Sau 2 năm triển khai thực hiện, đề án “Khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ cho đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát” với nguồn kinh phí do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF-SGP) tài trợ; Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Thanh Hóa chủ trì, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Lát thực hiện cùng sự phối hợp của Sở NN-PTNT và Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa đã được nghiệm thu, bước đầu được đánh giá có tính khả thi cao.
GĐ Rừng phòng hộ huyện Mường Lát Trần Văn Lạc cho biết: Mục tiêu của đề án là khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ thông qua xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật tiên tiến nhằm bảo tồn giống cánh kiến đỏ, nâng cao giá trị kinh tế ở vùng rừng phòng hộ đầu nguồn, tăng năng suất, chất lượng nhựa cánh kiến, góp phần nâng cao mức thu nhập cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Mường Lát là một huyện miền núi có điều kiện thời tiết, khí hậu rất thích hợp cho cánh kiến đỏ phát triển cho năng suất và chất lượng nhựa tốt đồng thời là nơi có nguồn cây chủ rất phong phú như cọ phèn, píc niếng, đậu thiều, sung, kháo lá to (cọ côm), cơi, cọ khét…
Huyện Mường Lát đã từng được coi là một trong những vùng nuôi thả cánh kiến đỏ thuận lợi, cho sản lượng cao nhất của cả nước. Trước đây lâm trường Mường Lát đã từng trồng hàng trăm hécta cây cọ phèn để thả cánh kiến đỏ, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục tấn nhựa cánh kiến chất lượng cao đưa lại nguồn thu không nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua do biến động của thị trường tiêu thụ mà nghề nuôi trồng cánh kiến đỏ của địa phương bị mai một dần. Nhưng chỉ sau 2 năm triển khai đề án, bước đầu đơn vị đã giúp người dân trong vùng khôi phục được nghề sản xuất cánh kiến đỏ, một loại lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương.
Để giúp người dân nắm vững kỹ thuật trồng cây chủ, nuôi thả, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả cao đề án đã tổ chức 12 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thả cánh kiến theo phương pháp mới với trên 1.000 lượt người tham gia. Đặc biệt, đã tổ chức 2 đợt tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ và nông dân tham gia đề án với các vùng nuôi trồng cánh kiến đỏ thành công ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên và Thái Lan. Đến nay toàn vùng đã cơ bản cải tạo, trẻ hóa được 45,5 ha rừng cọ phèn, trong đó bà con đã tiến hành nuôi, thả cánh kiến đỏ trên diện tích 28,5 ha. Toàn vùng đã trồng mới 29 ha cây đậu thiều, trong đó có 19 ha được thả cánh kiến đỏ ở vụ thứ 2.
Đề án đã cung cấp gần 2.400 kg giống cánh kiến đỏ chất lượng tốt cho hàng chục hộ gia đình đăng ký tham gia nuôi thả. Chỉ mới 2 đợt thu hoạch đầu tiên bà con đã thu được trên 7 tấn nhựa cánh kiến đạt chất lượng tốt. Theo tính toán của nhiều hộ gia đình, với giá bán tại chỗ hiện nay dao động từ 35.000-45.000 đồng/kg thì trồng cọ phèn và nuôi thả cánh kiến đỏ sẽ là một nghề đầy triển vọng, có khả năng làm giàu được.
Đúc rút kinh nghiệm từ các kết quả của dự án, các chuyên gia đã phát hiện và khuyến cáo bà con nông dân sử dụng 2 dòng rệp cánh kiến đỏ sinh trưởng và phát triển: dòng chính vụ, thu hoạch nhựa trong vụ hè (thả tháng 5, thu tháng 10) và vụ đông (thả tháng 10, thu tháng 5 năm sau); Dòng cánh kiến đỏ trái vụ, thả tháng 1-2, thu tháng 8-9 và thả tháng 9 thu tháng 1-2 năm sau, nhưng dòng này thường cho sản lượng thấp và không ổn định.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
GĐ Rừng phòng hộ huyện Mường Lát Trần Văn Lạc cho biết: Mục tiêu của đề án là khôi phục và phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ thông qua xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật tiên tiến nhằm bảo tồn giống cánh kiến đỏ, nâng cao giá trị kinh tế ở vùng rừng phòng hộ đầu nguồn, tăng năng suất, chất lượng nhựa cánh kiến, góp phần nâng cao mức thu nhập cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Mường Lát là một huyện miền núi có điều kiện thời tiết, khí hậu rất thích hợp cho cánh kiến đỏ phát triển cho năng suất và chất lượng nhựa tốt đồng thời là nơi có nguồn cây chủ rất phong phú như cọ phèn, píc niếng, đậu thiều, sung, kháo lá to (cọ côm), cơi, cọ khét…
Huyện Mường Lát đã từng được coi là một trong những vùng nuôi thả cánh kiến đỏ thuận lợi, cho sản lượng cao nhất của cả nước. Trước đây lâm trường Mường Lát đã từng trồng hàng trăm hécta cây cọ phèn để thả cánh kiến đỏ, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục tấn nhựa cánh kiến chất lượng cao đưa lại nguồn thu không nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua do biến động của thị trường tiêu thụ mà nghề nuôi trồng cánh kiến đỏ của địa phương bị mai một dần. Nhưng chỉ sau 2 năm triển khai đề án, bước đầu đơn vị đã giúp người dân trong vùng khôi phục được nghề sản xuất cánh kiến đỏ, một loại lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương.
Để giúp người dân nắm vững kỹ thuật trồng cây chủ, nuôi thả, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả cao đề án đã tổ chức 12 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thả cánh kiến theo phương pháp mới với trên 1.000 lượt người tham gia. Đặc biệt, đã tổ chức 2 đợt tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ và nông dân tham gia đề án với các vùng nuôi trồng cánh kiến đỏ thành công ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên và Thái Lan. Đến nay toàn vùng đã cơ bản cải tạo, trẻ hóa được 45,5 ha rừng cọ phèn, trong đó bà con đã tiến hành nuôi, thả cánh kiến đỏ trên diện tích 28,5 ha. Toàn vùng đã trồng mới 29 ha cây đậu thiều, trong đó có 19 ha được thả cánh kiến đỏ ở vụ thứ 2.
Đề án đã cung cấp gần 2.400 kg giống cánh kiến đỏ chất lượng tốt cho hàng chục hộ gia đình đăng ký tham gia nuôi thả. Chỉ mới 2 đợt thu hoạch đầu tiên bà con đã thu được trên 7 tấn nhựa cánh kiến đạt chất lượng tốt. Theo tính toán của nhiều hộ gia đình, với giá bán tại chỗ hiện nay dao động từ 35.000-45.000 đồng/kg thì trồng cọ phèn và nuôi thả cánh kiến đỏ sẽ là một nghề đầy triển vọng, có khả năng làm giàu được.
Đúc rút kinh nghiệm từ các kết quả của dự án, các chuyên gia đã phát hiện và khuyến cáo bà con nông dân sử dụng 2 dòng rệp cánh kiến đỏ sinh trưởng và phát triển: dòng chính vụ, thu hoạch nhựa trong vụ hè (thả tháng 5, thu tháng 10) và vụ đông (thả tháng 10, thu tháng 5 năm sau); Dòng cánh kiến đỏ trái vụ, thả tháng 1-2, thu tháng 8-9 và thả tháng 9 thu tháng 1-2 năm sau, nhưng dòng này thường cho sản lượng thấp và không ổn định.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: