Thực trạng cá tra dầu sông mekong

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Cá Tra Dầu mang một ý nghĩa văn hóa cho khu vực sông Mê Công nhưng số lượng của chúng trong tự nhiên lại đang giảm một cách đáng kể. Trong Sách đỏ của IUCN năm 2004, loŕi cá này đã được xếp vào loài đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Cá Tra Dầu sông Mê Công (tên khoa học là Pangasinodon Gigas) biểu trưng cho sự nguyên trạng về sinh thái của sông Mê Công và sự phong phú của những loài cá khác được xem như nguồn sinh kế cho người dân sống trong lưu vực sông. Với kích thước to lớn, có thể dài 3 m và nặng đến 250 kg nên loài cá này được xem là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Cá Tra Dầu mang một ý nghĩa văn hóa cho khu vực sông Mê Công nhưng số lượng của chúng trong tự nhiên lại đang giảm một cách đáng kể. Trong Sách đỏ của IUCN năm 2004, loŕi cá này đã được xếp vào loài đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Tình trạng trên của cá Tra Dầu cho thấy, tính tự nhiên bị xáo trộn trong toàn bộ lưu vực sông Mê Công. Tính phức tạp này làm sự sống và số lượng của loài cá Tra Dầu ở khu vực hạ lưu sông bị ảnh hưởng do những thay đổi của khu vực thượng lưu và ngược lại, do cá Tra Dầu được xem là động vật chỉ thị đánh giá về těnh trạng hệ sinh thái và thủy sản của sông Mê Công nên Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đang rất quan tâm tới tình trạng của loài cá này.
Có nhiều nguyên nhân làm giảm số lượng cá Tra Dầu, trong đó sự thay đổi nhanh chóng về môi trường ở lưu vực sông đă và đang tác động lớn đến loŕi cá. Do vậy, IUCN đă phối hợp với chương trình "Bảo tồn Đa dạng sinh học và Sử dụng bền vững đất ngập nước Lưu vực sông Mê Công" (MWBP - gồm 4 quốc gia thuộc Hạ lưu sông Mê Công: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam) chỉ ra tình trạng đặc biệt nghiêm trọng của cá Tra Dầu. Cá Tra Dầu, đặc trưng cho tính đa dạng sinh học của khu vực vŕ là một trong 4 loài chính được sự quan tâm, bảo vệ của chương trình MWBP. Đây là loài di cư xuyên biên giới được tìm thấy tại Campuchia, Lào và Thái Lan. Chính điểm này sẽ mở ra cơ hội cho sự hợp tác khu vực trong các vấn đề quản lý nguồn thủy sản. Mục tięu của MWBP là nêu ra những vấn về quản lý, bảo tồn có ảnh hưởng tới loài cá Tra Dầu thông qua việc xây dựng và thực hiện các Kế hoạch hành động bảo tồn loài (SCAP).
Để bảo tồn cá Tra Dầu vŕ các vấn đề lięn quan tới sự suy giảm về số lượng của loài cá này, Chương trình của MWBP sẽ làm việc với các bên liên quan để giảm việc đánh bắt cá Tra Dầu tự nhięn trên sông Mê Công; Phối hợp với các đối tác của dự án nhằm hỗ trợ chương trình nhân rộng và đưa vào áp dụng các kết quả nghiên cứu có cơ sở khoa học; Xác định, quản lý các sinh cảnh đang bị nguy kịch. Bęn cạnh đó, thông qua MWBP, IUCN tiếp tục chú trọng vŕo hoạt động bảo tồn loŕi cá Tra Dầu bằng cách: Thu thập dữ liệu từ Bộ Thủy sản để phục vụ cho việc xây dựng Kế hoạch hành động Bảo tồn Loài; Cải thiện các điều kiện thuận lợi việc đánh bắt vŕ thả cá Tra Dầu trở lại; Hỗ trợ cho chương trình "Mua và thả" được triển khai tại Campuchia; Chủ trì cuộc họp Kế hoạch hành động Bảo tồn Loài cá da trơn đa ngành cấp quốc gia và khu vực; Hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình nhân kết quả nghiên cứu thuộc Dự án Khởi đầu Darwin tại Thái Lan và Tiến hành nghiên cứu về di trú, sinh sản của loài cá Tra Dầu tại miền Bắc Thái Lan.
(Nguồn IUCN)
 


Last edited:


Back
Top