Thu hoạch mật ong trên cao nguyên đá Hà Giang

Từ tháng 10 đến tháng 12, khắp nơi trên cao nguyên đá người dân bước vào vụ thu hoạch mật ong hoa bạc hà.

photo-0-1515245020725.jpg

Vùng cao nguyên đá gồm bốn huyện: Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Mỗi vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khác nhau. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 9 người dân của vùng bắt đầu đưa những thùng ong về nơi có hoa để tìm mật. Cuối năm mùa hoa bạc hà nở rộ.
photo-1-1515245020726.jpg

Hoa bạc hà là loài hoa dại mọc khắp vùng cao nguyên đá. Hoa bắt đầu nở rộ vào tháng 10 hằng năm và tàn hết cuối tháng 12
.
photo-2-1515245020727.jpg


“Người nuôi ong hầu hết là dân bản địa, nuôi ong bản địa. Trong năm có hai tháng 6-7 là không có hoa nên phải dùng đường nuôi giữ ong. Theo từng mùa hoa, hằng năm gia đình vẫn di chuyển các đàn ong đến vùng có hoa để thu hoạch mật” - Má Văn Phú ở tổ 1 Đồng Văn nói.
photo-3-1515245020728.jpg


Tháng 8 vừa qua, thời tiết mưa nhiều, khiến nhiều cầu ong bị thối, ong con không nở được để đi kiếm mật. Nhiều gia đình đặt các tổ sát nhau không canh chừng ong đánh nhau chết làm năng suất giảm.
photo-4-1515245020728.jpg
photo-5-1515245020729.jpg
Người nuôi đưa từng cầu ong ra ngoài kiểm tra lượng mật rồi mới khai thác.
photo-6-1515245020729.jpg
Mỗi tổ ong có 5 cầu ong, một phần là nơi nuôi nhộng, một phần là nơi sản xuất mật. Một lần khai thác có thể cho hơn 1 lít mật.
photo-7-1515245020730.jpg
Trước khi đưa vào máy quay mật, người dân cắt lớp màng phủ ở cửa mật để mỗi khi quay tổ mật sẽ văng ra ngoài.
photo-8-1515245020731.jpg
Người nuôi ong ở cao nguyên đá thường xuyên phải sống tạm bợ bên những tổ ong để theo dõi việc lấy mật và một phần để bảo vệ tổ. Thời điểm thu hoạch mật luôn mang lại không khí hào hứng.
photo-9-1515245020731.jpg

Theo Hoàng Thành
Lao động
 


Xếp cầu ong sai kỹ thuật. Phải đặt sao cho cầu ong quay mặt ra bên ngoài. Sau đó, lại phải lật mặt kia ra ngoài nữa.
 


Back
Top