Thực trạng tạp chất trong cám gạo-một loại nguyên liệu chính của TACN

  • Thread starter luu trung loi
  • Ngày gửi
Hôm rồi đi lên nhà thằng bạn ở Đồng Tháp nuôi cá tra (sử dụng thức ăn tự chế) thì mới biết thực trạng là cám gạo mà nhà nó mua ngoài thị trường bị trộn quá chừng. Nhà mình làm nhà máy xay xát, cám gạo mới xay ra bán tại kho là 5800đ, vậy mà nó mua ở ngoài người ta bán chỉ có 5000đ, thế mới lạ.
Sẵn đó hỏi thăm thằng bạn làm kỹ thuật trong công ty thức ăn chăn nuôi thì được biết, muốn giá nào có giá đó, tiền nào của đó thôi 
Mình lập ra topic này để cho anh em nào đang có sử dụng cám gạo làm thức ăn chăn nuôi biết nguồn gốc xuất xứ của cám gạo, mánh khóe của dân buôn làm hàng để trục lợi (nhưng biết rồi để đó vì bản chất của dân mình cũng ham của rẻ…)
*Tản mạn về cám gạo:
Là lớp vỏ lục mỏng phía ngoài của hạt gạo lứt. Hạt lúa sau khi tách trấu xong thì phần còn lại là gạo lứt, phần gạo lứt này sau khi xát và lau bóng thì lớp vỏ lụa này bị tách ra và cho ra cám, phần còn lại là gạo trắng
Hiện nay các nhà máy xay lúa và lau bóng tập trung nhiều ở các khu vực như Bến Lức-Long An; Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè-Tiền Giang; Sa Đéc, Lấp Vò, Lai Vung-Đồng Tháp; An Giang; Thốt Nốt, Tân Hiệp-Cần Thơ… (nhà máy mình ở Long Xuyên-An Giang) do đó nguồn cung cám gạo đến từ các khu vực này. Cám gạo sấy là loại cám gạo sản xuất từ nhà mày, sau đó được thu gom về, sấy qua loa và đấu trộn thêm tạp chất
*Các loại cám gạo nguyên xi chạy ra từ nhà máy
Tìm thông tin từ các trang mạng, thấy các nhà cung cấp cám sấy, cám gạo tươi đưa ra tiêu chuẩn…không giống như những loại từ nhà máy sản xuất ra (các bạn có thể tham khảo các giá trị này trên mạng). Nói cách khác, họ mang về kho của họ để đấu trộn vào các tạp chất khác có giá trị thấp để thu lợi (mình sẽ nói thêm về các loại tạp chất này trong phần sau). Thực tế chỉ có ba loại cám gạo như sau:
-Cám lau khô: được sản xuất từ nhà máy lau bóng. Loại này được lấy ra trong giai đoạn xát nên ít tinh bột, phần béo (dầu) còn lại rất cao. Theo thằng bạn mình chất lượng của loại này tốt nhất: béo ~14-15%, đạm 12-12.5%, Xơ 5-6%
-Cám lau ướt: được sản xuất từ nhà máy lau bóng. Loại này được lấy ra trong giai đoạn lau, có phun ít nước hạt gạo bóng bẩy hơn nên có tên gọi này. Loại này bột rất cao, ẩm cao, béo thấp (béo 5-7%, đạm 7-9%, xơ 3-4%, tinh bột 40-60%)
-Cám chà: được sản xuất từ nhà máy xay xát. Loại này là hỗn hợp hai loại trên, có thêm một ít trấu nghiền. Do đó xơ cao hơn các loại trên (béo 12%, đạm 11%, xơ 12-13%). Loại này thích hợp cho nguyên liệu thức ăn cho heo hơn là cho cá (xơ cao)

Lần tới mình sẽ giới thiệu một số tạp chất trộn vào và cách nhận biết chúng
 


Thật sự cái chuyện cám này ngày càng xuất hiện nhiều , ngày trước ko có chia nhiều loịai cám như thế này đâu : Ai mua bán trong ngành cho giá các loại cám để mình dc tham khào với , nhiều khi đi mua cám mà nó nói tùm lum luôn , chẳng biết loại nào và chất lượng gì cả
 
Thật sự cái chuyện cám này ngày càng xuất hiện nhiều , ngày trước ko có chia nhiều loịai cám như thế này đâu : Ai mua bán trong ngành cho giá các loại cám để mình dc tham khào với , nhiều khi đi mua cám mà nó nói tùm lum luôn , chẳng biết loại nào và chất lượng gì cả

Như mình đã nói, tại nhà máy xay xát chỉ có ba loại chủ yếu trên thôi. Còn tùy theo mục đích sử dụng mà các công ty thức ăn sẽ mua các loại khác nhau để phối trộn. Vd: cám chà có xơ cao thích hợp với sx thức ăn cho heo, gia súc, các loại cám lau ít xơ nhiều tinh bột thích hợp cho thức ăn thủy sản...
Mình đảm bảo là 100% các loại cám gạo của các đại lý đều có tạp chất, ít hay nhiều. Sau đó họ sẽ phân loại thành loại 1, loại 2...với các mức giá khác nhau. Mặc họ phân loại gì, cơ sở để phân loại các loại cám vẫn là xơ, béo, đạm (có thể thêm ẩm độ). Bạn có thể nói rõ nơi bạn sinh sống và bạn đang nuôi loại gì để mình sẽ cho bạn giá tham chiếu tại nguồn (khu vực An Giang, Cần Thơ)
 
Mình đang nuôi dê, dùng loại sơ được phải không bác, loại đó thì một kg khoảng bao nhiêu, mua về tự trộn công thức riêng quá :0 Mình cũng có biết một anh làm trong nhà máy chà gạo, trong nhà máy cũng có nhiều vấn đề, ví dụ như cám để lâu bị mốc, mối mọt, phải đem đi sấy lại, sau đó trộn lại với cám mới để không có mùi, rùi xuất đi :) nói chung ngành nào cũng có một chút gian xảo trong đó, giờ chẳng có ai thơ ngây cả, chỉ có mấy nước như ở Nhật ngườ ta thật thà có sao nói vậy, còn mình thì hên xui lắm :)
 
Mình đang nuôi dê, dùng loại sơ được phải không bác, loại đó thì một kg khoảng bao nhiêu, mua về tự trộn công thức riêng quá :0 Mình cũng có biết một anh làm trong nhà máy chà gạo, trong nhà máy cũng có nhiều vấn đề, ví dụ như cám để lâu bị mốc, mối mọt, phải đem đi sấy lại, sau đó trộn lại với cám mới để không có mùi, rùi xuất đi :) nói chung ngành nào cũng có một chút gian xảo trong đó, giờ chẳng có ai thơ ngây cả, chỉ có mấy nước như ở Nhật ngườ ta thật thà có sao nói vậy, còn mình thì hên xui lắm :)
Mình chưa có kinh nghiệm trong thức ăn cho dê, nhưng mình nghĩ có thể loại sử dụng loại xơ cao được. Giá cám ở chỗ mình toàn bán buôn, mua mỗi lần ít nhất 5 tấn. Hiện tại giá cám xơ cao tầm 5200-5400/kg, tuỳ theo các tiêu chuẩn cảm quan khác (màu sắc, mùi thơm). Giá này thay đổi theo ngày :)
Tiện đây gửi các bạn tham khảo link về tạp chất trong cám gạo, từ cuối năm 2013

http://www.baomoi.com/Cam-tu-vo-trau-tung-hoanh/50/10829738.epi
Cám từ vỏ trấu "tung hoành"

Đang khốn đốn với giá bán quá thấp, người nuôi cá tra, nuôi heo … ở nhiều tỉnh Nam bộ lại phải đối mặt với tình trạng nhiều đại lý, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cố tình dùng cám xay từ vỏ trấu giả làm cám gạo xịn để thu lợi nhuận lớn, trong khi loại cám này hầu như không có giá trị dinh dưỡng.
Nhắc tới chuyện cám làm từ vỏ trấu, ông Trần Văn Hùng, TGĐ Cty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp), không nén nổi sự bức xúc. Ông bảo cách đây hơn 10 năm, vào quãng những năm 2000-2001, nhiều hộ chăn nuôi heo, gà, vịt … đã lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng nề, thậm chí phá sản, vì sử dụng phải loại cám gạo rởm, mà thực chất là cám được xay ra từ vỏ trấu. Vì khi cho ăn loại cám này, heo, gà không chỉ bị chậm lớn, mà còn bị mắc bệnh.

Bẵng đi một thời gian dài, loại cám xay từ trấu tưởng như “tuyệt tích giang hồ”. Nào ngờ, từ cuối năm ngoái đến nay, cám xay từ trấu lại tái xuất hiện và tung hoành trở lại trên đất Đồng Tháp. Ông Hùng cho hay, hiện trên địa bàn tỉnh này đang có nhiều nhà máy xay xát, nhà máy lau bóng gạo, đem vỏ trấu ra nghiền thành cám rồi bán cho một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

clip_image001.jpg

Nhiều hộ tự trộn cám cho heo ăn đang khốn đốn vì mua phải cám làm từ trấu

Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lại đem thứ cám đó trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, cho cá tra, gây tổn hại lớn tới sản xuất của người nông dân. Ông Hùng nói: “Con heo, con gà, con vịt mà ăn phải loại thức ăn có cám xay từ trấu thì sẽ bị chậm lớn, bị bệnh. Cá tra khi ăn phải loại cám này thì không bị bệnh do nó thải được hết ra ngoài, nhưng sẽ gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra, vì cá sẽ chậm lớn, chất lượng thịt bị suy giảm …”.

Sở dĩ cám xay từ vỏ trấu đang hoành hành trở lại là vì giá của loại cám này rất rẻ so với giá cám gạo đúng tiêu chuẩn. Theo ông Hùng, hiện nay ở Đồng Tháp, trong khi 1 kg cám gạo đang có giá trên thị trường tới 6.400 đồng, thì 1 kg cám xay từ vỏ trấu chỉ 900-950 đồng. Thậm chí có những cơ sở còn bán cám xay từ vỏ trấu với giá rẻ hơn nữa.

Tìm trên mạng, tôi thấy có một vài cơ sở đang giao bán cám xay từ vỏ trấu, có đăng tải cả số điện thoại của người bán hàng. Tôi bấm thử vào một số điện thoại như thế thì gặp một người tên Tú, đang làm chủ một cơ sở xay xát ở Đồng Tháp. Tú cho hay cơ sở của anh ta đang bán cám xay từ vỏ trấu với giá xuống tới xà lan chỉ 800 đ/kg.

Mỗi ngày, cơ sở của Tú đang xay ra khoảng 70-80 tấn cám từ vỏ trấu. Chỉ một cơ sở mà đã sản xuất lượng cám từ vỏ trấu như trên, thì mỗi ngày không biết có bao nhiêu lượng cám từ vỏ trấu đang được bán ra trên thị trường Đồng Tháp và bán đi các tỉnh, thành phố khác ở Nam bộ?

Không chỉ ở ĐBSCL, cám xay từ vỏ trấu cũng đang hoành hành ở Đông Nam bộ, nhất là tại tỉnh Đồng Nai. Nạn nhân của thứ cám này chủ yếu là những hộ nuôi heo đang tìm cách giảm giá thành bằng cách chuyển từ cám viên sang dùng cám trộn.

Khi ăn phải thứ cám này, con heo sẽ chậm lớn do độ đạm, năng lượng trong vỏ trấu gần như không có. Thành ra, tính làm cám trộn để giảm giá thành, nhưng nếu dính phải cám xay từ vỏ trấu, cũng coi như bằng không, thậm chí nông dân còn có nguy cơ thua lỗ nặng hơn nữa.

Anh Nguyễn Xuân Hòa, nông dân ấp Dốc Mơ 3, xã Gia Tân 1 (Thống Nhất, Đồng Nai), cho hay, để đáp ứng nhu cầu làm cám trộn của nông dân, ở đây đã xuất hiện nhiều đại lý vừa bán cám viên đóng bao, vừa bán cả các loại nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như cám gạo, bắp… Trong khi có những đại lý làm ăn nghiêm chỉnh, bán cám gạo đúng chuẩn, thì cũng có những đại lý bán cả thứ cám được gọi là cám gạo nhưng thực chất là do dùng vỏ trấu nghiền nhỏ. Họ nghiền mịn tới mức nếu người mua không tinh ý sẽ dễ bị nhầm lẫn với cám gạo xịn.

Ở thị trường Đồng Nai, giá cám gạo hiện nay khoảng 5.700-5.800 đ/kg, trong khi cám xay từ trấu chỉ khoảng 1.500-1.600 đ/kg. Vì thế, do hám lợi, nhiều đại lý đã đem cám xay từ vỏ trấu, trộn lẫn vào cám gạo rồi bán rẻ một chút so với cám gạo nguyên chất, là dễ dàng dụ được người chăn nuôi bỏ tiền ra mua.

Bên cạnh đó, do thua lỗ liên miên trong một thời gian dài, nhiều hộ chăn nuôi heo hiện không còn khả năng “tiền trao cháo múc” khi đi mua cám nữa, mà đành phải mua chịu của đại lý (theo ước tính của anh Nguyễn Xuân Hòa, có khảng 70-80% chủ trại heo ở Gia Tân 1 đang phải mua cám chịu), do đó họ thường bị đại lý ép phải lấy cám này, cám kia, và không loại trừ khả năng bị ép lấy cám xay từ vỏ trấu.
 
hiện nay ngô đang rẻ hơn cám gạo vậy chắc ăn hơn nên dùng ngô thay cám gạo
 
hiện nay ngô đang rẻ hơn cám gạo vậy chắc ăn hơn nên dùng ngô thay cám gạo
Đúng rồi đó bạn, thức ăn dành cho gia súc, gia cầm có thể sử dụng bắp để thay thế cám gạo. Tuy nhiên, thức ăn dành cho thủy sản ko thể sử dụng bắp để thay thế cho cám gạo được
Sau đây mình xin giới thiệu một số tạp chất thường sử dụng trong cám gạo và cách nhận biết:

*Cám gạo nguyên chất có màu vàng nhạt (riêng cám ướt có màu trắng), mùi lúc mới sản xuất thì thơm nhẹ (khi để thời gian lâu hơn 1 tuần sẽ có mùi ôi dầu, mốc nếu để lâu hơn), vị ngọt, hơi chát. Cám mới sẽ tơi xốp và ko bị đóng cục.

Như đã nói, gần như 100% cám gạo ngoài thị trường bán qua đại lý đều có tạp chất. Thậm chí các công ty thức ăn gia súc lớn khi mua cám gạo cũng yêu cầu độ xơ cao 8%max (trong khi đó ở nhà máy sản xuất cám lau xơ của cám khô chỉ 5-6%), điều này vô tình khuyến khích các đại lý trộn thêm tạp chất để tăng xơ (chủ yếu là trấu nghiền)

- Trấu nghiền: rất khó phân biệt bằng cảm quan vì rất giống với cám. Trải lên tay một lớp thật mỏng, quan sát kỹ sẽ có thể thấy được hoặc bỏ vào nước sẽ tan chậm hơn cám, tuy nhiên không đánh giá được mức độ trộn nhiều hay ít. Ngày nay, công nghệ ngiền trấu rất tốt, nên cách này cũng ko phân biệt được. Bạn mình làm ở công ty TĂGS nói là có hóa chất để nhận biết trấu, khi để vào cám thì trấu sẽ đổi màu dễ phân biệt. Nó có mình một ít để thử, quả nhiên rất dễ phân biệt, tuy nhiên đây là bí mật công nghệ nên nó ko cho biế tên hóa chất J

- Bột sò: canxi. Khi trộn bột sò thì màu của cám sẽ hơi trắng, độ kết dính không tốt. Cách phân biệt: sử dụng acid (của bình ac quy cũng đc), khi cho vào sẽ có bọt khí sủi lên (CO2)

- Cao lanh (đất sét nghiền): Cám khi trộn loại này thì trọng lượng sẽ nặng hơn rất nhiều. Màu vẫn đẹp nhưng vị bị đắng, cho một ít nước vào sẽ bị sệt nhão

- Bột đá: hay trộn vào cám ướt (vì cùng màu). Khi ngậm vào miệng, dùng răng cắn sẽ cảm thấy như có sạn

Đây là số cách thử tương đối với một số loại thường gặp. Ngoài ra, có thể trộn bột hạt nhãn, bụi lắng từ nhà máy…
 

Oh,có thể nào cho mình biết loại hc thử trấu đó hay không vậy bạn, cách sử dụng như thế nào vậy. Bạn của bạn có cung cấp không, vì nhà mình cũng có mua cám về trộn cho heo, nhưng thấy nó ghê ghê. mà chỗ đại lý nào cũng vậy
Bạn Phuc Lai, nếu bạn có công thức hóa chất thử trấu thi liên hệ mình qua địa chỉ luutrungloi@gmail.com nhé. mình đang kinh doanh bên cám gạo nên cần sử dụng. Cám ơn nhé
 
Oh,có thể nào cho mình biết loại hc thử trấu đó hay không vậy bạn, cách sử dụng như thế nào vậy. Bạn của bạn có cung cấp không, vì nhà mình cũng có mua cám về trộn cho heo, nhưng thấy nó ghê ghê. mà chỗ đại lý nào cũng vậy
Bạn Phuc Lai, nếu bạn có công thức hóa chất thử trấu thi liên hệ mình qua địa chỉ luutrungloi@gmail.com nhé. mình đang kinh doanh bên cám gạo nên cần sử dụng. Cám ơn nhé


Mình cần mua số lượng lớn cám gạo và trấu xuất khẩu. Số lượng ổn định hàng tháng. Bạn nào cung cấp được thì liên hệ mình 0907097856
 
Mình cần mua số lượng lớn cám gạo và trấu xuất khẩu. Số lượng ổn định hàng tháng. Bạn nào cung cấp được thì liên hệ mình 0907097856

Chào bạn!

Doanh nghiệp xay xát lúa gạo bên mình là một doanh nghiệp lớn, uy tín của Tiền Giang. Bên mình có rất nhiều nhà máy xay xát lúa cung cấp ra thị trường các sản phẩm từ lúa, đặc biệt là cám gạo với số lượng lớn, ổn định về chất lượng và số lượng. Vì phân phối không qua trung gian nên giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Nếu bạn có nhu cầu lớn từ 50 tấn đến vài ngàn tấn một tháng để xuất khẩu thì liên hệ mình nhé! Mình sẽ trao đổi, báo giá cho bạn. Sdt của mình 0993113182
 
Ra khu tô hiến thành-gần đại học bách khoa mua phenoltalein để về thử cám gạo.nếu cám gạo giả làm từ vỏ trấu thì thuốc thử không đổi màu. Nếu có mẫu cám gạo nguyên chất để so sánh thì cám gạo có trộn trấu thì sẽ đổi màu ít hơn.
 
Bạn rất ấm hiểu về cám, bạn có thể cho mình xin số điện thoại để học hỏi kinh nghiệm được ko ? Mình xin chân thành cảm ơn
 
Bạn xin vô làm QC công ty dầu cám bạn sẽ được hết quy trình và hoá chất
 
Chào bạn!

Doanh nghiệp xay xát lúa gạo bên mình là một doanh nghiệp lớn, uy tín của Tiền Giang. Bên mình có rất nhiều nhà máy xay xát lúa cung cấp ra thị trường các sản phẩm từ lúa, đặc biệt là cám gạo với số lượng lớn, ổn định về chất lượng và số lượng. Vì phân phối không qua trung gian nên giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Nếu bạn có nhu cầu lớn từ 50 tấn đến vài ngàn tấn một tháng để xuất khẩu thì liên hệ mình nhé! Mình sẽ trao đổi, báo giá cho bạn. Sdt của mình 0993113182
Mình hiện nay đang tìm cám gạo tinh bột >60% xuất khẩu.sđt 0354378611
 
Last edited:
Tôi có thể làm cám giả bằng đất được. Khi thử bằng a xit thì không thể biết. Bắt buộc phải trộn với cám thật, và cám trấu. Nếu tỷ lệ cám đất cao, thì dễ biết, vì nó như đất vậy. Tỷ lệ cám đất thấp thì không thể biết.
 


Back
Top