đất acid.

d. Màu vàng

Sự hình thành màu nước vàng do sự tăng trưởng của Chrysophyta. Thêm vào đó, trùng roi lục cũng có thể tăng trưởng. Trong ao với màu nước kiểu này, sự tăng trưởng của tảo cát ở đáy, khuẩn tảo lục và tảo lục bị ức chế. Loại màu nước này ổn định, mặc dù nó không là màu sắc mong muốn cho nuôi tôm. Trong ao có màu nước này, sự tăng trưởng của tôm rất hạn chế và có nguy cơ chế cao

e. Nước màu trắng sương mù

Điều này chủ yếu do động vật nguyên sinh, các sản phẩm của quá trình phân hủy. Đó là môi trường lý tưởng cho cá bột hoặc tôm juvenile vì cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên, đối với tôm trưởng thành, sẽ bất lợi do phải cạnh tranh môi trường sống trong ao nuôi. Đối với nước có màu này, động vật nguyên sinh tụ tập lại và xuất hiện ở trạng thái lơ lửng như đốm trắng. Mật độ động vật nguyên sinh quá cao trong môi trường sẽ tác động vào hành vi của tôm và gây hại đến tôm. Màu nước này cần phải được kiểm soát tốt trong quá trình nuôi tôm

f. Nước đục

Sự hình thành nước đục do huyền phù của động vật nguyên sinh, đất sét đắp ao hoặc thức ăn bị phân hủy. Loại nước này có thể có lợi hoặc có hại tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của các vật chất lơ lửng.

Nó được hình thành bởi các phần đất sét từ các bờ bao bị rửa trôi do mưa hoặc từ nguồn nước dẫn vào ao. Thỉnh thoảng, cũng có thể do các cơn gió mạnh hoặc do hoạt động bơi lội của tôm ở dưới đáy ao. Màu nước đục này cung cấp một số thuận lợi không chỉ trong việc ổn định chất lượng nước và môi trường sống của tôm mà còn cung cấp một số tác động về mặt dinh dưỡng vì đất sét có thể hấp thụ các nguồn dinh dưỡng, hợp chất hữu cơ, và vi sinh vật để tạo thành các “cụm bông đất sét”, từ đó cung cấp thắc ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, nếu nguồn nước có quá nhiều đất sét lơ lửng sẽ nguy hiểm cho sự phát triển của tôm

g. Nước trong

Nguồn nước này trong suốt. Điều này có thể do sự thiếu nguồn dinh dưỡng, có sự hiện diện của các kim loại nặng như đồng, mangan, sắt hoặc các thành phần tạo nên tính acid ở đáy ao (pH 5,5 hoặc thấp hơn). Ở điều kiện này, không một sinh vật nào có thể phát triển bình thường. Do đó, màu nước này không thích hợp để nuôi thủy sản bởi vì màu nước này chỉ thị chất lượng nước hoặc chất lượng đất đào ao nuôi không tốt. Vì thế cần phải điều chỉnh nguồn nước đầu vào trước khi nuôi.

Có rất nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng một số vụ đạt được màu nước mong muốn, một số vụ thì không. Để đạt màu nước mong muốn, cần quan tâm đến dinh dưỡng của thực vật nguyên sinh. Khi màu nước trở nên không mong muốn dẫn đến hiện tượng nở hoa quá mức, cần sử dụng bổ trợ các chất diệt khuẩn, diệt tảo.

Việc gia tăng sục khí hoặc thay một phần nước cũng giúp thay đổi chất lượng nước. Việc cho ăn ảnh hưởng lớn đến màu nước và chất lượng nước. Việc cho ăn nhiều quá mức cần phải tránh. Việc sử dụng quá nhiều cá tạp có thể gây hiện tượng nở hoa của tảo, mặc dù không mong muốn.

Động vật nguyên sinh

Đối với nguồn thức ăn cho ấu trùng, juvenile, thậm chí là tôm trưởng thành được ương trong ao hoặc nuôi thương phẩm thì nguồn thức ăn tự nhiên giàu protein từ động vật nguyên sinh là rất cần thiết. Các loại động vật nguyên sinh giống như ấu trùng của tôm biển (Artemia salina), luân trùng (rotifer – Brachionus), Moina sp, Euchlanis sp., Daphnia sp., Ceriodaphnia sp.; copepoda và các dạng ấu trùng khác trong nuôi trồng thủy sản được xem là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Kết luận

Sinh vật nguyên sinh đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, vừa là nguồn thức ăn tự nhiên vừa giúp ổn định chất lượng nguồn nước ao nuôi. Do đó, việc duy trì các sinh vật nguyên sinh trong ao nuôi sẽ giúp con tôm phát triển nhanh đồng thời giảm bớt một số khoản chi phí trong quá trình nuôi.
Th.S Phạm Minh Nhựt
Bộ môn Công nghệ Sinh học
Trường đại học Công nghệ tp Hồ Chí Minh
Để biết thêm thông tin xin vui lòng truy cập website:
- Công ty Sitto Việt Nam: http://sittovietnam.com
- Fanpge: https://www.facebook.com/SittoVietNam2005
- Kiến Thức Nông Nghiệp: https://kienthucnongnghiep2u.blogspot.com/
 


Bài viết trên có vẻ như là giả định môi trường ao nuôi như là một thể bất biến theo thời gian.

Nhưng thực ra màu mước thay đổi liên tục tùy theo lượng bào tử bay trong không khí, gió, mưa, nắng, nhiệt độ, lượng thức ăn cho xuống ao, lượng bùn thải xi phông ra khỏi ao, lượng vi sinh hữu ích cấy xuống ao.

Theo kinh nghiệm của mình trong nụôi tôm, lúc mới thả giống màu nước đã khử trùng trong suốt, ta cấy vi sinh hữu ích (bacillus, saccharomyces) đồng thời dùng mật rỉ đường, khoáng azomite hoặc khoáng sét làm đục nước giúp cho tôm trú nắng đỡ kéo đàn.

Với liều lượng vi sinh hữu ích thích hợp, sau 7-10 ngày nước sẽ có màu xanh vàng cỏ úa, đây là màu nước thích hợp nhất, giúp tôm mau lớn.

Trong 3-5 tuần tiếp theo nước sẽ chuyển dần sang màu xanh lục đậm,

Tuần 7-8 khi nước chuyển tới màu xanh rau má là giai đoạn nguy hiểm, tảo rất dễ sụp, gây khí độc, chỉ một hai trận mưa là tảo sẽ sụp. Trước khi vào giai đoạn này ta dùng enzyme với liều lượng tăng dần, enzyme phân hủy lớp nhớt bám xung quanh tảo, lớp nhớt này giúp tảo kết lại thành các hạt tảo lớn. Khi lớp nhớt bị phân hủy, tảo già sẽ chết, tảo non vẫn tiếp tục sống : ta diệt tảo có chọn lọc, gíup tảo khoẻ mạnh không xảy ra tình trạng phát triển quá mạnh chết hàng loạt.

Ở giai đọan này nếu quản lý không tốt nước chuyển sang màu nâu đen, tôm sẽ bắt đầu bị cảm nhiễm các loại bệnh.

Tuần 9 - đến cuối vụ nếu khéo léo qua được giai đoạn chuyển đổi trước đó, màu nước sẽ là màu bã trà, đây là màu của các vi khuẩn có ích bacillus chiếm đa số trong môi trường nước ao.

Quá trình biến đổi màu nước như trên có sự giả định là cho ăn vừa đủ, không thừa và sử dụng thường xuyên vi sinh hữu ích, mật rỉ đường.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top