Hà Tĩnh có diện tích gieo cấy lúa hàng năm biến động từ 102-108 nghìn ha. Trong đó vụ đông xuân khoảng 52-54 nghìn ha, vụ hè thu 39-41 nghìn ha và vụ mùa là 7-10 nghìn ha.
Năng suất lúa bình quân hàng năm chỉ 46tạ/ha do trình độ thâm canh của người dân chưa cao. Năm 2008 được sự giúp đỡ của Cục BVTV, tổ chức Oxfam Quebec và sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 5 xã của tỉnh gồm: xã Kim Lộc, Quang Lộc (Can Lộc); Thạch Vĩnh (Thạch Hà); Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh) và Yên Hồ (Đức Thọ). Mục đích chính của chương trình là nâng cao năng lực và tính tự quyết cho nông dân, cải tiến dần các biện pháp canh tác lúa theo tập quán, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã mang lại một số kết quả khả quan nhất định cả về chi phí phân bón, năng suất, chất lượng... Nói về chi phí đầu vào, trong vụ đông xuân 2008-2009, tại xã Kim Lộc và Quang Lộc gieo cấy giống IR1820 và HT1 theo tập quán thì lượng giống sử dụng là 60kg/ha trong khi đó áp dụng chương trình SRI chỉ sử dụng từ 20 - 22kg/ha (giảm từ 38-40kg/ha); vụ hè thu giống lúa Bắc Thơm số 7 cấy theo tập quán sử dụng 65kg/ha nhưng khi sử dụng chương trình SRI chỉ là 25kg/ha (tiết kiệm 40kg/ha); giống lúa Thuỵ Hương 308 cũng giảm được từ 25-30kg/ha lượng giống khi sử dụng chương trình này.
Về lượng phân bón thì ruộng áp dụng SRI và ruộng tập quán chủ yếu khác biệt nhau về lượng đạm, lượng đạm urê ruộng SRI bón cho vụ đông xuân chỉ từ 140-150kg/ha; vụ hè thu 160-170kg/ha (giảm 30-40kg/ha) so với ruộng tập quán. Đặc biệt khi thâm canh lúa áp dụng chương trình SRI thì hầu hết các ruộng lúa không sử dụng thuốc BVTV (có sử dụng thì nhiều nhất cũng chỉ 1 lần) trong khi đó ruộng tập quán thường phải sử dụng 2-4 lần phun/vụ.
Hiệu quả từ SRI rất rõ: Thống kê trong vụ hè thu năm 2008, giống Bắc Thơm số 7 gieo cấy tại Kim Lộc cho năng suất bình quân đạt 5.154kg/ha so với đối chứng cùng giống là 4.408kg/ha, lãi thu được từ ruộng SRI cao hơn ruộng đối chứng 7.216.000đ/ha; tại xã Quang Lộc trên giống Thuỵ Hương 308 năng suất đạt 7.256kg/ha so với sản xuất đại trà cùng giống là 6.126kg/ha, tăng 1.130kg/ha (18,4%), lợi nhuận đạt 17.080.000đ/ha cao hơn sản xuất đại trà 8.030.000đ/ha. Còn vụ đông xuân 2008-2009 thực hiện nghiên cứu tại 3 xã mới và 2 xã cũ kết quả cho thấy ở tất cả các xã mật độ cấy thưa 30 cây mạ/m2 đều cho năng suất cao nhất; tại Kim Lộc trên giống lúa HT1 năng suất bình quân đạt 5.302kg/ha và lãi thu được cao hơn ruộng đối chứng 7.914.000đ/ha. Vụ hè thu 2009 các diện tích áp dụng SRI đều cho năng suất cao hơn từ 20-25kg/sào, hiệu quả kinh tế tăng từ 12-15%.
Việc áp dụng chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI ngoài tác động đến tập quán và hiệu quả trong sản xuất lúa còn nâng cao năng lực và tư duy của người nông dân, từ đó người nông dân sẽ tự tin hơn, chủ động hơn khi đưa ra quyết định trong sản xuất như: quyết định áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư chi phí sản xuất đầu vào cho chương trình... ngoài ra còn giúp người dân hiểu biết hơn về tác động của thuốc BVTV đối với con người và môi trường sống. Trong hiện tại và những năm tiếp theo 5 xã đã triển khai thử nghiệm sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình ra diện rộng; phấn đấu đến hết năm 2010 mỗi xã có 2 đến 5 mô hình ứng dụng tập trung diện rộng từ 15ha trở lên, khoảng 100 nông dân được tham gia lớp huấn luyện phương pháp mới, hình thành 10 nhóm nông dân nòng cốt, diện tích ứng dụng từng phần 100ha và khoảng 1.500 nông dân tham gia; đồng thời mở rộng diện tích ra các xã lân cận.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Năng suất lúa bình quân hàng năm chỉ 46tạ/ha do trình độ thâm canh của người dân chưa cao. Năm 2008 được sự giúp đỡ của Cục BVTV, tổ chức Oxfam Quebec và sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 5 xã của tỉnh gồm: xã Kim Lộc, Quang Lộc (Can Lộc); Thạch Vĩnh (Thạch Hà); Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh) và Yên Hồ (Đức Thọ). Mục đích chính của chương trình là nâng cao năng lực và tính tự quyết cho nông dân, cải tiến dần các biện pháp canh tác lúa theo tập quán, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã mang lại một số kết quả khả quan nhất định cả về chi phí phân bón, năng suất, chất lượng... Nói về chi phí đầu vào, trong vụ đông xuân 2008-2009, tại xã Kim Lộc và Quang Lộc gieo cấy giống IR1820 và HT1 theo tập quán thì lượng giống sử dụng là 60kg/ha trong khi đó áp dụng chương trình SRI chỉ sử dụng từ 20 - 22kg/ha (giảm từ 38-40kg/ha); vụ hè thu giống lúa Bắc Thơm số 7 cấy theo tập quán sử dụng 65kg/ha nhưng khi sử dụng chương trình SRI chỉ là 25kg/ha (tiết kiệm 40kg/ha); giống lúa Thuỵ Hương 308 cũng giảm được từ 25-30kg/ha lượng giống khi sử dụng chương trình này.
Về lượng phân bón thì ruộng áp dụng SRI và ruộng tập quán chủ yếu khác biệt nhau về lượng đạm, lượng đạm urê ruộng SRI bón cho vụ đông xuân chỉ từ 140-150kg/ha; vụ hè thu 160-170kg/ha (giảm 30-40kg/ha) so với ruộng tập quán. Đặc biệt khi thâm canh lúa áp dụng chương trình SRI thì hầu hết các ruộng lúa không sử dụng thuốc BVTV (có sử dụng thì nhiều nhất cũng chỉ 1 lần) trong khi đó ruộng tập quán thường phải sử dụng 2-4 lần phun/vụ.
Hiệu quả từ SRI rất rõ: Thống kê trong vụ hè thu năm 2008, giống Bắc Thơm số 7 gieo cấy tại Kim Lộc cho năng suất bình quân đạt 5.154kg/ha so với đối chứng cùng giống là 4.408kg/ha, lãi thu được từ ruộng SRI cao hơn ruộng đối chứng 7.216.000đ/ha; tại xã Quang Lộc trên giống Thuỵ Hương 308 năng suất đạt 7.256kg/ha so với sản xuất đại trà cùng giống là 6.126kg/ha, tăng 1.130kg/ha (18,4%), lợi nhuận đạt 17.080.000đ/ha cao hơn sản xuất đại trà 8.030.000đ/ha. Còn vụ đông xuân 2008-2009 thực hiện nghiên cứu tại 3 xã mới và 2 xã cũ kết quả cho thấy ở tất cả các xã mật độ cấy thưa 30 cây mạ/m2 đều cho năng suất cao nhất; tại Kim Lộc trên giống lúa HT1 năng suất bình quân đạt 5.302kg/ha và lãi thu được cao hơn ruộng đối chứng 7.914.000đ/ha. Vụ hè thu 2009 các diện tích áp dụng SRI đều cho năng suất cao hơn từ 20-25kg/sào, hiệu quả kinh tế tăng từ 12-15%.
Việc áp dụng chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI ngoài tác động đến tập quán và hiệu quả trong sản xuất lúa còn nâng cao năng lực và tư duy của người nông dân, từ đó người nông dân sẽ tự tin hơn, chủ động hơn khi đưa ra quyết định trong sản xuất như: quyết định áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư chi phí sản xuất đầu vào cho chương trình... ngoài ra còn giúp người dân hiểu biết hơn về tác động của thuốc BVTV đối với con người và môi trường sống. Trong hiện tại và những năm tiếp theo 5 xã đã triển khai thử nghiệm sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình ra diện rộng; phấn đấu đến hết năm 2010 mỗi xã có 2 đến 5 mô hình ứng dụng tập trung diện rộng từ 15ha trở lên, khoảng 100 nông dân được tham gia lớp huấn luyện phương pháp mới, hình thành 10 nhóm nông dân nòng cốt, diện tích ứng dụng từng phần 100ha và khoảng 1.500 nông dân tham gia; đồng thời mở rộng diện tích ra các xã lân cận.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: