Dưa lưới thuộc nhóm dưa lê thơm, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ lưới đẹp mắt, cùng với hương vị ngon, ngọt có giá trị dinh dưỡng cao luôn là món tráng miệng hấp dẫn trong mùa hè. Tuy nhiên dưa lưới cần được chăm sóc và tưới nước hàng ngày. Vì thế nguồn nước và nhân công tưới nước luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với người nông dân trồng dưa nói riêng và cả nước nói chung khi áp dụng phương pháp trồng truyền thống vào mùa khô hạn.
Dưa lưới cần lượng nước đầy đủ cấp lên bề mặt lá, hoa, trái và hệ thống rễ để nuôi cây, giúp cây phát triển và quang hợp tốt hơn.Nắm bắt được yếu tố đó, nông dân trồng dưa thường dùng vòi nước tưới bằng tay tưới lên các luống dưa vào các thời điểm trong ngày để cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cây. Phương pháp này quen thuộc nhưng tốn nhiều công chăm sóc (tưới nước, bón phân), năng suất tiêu thụ thường không ổn định.
Vì thế để giải quyết vấn đề trên, các Viện, Trung tâm nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu của thế giới về chế độ dinh dưỡng, chế độ tưới, mật độ trồng…đã áp dụng thành công phương pháp tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao trên cây dưa lưới. Mô hình tưới nhỏ giọt là mô hình đơn giản, dễ sử dụng gồm một đường ống có cấu trúc đặc biệt được lắp đặt hệ thống tưới gồm 3 bộ phận chính: máy bơm, bộ điều khiển trung tâm, hệ thống dây nhỏ giọt được đặt chạy dài theo các thân dây dưa lưới. Trên đường ống, tại những điểm nhỏ giọt nước đều có áp lực như nhau để luôn giữ lượng nước đồng đều khi tưới, chống xói lở và tăng độ ẩm cho đất, giúp cây dưa lưới phát triển tốt đồng đều nhau.
Căn cứ vào lượng nước tưới, hệ thống tưới nhỏ giọt có ưu điểm vượt trội. Ngoài việc tiết kiệm đáng kể nguồn nước tưới vì phương pháp này xác định được lưu lượng tưới, thời gian tưới vừa đủ cho cây trồng, đặc biệt là những nơi có nguồn nước tưới khan hiếm thì có thể kết hợp bón phân, bón thuốc cùng nước tưới thông qua các đầu nhỏ giọt cùng một lúc. Bên cạnh đó hệ thống tưới nhỏ giọt còn tiết kiệm tiền và nhân công.
Tuy nhiên vì các đầu tưới nhỏ giọt rất nhỏ nên dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, bên cạnh đó hệ thống đường ống mềm dễ bị tác động hư hỏng bởi yếu tố ngoại cảnh làm cỏ làm đứt dây, bị hư hỏng do quá trình canh tác hay do côn trùng gặp nhấm… do đó với những dự án tưới quy mô lớn cần một lượng lao động thường xuyên đi kiểm tra để đạt được hiệu quả tưới tiêu cao nhất.
Dưa lưới cần lượng nước đầy đủ cấp lên bề mặt lá, hoa, trái và hệ thống rễ để nuôi cây, giúp cây phát triển và quang hợp tốt hơn.Nắm bắt được yếu tố đó, nông dân trồng dưa thường dùng vòi nước tưới bằng tay tưới lên các luống dưa vào các thời điểm trong ngày để cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cây. Phương pháp này quen thuộc nhưng tốn nhiều công chăm sóc (tưới nước, bón phân), năng suất tiêu thụ thường không ổn định.
Vì thế để giải quyết vấn đề trên, các Viện, Trung tâm nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu của thế giới về chế độ dinh dưỡng, chế độ tưới, mật độ trồng…đã áp dụng thành công phương pháp tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao trên cây dưa lưới. Mô hình tưới nhỏ giọt là mô hình đơn giản, dễ sử dụng gồm một đường ống có cấu trúc đặc biệt được lắp đặt hệ thống tưới gồm 3 bộ phận chính: máy bơm, bộ điều khiển trung tâm, hệ thống dây nhỏ giọt được đặt chạy dài theo các thân dây dưa lưới. Trên đường ống, tại những điểm nhỏ giọt nước đều có áp lực như nhau để luôn giữ lượng nước đồng đều khi tưới, chống xói lở và tăng độ ẩm cho đất, giúp cây dưa lưới phát triển tốt đồng đều nhau.
Căn cứ vào lượng nước tưới, hệ thống tưới nhỏ giọt có ưu điểm vượt trội. Ngoài việc tiết kiệm đáng kể nguồn nước tưới vì phương pháp này xác định được lưu lượng tưới, thời gian tưới vừa đủ cho cây trồng, đặc biệt là những nơi có nguồn nước tưới khan hiếm thì có thể kết hợp bón phân, bón thuốc cùng nước tưới thông qua các đầu nhỏ giọt cùng một lúc. Bên cạnh đó hệ thống tưới nhỏ giọt còn tiết kiệm tiền và nhân công.
Tuy nhiên vì các đầu tưới nhỏ giọt rất nhỏ nên dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, bên cạnh đó hệ thống đường ống mềm dễ bị tác động hư hỏng bởi yếu tố ngoại cảnh làm cỏ làm đứt dây, bị hư hỏng do quá trình canh tác hay do côn trùng gặp nhấm… do đó với những dự án tưới quy mô lớn cần một lượng lao động thường xuyên đi kiểm tra để đạt được hiệu quả tưới tiêu cao nhất.