Thảo luận TRÁI NGẦU

  • Thread starter dinhquanvu
  • Ngày gửi
Thân chào các bác!
Mình đang cần mua số lượng lớn trái ngâu
Bác nào có hàng hoặc có thông tin vui lòng báo cho mình (điện thoại hoặc nhắn tin Zalo: 0918 500 357)
Cảm ơn các bác, chúc mọi sự may mắn!!!
 


File đính kèm

  • 2-images926220-13-ngau-2-1392479179014.jpg
    2-images926220-13-ngau-2-1392479179014.jpg
    166.9 KB · Lượt xem: 403
- Trái ngâu này chỉ có ở miền Đông, cụ thể là ở Bình Giã và Đại An mà thôi. Theo tôi biết được thì vào khoảng năm 1959, Ngô Đình Diệm công du Đại Hàn được ông Lý Thừa Vãn mời thưởng thức rượu ngâu và sau đó có tặng cho mấy trái đem về nước làm quà. Vốn là người công giáo có tinh thần quốc gia cực đoan, ông Diệm nghĩ ngay đến việc chế biến ra một loại rượu lễ để thay thế cho rượu lễ đưa từ Roma sang nên đưa mấy trái ngâu này cho các vị linh mục ở Bình Giã và Đại An trồng thử và nghiên cứu việc làm rượu lễ. Sau đó Diệm bị lật đổ, còn Bình Giã và Đại An đều trở thành vùng chiến sự nên ý tưởng làm rượu lễ không có cơ hội thực hiện. Nhưng loại trái cây có mùi thơm đặc biệt này được các linh mục gọi là trái trường sinh được người dân trong vùng thu hái chế biến thành rượu uống rất ngon.
Không có điều kiện để thẩm định về tính xác thực của thông tin do ông Phan Thứ Lang đưa ra. Nhưng tìm đến Đại An (nay là xã Tân An thuộc huyện Vĩnh Cửu) cũng là nơi duy nhất trong tỉnh trồng loại cây này, chúng tôi khá bất ngờ trước những thông tin có phần trái ngược. Ông Hai Nữ (Lương Văn Năm) năm nay 76 tuổi, ở số nhà 463 ấp Bình Chánh, thuộc xã Tân An là người mà ông chủ tịch Hội nông dân xã Tư Cò (Hồ Minh Quang) cho là trồng nhiều cây ngâu nhất ở Đại An cho biết: thật ra đây là quê vợ tôi (bà Lâm Thị Nữ) nên mọi người ở đây gọi tôi là Hai Nữ. Vợ tôi là cháu ngoại của bà Năm Tú (Nguyễn Thị Bảy, sinh năm 1894, mất năm 1987, thọ 93 tuổi) là người đầu tiên trồng ngâu ở Đại An này. Cây ngâu đầu tiên mà bà Năm Tú trồng có tuổi thọ gần trăm năm (!?) đã bị ngã cách đây 2 năm, chúng tôi đã cưa ra lấy củi, nay chỉ còn cái gốc rỗng ruột. Nhìn cái gốc ngâu "trăm năm" mà ông Hai Nữ cứ xuýt xoa là "củi ngâu đốt cũng có mùi thơm", chúng tôi cứ phân vân trước tư liệu "trái ngâu đưa vào nước ta chỉ mới có 47 năm (1959- 2006)" của ông Phan Thứ Lang. Trong lúc bà Hai Nữ, năm nay 69 tuổi lại đoan quyết là "hồi nhỏ xíu tôi đã biết cây ngâu này đã được bà ngoại tôi trồng, hổng biết từ lúc nào và kiếm giống ở đâu". Bà Hai Nữ còn cho biết, mấy cây ngâu nhà bà ngon có tiếng ở cả vùng Đại An, vì những cây ngâu con phát sinh từ rễ cây ngâu cổ thụ đã cho trái ngâu cứng mỏng vỏ và thơm ngọt nồng nàn trong khi cũng có nhiều người lấy hột trái ngâu ở đây đem về gieo ươm đến mười mấy, hai mươi năm mới cho trái nhưng là trái ngâu trâu to lớn, dầy vỏ, nhiều xơ và có vị hơi đăng đắng. Ngâu là loại đại mộc cao đến 30-40 mét thường bắt đầu rụng lá từ tháng 2 và tiếp tục ra hoa màu trắng chi chít thành từng chùm khắp cành nhánh tỏa ra mùi thơm ngát. Đến cuối tháng 3, hoa ngâu rụng trắng gốc cây và bắt đầu kết trái. Vào khoảng tháng mười một, tháng chạp là mùa ngâu chín. Mỗi cây ngâu ở Đại An trong một mùa cho từ 5 đến 7 tạ trái. Thương lái vào tận vườn mua và cân với giá: 5.000đ/kg sau đó đem bán ở chợ Biên Hòa, chợ Sài Gòn với giá từ 10.000đ đến 12.000đ/kg tùy theo năm được hoặc thất mùa ngâu.
- Ông Hai Nữ cho biết, trước đây người ta hái trái ngâu chín đem về rồi nướng trên lửa than cho thơm rồi mới đem ngâm rượu. Rượu có mùi thơm ngâu đặc trưng nhưng nước đen sậm không đẹp mắt. Sau đó ông lượm những trái ngâu chín bị gió làm rụng dập nát đem phơi khô ngâm rượu có màu đỏ tươi rất đẹp. Hiện giờ nhiều người ngâm rượu ngâu cũng theo cách thức này. Rượu ngâu có công dụng trị nhức mỏi, đau lưng, đau bụng, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ông Phước "ruồi" - một thương lái lúa gạo ở Tân An còn cho biết là nhờ ăn trái ngâu chín thường xuyên nên ông đã dứt được chứng đau bao tử đã dày vò ông nhiều năm. Nhiều người ở Biên Hòa thì ghiền món ngâu nướng thơm lừng, bùi bùi hoặc cứ lựa trái ngâu thật chín đập vỏ ra dùng muỗng xúc ăn để thưởng thức hương vị nồng nàn của nó. Từ gần 30 năm nay, quán Ngâu nằm ở góc đường công viên Biên Hùng - Phan Đình Phùng (Biên Hòa) cũng nổi danh với món rượu ngâu pha sôda đá có nêm một chút muối, tắc. Còn dân ghiền rượu ngâu thì cứ uống séc...
Bà Chín Thọ (Lê Thị Thọ) một người dân cố cựu ở Đại An sống với nghề bán trái cây theo mùa vụ trên 40 năm nay, rất rành nhà nào ở Đại An có trồng ngâu cũng xác nhận ngâu nhà ông Hai Nữ là ngon nhất. Kế đến là ngâu của nhà ông Hai Tây (Lê Văn An), Hai Báu, bé Bảnh (Ngô Văn Bảnh), Tư Thẳng (Đặng Văn Thẳng)... Bà Thọ cho biết vài chục năm nay, mỗi mùa ngâu bà thường đến những vườn này mua vài thiên (mỗi thiên: 1.200 trái ngâu) đem về dú rồi đưa lên Biên Hòa bán. Trong đó có những mối lớn là các tiệm thuốc Bắc. Dú ngâu cũng có kỹ thuật riêng là bọc bằng giấy báo rồi bỏ trong giỏ cần xé, dú với khí đá trong 5 đêm ngâu mới chín, bà Chín Thọ than van: "Ngâu bây giờ ngày một ít đi vì những cây già cỗi hay bị đổ ngã hoặc bị đốn để trồng bưởi, đã vậy kêu người hái ngâu với giá: 100.000đ/ngày công họ cũng từ chối vì cây ngâu quá cao, leo mệt, còn cây ngâu tơ thì nhiều gai. Dân bẻ ngâu thành thạo lắm một ngày hái cũng không được một thiên. Mấy năm nay, đến mùa dân Biên Hòa đổ về các nhà vườn đặt mua nhiều lắm. Ngoài ra còn có những mối lớn như các quán rượu đặc sản hoặc nhà xứ Thánh Tâm đưa xe về mua nên chủ vườn cũng không chịu bán mão cho tụi tui nữa!"...
Bùi Thuận
 
- Trái ngâu này chỉ có ở miền Đông, cụ thể là ở Bình Giã và Đại An mà thôi. Theo tôi biết được thì vào khoảng năm 1959, Ngô Đình Diệm công du Đại Hàn được ông Lý Thừa Vãn mời thưởng thức rượu ngâu và sau đó có tặng cho mấy trái đem về nước làm quà. Vốn là người công giáo có tinh thần quốc gia cực đoan, ông Diệm nghĩ ngay đến việc chế biến ra một loại rượu lễ để thay thế cho rượu lễ đưa từ Roma sang nên đưa mấy trái ngâu này cho các vị linh mục ở Bình Giã và Đại An trồng thử và nghiên cứu việc làm rượu lễ. Sau đó Diệm bị lật đổ, còn Bình Giã và Đại An đều trở thành vùng chiến sự nên ý tưởng làm rượu lễ không có cơ hội thực hiện. Nhưng loại trái cây có mùi thơm đặc biệt này được các linh mục gọi là trái trường sinh được người dân trong vùng thu hái chế biến thành rượu uống rất ngon.
Không có điều kiện để thẩm định về tính xác thực của thông tin do ông Phan Thứ Lang đưa ra. Nhưng tìm đến Đại An (nay là xã Tân An thuộc huyện Vĩnh Cửu) cũng là nơi duy nhất trong tỉnh trồng loại cây này, chúng tôi khá bất ngờ trước những thông tin có phần trái ngược. Ông Hai Nữ (Lương Văn Năm) năm nay 76 tuổi, ở số nhà 463 ấp Bình Chánh, thuộc xã Tân An là người mà ông chủ tịch Hội nông dân xã Tư Cò (Hồ Minh Quang) cho là trồng nhiều cây ngâu nhất ở Đại An cho biết: thật ra đây là quê vợ tôi (bà Lâm Thị Nữ) nên mọi người ở đây gọi tôi là Hai Nữ. Vợ tôi là cháu ngoại của bà Năm Tú (Nguyễn Thị Bảy, sinh năm 1894, mất năm 1987, thọ 93 tuổi) là người đầu tiên trồng ngâu ở Đại An này. Cây ngâu đầu tiên mà bà Năm Tú trồng có tuổi thọ gần trăm năm (!?) đã bị ngã cách đây 2 năm, chúng tôi đã cưa ra lấy củi, nay chỉ còn cái gốc rỗng ruột. Nhìn cái gốc ngâu "trăm năm" mà ông Hai Nữ cứ xuýt xoa là "củi ngâu đốt cũng có mùi thơm", chúng tôi cứ phân vân trước tư liệu "trái ngâu đưa vào nước ta chỉ mới có 47 năm (1959- 2006)" của ông Phan Thứ Lang. Trong lúc bà Hai Nữ, năm nay 69 tuổi lại đoan quyết là "hồi nhỏ xíu tôi đã biết cây ngâu này đã được bà ngoại tôi trồng, hổng biết từ lúc nào và kiếm giống ở đâu". Bà Hai Nữ còn cho biết, mấy cây ngâu nhà bà ngon có tiếng ở cả vùng Đại An, vì những cây ngâu con phát sinh từ rễ cây ngâu cổ thụ đã cho trái ngâu cứng mỏng vỏ và thơm ngọt nồng nàn trong khi cũng có nhiều người lấy hột trái ngâu ở đây đem về gieo ươm đến mười mấy, hai mươi năm mới cho trái nhưng là trái ngâu trâu to lớn, dầy vỏ, nhiều xơ và có vị hơi đăng đắng. Ngâu là loại đại mộc cao đến 30-40 mét thường bắt đầu rụng lá từ tháng 2 và tiếp tục ra hoa màu trắng chi chít thành từng chùm khắp cành nhánh tỏa ra mùi thơm ngát. Đến cuối tháng 3, hoa ngâu rụng trắng gốc cây và bắt đầu kết trái. Vào khoảng tháng mười một, tháng chạp là mùa ngâu chín. Mỗi cây ngâu ở Đại An trong một mùa cho từ 5 đến 7 tạ trái. Thương lái vào tận vườn mua và cân với giá: 5.000đ/kg sau đó đem bán ở chợ Biên Hòa, chợ Sài Gòn với giá từ 10.000đ đến 12.000đ/kg tùy theo năm được hoặc thất mùa ngâu.
- Ông Hai Nữ cho biết, trước đây người ta hái trái ngâu chín đem về rồi nướng trên lửa than cho thơm rồi mới đem ngâm rượu. Rượu có mùi thơm ngâu đặc trưng nhưng nước đen sậm không đẹp mắt. Sau đó ông lượm những trái ngâu chín bị gió làm rụng dập nát đem phơi khô ngâm rượu có màu đỏ tươi rất đẹp. Hiện giờ nhiều người ngâm rượu ngâu cũng theo cách thức này. Rượu ngâu có công dụng trị nhức mỏi, đau lưng, đau bụng, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ông Phước "ruồi" - một thương lái lúa gạo ở Tân An còn cho biết là nhờ ăn trái ngâu chín thường xuyên nên ông đã dứt được chứng đau bao tử đã dày vò ông nhiều năm. Nhiều người ở Biên Hòa thì ghiền món ngâu nướng thơm lừng, bùi bùi hoặc cứ lựa trái ngâu thật chín đập vỏ ra dùng muỗng xúc ăn để thưởng thức hương vị nồng nàn của nó. Từ gần 30 năm nay, quán Ngâu nằm ở góc đường công viên Biên Hùng - Phan Đình Phùng (Biên Hòa) cũng nổi danh với món rượu ngâu pha sôda đá có nêm một chút muối, tắc. Còn dân ghiền rượu ngâu thì cứ uống séc...
Bà Chín Thọ (Lê Thị Thọ) một người dân cố cựu ở Đại An sống với nghề bán trái cây theo mùa vụ trên 40 năm nay, rất rành nhà nào ở Đại An có trồng ngâu cũng xác nhận ngâu nhà ông Hai Nữ là ngon nhất. Kế đến là ngâu của nhà ông Hai Tây (Lê Văn An), Hai Báu, bé Bảnh (Ngô Văn Bảnh), Tư Thẳng (Đặng Văn Thẳng)... Bà Thọ cho biết vài chục năm nay, mỗi mùa ngâu bà thường đến những vườn này mua vài thiên (mỗi thiên: 1.200 trái ngâu) đem về dú rồi đưa lên Biên Hòa bán. Trong đó có những mối lớn là các tiệm thuốc Bắc. Dú ngâu cũng có kỹ thuật riêng là bọc bằng giấy báo rồi bỏ trong giỏ cần xé, dú với khí đá trong 5 đêm ngâu mới chín, bà Chín Thọ than van: "Ngâu bây giờ ngày một ít đi vì những cây già cỗi hay bị đổ ngã hoặc bị đốn để trồng bưởi, đã vậy kêu người hái ngâu với giá: 100.000đ/ngày công họ cũng từ chối vì cây ngâu quá cao, leo mệt, còn cây ngâu tơ thì nhiều gai. Dân bẻ ngâu thành thạo lắm một ngày hái cũng không được một thiên. Mấy năm nay, đến mùa dân Biên Hòa đổ về các nhà vườn đặt mua nhiều lắm. Ngoài ra còn có những mối lớn như các quán rượu đặc sản hoặc nhà xứ Thánh Tâm đưa xe về mua nên chủ vườn cũng không chịu bán mão cho tụi tui nữa!"...
Bùi Thuận
 


Back
Top