Thảo luận Tảo đỏ-Độc tố của tảo đỏ-Ngăn ngừa tảo đỏ trong ao nuôi tôm

  • Thread starter phugiachannuoi
  • Ngày gửi
Sự hình thành và phát triển của Tảo đỏ trong ao nuôi tôm là điều hết sức gây hại, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mà ảnh hưởng trực tiếp tới hậu quả kinh tế cho mùa vụ.
Để không bị ảnh hưởng nhiều Bà con cần quan tâm, phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn ngừa hiêu quả.Giúp ngăn ngừa tốt thì Bà con phải hiểu và tuân thủ một số biện pháp sau:

Tảo đỏ phát triển như thế nào?
- Tảo đỏ sống chủ yếu ở nước mặn, có khoảng 10% sống trong nước ngọt. 50% sống tự dưỡng còn lại sống dị dưỡng.
- Tảo đỏ có khả năng sản sinh độc tố phức tạp. Sự bùng nổ của quần thể tảo khi gặp điều kiện thuận lợi và phát triển gây ra các độc tố như: Gymnodinium, Peridium, Ceratium, Protoperidinium, Alexandrium, Chaetoceros,…
tao-do.gif

Hiện tượng tảo đỏ

- Khi tảo đỏ trong ao nuôi tôm phát triển nhiều là do nguồn nước cấp từ ngoài vào, các chất dinh dưỡng dư thừa trong ao, đáy ao dơ. Khi phát triển với mật độ cao sẽ làm nước ao có màu đỏ, mặt nước sẽ có nhiều váng màu nâu đỏ.
Các loại độc tố gây hại
Gonyaulax polygramma: Nguyên nhân gây thiếu ôxy
Dinophysis acuta SPS: Diarrhetic ngộ độc ở động vật có vỏ (DSP)
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis mascarenensis: Ngộ độc tôm,cá
Alexandrium SPS acatenella: Gây tê liệt, ngộ độc ở động vật có vỏ (PSP)
Karenina breve SPS: Ngộ độc thần kinh ở động vật có vỏ (NSP)
Gymnodinium mikimotoi,...: Có hại cho cá, tôm và động vật biển, các tế bào có thể gây thiệt hại hoặc làm tắc nghẽn mang của các loài động vật.

Tác hại của tảo đỏ trong ao nuôi tôm
- Khi tôm ăn phải loại tảo đỏ này sẽ không thể tiêu hóa được do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột.
- Khi mật độ tảo đỏ cao sẽ làm cho tôm bị nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu Oxy trong nước và ao bị phát sáng ảnh hưởng lớn đến tập tính sống của tôm nuôi.
tao-do1.gif

Tảo đỏ

Hạn chế tảo đỏ trong ao nuôi tôm?
+ Tránh lấy nước vào ao nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa từ các nguồn nước ở lần cận.
+ Theo dõi nguồn nước thấy có hiện tượng nở hoa thì không nên cấp vào ao mà nên chọn nguồn nước thích hợp.
+ Quản lý cho ăn: thường xuyên quan sát tình trang ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp tránh dư thừa làm nước ao nuôi ô nhiễm tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh.
Sử dụng hợp chất muối khoáng kết hợp Enzymes
  • Sử dụng sản phẩm De-Algae kết hợp muối khoáng và Enzymes nên hoàn toàn không gây sốc hay gây độc tố cho Tôm khi sử dụng hàm lượng chỉ định.
  • Nên sử dụng sản phẩm vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm từ 1-2kg/2000 – 3000m3 vào ban đêm hoặc dạng sáng sẽ rất hiệu quả.
Xem thêm bài viết

Tảo độc Tảo độc trong ao nuôi tôm-Biện pháp xử lý Tảo độc
 


File đính kèm

  • taodo3.jpg
    taodo3.jpg
    331.1 KB · Lượt xem: 27
  • taodo4.jpg
    taodo4.jpg
    284.3 KB · Lượt xem: 28
Trong ao nuôi tôm thường xuất hiện các loại tảo có lợi nhưng bên cạnh đó cũng có những loại tảo gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tôm nuôi. Do đó, người nuôi cần phải hiểu rõ các loại tảo trong ao nuôi tôm để đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả nhất.
Tảo là một trong những nguồn cung cấp oxy chính cho quá trình hô hấp của tôm và các sinh vật khác, cũng như các quá trình oxy hóa chất hữu cơ dư thừa. Ngoài ra, tảo còn hấp thụ các chất dinh dưỡng, giảm độ trong nước, giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi. Tuy nhiên, trong ao nuôi vẫn xuất hiện các loại tảo không có lợi, có thể gây bệnh ở tôm.
Khái quát về các loại tảo trong ao nuôi tôm
Các loại tảo trong ao nuôi tôm nước mặn, nước ngọt phổ biến như: tảo silic, tảo lam, tảo mắt, tảo lục, tảo đỏ… mỗi loại có đặc điểm và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tảo lục và tảo silic là hai loại có lợi vì chúng không có chứa độc tố, trong khi đó, tảo lam và tảo giáp là hai loại tảo có hại, có thể phát triển quá mức (hiện tượng nở hoa) làm ức chế hô hấp của tôm và tiết độc tố làm suy yếu hệ miễn dịch của tôm.
– Tảo lam (còn gọi là vi khuẩn lam): thường dạng sợi và dạng hạt, nếu phát triển quá mức chúng sẽ gây hiện tượng nở hoa, tạo chất nhờn dính vào mang tôm làm ức chế hô hấp, đặc biệt khi tôm ăn phải sẽ khó tiêu và tiết ra độc tố có thể dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm là rất cao.

cac-loai-tao-trong-ao-nuoi-tom-9.jpg


Tảo lam dạng sợi trong ao nuôi tôm
Tảo lục: đây là loại tảo có lợi cho ao nuôi, giúp tạo màu nước, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn Vibrio.

cac-loai-tao-trong-ao-nuoi-tom-10.jpg


Các loại tảo trong ao nuôi tôm – Tảo lục xuất hiện ở nước ao nuôi tôm
– Tảo khuê hay tảo silic: là loại tảo tốt nhất, có lợi trong ao tôm, tảo phát triển trong ao thường làm cho nước ao có màu nâu vàng (giống màu nước trà). Có nhiều loài tảo khuê có thể được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho ấu trùng tôm trong trại giống. Trong ao nuôi, tảo khuê cũng được ghi nhận có thường xuyên trong ruột của tôm nuôi. Thường người nuôi cố gắng tạo và duy trì tảo khuê phát triển tốt trong ao làm cho nước ao nuôi tôm có màu nâu vàng.
– Tảo đỏ trong ao nuôi tôm hay còn gọi là tảo giáp (tảo hai roi) sống chủ yếu ở vùng nước mặn và khoảng 10% sống ở nước ngọt, tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hình sợi, có hai roi khác nhau: một roi ngang và một roi dọc. Tảo di chuyển nhanh trong thủy vực nhờ các tiêm mao xung quanh cơ thể, 50% tảo giáp sống tự dưỡng, còn lại là sống dị dưỡng. Hiện tại có khoảng 2000 loại tảo giáp được biết đến nhưng trong đó có đến 60 loài có khả năng sinh độc tốc phức tạp, là một nhóm tảo rất bền. Khi gặp điều kiện thuận lợi, tảo nở hoa khiến vỏ tôm bị nhiễm bẩn, đặt ra một mối đe dọa lớn đến sức khỏe của tôm nuôi. Nguyên nhân chính gây tảo giáp trong ao tôm là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vị lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn tạo điều kiện cho tảo phát triển quá mức.

cac-loai-tao-trong-ao-nuoi-tom-6.jpg


Tảo đỏ trong ao nuôi tôm giáp phát triển quá mức có thể gây bệnh cho tôm nuôi
Cách cắt tảo trong ao nuôi tôm bằng men vi sinh
Nguyên nhân chính xuất hiện tảo trong ao nuôi tôm đó là lượng thức ăn dư thừa quá nhiều khiến màu nước đậm đột ngột, tôm giảm ăn, hoạt động yếu hơn. Lúc này, bà con cần phải kiểm tra và điều cắt giảm thức ăn sao cho phù hợp, đồng thời sử dụng Rate-Up để phân cắt thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ và chất thải của tôm tích tụ dưới đáy ao.
Mặt khác, trong thời gian cắt giảm thức ăn, bà con có thể sử dụng sản phẩm vi sinh Bac-UpBottom-Up của Dr.Tom, đây là sản phẩm xử lý đáy ao, ổn định màu nước, cắt tảo và nồng độ khí độc trong nước.

cac-loai-tao-trong-ao-nuoi-tom-11.jpg


Chế phẩm vi sinh Bac-Up có khả năng xử lý tảo giúp màu nước ổn định
Bac-Up là dòng vi khuẩn Lactobacillus có khả năng xử lý tảo, ổn định màu nước: Hòa tan 1 gói Bac-Up với 100L nước sạch kết hợp với 500g hỗn hợp dinh dưỡng General Nutrlents pack ủ từ 24 – 48 giờ ở nhiệt độ 250C. Sau đó, tạt đều xuống ao theo tỷ lệ 1 gói Bac-Up với 2.000m3 nước ao.
Để phòng ngừa tình trạng các loại tảo độc phát triển, bà con nên quản lý cho ăn tốt hơn để tránh thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho tảo phát triển quá mức.
Các loại tảo trong ao nuôi tôm vừa có lợi, vừa có hại, vì thế bà con cần phải thường xuyên theo dõi kích thích sự phát triển có lợi và hạn chế những loại tảo có hại để đảm bảo tôm phát triển bình thường, tăng trưởng tốt nhất.
Nguồn: Các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách cắt tảo bằng men vi sinh
 


Back
Top