Tặng bạn già Xuân Vũ

Em nghe được bài này từ khi vùng nông thôn hẻo lánh em ở có bán băng Video chắc khoảng 1990 - nghe tới giờ vẫn không chán.
 
Thưa các Lão Làng,
Con nhỏ nầy xin gia-nhập Nhóm. Tui thấy lợi lắm! Nên chấp-thuận ngay!
Anh Xuân Vũ : - có con gà gìò nào, cho một con.
Loan : - Nấu nước, pha trà, rồi nhổ lông gà. Hỏi mấy bác : Nướng hay nấu cháo xé phay?
Đói bụng quá!
 
Thưa các Lão Làng,
Con nhỏ nầy xin gia-nhập Nhóm. Tui thấy lợi lắm! Nên chấp-thuận ngay!
Anh Xuân Vũ : - có con gà gìò nào, cho một con.
Loan : - Nấu nước, pha trà, rồi nhổ lông gà. Hỏi mấy bác : Nướng hay nấu cháo xé phay?
Đói bụng quá!
Con gái của tui đó he he
Anh Trung ơi, làm già nhổ lông thì phạm giới rồi, vì anh ăn chay mà. Để tui lên Tòa Thánh Tây Ninh, mua 1 con gà chay, người ta làm sẵn để trên dĩa , đem về mình nhậu chay nhé ha ah ha... đã chưa
 
Thưa các Lão Làng,
Con nhỏ nầy xin gia-nhập Nhóm. Tui thấy lợi lắm! Nên chấp-thuận ngay!
Anh Xuân Vũ : - có con gà gìò nào, cho một con.
Loan : - Nấu nước, pha trà, rồi nhổ lông gà. Hỏi mấy bác : Nướng hay nấu cháo xé phay?
Đói bụng quá!
Bác làm con nhớ lại lúc về Hậu Giang quá, buổi tối ngồi nhà anhTài @banmatchodat đó Bác
Agriviet.Com-DSCN1123.jpg

Bác còn nhớ không ta?
Agriviet.Com-DSCN1253.jpg


Thêm xị gò đen nữa hả Bác Thủy-canh
Bầu đá được hông em trai :Huh::Huh::Huh:
Con gái của tui đó he he
Anh Trung ơi, làm già nhổ lông thì phạm giới rồi, vì anh ăn chay mà. Để tui lên Tòa Thánh Tây Ninh, mua 1 con gà chay, người ta làm sẵn để trên dĩa , đem về mình nhậu chay nhé ha ah ha... đã chưa
Con cũng biết vài món chay, để con trổ tài cho Bố đi đâu cho xa ạ!!!!
 
Hì hì, anh Xuân Vũ quên, là tui ăn chay 1 trong 3 bữa trong ngày thôi. Vậy, ăn chay buổi sáng, chờ ăn cháo gà.
Anh Xuân Vũ nè! Không phải mình anh, còn tui nữa, năm ngoái, tui giới-thiệu bà xã tui cháu Loan. Tui mới biểu bà tới xem nữa. trước khi gởi anh xem. Lúc đó tui "làm Y-tá" không lâu, còn hốc-hác như cái mền rách!
Hì hì, bố Xuân Vũ họp lại với bác Thủy-canh và nhóm Lão Làng thì nhỏ Loan làm mồi nhậu mệt nghỉ luôn!


 
Bác làm con nhớ lại lúc về Hậu Giang quá, buổi tối ngồi nhà anhTài @banmatchodat đó Bác
Agriviet.Com-DSCN1123.jpg

Bác còn nhớ không ta?
Agriviet.Com-DSCN1253.jpg



Bầu đá được hông em trai :Huh::Huh::Huh:

Con cũng biết vài món chay, để con trổ tài cho Bố đi đâu cho xa ạ!!!!
Con hỏi : Bác còn nhớ không ta?
Hì hì, nhớ... mang-mang! Nhưng bác nhớ nhứt là nhớ cô Jen!
Con có gọi cô ấy không?
 
Con hỏi : Bác còn nhớ không ta?
Hì hì, nhớ... mang-mang! Nhưng bác nhớ nhứt là nhớ cô Jen!
Con có gọi cô ấy không?
Thật buồn cười con nhỏ hỏi " bác có nhớ thời gian ở Hậu Giang nhà anh Tài không?"
Lại trả lời nhớ nhất cô Jen//////////////////// Nghe muốn gây lộn rồi đây.
Trong câu con gái tui hỏi anh có đoạn nào, chữ nào, từ nào... Nói đến từ, J... E...N, không . mà trả lời nhớ cô Jeeeeeeen , Nổi nóng rồi đây nha ha ha ha ha :Haha::Haha::Haha:
 
Từ từ bạn già, bớt nóng! Nóng quá mặt nổi mụn....

(Vái cho anh Xuân Vũ không đọc được đoạn nầy!)
Loan con, con làm cho bố Xuân Vũ con một ly cối trà đá chanh đường, cho bố hạ hỏa! Luôn tiện, con cho bác một ly nước cam vắt... không phải để bác uống, mà để bác tặng cho cô Jen. Tặng Jen để mời cô tham-dự Off Agriviet.lần tới. Con nhớ sắp cho bác ngồi cạnh cô Jen, nhé! Con nhé!
Hi hì, bác thay mặt mời dùm con đó!
 
Last edited:
Dái tôi không có đọc được , mà mắt tôi thấy rồi ha ha .
Xin lỗi tôi viết sai chính tả rồi. Tại tôi nói giọng Nam Bộ nên viết vậy anh Trung ơi, bậy bạ quá
******
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đủ đạ* nhau rồi
*****
Hai câu này anh nghĩ sao vậy bạn già , nơi miền xa xôi nhỉ.......
-------------------------
* Đủ đạ: Là đủ dạ, được dạ, được lòng... Là vẹn câu thề....
 
Last edited by a moderator:
Anh Xuân Vũ,
Anh làm tui nhớ chuyện Quận Chúa nhà Trịnh. Trời trưa nắng, mà không có máy điều-hòa (không phải âm/dương), quận chúa lên ngồi xe xích lô đạp, chạy vòng vòng trong xóm giải-nhiệt, bỗng thấy Trạng Quỳnh xắn quần, ngồi xuống cầu ao, quậy nước...
Thấy lạ, Quận chúa hỏi:
- Trạng làm gì vậy?
- Dạ, tui đang đá bèo!

Hì hì... Thân.
 
Trời ơi!!!!!!! anh Trung tui đã giải hai chữ đủ đạ trên rồi kia mà
Anh thật là giàu ý tưởng như ông Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
Trời ơi!!!!!!! anh Trung tui đã giải hai chữ đủ đạ trên rồi kia mà
Anh thật là giàu ý tưởng như ông Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hì hì... đừng kêu Trời... Để tui thường anh. Tui chưa đi Huế, nhưng sẵn có món ngon nầy tặng anh cho... cay cháy lưỡi chơi!
Thân.

CƠM HẾN ở HUẾ .

Nắng ...hây hây ...một gánh ...tình ...vâng ,một bếp lửa chắt chiu,ấp ủ ...đi trong mưa suốt mùa đông ...bền bỉ ,theo bước chân người ......nói như cậu thì ...còn chi mà là Huế !...Có ai ...ăn cơm hến ...không ...!?Cám ơn Chị Ái ...một gánh tình :)
Mh


Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi… không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ là cay và đắng. Vườn Bắc cũng trồng mướp đắng, chỉ dùng trái chín đỏ độn thịt làm món hầm, còn trái xanh chỉ dùng… xoa sảy cho trẻ con.

Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải đuống nồi nước sôi xuống mới thả mướp vào để đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời! Có hôm tàu dừng ở ga Lăng Cô, thấy nấm tràm bán rẻ như cho không, tôi bèn hí hửng mua luôn một rổ làm quà cho chú bạn tôi ở Đà Nẵng, gọi là đặc sản xứ Huế. Cháo nấm tràm nấu ra ngon đến thế, nhưng chỉ có đám dân Huế sì sụp vừa húp vừa khen, còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng chịu không nổi. Hóa ra chỉ cách nhau một cái đèo Hải Vân mà thôi mà cách ăn uống của người Huế lạ đời đến thế! Nhưng lạ nhất là thói ăn cay, đến nỗi chính tôi cũng không hiểu sao mình ăn cay đến như vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc, và hết cỡ là (xin lỗi mọi người) cay thấu… lỗ đít! Có thể nói rằng người Huế bắt đàu thực đơn hàng ngày bằng một tô bún bò “cay dễ sợ”, tiếp theo là một ngày cay “túi mắt túi mũi”, để kết thúc với tiếng rao “Ai ăn chè?”, một chén ngọt lịm trước khi ngủ .

Tôi xin giới thiệu một ngày ” hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng… bây giờ trở thành phổ biến khắp nước (dù đã mất đi bản chất cay của nó), chỉ món cơm hến này không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến! Vậy thì, cơm hến là gì?

Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta bày thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn nấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ la một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như nghìn xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! Xin tiếp tục chuyện cơm hến.


Cồn Hến


Hến ở Huế, ngon nhất là hến cồn, do đó cái gò nổi chiếm vị trí “Tả Thanh Long” rất mực sang trọng trong Dịch Lý của kiến trúc kinh thành, dân chỉ gọi nôm na là Cồn Hến. Đáy sông quanh cồn có một lớp bùn sâu, là môi sinh màu mỡ của loài hến. Điều lạ là con hến, dù không có tay chân, nhưng khi thời tiết thay đổi làm dòng nước chảy mạnh, nó có thể lặn sâu xuống đáy bùn để khỏi bị nước cuốn đi. Dân cồn làm nghề xúc hến mỗi năm đều có lễ cúng hến vào tháng bảy, trên những con đò cờ xí rộn rịp, tiếng trống vang lừng. Người ta luộc hến xong đem ra sông đãi trong những chiếc rỗ lớn, tách vỏ, lấy riêng mặt hến đem đong chén bán cho những người làm cơm hến.



Mặt hến này là vị chủ của cơm hến, xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống. Chỉ một nhúm thôi, nhưng rau sống này làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mảnh như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi hương riêng.


Nước luộc hến được múc ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút, bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào đầy một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng, màu trắng đùng đục. Vâng, mê nhất cái màu đùng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là… dại!



Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ. Đây là bảng liệt kê các món gia vị mà tôi từng quan sát được ở một gánh cơm hến, chắc có thể coi là “lý tưởng”, như sau:
1.Ớt tương,
2.Ớt màu, ớt dầm nước mắm,
3.Ruốc sống,
4.Bánh tráng nướng bóp vụn,
5.Muối rang,
6.Hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô,
7.Mè rang,
8.Da heo rang giòn,
9.Mỡ và tóp mỡ,
10.Vị tinh
.
Tất cả được đựng trong những thẩu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù-u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít như là rây… nước thánh!


Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy lên tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm, thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon!”; đi xa nhớ lại thêm tới đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!




Tôi nhớ lần ấy, chiều mưa râm ri cữ tháng mười một, tôi ngồi ăn cơm hến ở nhà Bửu Ý ở đường Hàng Me. Tôi vừa đi Tây về, suốt hai tuần ở Cung Đại Hội các nhà văn, bữa ăn nào cũng toàn thịt, bơ, phó mát…, đến nỗi tôi thất kinh, nhiều ngày chỉ mang một trái mớ cây về phòng, ăn trừ bữa. Nhiều tuần lễ không có một hột cơm trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến, tôi thấy xúc động tận chân răng. Đây là lần đầu tiên, tôi ăn một tô cơm hến bằng tất cả tâm hồn. Thấy chị bán hàng phải cho quá nhiều thứ trong bát cơm nhỏ, công thế mà chỉ bán có năm đồng bạc, tôi thấy làm ái ngại hỏi chị:
- Lời lãi bao nhiêu mà chị phải công kỹ đến thế. Chỉ cần ba bốn thứ, vừa vừa thôi, có đỡ mất công không? Chị nhìn tôi với đôi mắt giận dỗi rất lạ:
- Nói như cậu thì… còn chi mà là Huế!


Chị gánh hàng đi, dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kỹ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh, bây giờ tôi mới phát hiện thêm vị thứ mười lăm, là lửa.

Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người…
 
Back
Top