Thảo luận:dùng lò ấp trứng bồ câu,làm thế nào để nuôi bồ câu non mới nở

  • Thread starter MatMotMy
  • Ngày gửi
Kính thưa các bác,em vào nghề nuôi bồ câu cũng đã 1 năm nay...Đàn thì mới tầm 100 cặp chưa bõ bèn gì nên không dám up hình lên đây...Em nuôi dạng quần thể và có một số đắn đo về nghề như sau,mong anh em chúng ta hãy cộng gộp những kinh nghiệm cùng nhau để cùng đi lên với nghề...

Dưới đây là video em lượm được trên youtube của Khựa...

[video=youtube;efdi_kclrEM]http://www.youtube.com/watch?v=efdi_kclrEM[/video]

Trong video chúng ta có thể bỏ qua phần chăn nuôi bồ câu đẻ của họ,nhưng phần cuối có 1 đoạn rất đáng chú ý là họ nhặt trứng bồ câu cho vào lồng ấp và sau đó tự nuôi con non(họ k quay rõ là nuôi từ bao ngày tuổi)

Đặt điều kiện nuôi và ấp bằng lồng ấp thì trại phải ít nhất 500 cặp trở lên mới hiệu quả...

Và vấn đề em thấy thắc mắc là...Khi bồ câu non mởi nở ra trong lồng ấp họ sẽ xử lí tiếp như thế nào...Phải chăng họ bắt và bỏ vào ổ những cặp mới đẻ và lấy trứng trong ổ đó ra để mẹ nuôi con...Nếu bỏ vào như vậy em nghĩ con mẹ vẫn sẽ nuôi tuy nhiên vào lúc đó bố mẹ nó đã có sữa để nuôi con hay chưa và tầm bao nhiêu ngày chúng ta có thể bắt ra tự mớm cho chúng...Hay là họ tự mớm cho bồ câu non mới nở và họ làm như thế nào khi mà bồ câu non mới nở chỉ uống sữa từ diều của bố mẹ nó...
 
Bồ câu bán giống thì mới bão hoà.
Bán thịt thì chẳng con nào bão hoà cả.
Ví dụ, Nhím, Dúi, Lợn Lòi, vân vân đã
bão hoà giống, nhưng bán thịt bao giờ
cũng có người mua. Nếu 1 đồng không bán
được, thì 9 hào. Nếu 9 hào không bán được
thì 8 hào, rồi 5 xu, rồi 1 xu, thế nào
cũng có người mua.
*
Sản xuất là một nghề trong kinh doanh, mà
có ra sản phẩm, nên không bao giờ bão hoà.
Chỉ những sản phẩm không ai cần thì mới bão
hoà thôi. Bồ câu, Gà, Cút, Vịt, là những món
bà con đã quen thuộc từ lâu, không như Trĩ,
Công đâu.
*
Từ xưa, tôi không tin có thể nuôi bộ bồ câu
con, nhưng đã có người TQ làm được, thì ta
cũng làm được. Điều đó đẩy mạnh sản xuất,
hạ giá thành, đưa bồ câu lên một mặt hàng
phổ biến như Gà, Vịt. Điều đó cũng làm cho
những người nuôi nhỏ lẻ phải sập tiệm. Chỉ
còn những người chơi bồ câu đua mới có thể
tồn tại thôi, vì họ không sản xuất chim thịt.
*

Nếu đã nuôi nhỏ lẻ,thì chắc chắn k sập tiệm đâu bác,không sợ đầu ra tồn đọng thì chả sợ gì cả(vì ít mà)...Và nếu cách làm nuôi bồ câu non mới nở trong lồng ấp được thì các trại nhỏ cũng có thể làm thoải mái....Với cách làm đó thì trại nào 200 cặp cũng có thể làm...
 
-Anh Thức nếu cho 100 cặp đẻ chuyên để lấy trứng cho lồng ấp thì mất bao nhiêu cặp để nuôi con vậy anh???

-Bác anhmytran góp ý rất hay,nếu bác nuôi dế đã thất bại với cách làm gửi con mởi nở và lấy con 10 ngày tuổi ra thì em sẽ không thử nghiệm nữa...

-Cách làm nuôi ngay từ khi mới nở thì rõ ràng là siêu lợi nhuận rồi và có thể áp dụng được với cả những trại tầm 200 cặp...Bây giờ cũng gần tết rồi,em còn xoay xoay với cái trại gà của em để bán tết nữa...Hứa với các bác là tháng 3 dương lịch năm sau em sẽ cho hình ảnh,kết quả thí nghiệm,công thức thức ăn nuôi bồ câu mới nở...Kể cả tốn sức cũng vẫn lãi to...Được hay không em không dám chắc,nhưng chắc chắn em sẽ làm....Các bác chờ kết quả nhé....
-Mọi người hãy tiếp tục thảo luận và góp ý về chủ đề chính nào...Thức ăn nuôi con mới nở,cách cho ăn nhanh và k làm ảnh hưởng con non....Ai có video nào hay chia sẻ cùng anh em tìm cách làm hay nhất cho nghề bồ câu nước ta nào...

==>HY vọng 1 ngày gần nhất giá bồ câu sẽ rẻ hơn giá gà..Và bán theo kg chứ không phải theo con nữa...Dân ta sẽ có được loại thức ăn giàu dinh dưỡng...

Cố gắng nghiên cứu thành công nhé bác, nếu bác thành công đc, dám chắc bác sẽ giàu lên liền...... nhưng là nhờ bán thức ăn cho bồ câu từ lúc mới nở đến lúc có thể cho cám ăn.... chứ ko phải là bán bồ câu.....hihi....
 
Nuôi nhỏ lẻ khác với nuôi lớn ở chỗ có những việc
nuôi nhỏ lẻ không làm được. Ví dụ chuyện ấp trứng
và nuôi chim con, cần đầu tư thiết bị tốn tiền vốn.
Nuôi nhỏ lẻ chả lẽ bỏ vốn mua máy ấp chỉ ấp 10 trứng
sao?
*
Áp dụng kỹ thuật mới, cần đầu tư thiết bị và kỹ thuật,
điều chăn nuôi nhỏ lẻ không thể. Mặt khác, chăn nuôi
lớn làm hạ giá thành, làm chăn nuôi nhỏ lẻ không thể
bán được hàng. Khi năng suất tăng gấp 3, thì giá tụt
xuống một nửa. Đó là điều chăn nuôi nhỏ phải sập tiệm.
Bây giờ gà TQ nhập vào nước ta, làm bà con chăn nuôi
nhỏ phải khốn đốn. Đó là bằng chứng thấy rõ. Nếu ta
chăn nuôi bồ câu kém, cũng sẽ bị bồ câu TQ làm sập tiệm.
*
Chuyện kinh doanh bán thức ăn mớm chim con cũng đang xảy
ra ở TQ. Ngoài ra, còn nghề ấp và nuôi chim con nữa. Vậy
có thể nói có 4 nghề: nghề làm thức ăn mớm bồ câu con,
nghề ấp thủ công và nuôi bồ câu con, nghề nuôi chim thịt,
và nghề nuôi chim đẻ.
*
 
Nếu chịu khó tìm kiếm thông tin trên nhiều trang mạng của nhiều thứ tiếng khác nhau ... Chắc chắn tìm được công thức tạo thức ăn cho chim từ 1 ngày tuổi (thay cho sữa diều)

Ngày trước tôi có ngâm cứu và tìm được bài viết bằng tiếng anh thì phải ... lâu rồi ko n hớ rõ và cũng ko còn lưu trữ . Chỉ nhớ mang máng là phải ủ thức ăn lỏng trong một loại men cho nó lên men sau nhiều giờ đồng hồ ...Tiếp đó mang sữa diều nhân tạo đó đút cho chim bằng máy có khí nén hỗ trợ .

Nguyên liệu để chế sữa gồm bột ngũ cốc,các vitamin,và mấy chất khoa học gì đấy ....ko nhớ nữa

Việc đút bằng xilanh không thuận tiện ... Phải có máy nén khí,cho thức ăn vào một bình,khi cho ăn,ta chỉ bóp cò hơi sẽ đẩy thức ăn vào diều của chim..

Bên tàu khựa họ cũng làm như thế ... Những chim non sẽ được ủ trong buồng có bóng đèn và được xếp trên khay làm bằng gi sàng có thể thoát phân ...

Đây là vài điều bập bõm mà tôi lụm được trên mạng từ lâu ....muốn tìm ra bài viết chính xác phải dùng go ogle dịch .... bác nào muốn nghiên cứu vấn đề này phải mất công nghiên cứu sưu tầm lại . Chủ yếu vẫn là tiếng anh và tiếng trung.
 
Bài tiếng Anh viết ra bởi người nuôi chim chơi, không phải nuôi công nghiệp.
Những người đó không phải chuyên nghiệp, cũng không có bằng cấp bác sỹ hay
bác học nghiên cứu về bồ câu. Các bài viết không giống nhau. Mỗi bài có một
vẻ riêng, một lý lẽ khác. Vì vậy, các bài đó chỉ để tham khảo, không biết bài
nào tốt hơn bài nào.
*
Các bài tiếng Trung, như tôi đã viết, chỉ copy lại của nhau, mà chỉ có một
bài thôi, cũng chẳng đáng tin, vì không biết người viết có trình độ nào, và
lương tâm ra sao, hay chỉ viết theo lối "nhà văn nói láo, nhà báo nói liều."
*
Lượm lặt các bài tiếng Anh, có nói: trong Sữa Chim Câu có nhiều chất béo, nên
ta cũng phải cho nhiều chất béo vào thức ăn. Ngoài ra, còn cho bột đá vôi để
đủ chất Canxi. Trong thức ăn cần có vitamin B1, B12, E. Có người còn nói cho
một ít cứt chim lớn vào cho có men. Có người nói cho vi khuẩn lên men sữa chua
nhưng thật ra Sữa Chim Câu rất ngọt, mà không chua.
*
Về cách mớm chim con, khi chim mới vài ngày tuổi, thì không bơm, mà để nó rúc
mỏ vào tự bú. Mỗi lần cho ăn, mất 2 phút, bú làm 4-5 lần. Khi chim một tuần
tuổi trở lên, có thể bơm thẳng vào diều. Mỗi lần bơm 1 diều mất 20 giây. Khi
chim lớn 3 tuần, thì đổ thức ăn vào một bên mỏ, mỗi lần nửa phút.
*
Qua các lượm lặt đó, thì nuôi bộ chim con không khó, vì nhiều cách khác nhau
vẫn có kết quả tốt. Nếu chịu khó thí nghiệm các công thức khác nhau, nhất định
tìm được công thức Sữa Chim Câu tốt nhất. Không chịu khó lăm, thì vẫn nuôi được.
*
 
Để nó rúc mỏ vào tự bú là làm cách nào hả bác....Bác có thể nói rõ hơn khâu này không???Làm cách nào???...Em sẽ tập hợp ý kiến của tất cả và thử...Nếu nó tự bú được thì rõ ràng là quá tốt nhưng nếu nó k bú thì bơm vào mỏ nó cũng vậy thôi,chỉ sợ miệng nhỏ quá bơm mất thời gian,cơ bản là sữa có phù hợp không....Chịu khó bơm tầm 3 ngày đầu là nó khá lớn rồi,chỉ cần sau 3 ngày mà nó vẫn sống và có lớn thì cơ bản đã thành công...

Còn về thức ăn.Sữa dùng cho con nít mới sinh không thể áp dụng cho bồ câu mới nở tuy nhiên ta vẫn có thể hướng cách làm thức ăn theo đó...Cơ bản vẫn là đủ chất và dễ tiêu hóa...

Còn nữa,bác nào có thể nói về khâu giữ ấm cho bồ câu non từ mới nở tới tầm 7 ngày tuổi không?Nhiệt độ lúc con mẹ giữ ấm cho nó là khoảng bao nhiêu nhỉ...chúng ta phải làm lồng và mua nhiệt kế để điều chỉnh....
 
Nhiệt độ chắc tầm 36- 38 độ ... bằng nhiệt độ ấp trứng ... khi mới nở là thế ... khi chim to hơn thì sẽ giảm dần một vài độ
 
Về nhiệt độ giữ ấm cho chim con, tôi chưa thử, nhưng tôi nghĩ không khó. chỉ cần đặt vào dưới bụng con chim đang ấp con 1 nhiệt kế, và lặp lại vài lần là biết thôi.
Nhưng tôi nghĩ, khi mình bị ốm, mình đắp chăn sao cho đủ ấm, và tự điều chỉnh được. Tuy vậy vẫn muốn có người thân bên cạnh, nghĩa là chỉ nhiệt độ thôi chưa chắc đã đủ. Khi mình còn nhỏ mình không biết, nhưng lớn rồi mình nghĩ có lẽ còn nhỏ cũng như khi bị ốm vậy, ăn no, ủ ấm, êm, có thể còn cần 1 sự quan tâm nào đó như sự va chạm giữa mẹ và con.
Và, chủ đề này theo tôi hiểu thì mục đích là để tăng năng suất. Trong khi đó ấp máy đã giảm chu kỳ 45 ngày xuống còn 35 ngày ( nếu máy ấp 10 ngày), công thêm cho chim nuôi 3 con thay vì 2 con, thì chu kỳ con giảm xuống 1/3 thời gian nữa nghĩa là còn 22 ngày cho 1 chu kỳ sinh sản. Vậy cần gì phải nghĩ đến chuyện cho chim mới nở ăn nữa.
Tôi không biết giả sử cho 1 cặp chuyên đẻ, 1 cặp chuyên nuôi con thì cặp nào mệt hơn?
Tôi không được học về nông nghiệp, cũng không phải là nông dân, nên không có chút kinh nghiệm nào cả. Hơn 1 năm nay mới bắt đầu học cách nuôi chim nên có 1 chút suy nghĩ như vậy, không biết có đúng không?
 
Ở đây có bài: Kỹ thuật ấp trứng bồ câu bằng sức người và Kỹ thuật
nuôi bồ câu con bằng sức người:
人工孵鸽与人工哺乳鸽技术
*
http://cn.chinagate.cn/povertyrelief/2012-11/07/content_27036190.htm
*
http://www.chinabaike.com/z/nong/tz/430506.html
*
http://gx.zgny.com.cn/Tech_138586.shtml
*
http://www.saige1.com/3183.html
*
Chúng nó chỉ copy của nhau, không biết bản gốc là thằng nào viết ra.
*
Các bạn không chịu đọc từ đầu để thấy nhiều tin tức quý báu.
Tôi trích lại để các bạn có thể tìm hiểu được.
Cả 4 trang lưới trên đều có cùng một nội dung, copy của nhau.
Còn tiếng Anh, thì mỗi người nói một đàng một nẻo, vì người
Anh, người Mỹ không nuôi chim thịt, mà nuôi chim cảnh, chim đua,
nuôi nhỏ lẻ, cả đời may ra mới phải nuôi bộ một vài con.
*
Đây là tóm tắt bài tiếng Hán:
Ấp trứng bồ câu bằng máy:
có thể nở trên 88%, trong khi bố mẹ ấp nở chỉ được 68% thôi.
Mỗi chiều tối, 8 giờ, thì phải đi nhặt hết trứng trong các ổ,
để vào kệ mát giữ ở 18 độ, thoáng khí.
Sau 4 ngày, thì đưa vào máy ấp, nhiệt độ từ 38,3 đến 38,8, so
với trứng gà thì nóng hơn 0,5 đến 1 độ. Độ ẩm 50% đến 55%.
Mỗi ngày đảo trứng 4 đến 6 lần. Đến ngày 12, mỗi ngày đưa trứng
ra ngoài tủ ấp, cho mát xuống 30 độ mới đưa lại vào trong tủ.
Soi trứng vào ngày ấp thứ 5, 10 và 16 để lọc trứng xấu vứt ra
cho tủ khỏi có mùi thối. Sau đó không đảo trứng nữa. Ngày 17
và 18 thì bắt đầu nở.
*
Nuôi bộ chim câu từ trứng ấp máy: Vì khó ghép cho chim bố mẹ nuôi.
*
Đồ nghề: Máy mớm (từ khi mới nở đến 2 tuần) và bơm thức ăn.
Lồng ủ ấm cho chim, cho dưới 1 tuần, 2 đến 3 tuần, trên 3 tuần.
Trên 1 tuần tuổi, cỡ lồng 1X2Xnửa mét, mắt lưới 1 centimet.
*
Chim mới nở đến 4 ngày giữ ấm 37-38 độ, từ 5 đến 7 ngày giữ ấm
từ 34-36 độ. 1 đến 2 tuần tuổi 30-33 độ. Sau đó thì nhiệt độ
thấp dần đến 26 ngày tuổi thì nhiệt độ 25 độ. Cần thông thoáng.
*
Nhiệt độ thức ăn thì cao hơn 2 độ so với nhiệt độ lồng chim.
Mới nở thì loãng như sữa. Vài ngày sau thì sánh thêm như cháo
loãng. Một tuần tuổi thì cháo hơi đặc. Hai tuần tuổi cho ăn
cháo đặc, có lẫn hạt nhỏ. 3 tuần cho ăn hạt nhỏ rồi hạt to,
không nấu chín, mà để sống, có ngâm nước, và cho tự uống nước.
*
Bạn Mắt Một Mý:
Cho chim con tự bú thì tốt hơn, vì bơm thức ăn vào thì thô bạo
quá, có thể sặc chết, có thể bị rách miệng, cổ và diều rồi chết.
Chim 2 tuần tuổi thì bơm được, vì nó to lớn, khó bị thương hơn.
Muốn cho chim tự bú, làm một ống bơm to cỡ cổ tay, như bơm xe,
đựng đầy cháo lỏng hâm nóng 40 độ. Đưa đầu bơm vào mặt chim, sao
cho mỏ nó chọc vào lỗ đầu bơm (phải to, đường kính 5 milimet hay
hơn). Lần đầu nó chưa biết, nhưng khi sữa cháo chảy vào lưỡi thì
nó biết và bắt đầu bú ngay. Nó bú rất chậm, vì nó nhỏ, điều nó
cũng nhỏ, chỉ chứa được vài cc, chừng 1 thìa cà phê. Cho bú xong
con này, thì cho con khác bú, nên mực cháo trong bơm thấp xuống,
và cán bơm tự kéo xuống theo, hay mình hơi đè bơm cho sữa cháo
ứa ra ở đầu bơm, không dể cho không khí lọt vào trong bơm.
*
Cũng có thể không làm bơm ống như bơm vỏ xe (săm lốp xe) mà làm
một cái túi nilon trong suốt hình phễu, hở đáy. Đầu phễu làm bằng
nhựa (cho khỏi cứng) như đầu bơm, đường kính 3 centimet, có lỗ
thủng đường kính 5-7 milimet tuỳ theo cỡ mỏ chim mà làm to hơn
một chút. Túi này dài chừng 3 gang, đường kính đáy 1 gang tay.
Đổ cháo vào túi qua đáy túi, đầy chừng 2 gang tay thì thôi. Bó
dáy túi lại và nắm chặt để cháo khỏi tràn ra. Dốc túi ngược lên
45 độ để mớm chim. Chim non bú vào đầu bơm đến đâu, thì bóp túi
cho cháo chảy ra đến đấy, không cho không khí lọt vào. Một túi
đầy cháo có thể cho hàng nghìn con chim non 1 ngày tuổi ăn.
Bạn đến coi xưởng làm bánh ngọt sẽ thấy người ta có cái túi này
để làm bánh hình tròn, hình dài có rắc đường hạt lên trên. Tiếng
Bắc gọi là bánh Sampa hay Xampa gì đó. Mỹ gọi là Cookies, tuy
rằng cúc ki thì có nhiều loại và không làm bằng bột bóp ra từ
gói bơm này.
*
images

*
Bạn Binh26:
Không cần nuôi chim bao giờ cũng vẫn suy nghĩ được. Ấp máy thay
cho chim bố mẹ, để chúng sau khi đẻ, lại có thể đẻ tiếp được
ngay. Vậy chúng có thể đẻ 10 ngày môt trứng hay một lứa 2 trứng
chứ không phải 22 ngày đâu.
*
Chuyện phải cho chim mới nở ăn, vì bạn Nuôi Dế đã chỉ ra rồi:
Khó tìm được chim bố mẹ nhận nuôi hàng chục chim con mới nở.
*

--------

Đây là trang lưới nói về bồ câu hoang dại tự nhiên:
http://www.pigeons.biz/forums/f23/feral-eggs-and-youngsters-7626.html
*
Xin dịch nội dung:
Sau khi cặp đôi và nhảy lần đầu thì từ 5 đến 7 ngày sau bắt đầu làm tổ
Mỗi ngày nhảy 5 đến 7 lần.
Có thể tổ mới chồng lên tổ cũ, có cả trứng hỏng, con chết, dày đến cả gang tay, rộng hơn 2 gang.
Không làm tổ mé bờ vực thẳm, mà lui vào trong khe, hay hang núi.
Mỗi lứa đẻ 2 trứng (gần 92%), 1 trứng (gần 8%), 3 trứng (nửa phần trăm), có thể 4 trứng.
Lý do đẻ 2 trứng là sức cả đôi vợ chồng chỉ đủ nuôi 2 con thôi.
Khi con mái mất, thì con trống bỏ trứng.
Khi con trống mất, con mái vẫn ấp và nuôi con.
Trứng sau khi nở, thì chỉ còn 78% so với trứng mới đẻ, vì tiêu hao nước và năng lượng.
Chim bố mẹ ấp trứng thì cơ thể bị kích thích và làm ra "Sữa Chim" mớm cho chim mới nở.
Trứng không nở chiếm từ 7 đến 25%, trung bình là 10%, hay xảy ra ở 5 ngày đầu.
Đa số một lứa gồm một đực đẻ trước và một cái.
Trứng đầu băt đầu phát triển trước 1 ngày so với trứng sau .
Thông thường, trung bình 2 trứng nở cách nhau 44 giờ (gần 2 ngày).
Khác với trứng gà, cả ổ bắt đầu phát triển cùng lúc, nở cùng lúc.
Ra ràng: 70% trứng đầu ra ràng, nhưng chỉ có 57% trứng sau ra ràng.
Đó là vì bồ câu hoàn cảnh khắc nghiệt hơn gà, và gắng sao cho ít nhất 1 trứng thành công.
Nếu trứng sau nở sau trứng trước 2 ngày, thì 60% con nở sau sẽ chết.
Nếu sau 2 ngày mới nở, thì cuối cùng nó cũng chết.
Các chim thú đẻ trứng, thì trứng đầu nhỏ hơn, dễ sống hơn, chóng lớn hơn,
nhưng bồ câu nếu trứng đầu là trống thì lớn hơn trứng sau.
Chim cặp đôi rất mau chóng, nhưng rất hay đẻ 1 trứng ấp nở, hoặc trứng không cồ.
Quãng yêu đương cặp đôi nếu không suông sẻ, thì không nên vợ chồng.
Trứng nặng chừng 14 gram. Nhiệt độ ấp từ 32,5 đến 32,8 độ C.
Máu chim con có rất nhiều huyết cầu đỏ, nên thân nhiệt độ cao.
Trong 8 ngày đầu, nhiệt độ chim là 37 độ.
Từ ngày 17-18 chim con có nhiệt độ của chim lớn, là 41,4 độ C.
Chim không mớm đậu đỗ cho con 7 ngày đầu. Sau đó, đỗ rất quan trọng.
Chim con bắt đầu bước từ ngày 12 đến ngày 17.
Chim mọc lông trên đầu sau cùng.
Chim ra ràng từ tuổi ngày 30 đến 45 (1 đến 1 tháng rưỡi).
Thời gian từ 6 tuần tới 10 tuần (tháng rưỡi đến 2 tháng rưỡi - thời
gian 1 tháng kể từ khi ra ràng) là lúc chim câu dễ mắc bệnh nhất.
*
Theo các nguồn tin khác, bồ câu cần ăn 15% đến 17% chất đạm
trong thời gian đẻ, nuôi con, và thay lông. Thời gian nghỉ,
không nên cho ăn quá 13% chất đạm, để chim bay cho khoẻ.
Kết hợp với nguồn tin trên, thì nuôi bộ tuần lễ đầu không nên cho ăn
nhiều đậu (đạm), nhưng sau đó phải nâng tỷ lệ đậu lên sao cho đạm được
15% đến 17%. Ngoài ra, cần cho ăn bột đá vôi, hay xương, hay vỏ sò
tán ra bột cho chim con. Khi chim lớn dần, thì hạt đá cũng lớn lên theo.
*


Đây là "túi bắt bông kem" có thể bơm mớm chim bồ câu non:
*
images

*
images

*
images

*
images

*
 
Last edited:
bo cau ap

:approve:co ai lam thư chưa, cho bo câu se nuôi vu 10ngay roi bat ra bơm, cho bôcaau sẻ nuôi con, bồ câu pháp lây trứng, bên campuchia làm vay do
 
Để bố mẹ ấp và nuôi 10 ngày thì dễ, nhiều người làm rồi.
Cho bồ câu nuôi vú 10 ngày đầu thì thất bại, vì bạn Nuôi
Dế đã nói rõ: Bồ Câu không nhận nuôi chim lạ.
*
Vì thế, đã ấp trứng thì phải nuôi con mới nở. Từ bài
đầu, chủ topic đã nêu lên: Trung Quốc đã làm thành công.
Tôi chỉ theo mối đó mà lần ra thôi. Cả TQ lẫn Anh Mỹ
đều nói chim nuôi bộ so với chim bố mẹ nuôi tự nhiên
thì nhỏ hơn chút xịu, vì Sữa Chim có men nước diều của
bố mẹ mà thức ăn người làm không có được. Người Anh và
người Mỹ rất hay nuôi bộ, vì thú chơi của họ, và vì họ
có thể phải nuôi chim đua mà bố mẹ bị tai nạn.
*
Riêng ở Mỹ, thì chính phủ Mỹ đưa chim cắt, diều hâu vào
sách đỏ, tạo điều kiện cho chúng làm tổ trên mái nhà thành
phố, nên chim câu là nguồn thức ăn chính của chúng. Người
chơi chim đua ở Mỹ phải chịu mất mát vì chim Cắt, Diều Hâu,
và Đại Bàng. Đại Bàng là tiếng Việt, chứ thực ra, Tiều
Bàng rất nhiều. Con Đại Bàng tượng trưng cho nước Mỹ
thật ra chỉ lớn hơn con gà một chút. Tuy vậy, Cắt, Diều,
Bàng có thể săn bắt những con chim lớn gấp đôi gấp ba
chúng, mặc dù chỉ ăn thịt được một góc con mồi.
*
Người TQ nuôi bồ câu công nghiệp, như nuôi Cút, và thịt
bồ câu bán chợ rất phổ biến, chứ không hiếm hoi như ta.
Chắc rằng lòng mề bồ câu phải để chăn nuôi, chứ làm sao
ăn được như lòng mề gà vịt? Bồ Câu ăn thịt là bồ câu non
chưa mọc lông cánh, chỉ chừng 2-3 tuần tuổi. Bồ câu mọc
lông cánh, tập bay và bị bố mẹ bỏ ở 4-5 tuần tuổi. Lúc
ấy nó gầy teo, rất ít thịt, bán thịt thì lỗ. Vì thế, chăn
nuôi bồ câu cho ấp và nuôi bộ đến 3 tuần tuổi thì mới có
lãi, mặc dàu nghề nuôi bồ câu của Việt nam ta không có
lời bằng nuôi Gà, mà chỉ theo đuôi phong trào thôi.
*
 
Để bố mẹ ấp và nuôi 10 ngày thì dễ, nhiều người làm rồi.
Cho bồ câu nuôi vú 10 ngày đầu thì thất bại, vì bạn Nuôi
Dế đã nói rõ: Bồ Câu không nhận nuôi chim lạ.

Link : http://agriviet.com/home/threads/12...-nuoi-bo-cau-non-mo-i-no-/page3#ixzz2HIOfpis5

Cháu có nói thế đâu . bác làm cháu bị ném đá bi giờ ... Chắc bên đó họ cũng dùng thủ thuật đảo trứng gối vụ như bên ta thôi ... Nhưng chỉ khác ở chỗ . Chim vú em là chim câu sẻ ( ăn ít,chăm con khéo,ít dẫm đạp chết con như câu pháp,đẻ dày) . Sau chục ngày nuôi vú em . Chim sẽ được đưa qua bơm nhồi ... Như vậy cũng khá kinh tế . Chim sẻ ăn ít,chim pháp đẻ xong bị mất trứng lại đẻ tiếp ... Nếu nuôi 1000 đôi cùng phương pháp bắt trứng,ấp,nuôi vú em ... Thì việc dùng vú em nuôi con khéo,ăn ít thức ăn sẽ kinh tế hơn nuôi toàn bọn to con ăn nhiều.

Chắc rằng lòng mề bồ câu phải để chăn nuôi, chứ làm sao
ăn được như lòng mề gà vịt

Link : http://agriviet.com/home/threads/12...-nuoi-bo-cau-non-mo-i-no-/page3#ixzz2HIQZLekS

ăn tốt ấy chứ bác ... Lòng nhỏ thường vứt đi ... Chứ mề của chim ăn có khác gì mê gà đâu .
 
Xin lỗi bạn Nuôi Dế. Thế thì tôi hiểu lầm.
Bạn có thể cho biết cách cho bồ câu nuôi vú
chim con mới nở từ trúng ra được không?
*
Ngày xưa tôi cũng đã từng nuôi chim bồ câu,
và cũng phải nuôi bộ, nhưng đều thất bại,
vì chim sống được vài ngày rồi cũng chết.
Chỉ nuôi bộ được chim con đã hơn 1 tuần tuổi,
nhưng nó cũng gầy yếu lắm. Chim con càng lớn
thì càng dễ nuôi bộ. Ai cũng biết điều đó.
*
Còn chuyện đổi trứng thì dễ rồi, nhưng đưa
chim con mới nở cho chim nuôi vú thì tôi
chưa từng làm, nên tôi không tin có thể làm
được. Có phải khi chim con được 10 ngày thì
mình bắt ra nuôi bộ, rồi đưa chim con mới nở
thay vào chỗ được không? Chim bố mẹ đang nuôi
chim bự bằng sữa đặc, bỗng nhận chim con nhỏ
xíu nuôi bằng sữa lỏng, chất lượng cao hơn?
*
 
chu trình là: đưa trứng cặp 1 vào ấp ... ấp gần nở,hoặc nở thì lừa đút vào ổ của cặp đang ấp ...Như một số người nói là 14 ngày ... ... rồi cái trứng của cặp hai sẽ lại đưa vào lò để cho cặp số 3-4 nào đó làm vú em ...

chứ ko thể bắt 1 đôi chuyên làm vú nuôi con cho nhiều đôi được ... sự thay đổi về kích thước hay màu sắc của chim con . Chim bố mẹ nhận ra và đập chết ngay . Kể cả việc gép một đôi nuôi ba con ... Phải gép từ khi nó chưa mọc lông ... Nếu lún phún lông phân biệt được màu sắc mà ghép thêm một đồng chí khác màu vào là nó tấn công ngay

Thêm nữa . Nếu cứ nuôi con cho hết cặp này ,đến cặp khác . Dịch sữa diều ko có,hoặc có thì cũng làm chim bị kiệt quệ do hàm lượng đạm trong sữa diều cao . Mà thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ
 
Như thế có nghĩa là chim Bố Mẹ chỉ mớm chim con
mà nở trong lòng nó, chứ ta không thể ghép chim
mới nở cho chim nuôi vú được. Vậy thì tôi đâu
có hiểu lầm lời bạn nói?
*
Bây giờ chắc chắn một điều là nếu đã ấp nở trứng
bồ câu, thì ta phải nuôi bộ chim câu con, mà
không thể cho bồ câu lớn nuôi vú được.
*
Một mặt khác, nếu đã ghép cho chim bố mẹ nuôi vú
được, thì đôi chim bố mẹ này cũng phải một thời
gian cho đẻ trứng, chứ không thể tiếp theo mà ghép
trứng khác cho nuôi vú được ngay. Thời gian tiết
kiệm được chẳng bõ ghép trứng cho con khác, vì công
lao ghi chép theo rõi hàng chục hàng trăm đôi rất
vất vả, nếu không xài database và computer thì
không thể làm nổi.
*
 
Như thế có nghĩa là chim Bố Mẹ chỉ mớm chim con
mà nở trong lòng nó, chứ ta không thể ghép chim
mới nở cho chim nuôi vú được. Vậy thì tôi đâu
có hiểu lầm lời bạn nói?

Bây giờ chắc chắn một điều là nếu đã ấp nở trứng
bồ câu, thì ta phải nuôi bộ chim câu con, mà
không thể cho bồ câu lớn nuôi vú được.
Theo tôi nghĩ thì đây là nhận định chưa đúng. Chim bố mẹ có thể nuôi vú chim con của cặp chim bố mẹ khác. Vì đây là cách thông dụng tăng năng suất trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp. Khi chim non nở ra từ máy ấp, chúng ta sẽ tiến hành gửi cho các cặp bố mẹ khác nuôi hộ (với cách làm này, trứng trong máy ấp có tỷ lệ nở không dưới 95%; đồng thời dòng bồ câu nuôi làm kinh tế nuôi chim con thật tuyệt vời). Như vậy, một khi trứng đẻ ra có cồ thì nhất định phải nở ra chim con và nhất định nuôi lớn.

8141524920_375332ee17_c.jpg


6777615862_72bedfd44b_b.jpg


img0511.700x0.jpg





Thời gian tiết kiệm được chẳng bõ ghép trứng cho con khác, vì công
lao ghi chép theo rõi hàng chục hàng trăm đôi rất
vất vả, nếu không xài database và computer thì
không thể làm nổi.
*

Việc này cũng không khó khăn gì cả. Ở trang trại mình quản lý theo số thứ tự và theo dãy chuồng, rất đơn giản ghi chép. Cặp nào ghép thì chỉ cần đánh thêm màu mực đỏ vào sổ là biết ngay. Thậm chí, dù trang trại có 1.000 cặp/1 người quản lý, thì người đó có thể thuộc lòng bàn tay về những cặp bố mẹ mà mình đã quản lý, "tính nết" cặp nào như thế nào đều biết cả. Thật ra việc này rất đơn giản, những cặp nào đẻ tốt, nuôi con khỏe, mình đưa vào 01 dãy, một thiểu số cặp bố mẹ nào "khó tính, khó nết" mình đưa vào một khu, từ đó việc theo dõi đơn giản hơn nhiều.

v_bcngocdien33.jpg


8135236393_764afee3c4_c.jpg


8135295727_697e1f84d1_c.jpg
 
Tôi đã vài lần ghép bồ câu con cho cặp bồ câu khác nuôi rồi,
nhưng chúng đánh đuổi, chưa bao giờ thành công.
*
Bạn đã từng ghép bồ câu con mới nở cho bồ câu khác nuôi vú
bao giờ chưa? Bao nhiêu lần, bao nhiêu con, và tỷ lệ thành
công, tỷ lệ bị đánh đuổi là bao nhiêu?
*
Chuyện ghi chép xảy ra khó khăn khi có chuyện trục trặc thôi,
chư trôi chảy thì không khó khăn gì. Ví dụ, bạn ấp trứng trong
lò 1 nghìn trứng, thì những con bố mẹ của nghìn trứng đó có đẻ
trứng tiếp theo đó cùng ngày hay không? Bạn có thể sửa chữa ngày
chênh lệch bằng cách cất giữ trứng vào một chỗ không quá 4 ngày
thì phải bỏ vào lò ấp. Vậy có chắc mẻ sau được 1 nghìn trứng không?
Hai là 2, hoặc 3 mẻ, mỗi mẻ vài trăm trứng?
*
Mấy trăm trứng đó nở ra, vào các cặp bồ câu nuôi vú, thì bao
nhiêu cặp nuôi vú đúng lúc chấp nhận những con mới nở đó?
*
Nói chung, làm việc thì đẻ ra lắm chuyện lắm, không ngồi một lúc
ma nghĩ ra được. Ghi chép từng con thì được, nhưng có cái nhìn tổng
thể thì làm thế nào? Đi từng ổ để ghi lại sao? Database và computer
thì không phải khó khăn thế. Chỉ bấm một nút, sẽ biết ngay có bao
nhiêu trứng đang ấp ngày thứ 9, thứ 18 chẳng hạn. Biết ngay có bao
con non được nuôi bộ ngày 4, ngày 9, vân vân, và từng con ở chuồng
nào.
*
 
Tôi đã vài lần ghép bồ câu con cho cặp bồ câu khác nuôi rồi,
nhưng chúng đánh đuổi, chưa bao giờ thành công.
*
Bạn đã từng ghép bồ câu con mới nở cho bồ câu khác nuôi vú
bao giờ chưa? Bao nhiêu lần, bao nhiêu con, và tỷ lệ thành
công, tỷ lệ bị đánh đuổi là bao nhiêu?
*
Chuyện ghi chép xảy ra khó khăn khi có chuyện trục trặc thôi,
chư trôi chảy thì không khó khăn gì. Ví dụ, bạn ấp trứng trong
lò 1 nghìn trứng, thì những con bố mẹ của nghìn trứng đó có đẻ
trứng tiếp theo đó cùng ngày hay không? Bạn có thể sửa chữa ngày
chênh lệch bằng cách cất giữ trứng vào một chỗ không quá 4 ngày
thì phải bỏ vào lò ấp. Vậy có chắc mẻ sau được 1 nghìn trứng không?
Hai là 2, hoặc 3 mẻ, mỗi mẻ vài trăm trứng?
*
Mấy trăm trứng đó nở ra, vào các cặp bồ câu nuôi vú, thì bao
nhiêu cặp nuôi vú đúng lúc chấp nhận những con mới nở đó?
*
Nói chung, làm việc thì đẻ ra lắm chuyện lắm, không ngồi một lúc
ma nghĩ ra được. Ghi chép từng con thì được, nhưng có cái nhìn tổng
thể thì làm thế nào? Đi từng ổ để ghi lại sao? Database và computer
thì không phải khó khăn thế. Chỉ bấm một nút, sẽ biết ngay có bao
nhiêu trứng đang ấp ngày thứ 9, thứ 18 chẳng hạn. Biết ngay có bao
con non được nuôi bộ ngày 4, ngày 9, vân vân, và từng con ở chuồng
nào.
*

Tôi nghĩ lúc anh anhmytran khi còn ở Việt Nam thì nghề chăn nuôi bồ câu công nghiệp chưa phát triển, nên có thể nhiều bà con vẫn còn suy nghĩ về cách nuôi theo kiểu truyền thống. Còn bây giờ, con giống, kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp đã phát triển hơn so với trước. Vì vậy tôi xin trao đổi những nội dung sau đây là cách mà mình đã áp dụng tại trang trại của mình:

1. Khi bồ câu non nở từ máy ấp ra, mình cho những cặp bố mẹ khác nuôi thì tỷ lệ thành công không thấp hơn 95%, mình cũng không bao giờ thấy có chuyện "đánh đuổi" bao giờ cả (cái này anh anhmytran không phải lo đâu, vì nuôi công nghiệp như mình thì cách này là tốt nhất để tăng năng suất). Tuy nhiên, khi chim con đã 6 - 7 ngày tuổi, thì ở trại mình có cặp bố mẹ vẫn chăm sóc bình thường, nhưng có cặp cũng ko chịu nuôi "con ghẻ". Tuy nhiên, nếu gửi ngay từ lúc sau khi nở hoặc 2-4 ngày tuổi thì không có vấn đề gì.

2. Về chuyện ghi chép, do đã giải thích nhưng anh anhmytran không thể hình dung cách nuôi, cách quản lý của trại nuôi công nghiệp. Cách quản lý của mình là:

- Việc ghi sổ chim đẻ:một ngày ở trang trại của mình không có dưới 50 cặp bồ câu đẻ. Mình sẽ tiến hành ghi như sau: ví dụ ngày 01. 01, đi thăm trứng ở dãy A chẳng hạn, thì ngày mình ghi vào sổ ghi chú là ngày 01.01, dãy A có những cặp đẻ là: A5, A22, A40,...; tương tự là B45, B9, B105,..., tương tự cho các dãy khác,... Như vậy khi mở sổ ra thì người quản lý biết chắc rằng hôm nay trại mình đẻ bao nhiêu cặp, ở những dãy nào và chính xác ở ô chuồng nào.
Khi phát hiện cặp nào đẻ 02 trứng nhưng bị giẫm mất 01 trứng thì mình sẽ lập tức đưa trứng này vào máy ấp ngay; đồng thời đánh 01 dấu đỏ vào sổ (ký hiệu về việc đã gửi trứng), thì như vậy khoảng 10 ngày sau, cặp này chắc chắn đẻ lại. Và như vậy, nếu lần sau chúng đẻ đạt 02 trứng thì mình ko gửi nữa (vì nếu cứ liên tục tăng năng suất thì tuổi sinh sản của chúng sẽ giảm theo thời gian). Và cặp nào có đánh dấu đỏ thì phải cách thêm 1-2 lứa trứng nữa mới sử dụng phương pháp gửi trứng.

- Việc ghi sổ chim nở: cái này cũng dễ dàng thôi: ví dụ đến ngày 19.01 mình đi kiểm tra theo từng dãy, từng ô chuồng có chim đẻ vào ngày 01.01 (vì chim bồ câu ấp sau 18-19 ngày thì nở), thì sẽ biết chắc rằng chim nở đạt hay không đạt. Cặp nào không đạt thì mình đánh dấu X, ghi chú để theo dõi riêng những cặp có biểu hiện ko đạt, để lần sao theo dõi nữa.

- Còn việc quản lý máy ấp thì càng cực kỳ đơn giản: ví dụ máy ấp công suất khoảng 300 trứng thì cứ bỏ vào đấy, hàng ngày sẽ có số lượng trứng nở ra con thì mình lấy con đem đi gửi; đồng thời lấy "trứng tăng năng suất" bỏ vào những chỗ còn trống trong máy ấp (đương nhiên trong máy ấp có từng khay, từng khay). Nói chung trứng và con trong máy ấp trứng thì mình không quan tâm, vì cứ lấy số chim non ra thì bỏ trứng vào. Cứ vậy thôi. Việc quan trọng là định kỳ kiểm tra máy ấp xem có trục trặc không và vận hành cơ chế máy phát điện khi điện cúp!

Do đó điều quan trọng khi nuôi bồ câu là phải quan sát từ lúc đầu khi chọn cặp chim bố mẹ. Cặp nào mà 3 tốt: đẻ tốt, đúng thời gian; ấp tốt, ko làm hư trứng; nuôi con tốt thì đưa vào 01 dãy. Những "ông kẹ" nào "trái gió trở trời" thì đưa vào 01 dãy để quản lý (thật ra số này không nhiều lắm và khi chúng ta nuôi công nghiệp, có kinh nghiệm trong chọn giống thì không để xảy ra trường hợp này).

Tôi nghĩ computer và database thì cũng tốt thôi; nhưng "cần cù" thì "bù thông minh"; và khi nuôi chim - vì cũng là chim hoang dại - nên có khi "hiện đại" thì "hại điện" luôn. Nói như vậy, chứ mình cũng sử dụng computer để quản lý những người làm trong trại. Chỉ cần 1 cái click chuột là biết được sản lượng tuần này ra sao; tháng này ra sao liền.

8320517286_e088675730_c.jpg


8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


7169340689_24a9987560_c.jpg


img0511.700x0.jpg
 
Last edited:
Đồng ý vơi bác thức, tôi áp dụng thử 10cặp cho tăng năng suất thử đã ok, nhưng vẫn ngại sức khoẻ chim bô mẹ ảnh hương. Nên cho làm 1thơi gian rôi ngưng. Tôi thì ko có mua bồ câu của bác thức nhưng có lẽ bác là ngừi đi đầu trong nghề nên kinh nghiệm có thừa, mong bác chia sẻ thêm cho anh em hoc hoi

--------

tôi thì có kế hoạch thế này, chia khu trại ra làm 2, 1bên nuôi pháp công nghiệp, 1bên nuôi bồ câu sẻ bán công nghiệp,

-lấy trứng bồ câu pháp cho ấp máy 12-14ngay, sau đó thu gom hêt trứng bồ câu sẻ thay vào đó là trứng bồ câu pháp.

--------

-bỏ 1ổ 3trứng
-Lấy trứng bồ câu sẻ cho ấp máy 12-14ngay rôi tiêp tuc ghep vao cho bồ câu sẻ ấp, dĩ nhiên sẽ có 1số trứng ko đạt bị loại ra nên vẫn có chổ trống để đủ cho số trứng này vào. bắt chước theo cách làm bên campuchia

--------

Bác nao cho em ý kiên, hiện tai em đã nuôi 2khu trại nhưng chưa áp dụng, bồ câu sẻ ăn ít nuôi con ấp trứng kheo ,
Ta cho bc sẻ nuôi 10ngay rôi băt ra bơm, tôi có nghiên cưu cách cho bồ câu ăn nhưng chưa thành công lăm
Làm kái đầu ống như kái loa cho nó tự ăn chứ ko bơm như 1số nơi là

Làm ống bơm có đầu hình loa , chỉ cần lướt qua là nó nhét mỏ vào ko chạy đi đâu đc, ko biêt bác nào làm chưa

--------

Theo thông tin tôi đc biêt thì ở xã long tân dầu tiếng có 3anh em giống như bên ngoc điền, nuôi bồ câu pháp, bồ câu ta, bồ câu gà . Trại tên huy hoàng săp mở nhà máy chế biến thức ăn cho bồ câu. Chủ trại tên trung 28tuôi, ai xác định giùm thông tin trên có thật hay ko

--------

Tay này đc đào tạo từ china nên ko biêt có quăng boom hay ko, hắn ta nói có mua bô câu của anh thức và anh thức có mua của hắn 1số bồ câu gà, nhưng thật tế tôi qua trại anh thức thì đâu thay loại bồ câu gà của hăn, bác thức xac nhận giùm em tay chủ trại tên trung, longtân,dầu tiếng này
 
Last edited:
Back
Top