Cây ngô (còn gọi là cây bắp) được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi từ đồng bằng đến trung du, miền núi của nước ta.
Bên cạnh những dịch hại thường gặp như sâu xám, sâu đục thân, đục bắp, rệp muội, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt… thì cỏ dại cũng là một đối tượng thường gây hại nhiều cho ruộng ngô, đôi khi rất trầm trọng, đặc biệt là khi cây ngô còn nhỏ, chưa giao tán.
Cỏ dại không chỉ tranh chấp chất dinh dưỡng, nước và phần nào ánh sáng (khi cây ngô còn nhỏ) mà cỏ dại còn là nơi trú ngụ cho nhiều loài dịch hại khác như sâu bệnh, chuột… để từ đó chúng lây lan sang phá hại cây ngô. Thực tế đồng ruộng cho thấy, đã có những trường hợp bà con không áp dụng những biện pháp phòng trừ cỏ thích hợp, kịp thời cỏ đã lấn át cây ngô, làm cho cây còi cọc, không phát triển được gây thất thu năng suất nghiêm trọng.
Để hạn chế tác hại của cỏ dại trên ruộng ngô, ngoài những biện pháp canh tác, thủ công như thu gom sạch sẽ cỏ dại trước khi làm đất đưa ra khỏi ruộng đốt tiêu hủy, cày bừa kỹ để chôn vùi hạt cỏ xuống dưới tầng đất sâu, thường xuyên nhổ những cây cỏ còn sống sót sau khi đã áp dụng các biện pháp diệt cỏ khác, không để những cây cỏ này ra hoa kết trái rụng hạt xuống tích lũy trong đất … thì việc dùng thuốc trừ cỏ là việc làm không thể thiếu được.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều bà con trồng ngô thì sử dụng thuốc trừ cỏ Mizin 80WP đã cho hiệu quả rất cao. Mizin là thuốc trừ cỏ có tác động nội hấp, thuốc xâm nhập vào trong cây cỏ qua lá và rễ tác động với cỏ ở giai đoạn tiền và hậu nẩy mầm sớm. Với tính năng này, bà con có thể phun thuốc trước khi cỏ mọc hoặc sau khi cỏ đã mọc còn nhỏ (2-3 lá). Mizin có tác động chọn lọc, dùng trừ cỏ cho nhiều loại cây trồng cạn như ngô, mía, dứa.
Thuốc có khả năng diệt trừ được nhiều loại cỏ thường có mặt gây hại trong ruộng ngô như cỏ lồng vực cạn, cỏ mần trầu, cỏ bông tua, chân gà, dền gai, mần ri, rau xam, cỏ mực…
Về liều lượng, bà con có thể sử dụng từ 1,0-2,0 kg thuốc thành phẩm cho một ha (tức là pha 20-35gram thuốc cho một bình 8 lít), pha xong phun 5-6 bình cho một công ruộng (1.000m2). Khi phun, tránh để thuốc bay tạt vào các cây trồng mẫn cảm với thuốc như lúa, rau cải, ngũ cốc, măng tây, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đay, khoai tây.
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thuốc Saicoba 800EC. Saicoba là thuốc trừ cỏ nội hấp, xâm nhập vào rễ và mầm của cây cỏ khi hạt cỏ nẩy mầm. Đây là thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm (phun thuốc ngay sau khi làm đất lần cuối hoặc sau khi gieo hạt từ 0- 3 ngày, lúc này cỏ sắp mọc và đang mọc). Thuốc diệt trừ được nhiều loại cỏ hòa bản và cỏ lá rộng như cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ bông tua, cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, rau dền, rau dệu, vòi voi, cây mắc cỡ… Do thuốc có chất an toàn, nên không ảnh hưởng đến sự mọc mầm của cây ngô.
Về liều lượng, bà con có thể sử dụng 1,0 lít thuốc/ha, tức là pha 20ml thuốc cho một bình phun loại 8 lít, pha xong phun 5 bình cho một công ruộng (1.000m2). Khi phun, tránh để thuốc bay tạt vào các cây trồng mẫn cảm với thuốc như rau cải, đậu xanh.
Khi sử dụng hai loại thuốc trên bà con nhớ lưu ý:
* Nếu phun khi cỏ chưa mọc thì đất phải ẩm mới có hiệu quả cao. Nếu đất khô cần tưới ẩm trước khi phun.
*Tránh để ruộng đã phun thuốc bị đọng nước sau khi mưa.
*Sau khi phun thuốc, phải rửa sạch bình trước khi dùng bình để phun thuốc khác.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Bên cạnh những dịch hại thường gặp như sâu xám, sâu đục thân, đục bắp, rệp muội, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt… thì cỏ dại cũng là một đối tượng thường gây hại nhiều cho ruộng ngô, đôi khi rất trầm trọng, đặc biệt là khi cây ngô còn nhỏ, chưa giao tán.
Cỏ dại không chỉ tranh chấp chất dinh dưỡng, nước và phần nào ánh sáng (khi cây ngô còn nhỏ) mà cỏ dại còn là nơi trú ngụ cho nhiều loài dịch hại khác như sâu bệnh, chuột… để từ đó chúng lây lan sang phá hại cây ngô. Thực tế đồng ruộng cho thấy, đã có những trường hợp bà con không áp dụng những biện pháp phòng trừ cỏ thích hợp, kịp thời cỏ đã lấn át cây ngô, làm cho cây còi cọc, không phát triển được gây thất thu năng suất nghiêm trọng.
Để hạn chế tác hại của cỏ dại trên ruộng ngô, ngoài những biện pháp canh tác, thủ công như thu gom sạch sẽ cỏ dại trước khi làm đất đưa ra khỏi ruộng đốt tiêu hủy, cày bừa kỹ để chôn vùi hạt cỏ xuống dưới tầng đất sâu, thường xuyên nhổ những cây cỏ còn sống sót sau khi đã áp dụng các biện pháp diệt cỏ khác, không để những cây cỏ này ra hoa kết trái rụng hạt xuống tích lũy trong đất … thì việc dùng thuốc trừ cỏ là việc làm không thể thiếu được.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều bà con trồng ngô thì sử dụng thuốc trừ cỏ Mizin 80WP đã cho hiệu quả rất cao. Mizin là thuốc trừ cỏ có tác động nội hấp, thuốc xâm nhập vào trong cây cỏ qua lá và rễ tác động với cỏ ở giai đoạn tiền và hậu nẩy mầm sớm. Với tính năng này, bà con có thể phun thuốc trước khi cỏ mọc hoặc sau khi cỏ đã mọc còn nhỏ (2-3 lá). Mizin có tác động chọn lọc, dùng trừ cỏ cho nhiều loại cây trồng cạn như ngô, mía, dứa.
Thuốc có khả năng diệt trừ được nhiều loại cỏ thường có mặt gây hại trong ruộng ngô như cỏ lồng vực cạn, cỏ mần trầu, cỏ bông tua, chân gà, dền gai, mần ri, rau xam, cỏ mực…
Về liều lượng, bà con có thể sử dụng từ 1,0-2,0 kg thuốc thành phẩm cho một ha (tức là pha 20-35gram thuốc cho một bình 8 lít), pha xong phun 5-6 bình cho một công ruộng (1.000m2). Khi phun, tránh để thuốc bay tạt vào các cây trồng mẫn cảm với thuốc như lúa, rau cải, ngũ cốc, măng tây, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đay, khoai tây.
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thuốc Saicoba 800EC. Saicoba là thuốc trừ cỏ nội hấp, xâm nhập vào rễ và mầm của cây cỏ khi hạt cỏ nẩy mầm. Đây là thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm (phun thuốc ngay sau khi làm đất lần cuối hoặc sau khi gieo hạt từ 0- 3 ngày, lúc này cỏ sắp mọc và đang mọc). Thuốc diệt trừ được nhiều loại cỏ hòa bản và cỏ lá rộng như cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ bông tua, cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, rau dền, rau dệu, vòi voi, cây mắc cỡ… Do thuốc có chất an toàn, nên không ảnh hưởng đến sự mọc mầm của cây ngô.
Về liều lượng, bà con có thể sử dụng 1,0 lít thuốc/ha, tức là pha 20ml thuốc cho một bình phun loại 8 lít, pha xong phun 5 bình cho một công ruộng (1.000m2). Khi phun, tránh để thuốc bay tạt vào các cây trồng mẫn cảm với thuốc như rau cải, đậu xanh.
Khi sử dụng hai loại thuốc trên bà con nhớ lưu ý:
* Nếu phun khi cỏ chưa mọc thì đất phải ẩm mới có hiệu quả cao. Nếu đất khô cần tưới ẩm trước khi phun.
*Tránh để ruộng đã phun thuốc bị đọng nước sau khi mưa.
*Sau khi phun thuốc, phải rửa sạch bình trước khi dùng bình để phun thuốc khác.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: