Thảo luận Thạc sĩ,tiến sĩ cũng phải chào thua các sáng kiến máy móc của nông dân chân đất

Chuyện cũng không có gì lạ lẫm với các bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng sáng chế ra được những cỗ máy nông nghiệp đủ khoa học hiện đại xuất khẩu vào thị trường các nước châu Âu hay một số nước có trình độ sản xuất nông nghiệp cao như Israel. Những sáng chế của các bác nông dân ấy xuất phát từ nhu cầu sản xuất thực tế của bà con nông dân cũng khiến bao Tiến sĩ,thạc sĩ của nước ngoài đánh giá cao cũng như mọi người trong nước đều công nhận
Sau đây sẽ là một vài sáng chế máy móc của nông dân Việt khiến người ta kinh ngạc

1. Nông dân sáng chế máy bắt sâu bọ công suất 0,5 ha/ngày
- Là nông dân vùng đất trồng nhiều chè,nhận thấy cây chè cứ phát triển được đến đâu là bị sâu bọ ăn hết. Với những gia đình trồng nhiều chè đặc sản hay trồng chè theo mô hình sạch thì việc phun thuốc diệt sâu bị là cực kì cấm kị.Hay nếu có phun thuốc BVTV thì cũng không hiệu quả mà còn ảnh ảnh hưởng đến môi trường đất và không khí. Có đi bắt sâu bằng tay thì cũng rất tốn công tốn sức người
máy hút sâu bọ sáng chế của nông dân.jpg

- Tự mày mò với số máy móc gia đình đang dùng, ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Tiền Phong, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã sáng chế ra chiếc máy bắt sâu bọ đạt công suất 0,5 ha/ngày . Sáng chế này của ông được lọt top của chương trình "Nhà khoa học của nông dân"
- Máy bắt sâu bọ của ông Hoàn rất đơn giản,dựa trên nguyên lí hoạt động của chiếc máy cắt cỏ cầm tay .Máy có cấu tạo gồm động cơ nhỏ chạy bằng xăng và cải tiến từ máy cắt cỏ. Ông tháo bỏ bánh răng sắt của máy cắt cỏ, lắp thêm cánh quạt gió và ống bầu.
- Máy hoạt động theo nguyên lý sâu bọ bị hút vào trong ống bầu nhờ sức hút của cánh quạt gió. Người dùng chỉ cần dùng máy lướt nhẹ trên ngọn chè, đi dọc theo rãnh luống, toàn bộ sâu bọ bám trên lá chè sẽ bị lực của gió hút vào trong.
- Máy hút sâu bọ của ông Hoàn được bán với giá 3.000.000 đồng/máy , mức giá rất phù hợp nên được bà con các vùng tìm đến mua
2. Máy gieo hạt tự chế của nông dân Việt xuất sang thị trường Isreal
- Chiếc máy gieo hạt này là sáng chế của ông Phạm Văn Hát (xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) được sáng chế và cải tiến trong những năm tháng ông đi xuất khẩu lao động tại Isreal
máy gieo hạt tự chế của nông dân việt.jpg

- Sau khi về nước, ông Hát tự mở xưởng cơ khí. Đam mê kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm tại Israel, ông chế tạo ra bộ ép luống soi rạch trồng rau các loại và bộ ép luống chuyên dùng cho cà rốt, cải tiến một số bộ phận của máy làm đất như chế tạo cày hai lưỡi thay thế cho cày một lưỡi, cày bốn lưỡi thay thế cho cày ba lưỡi. Nhiều người khá ngạc nhiên khi ông Hát cho biết mình mới học hết lớp 7
3. Máy mài mỏ gà Minh Ươc
- Cũng suất phát từ những người chăn nuôi và trồng trọt, anh Trần Minh Ứơc (Thanh hà,Hải Dương) đã cho sáng chế ra chiếc máy mài mỏ gà đầu tiên tại Việt Nam
máy mài mỏ gà.jpg

- Với những chiếc máy mài mỏ gà này sẽ hạn chế tối đa trường hợp đánh mổ nhau ở gà, hỗ trợ cực tốt cho những người chăn nuôi
- Nếu như so với việc phải đi mua máy mài mỏ gà/máy cắt mỏ gà của Trung Quốc có giá bán từ 1.200.000-1.500.000 đồng/chiếc thì máy mài mỏ gà tự chế của anh Minh Ứơc có giá chỉ từ 250.000-300.000 đồng/chiếc, mức giá thành khá rẻ,phù hợp với nhu cầu của người chăn nuôi Việt Nam mà chất lượng của máy lại vô cùng tốt
- Anh Minh Ứơc hiện cũng đã mở xưởng sản xuất tại địa phương, cho doanh thu hàng tháng đạt tới cả trăm triệu đồng
4. Tái chế lốp cao su xuất khẩu ra nước ngoài
- Đây là câu chuyện mà chúng ta đã nghe nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng về Ông Nguyễn Lương Thông (SN 1959, quê Ý Yên, Nam Định) được người dân trong vùng mệnh danh là “Vua tái chế cao su” bởi những sản phẩm tái chế của ông đã được xuất ra tận nước ngoài. Các sản phẩm cao su của ông được tái chế từ các lốp xe ôtô đã bỏ đi để làm giỏ đựng rác, gương treo tường, xô, chậu và những sản phẩm phục vụ sản xuất trong các nhà vườn, nông trại…
sáng chế của nông dân việt.jpg

- Từ lốp cao su gần như bị thải hoặc bán với giá thành rất rẻ mạt,cùng bàn tay nghệ nhân khéo léo,ông Thông đã tái chế chúng thành những vật dụng ra đình rất đơn giản mà đẹp mắt,phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các nước châu Âu, mức giá bán các sản phẩm ấy được nâng lên đến cả mấy trăm $/ sản phẩm
- Doanh thu của gia đình ông Thông khi tái chế lốp cao su lên đến tiền tỉ hàng năm
5. Tận dụng máy phun vôi bột cho cây ăn quả chế tạo thành máy tạo gió thụ phấn cho hoa cam bưởi
- Sáng chế này không biết chính xác là xuất phát từ cá nhân nào nhưng chỉ biết nó được nhiều bà con các vùng trồng cây ăn quả có múi như cam,bưởi,chanh vận dụng vào trong quá trình thụ phấn cho hoa bưởi
dùng máy phun vôi bột đa năng để tạo gió thụ phấn cho hoa bưởi.jpg

- Với những ai trồng cây ăn quả có múi thì chiếc máy phun vôi bột đã khá quen thuộc khi dùng để phun vôi bột khử trùng,phun thuốc trừ sâu thậm chí có thể phun sạ lúa giống hay phun phân bón dạng hạt. Đó là những chức năng mà nhà sản xuất đã giới thiệu đến bà con sử dụng máy. Nhưng chắc đến nhà sản xuất ra máy phun vôi bột cũng không tưởng tượng ra được khi nông dân Việt biến nó thành máy tạo gió thụ phấn cho hoa
- Do sử dụng nhiều thuốc BVTV khiến lượng ong-bướm trong tự nhiên hoặc do điều kiện khí hậu ít gió sẽ làm giảm tỉ lệ thụ phấn ở hoa bưởi. Nếu như đi làm bằng tay như dùng bông gòn hay que trang điểm thì tốn khá nhiều thời gian công sức. Biến chiếc máy phun vôi bột thì quả là ý tưởng quá hay giúp nâng cao hiệu quả thụ phấn cho hoa
- Cũng không phải tốn kém gì thêm,chiếc máy phun vôi bột có giá từ 2.300.000 đồng/máy cùng khả năng điều chỉnh máy một chút là công việc thụ phấn cho hoa bưởi trên diện tích lớn là khá dễ dàng

Còn rất rất nhiều tấm gương,công trình nghiên cứu sản xuất khác xuất phát từ những người nông dân chân đất của Việt nam đã biến những tứ tưởng chừng như vô giá trị thành những lợi ích,sản phẩm cực hữu ích với giá trị cao mà chúng ta nên hoan nghênh những nhà sáng chế đó. Qủa thật là tuyệt vời phải không bà con
 




Back
Top