Thêm Một Bài Học Quý Báu Cho Tất Cả Mọi Người (Bài 2)

*Xin chào tất cả các ACE trên diễn đàn Agriviet. Như quý ACE đã biết với lĩnh vực nông nghiệp, việc ồ ạt tham gia nuôi trồng các con, cây đặc sản khi chưa có đầu ra từng đẩy giá giống lên gấp hàng chục lần giá trị thực khiến không ít người dân lao đao và đến tận bây giờ vẫn còn lĩnh hậu quả như mô hình nuôi nhím, nuôi dế, trồng cây cảnh…

*Vào ngày 12/8/2012 tôi có post bài "Bài Học Quý Báu Cho Tất Cả Mọi Người (Bài 1)"
http://agriviet.com/home/threads/104482-Bai-Hoc-Quy-Bau-Cho-Tat-Ca-Moi-Nguoi#axzz2DJlOZOZO

*Hôm nay tôi mạnh dạn chia sẻ với ACE thêm 1 câu chuyện nữa, nếu có gì k phải mong ACE đóng góp ý kiến để những bài viết sau của tôi được tốt hơn.

*Chuyện là như thế này:
- Sáng hôm chủ nhật vừa rồi, tôi có 1 người khách đến mua chim trĩ (anh Phương - Thạch Hà - Hà Tĩnh - 01685.730.518).

- Buổi trưa sau khi đã ăn cơm song, nghỉ nghơi 1 lúc. Anh Phương có nhờ tôi đưa đi thăm trang trại chồn nhung đen (CNĐ) ở huyện Phú Lương, cách nhà tôi khoảng 12 km.

- Sau khoảng 15 phút chúng tôi đã có mặt tại trang trại CNĐ.

- Theo quan sát của chúng tôi, ở đây họ nuôi khá nhiều CNĐ (hàng nghìn con). Sau 1 hồi thăm quan, tỏ ra băn khoăn, lưỡng lự anh quyết đinh mua 4 con CNĐ to (loại gần đẻ hay đã đẻ rồi gì đó)với giá 1,6tr.

- Trong đó: 500k/1 con cái.
100k/1 con đực.

- Khi ra về nhờ sự tư vấn của chủ trang trại anh có mua thêm 1 số loại thuốc của gia chủ (thuốc bổ, thuốc kích ăn, men tiêu hóa, thuốc sát trùng chuồng trại, thuốc diệt bọ...) tổng chi phí các loại thuốc khoảng 200k.

- Buổi tối hôm đó, sau khi đã ăn cơm song tôi có đưa anh Phương ra bến xe để bắt chuyến xe đêm về Hà Tĩnh.

- Trên đường về nhà trong đầu tôi có đặt ra 1 số câu hỏi:
+ Không biết mình có nên nuôi thêm con CNĐ không nhỉ?
+ Tại sao giá con đực chỉ có 100k mà con cái những 500k? (đây là 1 sự bất hợp lý)
+ Nếu bây h đang là thời điểm bán con giống mà con đực chỉ có 100k, thì sau này bán thương phẩm giá sẽ là bao nhiêu?

- Với những câu hỏi như trên, cộng với việc hôm nay (27/11/2012) vào mục chăn nuôi tôi có đọc bài:
của bạn tanloc777

- Tôi có lên google và có gõ thử cụm từ : "cảnh giác khi nuôi chồn nhung đen"

- Và thấy kết quả như sau:

8.png


7.png


6.png


4-1.png



3-1.png




2-2.png


1-3.png


9.png



0.png


- Dò hỏi thông tin, tôi được 1 ng bạn cho biết, con CNĐ ở trang trại này được đưa về từ trung quốc (qua cửa khẩu Lào Cai) và anh chính là lái xe ô tô vận chuyển hàng cho trang trại này.

* Lời kết: Để có 1 lời kết khách quan, chính xác mời ACE cho ý kiến về phong trào nuôi CNĐ ở địa phương mình để mọi người cùng biết.
 


trong xã hội cũng như trong việc chăn nuôi,chỉ vì lòng tham và tính ích kỉ mà dân mình tự hại dân mình mà thôi(nếu như ko có những người như thế thì làm sao ra được 1 cái xã hội)
 
Xin bà coi giải thích ý nghĩa của "nuôi CNĐ đa cấp" với?
Đa cấp là gì? Sao nuôi lại phải đa cấp?
*
- Em trả lời theo hiểu biết của e nhé bác.
- Em xin đưa ra ví dụ để bác dễ hiểu hơn nhé:
- Giả sử có 1 cty bán mặt hàng X với giá 1tr/sp, người A muốn gia nhập kênh phân phối bán hàng thì phải mua 10 sp = 10tr, ng A sẽ là thành viên cấp 1 của cty. khi ng A này bán sp này cho ng khác thì sẽ đc hưởng hoa hồng của cty, trong trường hợp ng A giới thiệu đc ng B,C,D mua hàng của cty (lúc này ng B,C,D là thành viên cấp 1 của cty) thì ng A sẽ đc hưởng hoa hồng % từ sp ng B,C,D mua và đc lên cấp 2, khi giới thiệu đc 1 số lượng ng nhất định (những ng đó có thể là cấp dưới của ng A,B,C,D) thì ng A,B,C,D sẽ đc lên cấp cao hơn và sẽ đc hưởng lương cứng + hoa hồng + chính sách của cty (cấp nhà, cấp xe....) những khoản lợi nhuận này là rất lớn. nhưng thực tế.....
- Thực tế khi ng A mua sp X của cty rồi thì rất khó bán, thường là bán ko ai mua vì giá quá cao. khi đó ng A bỏ 10tr mua 10 sp ko bán đc thì khác gì rác. và cty là ng hưởng lợi
- Còn việc nuôi chồn nhung thì ng nông dân sẽ mua CND từ 1 cty với giá cao (3>4tr/cặp) giá thị trường 300>400k/cặp. khi tham gia bà con ngôn dân sẽ ko đc bán hàng ra ngoài, ko đc mua hàng từ bên ngoài vào (có sự kiểm soát) tất cả bán lại cho cty với giá khá cao, cty tiếp tục sử dụng những con CND này bán cho ng khác. khi lực lượng ng mua đông đảo rồi cty tuyên bố phá sản (công ty ma) thì ng nông dân biết kiện ai, mà kiện cái gì? vì thuận mua vừa bán mà đâu ai ép. Giả sử cty lừa đc 1000 người mỗi ng bỏ ra 100tr mua CND rồi tuyên bố phá sản thì lợi nhuận đc bao nhiu?
 
Là nông dân @ nên sáng suốt : con gì dể nuôi dể đẽ ,ít bệnh , chưa có đầu ra mà đầu tư lắm vào thì hãy coi chừng , chỉ có làm nghèo chứ không thể khá nổi ... Vì ai cũng nuôi được .
 
Last edited:
Đa cấp như thế thì không sớm thì muộn cũng bị loại, đa cấp muốn tồn tại thì giá cả và giá trị sản phẩm phải cạnh tranh được với thị trường. Còn sản phẩm để kinh doanh ở đây là CNĐ, mình thấy thật nực cười, vì sản phẩm chả có gì là lợi thế, chả ai ăn hết, không độc đáo, vượt trội về tính năng,...
 

CND tuy là sp bình thường, khi hoạt động đa cấp bắt đầu thì ng bán đang làm chiêu bài bán con giống cho ng A, sau đó mua SP của ng A bán lại cho ng B,C... rồi lại mua sp của ng B,C bán lại cho ng D,E,H.... khi lực lượng ng mua đông con giống về nuôi, ng bán ko thu mua lại sp nữa (vì ko có hợp đồng, hay giấy tờ gì thông qua chính quyền...) thì ng nông dân làm sao có thể kiện hợp đồng "miệng". hình thức cũng như chơi hụi ko có gì đảm bảo.
 
Xin bà coi giải thích ý nghĩa của "nuôi CNĐ đa cấp" với?
Đa cấp là gì? Sao nuôi lại phải đa cấp?
*

https://sites.google.com/site/daihocthanhcong/mlm-la-gi
MLM là gì

Kinh doanh đa cấp (Multi Level Marketing – viết tắt là MLM) hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mãi, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Đây là phương thức kinh doanh tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh theo mạng gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội và thường được quy kết với hình tháp ảo.

Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một nhà phân phối mới được kết nối với mã số của Người bảo trợ (Sponsor) của anh ta.

Sự hình thành và phát triển của kinh doanh theo mạng:

Kinh doanh theo mạng gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.

Karl Renborg có 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930, chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch, Karl bị chính quyền Tưởng bắt giam cùng với những người nước ngoài khác. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn của nhà tù, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh gỉ trộn thêm vào khẩu phần ăn và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê hương.

Năm 1927, Karl về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều vi chất có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng, mà sau này đã phát triển thành một ngành kinh doanh tiên tiến.

Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ. Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này.

Năm 1934, ông sáng lập ra công ty Vitamins California và nhờ phương pháp phân phối mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người phân phối sản phẩm, công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (Tổng đại lý, đại lý lớn, đại lý nhỏ, cửa hàng bán sỉ, cửa hàng bán lẻ…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn.

Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành Nutrilite Products theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của kinh doanh theo mạng và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.

Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty Nutrilite Products, Rich De Vos và Jay Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) nhận thấy sức mạnh to lớn của kinh doanh theo mạng và đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang tên American Way Corporation, viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành kinh doanh theo mạng với chi nhánh trên 80 quốc gia.

Tuy nhiên vào đầu thập niên 1970, việc bán hàng đa cấp lại chịu sức ép từ nhiều phía khác nhau. Năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh theo mạng và quy kết nó với cái gọi là “hình tháp ảo” – một hình thức kinh doanh bất hợp pháp. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ vào kinh doanh theo mạng, bắt đầu cuộc đấu tranh của các công ty bán hàng đa cấp để khẳng định chân lý, tính đúng đắn của mình. Công ty Amway trong bốn năm liền phải theo hầu tòa (từ năm 1975-1979). Sau cùng, cuối năm 1979 toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là “hình tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh theo mạng đã ra đời tại Mỹ. Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là làn sóng thứ nhất.

Từ 1979-1990 (làn sóng thứ hai) là thời kì bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi đêm ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lập với đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh.

Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới. Các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại, internet… Ở giai đoạn này – mà theo các chuyên gia gọi là làn sóng thứ ba – Nhà phân phối giỏi không cần phải là một nhà hùng biện và đi lại như con thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. Các công ty bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp kinh doanh theo mạng để phân phối sản phẩm độc đáo của mình.

Đầu thế kỉ 21, kinh doanh theo mạng bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam và đạt tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu. Kinh doanh theo mạng phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài, truyền hình bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh theo mạng và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh theo mạng.

Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 công ty kinh doanh theo mạng phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành:

Ngày 01-07-2005, luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp.

Ngày 24-08-2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng.

Ngày 08-11-2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.

Năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập.

Ngày 31 tháng 03 năm 2010, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, MLMA chính thức ra mắt.

Theo kinhdoanhmang.com.vn sưu tập

Lý thuyết là vậy nhưng thực tế ở Việt Nam thì ngay cả những những công ty như Amway cũng bó tay vì người ta chỉ muốn LÀM GIÀU NHANH. Bác cứ xem thị trường chứng khoán VN hoạt động thế nào thì rõ.

--------

Tôi đã theo dõi CT Sinh Lợi, sau đổi tên là Thiên Ngọc Minh Uy, bán hàng đa cấp.
Họ chỉ bán sản phẩm (máy Ozon) cho thành viên cuả mình với giá 3.000.000, mà mỗi mã thành viên (cấp 1) cũng chỉ được mua một sản phẩm. Sản phẩm tương tự trên thị trường giá chỉ 400.000. Khi giới thiệu thành công một thành viên mới (cấp 2) mua hàng, người giới thiệu được 20% (600.000) hoa hồng. Khi thành viên cấp 2 giới thiệu thành công một thành viên mới (cấp 3) mua hàng, người giới thiệu được 20% (600.000), nhưng thành viên cấp 1 cũng được hưởng 10% (300.000)... Cứ như vậy tới 10 cấp. Hỏi ai mà không ham?
Thêm nữa, nếu anh giới thiệu được 3 thành viên cấp 1, anh được lên cấp nhân viên kinh doanh, được cộng thêm 1% hoa hồng ở tất cả các cấp; khi anh có 3 thành viên cấp 1 là nhân viên kinh doanh, anh được lên cấp tổ trưởng, được cộng thêm 1% hoa hồng ở tất cả các cấp;... cứ như vậy đến phó phòng, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, đổng sự... Đại khái 2.600.000 tiền lợi nhuận được chia vào mạng tới 2/3, công ty hưởng khoảng 1/3. Số tiền lợi đó chủ yếu là do các thành viên mới tự nguyện đóng góp. Mà các thành viên mới không bị lừa đâu, họ tình nguyện bị lừa để có cơ hội đi lừa người khác thôi.
Cũng nói thêm là hệ thống quản lí, PR, đào tạo của họ rất bài bản.
Bác anhmytran hỏi một câu rất hay, sao nuôi CNĐ lại phải đa cấp? Chẳng qua là sự trùng hợp rất tức cười mà thôi: sản phẩm trong bán hàng đa cấp phải là sản phẩm ĐỘC (không có trên thị trường), khó định giá (chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp...). Con chồn nhung đen thoả mãn cả hai tiêu chí ấy nên được lựa chọn. Thật khổ thân cho con CNĐ :))

--------

Công ty bán hàng đa cấp không mua lại sản phẩm cuả ai cả (mua để làm gì?), mà các thành viên muốn bán sản phẩm cũng chẳng ai thèm mua (mua để làm gì?). Cái người ta muốn mua ở đây là TƯ CÁCH THÀNH VIÊN của công ty, cái cho phép người ta đi lưà người khác để hưởng lợi; cái mà các thành viên rao bán cũng chính là cái đó. Vậy nên nếu có ai nuôi CNĐ đa cấp, thì ta phải hiểu là họ đang muốn lừa người khác, chứ không phải họ bị lừa đâu.

--------

Bản thân tôi rất thích con CNĐ vì các ưu điểm cuả nó, và tôi nghĩ nó là vật nuôi đáng được nhân rộng. Tôi cũng khâm phục mô hình bán hàng đa cấp. Nhưng tôi phản đối cách bán hàng đa cấp theo kiểu VN, lại càng phản đối những người tẩy chay con CNĐ vì nó chẳng may trở thành phương tiện thu lợi bất chính của một số người.
 
Last edited by a moderator:
Căm ơn lòi giải thích của các bạn.
*
Tuy vậy có đôi chỗ tiếng Việt không trong sáng rõ ràng lắm.
Cụ thể tôi trích ra đây:
*
Sau cùng, cuối năm 1979 toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là “hình tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh theo mạng đã ra đời tại Mỹ. Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là làn sóng thứ nhất.


Từ 1979-1990 (làn sóng thứ hai) là thời kì bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi đêm ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lập với đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh.


Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới. Các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại, internet… Ở giai đoạn này – mà theo các chuyên gia gọi là làn sóng thứ ba
Trong bài trích, có từ "kinh doanh theo mạng" thì đó nghĩa là gì?
Tiếng Việt thì mạng là tính mạng. Còn có nghĩa là màng lưới.
Tiếng Anh, thì màng lưới là "net work" rồi viết liền ra "network."
Mạng Lưới làm việc ở Mỹ có thề ví dụ như:
1- một mạch điện lực, từ nhà máy điện đến tận bóng điện hay động cơ điện.
2- một màng lưới điện thoại, gồm tổng đài, và những người gọi điện thoại
của nó. Muốn gọi sang công ty khác, thì phải nối cổng cho sang lưới khác.
3- Một châu thổ sông ngòi, ví như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Cửu Long.
4- Một đoàn thể: từ chủ tịch đảng đến các đảng viên.
5- Một công ty, từ các chủ khổ phần, ban chủ nhiệm đến các nhân viên và công nhân.
*
Mạng cũng có thể hiểu theo nghĩa rất hẹp, là Internet. Người ta nói lên mạng
có nghĩa là chơi Internet.
*
Bài trích trên không rõ nghĩa "mạng" là gì.
Theo lịch sử Internet, thì năm 1990 chưa có Internet.
Lúc đó tôi mới đến Mỹ, và học nghề computer, tạm gọi là IT.
Lúc đó màn hình computer chỉ có một màu sáng hay tối,
chứ không có 5 màu xanh dỏ vàng, vân vân.
Tôi còn đang trong trường, chưa tốt nghiệp, thì bắt đầu có Window,
bắt chước máy Trái Táo (Apple). Sau đó, năm 1992 gì đó mới có
Internet, nhưng rất chậm, và rất đắt. Hầu hết người Mỹ không có
Internet. Khi tôi tốt nghiệp, thì Intêrnet mới bùng nổ, nhưng chỉ
bùng nổ ở những người chuyên nghiệp. Họ được thuê làm với mong muốn
buôn bán tốt hơn. Lúc đó là năm 1995, nhưng nhân dân Mỹ vẫn lạc hậu
không thể hiểu biết bằng những người vào học trong trường Đại Học.
*
Tuy vậy, kinh doanh đa cấp ở Mỹ đã bùng nổ trước kỹ nghệ Internet.
Mạng lưới của họ không phải Intêrnet, mà là người thật, đi tận nơi,
tổ chức hội thảo, và nhiều chuyện rất rùm beng. Tôi cũng đã tham
gia mạng lưới kinh doanh đa cấp, và mạng lưới lan đến tôi thì hết.
Tôi không phải là người lừa đảo. Khi tôi tham gia, hiểu biết được,
tuy đã muộn, vì đã mất 2 trăm đô rồi, thì tôi im lặng và ở nhà, đi
làm thuê bình thường, chứ không tiếp tục rao bán hàng cho đa cấp nữa.
Sau đó, thì chính phủ Mỹ đưa kinh doanh đa cấp ra ngoài vòng pháp luật.
Từ hơn chục năm nay, ở Mỹ không có bất cứ hình thức kinh doanh đa cấp
nào nữa, dù trên mạng đi bộ, hay trên Internet.
*
Tôi chia sẻ tin tức quanh tôi ở Mỹ để bà con tham khảo.
*
 
Vậy bác đã tham gia rồi còn hỏi gì nữa? Mạng là bao gồm các thành viên, con người được xắp sếp trình tự từ gốc đến ngọn và cứ thể mở rộng theo cách người vào trước làm gốc. Thông qua Internet cũng vậy thôi, mỗi người 1 tài khoản ảo cũng theo hệ thống như thế. Mỗi người vừa tiêu dùng vừa bán, dùng sản phẩm thấy tốt thì giới thiệu người khác tức là bán, không tốt mà cũng kêu người khác mua thì thành người người bán hàng tham lam, mà đa số là dễ trở nên tham, dù sản phẩm tốt hay xấu cũng khó tránh người bán tham lam. Bằng đủ mọi cách,hii
 
Hì hì, tui tưởng người bị Amway lừa không nhiều, nhưng bây giờ biết thêm có bác anhmytran, tính luôn tui!
Năm đó, tui quên rồi, cũng trên 10 năm rồi còn gì! Bọn tui 4 đứa, tốn 4 vé, mỗi vé 150 đô, đi nghe tay sáng-lập Amway, lúc đó đã trở thành đa-triệu-phú (đô-la) nói chuyện, để phát-động mạng lưới bán hàng của anh ta tại Úc.
Trở về, tui suy-nghĩ: Muốn gia-nhập mạng lưới nầy, trước hết phải "ghi danh" bằng việc mua một lô hàng căn-bản. Hàng rất mắc! Sau đó, giới-thiệu người người quen, thân-nhân bạn bè gia-nhập và mua một lô hàng căn-bản như tui vậy. Và như vậy, tui đã được "ghi điểm" cho mỗi người tui giới-thiệu gia-nhập, sau nầy sẽ tính bằng tiền (phần trăm hoa-hồng) cho vào trương-mục của tui. Đây là tầng 2 của Kim-Tự-Tháp. Điểm đặc-biệt hấp-dẫn là những người "tầng dưới" nây của tui, cũng làm như vậy, cũng kiếm người gia-nhập, thì tui cũng được ghi điểm, cũng được chia bách-phân hoa-hồng nhưng ít hơn chút. Tới tầng thứ ba, thứ tư thì hoa-hồng cũng theo đó mà tính tuy ít hơn, nhưng cũng có, dù tui không làm gì cả, miễn sao những ngưới sau nầy cùng xuất-phát từ Mã-số của tui là tui sẽ được chia. Điều nầy giúp nhiều người kiếm khấm-khá, do dẽo miệng, do o ép, nể-nang... Chẳng bao lâu, mọi người khám-phá ra là hàng không bán được cho khách hàng bình-thường, mà toàn bán cho "Hội-viên Mới"! Vậy là hệ-thống bán hàng Kim-Tự-Tháp bị tẩy chay.

May mà tui không gia-nhập. Nhưng 2 người bạn của tui thì tham-gia, cho đến giờ nầy luôn! Tụi nó kiếm được tiền từ những lòng... tham, nhưng không chịu nghĩ cạn, chứ không từ gì khác!

Đả đảo lối buôn bán nầy!
 
Thời buổi gì mà nta đối xử với nhau thật là tệ bạc các bác ạ:blink:
 
- Rất cảm ơn ACE đã quan tâm đến bài viết của tôi.

- Còn 1 việc thú vị mà tôi quên k kể cho ACE nghe:
Ở Thái Nguyên quê tôi để thuận lợi cho việc bán chồn, họ còn thành lập cả hợp tác xã (HTX).

- Trước khi anh Phương ra về, ngoài việc mua của gia chủ 200k tiền thuốc thì tôi thấy chủ trang trại có đưa 1 tờ giấy mua bán.

- Họ hỏi anh Phương tên tuổi, quê quán, số đt để điền vào tờ giấy cuối cùng họ ký vào tờ giấy và đưa cho a Phương.(ngoài ra họ có ghi tên, địa chỉ của a Phương vào 1 quyển sổ, họ bảo làm như vậy để khi nào tổ chức hội nghị khách hàng để liên hệ cho rễ)

- Tôi có xem qua tờ giấy nhung k để ý nội dung ghi gì, đại loại có ghi la bên A- bên B gì đó...để hôm nào tôi kiếm 1 tờ rồi đưa lên cho ACE cùng xem.

- Đến đây tôi cũng đặt thêm ra 1 số câu hỏi:


+ Trên đất Việt Nam chúng ta có mô hình chăn nuôi nào thành lập HTX để bán sản phẩm giống CNĐ không???

+ Họ thành lập HTX như vậy để thuận lợi cho việc bán CNĐ hay vì quyền lợi khách mua CNĐ???

+ Mình nuôi chim trĩ mấy năm rồi,chim bán cũng tàm tạm vậy có nên bắt trước họ thành lập HTX không???
 
Không biết CNĐ nghĩa là gì?
*
Cứ thấy hay thì bắt chước thôi.
*
Riêng tôi, thì HTX là một mô hình dở nhất trong
đời tôi được biết. Tôi đã sống trong thời đại HTX
hơn chục năm trời rồi, rành lắm. Dở thì không bắt
chước. Khi bao cấp xoá bỏ, thì Đảng và Nhà Nước
cũng không bắt bà con phải HTX nữa. Thế là hàng
nghìn HTX trên miền bắc bị xoá sổ.
*
 
nuôi chồn nhung đen (CNĐ) kêu thật điếc tai, ăn suốt cả ngày. thịt ăn cũng bình thường, ít thịt lắm, toàn bụng thôi, đc tí đùi.
 


Back
Top