Thảo luận:dùng lò ấp trứng bồ câu,làm thế nào để nuôi bồ câu non mới nở

  • Thread starter MatMotMy
  • Ngày gửi
Kính thưa các bác,em vào nghề nuôi bồ câu cũng đã 1 năm nay...Đàn thì mới tầm 100 cặp chưa bõ bèn gì nên không dám up hình lên đây...Em nuôi dạng quần thể và có một số đắn đo về nghề như sau,mong anh em chúng ta hãy cộng gộp những kinh nghiệm cùng nhau để cùng đi lên với nghề...

Dưới đây là video em lượm được trên youtube của Khựa...

[video=youtube;efdi_kclrEM]http://www.youtube.com/watch?v=efdi_kclrEM[/video]

Trong video chúng ta có thể bỏ qua phần chăn nuôi bồ câu đẻ của họ,nhưng phần cuối có 1 đoạn rất đáng chú ý là họ nhặt trứng bồ câu cho vào lồng ấp và sau đó tự nuôi con non(họ k quay rõ là nuôi từ bao ngày tuổi)

Đặt điều kiện nuôi và ấp bằng lồng ấp thì trại phải ít nhất 500 cặp trở lên mới hiệu quả...

Và vấn đề em thấy thắc mắc là...Khi bồ câu non mởi nở ra trong lồng ấp họ sẽ xử lí tiếp như thế nào...Phải chăng họ bắt và bỏ vào ổ những cặp mới đẻ và lấy trứng trong ổ đó ra để mẹ nuôi con...Nếu bỏ vào như vậy em nghĩ con mẹ vẫn sẽ nuôi tuy nhiên vào lúc đó bố mẹ nó đã có sữa để nuôi con hay chưa và tầm bao nhiêu ngày chúng ta có thể bắt ra tự mớm cho chúng...Hay là họ tự mớm cho bồ câu non mới nở và họ làm như thế nào khi mà bồ câu non mới nở chỉ uống sữa từ diều của bố mẹ nó...
 
bạn bắt thử một vài con mới nở, dùng bóng đèn sưởi ấm cho nó, khuấy bột sền sệt, bỏ vào ống bơm cho ăn thử thì biết, đó là kinh nghiệm nuôi chim non mới nở hồi nhỏ mình vẫn làm
 
Ở đây có bài: Kỹ thuật ấp trứng bồ câu bằng sức người và Kỹ thuật
nuôi bồ câu con bằng sức người:
人工孵鸽与人工哺乳鸽技术
*
http://cn.chinagate.cn/povertyrelief/2012-11/07/content_27036190.htm
*
http://www.chinabaike.com/z/nong/tz/430506.html
*
http://gx.zgny.com.cn/Tech_138586.shtml
*
http://www.saige1.com/3183.html
*
Chúng nó chỉ copy của nhau, không biết bản gốc là thằng nào viết ra.
*
Nói chung, nó nói những điều chung chung, nhưng kỹ thuật và công thức
pha chế thức ăn cụ thể cho bồ câu mới nở thì không có.
Dù sao, từ lúc ấp đến lúc nuôi bộ, không hề có bố mẹ bồ câu.
Nó còn nói bồ câu nuôi bộ còn lớn nhanh và to hơn bố mẹ mớm nữa.
*
Đây là bột nuôi bộ bồ câu con, giá hơn 3 chục Nguyên một ký lô:
http://www.chinaxinge.com/company/skin/13/showproducts.asp?id=7129&iid=20407
*
Trong bài, nó cũng nói hay nói tốt cho bột, gồm nhiều chất quý giá.
Tuy vậy, không có lý thuyết về bồ câu mới nở thì ăn và tiêu hoá thế nào.
*
[video=youtube_share;fKIu5uAFmg8]http://youtu.be/fKIu5uAFmg8[/video]
*
Video này nói để bồ câu ấp thì chỉ nở 60% đến 80% nhưng ấp máy được 90%.
Chúng ta cũng thừa biết ấp máy thì bồ câu mẹ lại đẻ tiếp.
Đoạn cuối nói về cách chọn trứng đủ tiêu chuẩn để ấp. Trứng vỏ xốp, nhỏ
không đủ cỡ đủ cân, trứng dính bẩn nhiễm trùng thì không nên ấp.
*
Kết luận: Nó làm được, thì ta cũng phải tìm cách làm cho được.
*

--------

Trang này: http://www.jypigeon.com/view_news.asp?articleId=83
*
Kỹ thuật mới, nuôi bồ câu công nghiệp cho ấp nở và nuôi bộ.
Qua thời gian dài thử nghiệm, năm 2004 đã thành công, được vào
"Giấy Chứng nhận Kỷ Lục Trung Quốc" số 04016.
*
Theo kỹ thuật này, tỷ lệ ấp trứng chim bồ câu đạt từ 90% trở
lên, chim câu con 23 ngày tuổi nặng khoảng 6 lạng, đẩy lợi nhuận
nuôi bồ câu lên gấp 3 so với cách nuôi thường.
Mời các bạn đầu tư hợp tác "Trung Quốc Giai Hữu Cáp Nghiệp Tập
Đoàn" 中国佳友鸽业集团 bảo đảm bạn hài lòng 100%.
"Cáp" nghĩa là Bồ Câu.
*
 
Last edited:
Cơ bản ý của 2 bác trên là bồ câu non mới nở chúng ta có thể tự nuôi được....Có 1 điều mà em k có cơ sở khoa học nào để nói nhưng em nghĩ không có cái gì tốt bằng tự nhiên
( tức là cho mẹ nuôi sẽ là tốt nhất đối với con con,trường hợp chúng ta tự nuôi con cho bố mẹ mau đẻ lại thì bồ câu non đó sau này có lẽ làm giống sẽ không tốt,cách làm này em nghĩ chỉ nên áp dụng với bồ câu thịt)

Điều quan trọng ở đây là công thức như thế nào để phù hợp với bồ câu non.Bác nguyen van thien đã từng nuôi như thế xin bác chia sẻ cùng anh em công thức cho chim mởi nở,và mớm cho ăn bằng cách nào,liều lượng ra sao vì lúc đó bồ câu mới nở còn rất nhỏ và làm rất khó...

MỜI ANH EM TIẾP TỤC THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ...ĐÚNG,KHỰA LÀM ĐƯỢC,CHÚNG TA CŨNG PHẢI LÀM ĐƯỢC...
 
Kỹ thuật nuôi và ấp trứng bồ câu thì mình đã làm được cách nay nhiều năm rồi, nhưng do số lượng nuôi ban đầu không lớn thì khó có thể thực hiện. Vì sao, vì khi bồ câu con nở ra, thì chim con quá nhỏ bắt buột phải do bồ câu bố mẹ nuôi. Thật sự là không có 1 máy nào có thể nuôi sau khi bồ câu mới nở ra và dù có thể có một hợp chất nào đó để đút cho bồ câu con thì mình nghĩ, bồ câu non do mẹ nuôi là tốt nhất. Nếu trại nuôi số lượng ít thì khó có thể sử dụng máy ấp được vì không đủ chim bố mẹ để nuôi con. Sau này khi trang trại đủ lớn, mình đã vận hành mô hình này vào trang trại của mình nè:

1b3a6e52ffcc053aa8bb10398bf53f45_40897114.img0830.700x0.jpg


8141524920_375332ee17_z.jpg


8141523766_f8fefeb822_z.jpg


Do đó, đa số chim bố mẹ của mình chuyên môn nuôi 3 chim non không hà:

img0674.700x0.jpg


6777615862_72bedfd44b_b.jpg


img0511.700x0.jpg


Còn khu trại nuôi chim con (đây là khu trại chim thịt để cung cấp cho các nhà hàng), mình cũng đã có từ lâu rồi nè

5214526476_22e1e607f7_z.jpg


img0661.700x0.jpg


Các bạn xem và góp ý thêm cho phong phú diễn đàn nhé.
Trân trọng!
 
Theo tôi điều tra sơ sài, thì TQ đã nuôi được thành công
chim con từ máy ấp ra, nhưng đa số thì phải thuê nuôi,
chứ ấp thì không có gì khó cả. Vì thuê nuôi, nên cũng thuê
ấp luôn. Trên báo hay diễn đàn của họ, cũng có người đi
lùng tìm người ấp và nuôi thuê, và hỏi giá cả.
*
Vấn đề là công thức cho bồ câu con mới nở vẫn là bì quyết.
Người ta chỉ nói chung chung thôi. Đại ý là chim con mới
nở thì vẫn phải để trong nhiệt độ cao, rồi chim lớn lên thì
nhiệt độ mới thấp dần xuống. Thức ăn cũng vậy. Chim càng ít
ngày tuổi thì càng phải loãng và nhiệt độ thức ăn phải cao,
bằng nhiệt độ chim bố mẹ ựa từ diều ra. Trong bài báo tôi đã
dẫn thì kê rõ con số cụ thể cho từng ngày tuổi. Có điều tất
cả các bài báo đều copy của nhau, đúng từng chữ, không có bản
quyền của ai, nên cũng khó mà tin được, hoặc có tin, thì cũng
không thể làm được.
*
Nếu chúng ta muốn làm, cũng có thể làm được, nhưng phải trải
qua thí nghiệm cả chục lứa chim con mới tìm ra được công thức
bí truyền của mình. Ngày xưa, khi chim bố mẹ bỏ chim con, bố
tôi cũng gắng nuôi bộ, nhưng không thành công. Lúc đó, tôi bảo
bố tôi đừng làm việc vô ích, vì bố mẹ đã bỏ, thì con chim con
đó đã có bệnh phải chết rồi. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy bố con
tôi cũng không biết kỹ thuật: ủ ấm chim con, và cho ăn nóng.
*
Về thức ăn chim con, đối chiếu với những bài học về người nuôi
con bằng sữa mẹ, thì sữa mẹ khi mới đẻ con rất đặc biệt, vì có
những men cho con tiêu hoá tốt, và phát triển dịch tiêu hoá.
Nếu nuôi bộ từ ngày đầu, đứa con vẫn phát triển tốt. Có giả
thuyết cho rằng, đứa con nuôi bằng sữa mẹ mấy ngày đầu hay vài
tháng đầu lớn lên thì thông minh hơn nếu nó bị nuôi bộ. Giả
thuyết đó chỉ thuần tuý lý luận, dựa vào các chất men hiếm hoi
trong sữa mẹ, chứ không có đối chứng, nên không thuyết phục.
Vì vậy, đối với chim con, ta cũng nên cho thêm Vitamin B12, B2
Bi-các bô nát Kali và men tiêu hoá như mầm thóc nghiền, vân vân.
*
Dù sao, phải thí nghiệm mới biết tốt xấu ra sao. Đó là điều
trước kia tôi nghĩ là không thể, thì bây giờ tôi cho rằng rất
có thể, mà chỉ cần thí nghiệm chục con chim con là ra kết quả.
Ví dụ con chim thứ nhất bắt đầu ngày 1, con thứ hai ngày 2,
thì con thứ mưới ngày 10. Sau đó 10 ngày nữa, thì con thứ nhất
đã 20 ngày tuổi, có thể biết hay dở ra sao rồi. So sánh công
thức cho ăn với 9 con kia, thì 10 ngày sau sẽ tìm ra con nào
lớn nhất, khoẻ nhất. Không đầy một tháng thì sẽ tìm ra đáp số.
*
 
Khi bồ câu con mới nở ra, thì nó rất nhỏ nên đòi hỏi kỹ thuật đút rất khó khăn, tỷ lệ thành công cũng rất thấp (mặc dù có thể được), do đó mình không nghiên cứu nữa.

8141515704_197955d7a0_z.jpg


Sau khi chim non từ máy ấp ấp ra, mình gửi cho chim bố mẹ khác nuôi. Nếu muốn làm giống thì vẫn để chim bố mẹ nuôi đến khoảng 1 - 1,5 tháng thì tách ra; còn nếu bán thịt thì 10 ngày thì có thể đem ra khu chim thịt để tăng trọng là được rồi.

7169340689_24a9987560_z.jpg
 
- Đồng ý với bác anhmytran,chúng ta có thể thử nghiệm và trước sau gì cũng tìm ra công thức...

-Nhưng anh Thức nói cũng rất đúng,đêm qua em đã trằn trọc cả đêm và định thử nghiệm nhưng tính ra,công sức đút cho từng con non ăn quá nhiều,mất thời gian...

-Còn theo cách làm của anh thì em cũng có thể mường tượng ra,tuy nhiên cái mấu chốt ở cách làm của anh là trại phải lớn và không thể lấy hết trứng hằng ngày đi ấp được vì phải để một số lượng lớn mẹ ấp con để khi bồ câu con trong lồng ấp ra ta mới có bố mẹ đang nuôi con mới nở để ghép vào nhờ nuôi dùm được...Với cách làm này thì đàn bồ câu bố mẹ để gửi con ghẻ phải rất lớn vì chúng phải mất thời gian đẻ,ấp thì mới có chỗ để bồ câu trong lồng ấp gửi như vậy tính hiệu quả cũng không cao nhất..

+ Em nghĩ thế này các bác cho ý kiến: Chủ động cho số lượng bố mẹ nuôi con và cứ con non được 7 đến 10 ngày tuổi thì tách ra nhồi thức ăn riêng và lấy bồ câu non mới nở trong lò ấp ra đặt thế vào đó...Tức là những cặp bố mẹ đó sẽ CHUYÊN nuôi con ...Em thấy bồ câu không phân biệt con ghẻ con nuôi,nhưng liệu nó có đủ sức nuôi con liên tục vậy không các bác...Nếu làm vậy ta có thể để 3 con non mới nở trong lồng ấp vào cho bố mẹ nuôi..Sẽ hay hơn cách làm là chờ bố mẹ nó ấp nở 2 con rồi ghép thêm 1 con nở trong lồng âp...Sẽ hiệu quả hơn...
 
Cả 2 ý kiến đều có thể làm tốt.
*
Ý kiến nuôi bộ từ trứng:
Phải tìm được công thức làm sữa bồ câu.
Chuyện đút mớm cho chim con cần sức người,
và đồ thiết kế tốt cho việc này.
*
Về sứcngười,
thì đàn bà rất giỏi. Từ nhỏ tôi đã làm việc
với đàn bà những công việc rất rẻ tiền.
Một người đàn ông khoẻ, nhanh, mà làm những
việc này, kết quả chỉ bằng 1/5 đàn bà.
Lý do là việc đó rẻ tiền quá, làm đàn ông
mất hết ý chí làm việc. Thường họ chỉ làm
được 1 giờ đầu tiên là bỏ việc. Đàn bà biết
phận họ phải làm việc rẻ tiền, nên chú tâm
vào làm cho tốt. Kết quả họ năng suất lên
rất nhanh. Chỉ một tuần lễ học việc, họ đã
năng suất đến đỉnh, tuy rẻ công, một ngày
làm việc của họ cũng bằng trai trẻ làm quần
quật bên ngoài những công việc nặng nhọc khác.
Ví dụ, may quần đùi cho trẻ con 10 tuổi từ
8 mảnh vải chắp vá lại, với giá 1 hào (tiền
ngày xưa). Phải may được 30 quần mới được
3 đồng, bằng người thường lao động, và phải
may 50 quần mới bằng người khoẻ. Thực tế, đàn
bà làm thợ may hàng ngày đều làm được 50 quần.
*
Về đồ đút chim,
cần có vòi nhỏ như mỏ chim bố mẹ, và có cách
bơm thức ăn vào diều chim con. Từ xưa, Trung
Quốc đã có máy nhồi vịt lớn. Công nhân nhồi
cho vịt ăn tóm cổ con vịt, ấn mỏ nó vào vòi,
thì mỏ nó ngoác ra. Lúc ấy công nhân dậm chân
bơm thức ăn thằng đến diều, một lượng đúng như
đã cài đặt sẵn. Đối với chim con, không thể
làm thô bạo và dễ dàng thế, nhưng ta bắt chước
nguyên lý đó để bơm vài đợt vào chim con, cũng
như chim bố mẹ mớm. Đầu vòi làm bằng nhựa mềm
hay cao su hơi cứng. Người đút phải nhẹ nhàng
tách mỏ chim con mà đưa đầu vòi vào, rồi dậm
bàn đạp mà bơm thức ăn. Làm ăn công nghiệp,
thì chim con có hàng chục hàng trăm. Mỗi người
phụ trách một khay chim mấy chục con. Cứ nhồi
con này xong thì sang nhồi con khác. Đủ một vòng
thì lại nhồi con đầu tiên. Tính toán sao cho lúc
đó chim đã tiêu hết diều, và đang đợi nhồi nữa.
*
Nếu 1 phút nhổi 1 con, thì 1 giờ 60 con, lúc đó
chim con đã đói chưa? Sang ngày thứ 2, thì đầu
vòi cũng lớn hơn, lượng thức ăn nhồi cũng nhiều
hơn. Cứ mỗi ngày, đầu vòi và lượng bơm cũng thay
đổi cùng với độ đặc của thức ăn, và nhiệt đô thức
ăn cũng bớt dần. Vậy 1 người làm mớm được 6 chục
con chim, thì tiền nuôi chim bộ có lời đủ trả
công hay không, nếu tài liệu Trung Quốc nói cách
nuôi bộ lời gấp 3 cách nuôi thường? Nếu 1 giờ mà
chim vẫn còn no, phải 2 giờ mới đói, thì một người
mớm cho 120 chim con có mang lại lời không?
*
Ý kiến cho chim lớn nuôi chim con cho đến một
tuần tuổi:
Cần phải thí nghiệm mới biết cụ thể ra sao, nhưng
chắc chắn được. Chim bố mẹ không mệt đâu. Công
việc mớm chim con chỉ cần khéo léo, chứ không nặng
nhọc. Chỉ việc cho ăn uống tốt thì chúng thừa sức
mớm 3 hay 4 con chim con. Phải chú ý đến Vitamin
và các chất khoáng, kể cả muối ăn và sỏi sạn.
Khi chim bố mẹ mớm, thì nó chỉ mớm sữa thôi, nhưng
các chất kia rất cần cho chim bố mẹ.
*
 
+ Em nghĩ thế này các bác cho ý kiến: Chủ động cho số lượng bố mẹ nuôi con và cứ con non được 7 đến 10 ngày tuổi thì tách ra nhồi thức ăn riêng và lấy bồ câu non mới nở trong lò ấp ra đặt thế vào đó...Tức là những cặp bố mẹ đó sẽ CHUYÊN nuôi con ...Em thấy bồ câu không phân biệt con ghẻ con nuôi,nhưng liệu nó có đủ sức nuôi con liên tục vậy không các bác...Nếu làm vậy ta có thể để 3 con non mới nở trong lồng ấp vào cho bố mẹ nuôi..Sẽ hay hơn cách làm là chờ bố mẹ nó ấp nở 2 con rồi ghép thêm 1 con nở trong lồng âp...Sẽ hiệu quả hơn...

Đọc đoạn này tôi mới nhớ ra trên DD có bài nói là chia chim ra thành nhóm chuyên đẻ, chuyên nuôi con...
Tuy vậy lại có bài viết chim chỉ mớm sửa diều cho con trong 1 tuần đầu, sau đó thì mớm nguyên các thức ăn mà nó ăn được.
Nếu đúng vậy thì: Sau khi ấp và nuôi được 1 lứa, sau 10 ngày ta bắt ra nuôi bộ và thay lứa mới nở. Liệu lứa mới này có được ăn sữa không? Nếu có thì tốt quá. Như vậy chỉ cần 2 cặp chim 1 cặp chuyên đẻ, 10 đến 15 ngày 1 lứa, cặp kia cũng nuôi con theo số ngày tương tự, việc ấp để cho máy. (Thậm chí là 3 cặp đẻ, 2 cặp nuôi).
Người thì hình như có trẻ bú là có sữa mãi thì phải? (Nên họ đi làm vú nuôi)
Điều tôi muốn nói ở đây là chim mẹ căn cứ độ lớn của chim con để tiết sửa hay sau mỗi lần ấp thì tiết sửa được 1 tuần?
Anh Thức đã nuôi rồi xin cho chúng tôi biết các lần tráo con tiếp theo (cho nuôi tiếp lần 2, lần 3...) chim con có khỏe mạnh như lần 1 không? Cám ơn.
 
Chim BC ko phân biệt con đẻ con nuôi . Nhưng nó biết phân biệt con Màu,và con có thể trọng khác nhau..

VD: Đang nuôi con màu trắng,mà ghép(hoặc đổi) thêm vào ban ngày một con màu sô cô la là con đực sẽ mổ vào đầu con chim lạ cho tới chết . Kết quả tương tự như vậy . Đang nuôi con to,,, lấy ra nhồi cám vỗ béo... rồi đưa chim non mới nở vào như ý tưởng của bác trên kia nói ... ( tôi đã thí nghiệm) . Chưa có điều kiện thử nghiệm vào ban đêm vì không có hứng thú làm mấy việc mất vệ sinh này cho lắm
 
Đọc đoạn này tôi mới nhớ ra trên DD có bài nói là chia chim ra thành nhóm chuyên đẻ, chuyên nuôi con...
Tuy vậy lại có bài viết chim chỉ mớm sửa diều cho con trong 1 tuần đầu, sau đó thì mớm nguyên các thức ăn mà nó ăn được.
Nếu đúng vậy thì: Sau khi ấp và nuôi được 1 lứa, sau 10 ngày ta bắt ra nuôi bộ và thay lứa mới nở. Liệu lứa mới này có được ăn sữa không? Nếu có thì tốt quá. Như vậy chỉ cần 2 cặp chim 1 cặp chuyên đẻ, 10 đến 15 ngày 1 lứa, cặp kia cũng nuôi con theo số ngày tương tự, việc ấp để cho máy. (Thậm chí là 3 cặp đẻ, 2 cặp nuôi).
Người thì hình như có trẻ bú là có sữa mãi thì phải? (Nên họ đi làm vú nuôi)
Điều tôi muốn nói ở đây là chim mẹ căn cứ độ lớn của chim con để tiết sửa hay sau mỗi lần ấp thì tiết sửa được 1 tuần?
Anh Thức đã nuôi rồi xin cho chúng tôi biết các lần tráo con tiếp theo (cho nuôi tiếp lần 2, lần 3...) chim con có khỏe mạnh như lần 1 không? Cám ơn.

Thật ra kỹ thuật "dùng máy ấp trứng bồ câu" hay "dồn trứng cho bố mẹ ghẻ ấp, nuôi" chính là cách để tăng năng suất trong nuôi bồ câu công nghiệp. Với kỹ thuật này, 1 cặp bố mẹ có thể đẻ được 02 lần trong 01 tháng (chim bố mẹ đẻ 10 ngày, nếu lấy trứng ra khỏi ổ thì khoảng 5 - 7 ngày sau sẽ đẻ tiếp). Và kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng trong chăn nuôi công nghiệp, không nuôi theo kiểu truyền thống "thả rông".

Tuy nhiên, qua nhiều lần theo dõi, mình thấy rằng nếu tháng này đã tăng năng suất ở những cặp chim bố mẹ này thì tháng sau phải chuyển qua những cặp khác, vì nếu tăng năng suất liên tục, thời gian sinh sản của chim bố mẹ sẽ giảm hẳn.

Thứ hai là, thật ra không phải lúc nào chim bố mẹ cũng "sẵn sàng" nuôi con, vì vậy không thể thành lập "nhóm chuyên đẻ" hoặc nhóm "chuyên nuôi con" được.

Trong tổng thể chăn nuôi bồ câu công nghiệp, chúng ta có thể tăng năng suất, nhưng bồ câu cũng là động vật, không phải là cái máy, nên cũng phải "khoan thư" một chút, nếu bắt chúng "cày bừa quá mức" thì có khi "lợi bất cập hại" à nghen.

8141479849_13f78c2b88_z.jpg


Sau gia đình này chỉ có 02 em bé thôi vậy, không nhận con nuôi à? Hehe, chú này mới nuôi con có 03 lứa, chưa đánh giá hết khả năng xem có nuôi đạt hay không. Nếu theo dõi qua nhiều lần mà thấy cả 02 chú chim non phát triển tốt và thời gian sinh sản đảm bảo theo chu kỳ thì sẽ cho chú "nhận con nuôi" thôi.
 
Như bạn Nuôi Dế nói, không dễ cho bồ câu bố mẹ nhận nuôi đâu.
Tôi chưa từng làm thì nghiệm, nhưng trứng và con ruột của bồ
câu bố mẹ mà xảy ra chuyện làm bố mẹ lạ, thì chúng cũng bỏ.
Bồ câu mớm chim con theo độ lớn, nên không chắc chúng đang mớm
con lớn rồi lại nhận con nhỏ và mớm sữa đầu lại đâu.
*
Tuy vậy, cách nuôi bộ công nghiệp, không có bố mẹ nuôi, vẫn là
đề tài phải chinh phục nếu muốn làm ăn tốt. Kiều nuôi bình thường
rất khó chứng minh là lời lãi hơn nuôi gà.
*
 
Như bạn Nuôi Dế nói, không dễ cho bồ câu bố mẹ nhận nuôi đâu.
Tôi chưa từng làm thì nghiệm, nhưng trứng và con ruột của bồ
câu bố mẹ mà xảy ra chuyện làm bố mẹ lạ, thì chúng cũng bỏ.
Bồ câu mớm chim con theo độ lớn, nên không chắc chúng đang mớm
con lớn rồi lại nhận con nhỏ và mớm sữa đầu lại đâu.
*
Tuy vậy, cách nuôi bộ công nghiệp, không có bố mẹ nuôi, vẫn là
đề tài phải chinh phục nếu muốn làm ăn tốt. Kiều nuôi bình thường
rất khó chứng minh là lời lãi hơn nuôi gà.
*

Ở chỗ trại mình thì gửi rất dễ, vì giống của mình là giống thuần làm kinh tế, nên chúng đút và nuôi con rất tuyệt vời.
Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào chúng cũng chịu nuôi con, ít nhất là chúng đang ấp trứng ít nhất là 2 tuần thì gửi chúng mới có thể đút chim con.

Mặc dù cũng rất muốn nghiên cứu kỹ về việc tự nuôi khi bồ câu con mới nở, nhưng kỳ thực bây giờ mà nghiên cứu về công thức chế tạo thức ăn; rồi thì máy móc để đút phải làm như thế nào khi mà chim bồ câu con mới nở ra rất bé,...

Mình vẫn thích dùng máy ấp và cho chim bố mẹ nuôi giùm. Với cách làm này thì năng suất tăng lên rất nhiều, mà cũng không tốn quá nhiều công sức.

Mong tiếp tục nhận được chia sẻ.

8141487414_88a16e0ff7_c.jpg
 
-Anh Thức nếu cho 100 cặp đẻ chuyên để lấy trứng cho lồng ấp thì mất bao nhiêu cặp để nuôi con vậy anh???

-Bác anhmytran góp ý rất hay,nếu bác nuôi dế đã thất bại với cách làm gửi con mởi nở và lấy con 10 ngày tuổi ra thì em sẽ không thử nghiệm nữa...

-Cách làm nuôi ngay từ khi mới nở thì rõ ràng là siêu lợi nhuận rồi và có thể áp dụng được với cả những trại tầm 200 cặp...Bây giờ cũng gần tết rồi,em còn xoay xoay với cái trại gà của em để bán tết nữa...Hứa với các bác là tháng 3 dương lịch năm sau em sẽ cho hình ảnh,kết quả thí nghiệm,công thức thức ăn nuôi bồ câu mới nở...Kể cả tốn sức cũng vẫn lãi to...Được hay không em không dám chắc,nhưng chắc chắn em sẽ làm....Các bác chờ kết quả nhé....
-Mọi người hãy tiếp tục thảo luận và góp ý về chủ đề chính nào...Thức ăn nuôi con mới nở,cách cho ăn nhanh và k làm ảnh hưởng con non....Ai có video nào hay chia sẻ cùng anh em tìm cách làm hay nhất cho nghề bồ câu nước ta nào...

==>HY vọng 1 ngày gần nhất giá bồ câu sẽ rẻ hơn giá gà..Và bán theo kg chứ không phải theo con nữa...Dân ta sẽ có được loại thức ăn giàu dinh dưỡng...
 
bô câu đang khó bán. ai giup

tôi thấy có 1trại bên campuchia áp dụng thế này, mạng phép chia sẻ
Lấy trứng bồ câu pháp ấp lò 12ngày, rôi lấy trứng cho bồ câu sẻ ấp tơi lúc nở , bồ câu sẻ nuôi 10ngày thì băt ra bơm cám gạo,thuốc , vitamin,
như vậy có áp dụng đc ở vn hay ko , xin cho ý kiến, trại này ở campuchia nhưng do 1nguoi vn nuôi


Tôi cuôi đầu.xl bác thức
 
Last edited:
thật ra bô câu trên thị trương đang dần bị bão hòa . ep cho nó đẻ nhiêu, tăng năng suất riết thì nó sinh sản đc trong bao lâu. 1năm hay 2năm là no kiêt sưc hêt đẻ:wacko::blink:

--------

bên anh thức bao tioêu sản phẩm nhưng thu vao giá 40k, bán ra 55k, nhưng hình như bên anh đang gap khó khăn về đầu ra cho sản phẩm thì phải. bồ câu trong ổ thì it, mà bồ câu ra ràng thì nhgieefu, chứng minh anh toàn thu nmua bồ câu để bán chứ bồ câu của anh chỉ đạt tỷ lệ sinh sản ko quá 70phần trăm. anh mua bồ câu tronng các hộ dân về làm giấy tờ kiểm dich rôi bán ra với giá chống mặt nhưng nguồn gốc con giống ro ràng, trại của anh là trại chăN NUÔI TẬP TRUNG. NGHIẪ LÀ TẬP TRUNG BỒ CÂU VỀ ĐẺ LÀM GIÂY TƠ
bô câu trên trại chỉ là hàng mẫu. tôi noi nhưe vậy ko biêt đúk hay sai. bà con nao ko tin thì nên toi tham quan và để ý số trưng tronng ổ và sô con non trong lồng thì se rõ

Bác có thể nói cái này với riêng bác Thức,bác nói những điều đó ở đây em e không hay cho lắm và rõ ràng lại lạc chủ đề....
 
Bồ câu bán giống thì mới bão hoà.
Bán thịt thì chẳng con nào bão hoà cả.
Ví dụ, Nhím, Dúi, Lợn Lòi, vân vân đã
bão hoà giống, nhưng bán thịt bao giờ
cũng có người mua. Nếu 1 đồng không bán
được, thì 9 hào. Nếu 9 hào không bán được
thì 8 hào, rồi 5 xu, rồi 1 xu, thế nào
cũng có người mua.
*
Sản xuất là một nghề trong kinh doanh, mà
có ra sản phẩm, nên không bao giờ bão hoà.
Chỉ những sản phẩm không ai cần thì mới bão
hoà thôi. Bồ câu, Gà, Cút, Vịt, là những món
bà con đã quen thuộc từ lâu, không như Trĩ,
Công đâu.
*
Từ xưa, tôi không tin có thể nuôi bộ bồ câu
con, nhưng đã có người TQ làm được, thì ta
cũng làm được. Điều đó đẩy mạnh sản xuất,
hạ giá thành, đưa bồ câu lên một mặt hàng
phổ biến như Gà, Vịt. Điều đó cũng làm cho
những người nuôi nhỏ lẻ phải sập tiệm. Chỉ
còn những người chơi bồ câu đua mới có thể
tồn tại thôi, vì họ không sản xuất chim thịt.
*
 
Back
Top