thức ăn cho cá lóc

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
thưa cùng bà con.
-bà con,anh em nào đã nuôi cá lóc và đã cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp chưa ?
nếu có xin cho biết một ít thông tin về :
-thức ăn viên công nghiệp hiệu gì ?đô đạm bao nhiêu là phù hợp?giá mổi kg thức ăn ? và chỉ số trao đổi bao nhiêu kg thức ăn cho 1 kg cá ?
-thời gian nuôi bao nhiêu ngày cho được 1 kg cá ?
xin cảm ơn
 


CHÀO NGÀY MỚI---------------------
chưa có bà con nào nuôi cá lóc cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp ???
 
em cung cấp cho bác địa chỉ đã thử nghiệm và nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp
Nuôi cá lóc trong bể bạt, ít vốn, hiệu quả cao KTNT - Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) vừa sơ kết việc thực hiện dự án nuôi cá lóc trên bể lót bạt tại tỉnh An Giang. Từ tháng 8/2010 đến nay, khoa đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho 180 học viên kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá lóc thương phẩm trong bể bạt ứng dụng vào 34 mô hình tại 5 huyện Phú Tân, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên. Trong đó, hai nông dân ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã ứng dụng thành thục kỹ thuật ương giống và sản xuất giống cá lóc.
Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - Khoa Thủy sản cho biết, qua thực nghiệm, so sánh với 3 điểm nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, 3 điểm nuôi thức ăn tự chế biến và 28 điểm nuôi dùng thức ăn tươi sống thấy, dùng thức ăn tự chế biến, cá tăng trưởng cao hơn (0,88-6,61g/ngày) so với cách nuôi dùng 2 loại thức ăn còn lại. Dùng thức ăn tươi sống đạt năng suất cao nhất là 484kg/bể 15m2, trọng lượng bình quân 700g/con, nhưng dùng thức ăn viên công nghiệp lãi bình quân hơn 2,7 triệu đồng/bể 15m2. Người dân hoàn toàn có thể sử dụng loại thức ăn này để nuôi cá lóc thương phẩm. Riêng với hai nông dân ứng dụng kỹ thuật sản xuất cá giống, cá lóc sinh sản, tỷ lệ cá con sống đạt 58%.
Về mặt hiệu quả, mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt vốn đầu tư không lớn. Trong một vụ nuôi 3-4 tháng, tổng chi phí nuôi từ 9,9 - 12,7 triệu đồng/vụ/bể nuôi 15m2. Năng suất nuôi đạt từ 423 - 484kg, với giá bán 30.000-31.000 đồng/kg, tổng thu đạt hơn 12,6 - 14,5 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 1,7 - 3,6 triệu đồng/vụ.
Ông Nguyễn Thanh Hiệu, cán bộ Khoa Thủy sản, người trực tiếp chuyển giao kỹ thuật mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt nhận xét: “Đây là mô hình dễ quản lý nguồn nước, dễ chủ động hơn so với điều kiện kỹ thuật chăm sóc nuôi cá lóc trong ao, vèo hay trong lưới mùng dưới kênh rạch. Cá lóc được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, có thể chế biến nhiều loại sản phẩm đa dạng, phong phú như làm khô, làm mắm. Vì thế tương lai nghề nuôi cá lóc có thể phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý nông dân khi tham gia mô hình cần sử dụng hệ thống xử lý nước thải. Bà con có thể nhân rộng mô hình này để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất”.
KHOA THỦY SẢN - ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ĐC: Khu II - Đường 3/2 - Xuân Khánh - Ninh Kiều - Tp. Cần Thơ
ĐT: (+84-710) 3 834307 - FAX: (+84-710) 3. 830323 - 830247

[h=3]Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp[/h]
Sáng ngày 17/12/2008, tại ao nuôi thí điểm của ông Đào Văn Toàn tại ấp Hưng Hòa xã Tân Khánh Trung huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo về mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp.

Tại buổi hội thảo, gần 100 nông dân đến từ nhiều địa phương trong tỉnh đã được nghe ông Cao Văn Toàn - người đã phối hợp với Công ty cổ phần thương mại Á Âu ở khu A1 Khu công nghiệp Sa Đéc thực hiện mô hình nuôi cá lóc thí điểm - trình bày qui trình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp tại ao của ông.
Trên diện tích 1.500 m2 mặt nước, ngày 09/8/2008, ông Cao Văn Toàn đã thả 100.000 con cá lóc giống đầu nhím được mua về từ huyện Hồng Ngự. Đến nay, sau hơn 4 tháng tuổi, trọng lượng mỗi con đã đạt từ 400 đến 500gram.
Ông Cao Văn Toàn cho biết, để cá lóc có thể quen dần với thức ăn viên như hiện nay thì trong những ngày đầu thả giống, ông đã phải thực hiện qui trình thay thế thức ăn lần lượt. Ban đầu là pha trộn thức ăn viên với thức ăn chế biến từ cá biển theo tỷ lệ 50 – 50. Sau vài ngày, ông lại giảm lượng thức ăn cá mồi và tăng lượng thức ăn viên lên. Đến ngày tuổi thứ 40 của cá thì 100% thức ăn sử dụng đều là thức ăn viên.
Sau khi tham quan thực tế ao cá của ông Cao Văn Toàn, nắm rõ về qui trình nuôi cũng như những thông tin có liên quan đến loại thức ăn viên do công ty Á Âu sản xuất, bà con nông dân dự hội thảo đã đánh giá rất cao mô hình này. Ông Dương văn Triều đến từ xã An Long huyện Tam Nông thì rất tâm đắc trước khả năng thích ứng mạnh mẽ của con cá lóc với loại thức ăn mới mẻ này. Còn ông Nguyễn Tấn Lợi, một người nuôi cá khá lâu năm ngụ xã Long Thắng, huyện Lai Vung thì lại rất chú ý đến môi trường nước tại ao nuôi. Ông Lợi cho rằng, khi sử dụng thức ăn viên thay cho các loại cá mồi (chủ yếu được chế biến từ cá tạp khai thác trong thiên nhiên) sẽ có thể giúp cá lóc ít bệnh hơn do môi trường nước được cải thiện đáng kể.
Sau hơn 4 tháng thả nuôi, lượng thức ăn viên mà ông Cao Văn Toàn đã sử dụng cho ao nuôi của mình chỉ khoảng hơn 8 tấn. Nhiều ý kiến cho rằng, với trọng lượng trên dưới nửa ký 1 con như cá hiện tại thì không bao lâu nữa ao cá này có thể xuất bán. Nếu giá cá lóc trên thị trường vào khoảng trên 25.000 đồng/kg thì người nuôi đã có lãi tương đối khá.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế khả quan thì mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp còn hứa hẹn góp phần giải quyết tình trạng khai thác cá mồi trong thiên nhiên theo kiểu tận diệt như lâu nay và một số lợi thế khác.
Ông Bùi Hữu Soi, Phó chủ tịch Hội nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, sự thành công của mô hình thí điểm nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp không chỉ mang lại cơ hội mở rộng qui mô sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cho nông dân trong tỉnh mà còn mở ra cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp thủy sản của địa phương từ con cá lóc.
Thông qua mô hình thí điểm có thể khẳng định việc nuôi cá lóc bằng thức ăn viên công nghiệp là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, hiện loại thức ăn thủy sản này vẫn đang trong giai đoạn khảo nghiệm và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để tiến đến sản xuất đại trà, phục vụ nhu cầu của người nuôi cá Đồng Tháp và khu vực.
Nếu cách làm này sớm được công nhận một cách chính thức từ các cơ quan chức năng và các nhà khoa học để từ đó có thể phổ biến rộng rãi cho người dân thì hiệu quả của nó sẽ sớm được phát huy. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm có thể triển khai rộng khắp với chất lượng và số lượng ngày càng cao thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm chính là việc rất cần được quan tâm.
Tập quán nuôi cá lóc ở ĐBSCL chủ yếu cho ăn bằng thức ăn là cá biển, cua, ốc bươu vàng xay nhuyễn. Chưa ai nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp. Ông Vũ Văn Lệch, Giám đốc Cty CP TM Á Âu (Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Con Heo Vàng) ở thị xã Sa Đéc – Đồng Tháp đã phá bỏ tập quán khi đưa ra sáng kiến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp dạng viên giàu đạm.
Trong thời gian vừa qua Cty kết hợp với Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và trang trại nuôi cá lóc của ông Cao Văn Toàn, ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thả nuôi thử nghiệm bằng thức ăn viên do Cty cung cấp. Sau 4 tháng nuôi cho kết quả ban đầu rất khả quan, cá mau lớn, đạt trọng lượng từ 400-500 gram/con, rút ngắn thời gian so với nuôi bình thường từ 1 -1,5 tháng.

Ông Cao Văn Toàn cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi cá lóc hơn chục năm nay từ nuôi trong mùng lưới đến nuôi trong ao, hầm đều chủ yếu cho cá ăn bằng mồi. Từ khi được Cty Con Heo Vàng hỗ trợ thức ăn để nuôi thử nghiệm tại hầm nhà, ban đầu tôi thả 100 ngàn con cá lóc giống loại 7-8 cm, với diện tích mặt nước 1.200 m2. Sau bốn tháng thả nuôi thấy đàn cá phát triển rất nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 70% và giảm chi phí đầu tư từ 25-30% so với nuôi cá lóc truyền thống trước đây. Hơn thế, yếu tố quan trọng nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp là chủ động nguồn thức ăn nên có thể yên tâm mở rộng diện tích nuôi.

Giám đốc Vũ Văn Lệch cho biết: Qua 2 năm Cty hoạt động sản xuất thức ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã đi khắp các tỉnh ĐBSCL thấy bà con nông dân nuôi cá lóc trong ao, hầm, hay trong vèo lưới cước đều phải kiếm nguồn thức ăn rất khó khăn, chủ yếu là cá tạp hoặc cá biển, nguồn thức ăn này trong thiên nhiên ngày càng bị cạng kiệt. Cá lóc cũng chỉ được nuôi vào mùa nước nổi có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên, những tháng mùa khô cạn kiệt thức ăn người nuôi phải chuyển sang làm nghề khác.

Ông Bùi Hữu Soi, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp cho biết: Cá lóc dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao.

Bây giờ lại có thể nuôi chúng vào mùa khô nhờ thức ăn công nghiệp sẽ là hướng đi mới để đa dạng hoá sản phẩm chứ không chỉ phụ thuộc con cá tra, basa là đối tượng nuôi bị thua lỗ trong thời gian vừa qua.

Chính vì thế từ tháng 7/2008, Cty đã nghiên cứu thành công đưa ra 3 loại thức ăn viên công nghiệp dành riêng cho cá lóc là SF 300, SF 400, SF 500. Đây là loại thức ăn giàu đạm hơn nhiều so với thức ăn bằng mồi cá trong tự nhiên. Người nuôi lại có thể nuôi cá quanh năm nhờ chủ động nguồn thức ăn, nguồn nước bảo đảm không ô nhiễm nên cá sống khỏe, ít bệnh tật.

Ông Lệch cho biết thêm: Sau khi tổ chức nuôi thử nghiệm cá lóc bằng nguồn thức ăn công nghiệp thành công, Cty đã tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học và các viện, trường trong ngành thủy sản cùng hàng trăm nông dân sản xuất giỏi trong tỉnh về tham dự. Bà con nông dân đánh giá rất cao hình thức nuôi mới và rất muốn tham gia mô hình này.

Nông dân Dương Văn Triều, ở ấp An Thịnh, xã An Nông, huyện Tam Nông – Đồng Tháp, là một trong những hộ nuôi cá lóc giỏi trong tỉnh cho biết: Tôi từng nuôi nhiều loại cá từ cá rô, mè vinh, tai tượng… nhưng tôi thấy mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp giúp cá mau lớn, ít bệnh, không ô nhiễm nguồn nước là tôi khoái liền. Từ hội thảo này tôi sẽ ký hợp đồng với Cty thả 150 ngàn con cá lóc nuôi vào những tháng mùa khô sắp tới.


Bác liên hệ để có thông tin chi tiết nhé chúc bác thành công

 
rất cảm ơn nhưng thông tin của thuysandopa.
trước đến nay nuôi thuỷ sản bà con thường cân nhắc giữa thức ăn tự chế ,nguồn cá tạp sẳn có tại địa phương và thức ăn viên công nghiệp vì thức ăn chiếm 7-80 o/o giá thành trong chăn nuôi.
so sánh giữa thức ăn tươi sống hoặc tự chế với thức ăn viên công nghiệp :
-thức ăn tươi sống hoặc tự chế
ưu điểm :nguồn có sẳn tại địa phương,giá thành rẻ,phù hợp với tập tính ăn của cá lóc.
nhược điểm:mau dơ nước,lệ thuộc vào mùa vụ vì nguồn cá tạp,ốc bưu vàng ,mổi năm chỉ có một vụ.
thức ăn viên công nghiệp việc thuần tập cho cá ăn cũng không khó,cái khó là giá thành của mổi kg thức ăn và cá lóc đòi hỏi độ đạm khá cao.
và ưu điểm bà con có thể chủ động thả nuôi suốt năm có thể nuôi trái vụ.
ngoài các loại thức ăn SF 300, SF 400, SF 500 độ đạm là bao nhiêu ? giá thành mổi kg ?hệ số bao nhiêu cho mổi kg thương phẩm ?(loại nầy tại địa phương không có )
nếu được mong bà con cung cấp số điện thoại của người đã nuôi dùm.
cảm ơn
 
http://www.vietlinh.com.vn/lobby/aquaculture_technology_news_show.asp?ID=789


Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp
Ngày cập nhật trên web Việt Linh:18/12/2011
Nguồn tin:Nông Nghiệp VN, 15/12/2011

<tbody>
</tbody>



14122011153502.jpg

Nông dân tham quan mô hình nuôi cá lóc ở xã Hòa Hưng – Cái Bè
Khi đến xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang cách nay khoảng 10 năm, ai cũng biết đây là xã có nghề nuôi cá tra xuất khẩu phát triển nhất tỉnh.
Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây phát triển thêm phong trào nuôi cá lóc đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Hiện nay, toàn xã Hòa Hưng có trên 30 hộ nuôi cá lóc trong vèo giăng trong ao. Hộ sản xuất điển hình ở đây là anh Mười, qua nhiều vụ nuôi anh đã mang lại hiệu quả cao và là nơi để nhiều người đến tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, có sức sống cao, có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi trường. Có nhiều hình thức nuôi như nuôi trong ao, nuôi trên bạt, đặc biệt hình thức nuôi trong vèo giăng trong ao dễ chăm sóc quản lý, thích hợp cho người có ít diện tích đất sản xuất.
Trước khi quyết định nuôi cá lóc, nên chọn ao ở gần nơi có nguồn nước sạch, nếu gần sông lớn để khi thu hoạch vận chuyển bằng ghe đục càng tốt. Diện tích ao từ 200 – 1.000 m2, độ sâu ao 1,2 - 2 m, mực nước trong vèo khoảng 1 m. Trước khi thả giống, làm các bước chuẩn bị ao như: vét bùn, bón vôi, lấy nước vào ao, xử lý nước, căng vèo vào ao cho thẳng 4 góc ao, đáy vèo cách đáy ao khoảng 30 cm.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi ở đây: Cá lóc là loài cá dữ, sự tranh giành thức ăn trong ao rất mãnh liệt, nếu thiếu thức ăn cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, nhất là tháng nuôi đầu vì vậy sự phân đàn rất lớn sau thời gian nuôi ngắn. Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này. Nên chọn mua con giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình, không bị trầy xước, không có triệu chứng bị bệnh. Con giống có chiều dài khoảng 6 - 10 cm là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm.
Mật độ thả khoảng 50 - 100 con/m3 tùy theo điều kiện đầu tư của hộ nuôi. Tuy nhiên, để nuôi đạt hiệu quả cao, tháng đầu nên ương trong vèo mật độ khoảng 100 con/m2, cho ăn thức ăn là cá tạp được xay nhuyễn trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm, sau một tháng nuôi phân cỡ cá cho đều đưa qua 2 - 3 vèo nuôi, mật độ khoảng 70 con/m2 và chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm đến cuối vụ nuôi.
Đây là đặc điểm nổi bật trong nuôi cá lóc hiện nay vì sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn chế làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên. Định kỳ bắt cá kiểm tra để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi. Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.
Thời gian nuôi khoảng 4 - 5 tháng là thu hoạch cá đạt cỡ trên 700 gr/con. Người nuôi nên chọn mùa vụ nuôi làm sao để khi bán cá vào thời điểm từ tháng 2-5 (dương lịch) để cá thương phẩm có giá bán cao mang lại lợi nhuận tối đa.
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
hi..một bạn không đăng bài được nhờ chuyển

 
http://www.vietlinh.com.vn/lobby/aquaculture_technology_news_show.asp?ID=789


Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp
Ngày cập nhật trên web Việt Linh:
18/12/2011
Nguồn tin:
Nông Nghiệp VN, 15/12/2011

<TBODY>
</TBODY>




14122011153502.jpg

Nông dân tham quan mô hình nuôi cá lóc ở xã Hòa Hưng – Cái Bè
Khi đến xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang cách nay khoảng 10 năm, ai cũng biết đây là xã có nghề nuôi cá tra xuất khẩu phát triển nhất tỉnh.
Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây phát triển thêm phong trào nuôi cá lóc đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Hiện nay, toàn xã Hòa Hưng có trên 30 hộ nuôi cá lóc trong vèo giăng trong ao. Hộ sản xuất điển hình ở đây là anh Mười, qua nhiều vụ nuôi anh đã mang lại hiệu quả cao và là nơi để nhiều người đến tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, có sức sống cao, có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi trường. Có nhiều hình thức nuôi như nuôi trong ao, nuôi trên bạt, đặc biệt hình thức nuôi trong vèo giăng trong ao dễ chăm sóc quản lý, thích hợp cho người có ít diện tích đất sản xuất.
Trước khi quyết định nuôi cá lóc, nên chọn ao ở gần nơi có nguồn nước sạch, nếu gần sông lớn để khi thu hoạch vận chuyển bằng ghe đục càng tốt. Diện tích ao từ 200 – 1.000 m2, độ sâu ao 1,2 - 2 m, mực nước trong vèo khoảng 1 m. Trước khi thả giống, làm các bước chuẩn bị ao như: vét bùn, bón vôi, lấy nước vào ao, xử lý nước, căng vèo vào ao cho thẳng 4 góc ao, đáy vèo cách đáy ao khoảng 30 cm.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi ở đây: Cá lóc là loài cá dữ, sự tranh giành thức ăn trong ao rất mãnh liệt, nếu thiếu thức ăn cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, nhất là tháng nuôi đầu vì vậy sự phân đàn rất lớn sau thời gian nuôi ngắn. Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này. Nên chọn mua con giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình, không bị trầy xước, không có triệu chứng bị bệnh. Con giống có chiều dài khoảng 6 - 10 cm là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm.
Mật độ thả khoảng 50 - 100 con/m3 tùy theo điều kiện đầu tư của hộ nuôi. Tuy nhiên, để nuôi đạt hiệu quả cao, tháng đầu nên ương trong vèo mật độ khoảng 100 con/m2, cho ăn thức ăn là cá tạp được xay nhuyễn trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm, sau một tháng nuôi phân cỡ cá cho đều đưa qua 2 - 3 vèo nuôi, mật độ khoảng 70 con/m2 và chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm đến cuối vụ nuôi.
Đây là đặc điểm nổi bật trong nuôi cá lóc hiện nay vì sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn chế làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên. Định kỳ bắt cá kiểm tra để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi. Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.
Thời gian nuôi khoảng 4 - 5 tháng là thu hoạch cá đạt cỡ trên 700 gr/con. Người nuôi nên chọn mùa vụ nuôi làm sao để khi bán cá vào thời điểm từ tháng 2-5 (dương lịch) để cá thương phẩm có giá bán cao mang lại lợi nhuận tối đa.
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
hi..một bạn không đăng bài được nhờ chuyển

ở quê nhà mà ko biết tệ thiệt.
 
Hóa chất để xử lý nước là hóa chất gì và sử dụng như thế nào?
Có Bác nào rành chia sẻ cho tôi với!
 

Em chào bác maquemau
Em là người hôm trước call cho bác rồi dc bác trả lời nhiệt tình.Và bác có hỏi em vụ xử lý nước.
Cuối năm làm ăn thất bát quá nên em chả có lòng nào share thông tin về vụ xử lý nước.Bác thông củm.
Cái vụ bác hỏi ở topic này em mạn phép trả lời như sau:màu đỏ nhen
rất cảm ơn nhưng thông tin của thuysandopa.
trước đến nay nuôi thuỷ sản bà con thường cân nhắc giữa thức ăn tự chế ,nguồn cá tạp sẳn có tại địa phương và thức ăn viên công nghiệp vì thức ăn chiếm 7-80 o/o giá thành trong chăn nuôi.Ở những nơi thức ăn tự chế, cá tạp ko có hoặc giá thành cao >10k./kg thì thức ăn viên là sự lựa chọn cuối cùng
so sánh giữa thức ăn tươi sống hoặc tự chế với thức ăn viên công nghiệp :
-thức ăn tươi sống hoặc tự chế
ưu điểm :nguồn có sẳn tại địa phương,giá thành rẻ,phù hợp với tập tính ăn của cá lóc.
nhược điểm:mau dơ nước,lệ thuộc vào mùa vụ vì nguồn cá tạp,ốc bưu vàng ,mổi năm chỉ có một vụ.
thức ăn viên công nghiệp việc thuần tập cho cá ăn cũng không khó(dễ ợt em thuần rồi),cái khó là giá thành của mổi kg thức ăn và cá lóc đòi hỏi độ đạm khá cao.
và ưu điểm bà con có thể chủ động thả nuôi suốt năm có thể nuôi trái vụ.
ngoài các loại thức ăn SF 300(24.6k/kg), SF 400(23.6k/kg), SF 500(22.6k/kg)=Nhà máy Con heo vàng độ đạm là bao nhiêu(44%-38%) ? giá thành mổi kg ?hệ số bao nhiêu cho mổi kg thương phẩm ?(loại nầy tại địa phương không có )Hệ số 1,1-1,4 tùy người nuôi.Cái này nhân viên cung cấp thức ăn cung cấp.EM cũng đã gặp bác Vĩnh Chủ nhiệm hợp tác xã nuôi cá lóc Bình Dường rồi.Chỉ số đó ok bác nuôi 1,2
nếu được mong bà con cung cấp số điện thoại của người đã nuôi dùm.
cảm ơn
Em đã nuôi thử nghiệm 300 con từ 01/11/2011 đến nay.Chết còn 20 con.Chết do bệnh nấm thủy mi lở loét.Em chả xử lý gì cứ để nó chết ngòai trừ thay nước và thả muối+ vớt con bị nấm +lở loét cách ly
Em cố ý như vâỵ xem thử nó bị bệnh như thế nào.Em nuôi 15 ngày đầu cá tạp huấn luyện công nghiệp sau 15 ngày hoàn tòan = viên.Ổn áp
Còn 20 con còn lại hiện đang mạnh khỏe và ko bị bệnh.
Nhưng 2 tuần vừa rồi giá cá lóc tại chợ đầu mối Bình Điền chỉ là 32k/kg trước đây 3 tuần là 43.EM ko rõ ở Long Xuyên và dưới miền tây có bị gì ko nữa.Bác nào ở dưới đó xác nhận thông tin này hộ em với chứ với 32k/kg thì cỡ nào nuôi cũng lỗ vốn
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn thông tin về những chỉ số của bạn tuanthaolove05 .
mùa cá vụ nầy bà con chưa phấn khởi vì đúng ngay điệp khúc trúng mùa thất giá.
2 tuần vừa rồi giá thương lái thu mua loại từ 500gr trở lên giá 28 ngàn hiện nay 26 ngàn.(giá tại cần thơ)
với giá như thế nầy người nuôi lổ chắc khi cá mồi giá 8000 ngàn
 
Nuôi thủy sản mà nghĩ đến xử lý nước bằng hóa chất thì đừng nuôi bác bồ .

Hì hì...! Nên biết mà, tuy không chủ trương dùng. Đề phòng vạn bất đắc dĩ suối cạn bất ngờ, hoặc có sự cố đầu nguồn, nước giếng bơm không xuể với hồ 500m2 sau này, không có nước thay, không kịp đánh men, nhỡ có gì thì còn xử lý cấp thời bác ạ.

--------

........................................
Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.
........................................

Sở dĩ tôi hỏi vì đọc được như trên
 
Last edited:
Em quên nữa hôm kia hỏi thì nhân viên bên bán thức ăn bảo là.Đấy là cá lóc đầu vuồng chứ cá lóc đấu nhím vẫn thu mua 38.5k/kg.Hic em hơi hoang mang tý.
Bác botienthi em hướng đến nuôi cá lóc sạch không sử dụng các chất kháng sinh.Các hóa chất xử lý nước chắc cũng có thể là 1 trong các chất kháng sinh.Xử lý bằng vôi thủy sản định kỳ tạo độ Ph ổn định.Tạo độ trong và duy trì lượng oxy hòa tan tương đối ổn định đối với những hồ nuôi có mật độ nuôi cao là các biện pháp kỹ thuật cao.
Phòng bệnh định kỳ bằng các thảo mộc như lá xoan, cỏ mực cũng là hướng đến nuôi con cá sạch.

--------

ở Cần thơ thì các bác nên sử dụng thức ăn của http://afiexfeed.com.vn/web/ AQUAFEED & LIVESTOCK FEED ENTERPRIS AF cũng có độ đạm tưởng tự( thấp hơn 1 độ theo công bố) tuy nhiên giá thành hợp lý hơn nhiều nhiều so với các loại em nêu .Em có liên hệ ở đây rồi và được tư vấn khá kỹ. AFIEX là thương lớn trong ngành/giá thành hợp lý.Về số chấm thì cũng 1.2.Em hôm trước xuống Cần Thơ (long mỹ)gặp mấy bác nuôi cá lóc+ cá thác lác trong bể bạt cũng sử dụng loại này.Các bác bảo rất ổn nê đợt này chắc em sử dụng loại này chứ nếu sử dụng SQF với giá cá này thì cầm chắc lỗ.Theo thông tin tuyệt mật của em. họ cùng sử dụng chung 1 loại premix nhập từ một công ty.
Các bác chú ý là khi sử dụng thức ăn viên cần bổ sung Vitamin C và Premix cho cá bởi vì 2 chất trên bị phân hóa do nhiệt trong quá trình đùn ép cám thành viên.Nên 2 chất trên bị giảm mặc dù ban đầu là đủ.Nếu ko cá sẽ bị gù lừng và sức đề kháng bệnh ko cao.
 
Last edited by a moderator:
Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp[Thứ sáu, 30/12/2011]

<tbody>
</tbody>
Khi đến xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang cách nay khoảng 10 năm, ai cũng biết đây là xã có nghề nuôi cá tra xuất khẩu phát triển nhất tỉnh.
14122011153502.jpg
Nông dân tham quan mô hình nuôi cá lóc ở xã Hòa Hưng – Cái Bè

<tbody>
</tbody>




Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây phát triển thêm phong trào nuôi cá lóc đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Hiện nay, toàn xã Hòa Hưng có trên 30 hộ nuôi cá lóc trong vèo giăng trong ao. Hộ sản xuất điển hình ở đây là anh Mười, qua nhiều vụ nuôi anh đã mang lại hiệu quả cao và là nơi để nhiều người đến tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, có sức sống cao, có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi trường. Có nhiều hình thức nuôi như nuôi trong ao, nuôi trên bạt, đặc biệt hình thức nuôi trong vèo giăng trong ao dễ chăm sóc quản lý, thích hợp cho người có ít diện tích đất sản xuất.
Trước khi quyết định nuôi cá lóc, nên chọn ao ở gần nơi có nguồn nước sạch, nếu gần sông lớn để khi thu hoạch vận chuyển bằng ghe đục càng tốt. Diện tích ao từ 200 – 1.000m[SUP]2[/SUP], độ sâu ao 1,2- 2 m, mực nước trong vèo khoảng 1m. Trước khi thả giống, làm các bước chuẩn bị ao như: vét bùn, bón vôi, lấy nước vào ao, xử lý nước, căng vèo vào ao cho thẳng 4 góc ao, đáy vèo cách đáy ao khoảng 30cm.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi ở đây: Cá lóc là loài cá dữ, sự tranh giành thức ăn trong ao rất mãnh liệt, nếu thiếu thức ăn cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, nhất là tháng nuôi đầu vì vậy sự phân đàn rất lớn sau thời gian nuôi ngắn. Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này. Nên chọn mua con giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình, không bị trầy xước, không có triệu chứng bị bệnh. Con giống có chiều dài khoảng 6-10 cm là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm.
Mật độ thả khoảng 50-100 con/m[SUP]3[/SUP] tùy theo điều kiện đầu tư của hộ nuôi. Tuy nhiên, để nuôi đạt hiệu quả cao, tháng đầu nên ương trong vèo mật độ khoảng 100 con/m[SUP]2[/SUP], cho ăn thức ăn là cá tạp được xay nhuyễn trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm, sau một tháng nuôi phân cỡ cá cho đều đưa qua 2 - 3 vèo nuôi, mật độ khoảng 70con/m[SUP]2 [/SUP]và chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm đến cuối vụ nuôi.
Đây là đặc điểm nổi bật trong nuôi cá lóc hiện nay vì sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn chế làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên. Định kỳ bắt cá kiểm tra để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi. Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.
Thời gian nuôi khoảng 4-5 tháng là thu hoạch cá đạt cỡ trên 700g/con. Người nuôi nên chọn mùa vụ nuôi làm sao để khi bán cá vào thời điểm từ tháng 2-5 (dương lịch) để cá thương phẩm có giá bán cao mang lại lợi nhuận tối đa.
Nguồn tin: nongnghiep.vn
​---------------------------------------------------------------------
Mật độ thả khoảng 50-100 con/m[SUP]3[/SUP] tùy theo điều kiện đầu tư của hộ nuôi. Tuy nhiên, để nuôi đạt hiệu quả cao, tháng đầu nên ương trong vèo mật độ khoảng 100 con/m[SUP]2[/SUP], cho ăn thức ăn là cá tạp được xay nhuyễn trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm, sau một tháng nuôi phân cỡ cá cho đều đưa qua 2 - 3 vèo nuôi, mật độ khoảng 70con/m[SUP]2 [/SUP]và chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm đến cuối vụ nuôi.

------------------------------------------------------------------------------

Đây là đặc điểm nổi bật trong nuôi cá lóc hiện nay vì sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn chế làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên. Định kỳ bắt cá kiểm tra để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi. Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.


up đưa lên cùng tham khao


<tbody>
</tbody>
 
Last edited by a moderator:
[h=1]Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp[/h]


  • XEM TRƯỚC KHI IN
  • IN RA GIẤY
  • <iframe allowtransparency="true" frameborder="0" hspace="0" id="I1_1326820077656" marginheight="0" marginwidth="0" name="I1_1326820077656" scrolling="no" src="https://plusone.google.com/_/+1/fastbutton?url=http%3A%2F%2Fwww.2lua.vn%2Farticle%2Fmo-hinh-nuoi-ca-loc-bang-thuc-an-cong-nghiep&size=medium&count=true&annotation=&hl=en-US&jsh=m%3B%2F_%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fwidget%2F__features__%2Frt%3Dj%2Fver%3D1Lrv6subPaE.vi.%2Fsv%3D1%2Fam%3D!bMxf2l2AOqKIHfWTkg%2Fd%3D1%2F#id=I1_1326820077656&parent=http%3A%2F%2Fwww.2lua.vn&rpctoken=337095636&_methods=onPlusOne%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe" tabindex="-1" vspace="0" width="100%" title="+1" style="font-size: 1em; width: 90px; margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; border-top-style: none; border-right-style: none; border-bottom-style: none; border-left-style: none; height: 20px; position: static; left: 0px; top: 0px; visibility: visible; "></iframe>
[h=6]Nguồn: Khuyến ngư Việt Nam, 06/01/2012
Ngày đăng tin: <time itemprop="publishDate" datetime="16/01/2012">16/01/2012</time>[/h]Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.
Vào mùa gió bấc (thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) nguồn cá biển khan hiếm và giá lúc này cũng tăng cao nhiều so với vụ cá nam (thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9). Bên cạnh đó, Bình Thuận không phải là một tỉnh có nguồn nước ngọt dồi dào như các tỉnh miền Tây Nam bộ, do đó cá lóc chỉ phù hợp với một số địa điểm - nơi có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm - để thuận lợi cho việc thay nước hàng ngày trong ao cá.
Ngoài ra, việc cho ăn bằng thức ăn tươi sống gây ô nhiễm nhanh chóng nguồn nước trong ao, và để giảm thiểu tình trạng cá bệnh người nuôi phải thay nước hàng ngày hoặc cho nước vào ra liên tục trong ao. Một số vùng nuôi không có điều kiện nguồn nước thuận lợi, việc nuôi cá lóc trở nên rất khó khăn do cá thường xuyên bị bệnh, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do chất lượng cá tạp phải đảm bảo tươi nên hàng ngày người dân phải đi mua cá về sau đó tiến hành sơ chế (rửa, xay hoặc chặt...) rồi mới cho cá ăn. Công việc này tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của người dân.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất của người dân, tháng 8/2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận đã thực hiện mô hình “Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp” với quy mô 500m2 tại hộ ông Châu Minh Tâm, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Mô hình nghiệm thu ngày 26/12/2011. Qua gần 4 tháng nuôi cá đạt cỡ trung bình 420g/con, tỷ lệ sống đạt 60%. Kết quả cho thấy cá lóc thích nghi tốt với điều kiện môi trường, nguồn nước khu vực nuôi. Cá lóc cũng thích nghi tốt với thức ăn công nghiệp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt.
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận giới thiệu tóm tắt quy trình thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi:
- Diện tích ao nuôi: 2.000-5.000m2. Diện tích lớn sẽ tương đối khó khăn trong việc quản lý và chăm sóc cá.
- Đối với ao mới phải súc rửa ao bằng cách cho nước vào ao ngâm khoản 2-3 ngày sau đó xả bỏ rồi tiếp tục cấp nước vào ngâm rồi xả bỏ. Tiến hành quá trình súc rửa trên ít nhất 2-3 lần trước khi thả giống để có môi trường ao nuôi ổn định cho cá phát triển.
- Đối với ao đã qua sử dụng: Xả cạn nước ao, súc rửa hoặc sên vét bùn cho sạch. Gia cố bờ, cống, lưới rào ao đề phòng địch hại như ếch, rắn, chim cò ăn cá. Chích điện hoặc dùng Saponin (10kg/1.000m2) để diệt cá tạp còn sót trong ao. Bón vôi với lượng tùy thuộc vào độ phèn của đất. Sau đó phơi ao 5-7 ngày thì cấp nước vào.
Đối với những ao phèn thì không tháo sạch nước để tránh xì phèn.
Nhu cầu bón vôi phù hợp với loại đất và pH đất
Ộ pH đấtNhu cầu bón vôi (kg/ha)
Đáy ao nhiều mùn hay sétĐáy ao cát pha mùnĐáy cát
> 6,5Không bónKhông bónKhông bón
6,1 - 6,51.7001.500Không bón
5,6-6,03.5001.700500
5,1-5,55.0003.0001.500
4,6-5,08.0004.0003.500
4,0-4,510.0005.0004.000

<tbody>
</tbody>
- Cấp nước vào ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Mực nước cấp vào từ 0,6-0,8m. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1kg) + Bột đậu nành (1kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000m2. Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16-17h) tạt. Bổ sung thêm mỗi ngày 2kg cá tạp nấu chín xay nhuyễn tạt đều ao để màu nước lên tốt hơn. Sau 2-3 ngày màu nước lên tốt thì tiến hành thả cá giống. Cũng có thể gây màu nước bằng nhiều cách khác như sử dụng phân hóa học, phân chuồng hoặc chế phẩm sinh học gây màu nước.
2. Thả giống:
- Mật độ nuôi: Cá lóc là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao tuy nhiên chi phí cho vụ nuôi tương đối lớn, do đó tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước, ao hồ và kinh tế gia đình mà người dân quyết định mật độ nuôi thưa hay dày. Thường cá lóc được nuôi ở mật độ 20-30con/m2. Ao có nguồn nước không thật thuận lợi thì chỉ nên nuôi mật độ thưa không quá 10con/m2.
- Mùa vụ thả giống: Do chủ động về nguồn thức ăn nên người nuôi có thể thả giống quanh năm, tùy điều kiện nguồn nước, nguồn giống và tính toán giá thành sau thu hoạch. Mùa vụ chính thả giống là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, lúc này nguồn cá giống và nguồn nước cũng dồi dào tuy nhiên giá thương phẩm sau thu hoạch thường thấp hơn so với vụ nghịch do sản lượng thu hoạch dồi dào từ nhiều địa phương.
- Chọn giống: Con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.
3. Thức ăn và cách cho ăn:
a. Trường hợp cho cá ăn bằng cám công nghiệp ngay từ nhỏ:
Do cá giống mới thả còn nhỏ, chưa quen với việc ăn bằng cám viên công nghiệp nên việc tập cho cá chuyển đổi loại thức ăn cần tiến hành theo các bước sau:
* Giai đoạn tập ăn 1: Tập cho cá quen với mùi vị thức ăn công nghiệp:
- Cá giống mới thả: Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng đàn cá. Phối trộn theo tỷ lệ: 70% cá tạp tươi + 30% cám công nghiệp. Nếu là dạng cám bột thì trộn vào chung với cá tạp theo tỷ lệ trên rồi xay nhuyễn, trường hợp cám viên thì ngâm qua nước cho mềm sau đó trộn chung với cá tạp tươi rồi xay nhuyễn.
- Hỗn hợp thức ăn sau khi xay nhuyễn được cho vào sàng để cá vào ăn.
- Mỗi ngày tăng 10% lượng cám công nghiệp trong tỷ lệ phối trộn cho đến khi đạt tỷ lệ 50% cá tạp
+ 50% cám công nghiệp thì chuyển sang giai đoạn tập ăn cám viên.
* Giai đoạn tập ăn 2: Tập cho cá quen ăn thức ăn dạng viên:
- Sau khoản 5ngày tập, cá ăn quen với mùi vị cám công nghiệp thì tiếp tục tập cho cá ăn dạng thức ăn viên.
- Cách thực hiện: Trộn thêm 5% cám công nghiệp dạng viên (trong tổng lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày). Ban đầu cám nên được ngâm nước trước cho mềm rồi trộn chung với hỗn hợp thức ăn đã xay nhuyễn của giai đoạn tập ăn 1. Hỗn hợp thức ăn trên được rải xuống sàng để cho cá ăn. Ban đầu có thể cá chưa quen sẽ nhả các hạt thức ăn viên ra, trường hợp như vậy cần tập tiếp với tỷ lệ phối trộn như trên thêm 2-3ngày nữa cho đến khi cá không còn nhả các viên thức ăn ra nữa thì thôi.
- Những ngày sau đó thì lượng cám viên tiếp tục tăng lên 10%/ngày đồng thời thời gian ngâm nước cũng ngắn dần cho đến khi không ngâm nữa (cho cá ăn quen với thức ăn viên cứng). Khi thấy cá đã hoàn toàn quen với việc ăn thức ăn viên thì chuyển hoàn toàn sang cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.
* Giai đoạn cho ăn hoàn toàn bằng cám viên:
- Từ tháng thứ hai đến khi thu hoạch: Cá đã ăn quen cám viên thì cho ăn hoàn toàn bằng cám viên. Khẩu phần thức ăn dao động từ 3-7% trọng lượng thân, tùy giai đoạn phát triển của cá. Do chất lượng của từng loại cám viên khác nhau vì vậy người dân nên cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Ở giai đoạn này thức ăn được rải trực tiếp xuống ao cho cá ăn, không còn cho ăn trong sàng nữa.
b. Trường hợp tập cho cá ăn bằng cám công nghiệp khi cần thiết:
Do tập tính tạp ăn của cá người dân hoàn toàn có thể chuyển đổi linh hoạt trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp vào bất cứ lúc nào trong suốt vụ nuôi nhằm chủ động về nguồn thức ăn đồng thời giảm chi phí về thức ăn. Đối với cá đã nuôi thương phẩm trên 1tháng, việc tập cho cá chuyển sang ăn cám viên công nghiệp là tương đối dễ dàng, giúp người dân hoàn toàn chủ động về thức ăn cho cá. Bỏ cá nhịn đói 1ngày sau đó trộn cám viên đã ngâm nước với cá tạp đã xay nhuyễn theo tỷ lệ 70% cá tạp + 30% cám viên. Các bước thực hiện được tiến hành như giai đoạn tập ăn 2. Sẽ chỉ mất từ 3-5ngày để cá quen với việc ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.
4. Chăm sóc và quản lý:
- Theo dõi tình trạng ăn mồi, thời tiết và sức khỏe của cá hàng ngày để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không cho ăn quá nhiều tránh tình trạng cá bị chướng bụng chết.
- Do cho ăn bằng cám công nghiệp nên môi trường nước cũng ít ô nhiễm hơn nhiều so với nuôi bằng cá tạp. Tuy nhiên, đối với vùng nuôi có nguồn nước ngọt ra vào chủ động thì cho nước ra vào ao thường xuyên hàng ngày để kích thích cá ăn mồi và phát triển. Đối với những vùng không có điều kiện nguồn nước dồi dào nên tiến hành thay nước 2-3 tuần 1 lần tùy tình trạng môi trường và sức khỏe cá trong ao, đồng thời định kỳ 7-15 ngày bổ sung chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất thải, khí độc và
ổn định môi trường ao nuôi.
Đảm bảo từng khâu trong quy trình khuyến cáo, mô hình có thể áp dụng được rộng rãi tại tất cả các vùng nuôi thủy sản nước ngọt trong tỉnh, góp phần giải quyết khó khăn trong việc quản lý nguồn nước và đảm bảo nguồn thức ăn cá tạp tươi trong quy trình nuôi truyền thống.
Việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc thương phẩm có nhiều ưu điểm so với quy trình nuôi truyền thống sử dụng thức ăn cá tạp:
- Không tốn nhiều công sức để đi mua và sơ chế trước khi cho ăn, giảm hẳn chi phí thuê nhân công.
- Nguồn cung cấp và chất lượng thức ăn luôn chủ động và ổn định.
- Giảm hẳn chi phí cho việc bổ sung các loại thuốc bổ giúp cá nâng cao sức đề kháng và tiêu hoá tốt do trong thức ăn công nghiệp các thành phần trên đã được tính toán phối trộn cẩn thận theo nhu cầu của cá.
- Ít gây ô nhiễm nguồn nước do đó giảm nhu cầu sử dụng nguồn nước và giảm tình trạng cá nhiễm bệnh do môi trường bị ô nhiễm mà không có nước thay.
- Giảm hẳn việc sử dụng kháng sinh và hoá chất trong quá trình nuôi.
- Thích hợp với những vùng nuôi xa nguồn cung cấp cá tạp và có nguồn nước không thật thuận lợi.

 
thưa cùng bà con.
-bà con,anh em nào đã nuôi cá lóc và đã cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp chưa ?
nếu có xin cho biết một ít thông tin về :
-thức ăn viên công nghiệp hiệu gì ?đô đạm bao nhiêu là phù hợp?giá mổi kg thức ăn ? và chỉ số trao đổi bao nhiêu kg thức ăn cho 1 kg cá ?
-thời gian nuôi bao nhiêu ngày cho được 1 kg cá ?
xin cảm ơn
Thức ăn Cá lóc cty CJ ( master hoặc galaxy).
Độ đạm 40%
Giá hợp lý
Bạn ở kv nào
 
Ruốc khô, ruốc tươi, bột cá biển, khô cá, cá tươi... đều dùng làm thức ăn cho cá rất tốt. Bác xem cần loại nào thì alo nhé. Thanks!
jkSwlMD.jpg

bGNbtx.jpg

DAJ6Um.jpg
 


Back
Top