Thu bạc tỷ nhờ di cư đàn ong 'săn mật'
Suốt hai tháng qua, nhiều chủ trại ong ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và một số tỉnh Tây Nguyên di cư hàng nghìn đàn ong về miền Trung "săn mật" thu về hàng tỷ đồng.
Tháng 7 năm nay, anh Tân Hữu Nhân ở Ấp Tân Phong, Thị xã Long Khánh (Đồng Nai) di cư 1.650 đàn ong về "săn mật" keo lá tràm, bạch đàn, chia làm ba trang trại ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi. Trung bình mỗi năm, gia đình anh Nhân chi 700 triệu đồng thuê xe tải để di cư đàn ong đi "săn mật" qua 5 tỉnh, thành gồm: Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Lắk, Bắc Giang và Quảng Ngãi.
Tùy theo mùa hoa, lá cây rừng cho nguồn mật ngắn hay kéo dài, các chủ trang trại di cư đàn cho ong lấy mật dừng chân ở mỗi địa phương khoảng từ một đến 3 tháng. Thông thường sau khi tìm kiếm được khu rẫy thông thoáng, có nguồn hoa lá tốt, chủ trang trại quyết định thuê đất của người dân địa phương để dựng lán trại làm nơi ở chờ đàn ong đi tìm mật.
Sau chặng đường dài, đàn ong được đặt ổn định ở dưới tán rừng, các chủ trại thường dùng bình bơm xịt sữa chua để tăng sức đề kháng cho ong. Khác với những vùng quê khác, ở Quảng Ngãi có nhiều rẫy keo bạt ngàn trên sườn đồi núi, tiết mật qua nách lá và hoa... tạo nguồn mật dồi dào cho đàn ong.
Ong tạo mật chứa đầy trên những mảng sáp trong thùng nuôi. Chi phí đầu tư ban đầu của các chủ trang trại ong khoảng 2 tỷ đồng (mua giống, đóng thùng, mua sáp, thức ăn, tiền vận chuyển, trả tiền công cho khoảng 12 lao động).
Những người thợ kiểm tra sáp ong chứa đầy mật trông giống hình trái tim.
Các công nhân dùng chổi lông quét khung cầu, giũ đàn ong vào tổ trước khi khai thác mật. Anh Tâm, một chủ trang trại ong di cư khoảng 1.400 đàn từ Bình Phước về "săn mật" ở xã Long Sơn, huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi) cho biết, trung bình mỗi năm, trừ chi phí anh thu về khoảng một tỷ đồng nhờ xuất khẩu mật ong.
Công nhân đưa cầu ong đến khu vực quay ly tâm để thu hồi mật. "Khó khăn nhất của nghề di cư đàn ong là gặp thời tiết xấu, mưa bão kéo dài làm giảm sản lượng mật. Ở một số vùng miền, người dân địa phương hiểu sai khi cho rằng việc ong đi tìm mật ảnh hưởng mùa màng, dẫn đến cản trở, thậm chí quậy phá. Mình phải mất nhiều thời gian chứng minh, thuyết phục họ mới tạo điều kiện cho thuê rẫy để đặt thùng ong, dựng lán trại", anh Tâm chia sẻ.
Sản phẩm mật ong vàng óng từ máy quay ly tâm rót chảy vào can nhựa chờ đưa đi tiêu thụ.
Các thương lái đến kiểm tra nguồn mật thiên nhiên ở một trang trại ong tại rẫy keo lá tràm của người dân xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành.
Các xe tải đến tận các trại nuôi ong thu mua mật chở về kho lọc sạch sáp, ong để xuất khẩu. Theo anh Nhân, trung bình hàng năm, một chủ trang trại nuôi ong các tỉnh phía Nam theo hình thức di cư đàn đi "săn mật" thu về khoảng 100 đến 120 tấn, trừ chi phí đầu tư, thu lãi ít nhất khoảng 1,2 tỷ đồng. Hiện tại các nước Mỹ, châu Âu đang rất ưa chuộng sản phẩm mật ong nuôi dựa vào nguồn hoa, lá thiên nhiên theo phương thức di cư đàn như ở Việt Nam.
Trí Tín
Nguồn: vnexpress.net
Suốt hai tháng qua, nhiều chủ trại ong ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và một số tỉnh Tây Nguyên di cư hàng nghìn đàn ong về miền Trung "săn mật" thu về hàng tỷ đồng.
Tháng 7 năm nay, anh Tân Hữu Nhân ở Ấp Tân Phong, Thị xã Long Khánh (Đồng Nai) di cư 1.650 đàn ong về "săn mật" keo lá tràm, bạch đàn, chia làm ba trang trại ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi. Trung bình mỗi năm, gia đình anh Nhân chi 700 triệu đồng thuê xe tải để di cư đàn ong đi "săn mật" qua 5 tỉnh, thành gồm: Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Lắk, Bắc Giang và Quảng Ngãi.
Tùy theo mùa hoa, lá cây rừng cho nguồn mật ngắn hay kéo dài, các chủ trang trại di cư đàn cho ong lấy mật dừng chân ở mỗi địa phương khoảng từ một đến 3 tháng. Thông thường sau khi tìm kiếm được khu rẫy thông thoáng, có nguồn hoa lá tốt, chủ trang trại quyết định thuê đất của người dân địa phương để dựng lán trại làm nơi ở chờ đàn ong đi tìm mật.
Sau chặng đường dài, đàn ong được đặt ổn định ở dưới tán rừng, các chủ trại thường dùng bình bơm xịt sữa chua để tăng sức đề kháng cho ong. Khác với những vùng quê khác, ở Quảng Ngãi có nhiều rẫy keo bạt ngàn trên sườn đồi núi, tiết mật qua nách lá và hoa... tạo nguồn mật dồi dào cho đàn ong.
Ong tạo mật chứa đầy trên những mảng sáp trong thùng nuôi. Chi phí đầu tư ban đầu của các chủ trang trại ong khoảng 2 tỷ đồng (mua giống, đóng thùng, mua sáp, thức ăn, tiền vận chuyển, trả tiền công cho khoảng 12 lao động).
Những người thợ kiểm tra sáp ong chứa đầy mật trông giống hình trái tim.
Các công nhân dùng chổi lông quét khung cầu, giũ đàn ong vào tổ trước khi khai thác mật. Anh Tâm, một chủ trang trại ong di cư khoảng 1.400 đàn từ Bình Phước về "săn mật" ở xã Long Sơn, huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi) cho biết, trung bình mỗi năm, trừ chi phí anh thu về khoảng một tỷ đồng nhờ xuất khẩu mật ong.
Công nhân đưa cầu ong đến khu vực quay ly tâm để thu hồi mật. "Khó khăn nhất của nghề di cư đàn ong là gặp thời tiết xấu, mưa bão kéo dài làm giảm sản lượng mật. Ở một số vùng miền, người dân địa phương hiểu sai khi cho rằng việc ong đi tìm mật ảnh hưởng mùa màng, dẫn đến cản trở, thậm chí quậy phá. Mình phải mất nhiều thời gian chứng minh, thuyết phục họ mới tạo điều kiện cho thuê rẫy để đặt thùng ong, dựng lán trại", anh Tâm chia sẻ.
Sản phẩm mật ong vàng óng từ máy quay ly tâm rót chảy vào can nhựa chờ đưa đi tiêu thụ.
Các thương lái đến kiểm tra nguồn mật thiên nhiên ở một trang trại ong tại rẫy keo lá tràm của người dân xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành.
Các xe tải đến tận các trại nuôi ong thu mua mật chở về kho lọc sạch sáp, ong để xuất khẩu. Theo anh Nhân, trung bình hàng năm, một chủ trang trại nuôi ong các tỉnh phía Nam theo hình thức di cư đàn đi "săn mật" thu về khoảng 100 đến 120 tấn, trừ chi phí đầu tư, thu lãi ít nhất khoảng 1,2 tỷ đồng. Hiện tại các nước Mỹ, châu Âu đang rất ưa chuộng sản phẩm mật ong nuôi dựa vào nguồn hoa, lá thiên nhiên theo phương thức di cư đàn như ở Việt Nam.
Trí Tín
Nguồn: vnexpress.net