TS Vũ Văn Bằng tại hội thảo
Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khoẻ Hà Nội kết hợp cùng với các nhà khoa học trong nước đã chế tạo ra máy địa bức xạ ĐBX-05, ĐBX-07 và máy BXT-09 đo từ và điện từ. Trên cơ sở của các thiết bị này công ty xây dựng phương pháp địa bức xạ tìm kiếm nước ngầm đã được tiến hành trên địa bàn toàn quốc (30 tỉnh thành).
Tại một cuộc hội thảo về nước mới đây tại Hà Nội do Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường và Bảo vệ sức khoẻ Hà Nội tổ chức, GĐ Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay: Thông thường để khoan thăm dò một mỏ nước ngầm bằng phương pháp địa vật lý hiện đại phải mất ít nhất hai ngày để làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên phải vẽ ít nhất ba mặt cắt tại điểm khoan thăm dò. Mỗi mặt cắt cần không dưới 15 điểm khảo sát và chi phí cho mỗi điểm khoảng 600.000 đồng. Tổng chi phí cho đợt khảo sát hiện đại là 25-30 triệu đồng.
Vì thế với thiết bị máy địa bức xạ đo “tia đất” của TS Vũ Văn Bằng (Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khoẻ Hà Nội), chỉ mất 15 phút để chỉ ra điểm này hay điểm kia có nước, tổng kinh phí khảo sát không bao giờ vượt quá 5 triệu đồng. Đó là điều mà các Cty khoan thăm nước ngầm, các tỉnh thành khó khăn về nguồn nước ngầm quan tâm đến thiết bị của TS Vũ Văn Bằng. Phương pháp tìm nước ngầm bằng máy đo bức xạ được áp dụng cho việc tìm nguồn nước trong dự án xây dựng “Hồ treo trên núi” cho đồng bào vùng cao Hà Giang và nhiều tỉnh thành đã có dự án.
TS Vũ Văn Bằng là người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu bài bản về địa bức xạ và khả năng ứng dụng để nghiên cứu các đối tượng trong lòng đất, trong đó có khảo sát tìm nguồn nước ngầm. Không chỉ nghiên cứu sâu về lý thuyết, ông còn nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình, tìm ra giải pháp đo đạc và ứng dụng vào thực tế thăm dò nước ngầm trên địa bàn 30 tỉnh thành.
Mèo Vạc là cao nguyên đá vôi của tỉnh Hà Giang, là một trong những vùng khan hiếm nước nhất cả nước. Nhiều dự án, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học điều tra cơ bản về nguồn nước ngầm ở Mèo Vạc do các nhà khoa học, các chuyên gia địa chất thuỷ văn đầu ngành thực hiện, nhưng rất khó tìm được nguồn nước ngầm khi khoan thăm dò nước ngầm ở đây. Giải pháp xây bể chứa, cấp cho dân ngói lợp nhà để hứng nước mưa dự trữ vào bể dùng trong mùa khô, xây hồ chứa nước mưa, chỉ là giải pháp tình thế. Vùng mèo Vạc - Hà Giang có nước ngầm hay không vẫn là bài toán chưa có lời giải. Có không ít Cty khoan thăm nước ngầm đến Mèo Vạc, nhưng tỷ lệ khoan trúng mạch nước ngầm rất thấp, họ đã bỏ cuộc.
Năm 2009 Trường đại học Mỏ đại chất, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc cùng phối hợp thực hiện Dự án tìm nước ngầm. Hố khoan thăm dò địa chất thuỷ văn đầu tiên tại vị trí triển vọng có nước ngầm do 2 đơn vị trên cùng chỉ ra đã được triển khai.
Theo đề cương kỹ thuật tại đây sẽ khoan 7 điểm khoan, mỗi giếng khoan sâu tới 160m (vì dự đoán rằng nước ngầm sẽ nằm ở chiều sâu khoảng 125m). Vị trí các giếng khoan được quyết định trên cơ sở đo địa vật lý (phương pháp điện) và do hội đồng kỹ thuật của Liên đoàn xét duyệt có tham vấn của các giáo sư trường Đại học Mỏ địa chất và các chuyên gia trong ngành. Nhưng khoan đến trên 100m vẫn không thấy có nước. Tháng 10/2009, Liên đoàn mời TS Vũ Văn Bằng lên Mèo Vạc dùng phương pháp địa bức xạ kiểm tra giúp, xem giếng đang khoan có nước hay không. Chỉ sau vài phút đo đạc TS Bằng trả lời ngay: "Giếng khoan này không có nước". Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn chủ dự án vẫn quyết định cho khoan tiếp. Quả nhiên khoan đến sát nút chiều sâu thiết kế 160m/155m giếng khoan vẫn không hề có một giọt nước.
Theo TS Nguyễn Văn Túc - Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường: Cho đến nay trong lĩnh vực khảo sát thăm dò tìm nguồn nước ngầm nhất là ở vùng khan hiếm nguồn nước, thì không có phương pháp nào đạt hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao bằng phương pháp địa bức xạ.
Bằng phương pháp này, có thể xác định được vị trí có nước ngầm (đạt độ chính xác gần như tuyệt đối), chiều rộng của dải dòng ngầm, chiều sâu gặp nước ngầm, số lượng tầng chứa nước ngầm tại một vị trí, hướng vận động của dòng ngầm, lưu lượng công suất dự kiến của giếng khoan...
Ở vị trí thứ 2 bằng phương pháp địa bức xạ TS Vũ Văn Bằng chỉ ra vị trí có triển vọng nước ngầm ở độ sâu 135-175m. Tại thời điểm khảo sát tháng 10/2009 cuối mùa mưa đầu mùa khô công suất của giếng khoan có thể đạt 15-25m3/h (360-600m3/ngày). Vị trí có triển vọng nước ngầm chỉ cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc 2km, trong khi đó vùng bố trí các hố khoan thăm dò do trường Đại học Mỏ đại chất và Liên đoàn cùng chỉ ra lại nằm cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc từ 4-6km, xa hơn gấp 2-3 lần và rất nghèo nước.
TS Nguyễn Văn Đản - Liên đoàn trưởng cho biết sẽ cho triển khai công tác thăm dò địa vật lý để thẩm định tại vị trí có triển vọng nước ngầm do phương pháp địa bức xạ của TS Vũ Văn Bằng chỉ ra để tiến hành khoan kiểm tra. Nếu thành công thì điều kiện thành tạo và trữ nước ngầm của thung lũng Mèo Vạc hoàn toàn khác hẳn với những quan niệm, suy nghĩ và nhận định trước đây của các nhà khoa học và chuyên gia địa chất thuỷ văn. Hy vọng thị trấn Mèo Vạc sẽ tìm đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt, thoả lòng ao ước ngàn đời của các dân tộc vùng cao nguyên đá.
Không chỉ tìm thấy mỏ nước ngầm trên cao nguyên đá Mèo Vạc, bằng phương pháp địa bức xạ TS Vũ Văn Bằng với thiết bị ĐBX tự chế của ông đã được kiểm chứng tìm được nhiều nguồn nước ngầm ở các tỉnh Quảng Bình, Hoà Bình, Bà Rịa Vũng Tàu và Côn Đảo...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khoẻ Hà Nội kết hợp cùng với các nhà khoa học trong nước đã chế tạo ra máy địa bức xạ ĐBX-05, ĐBX-07 và máy BXT-09 đo từ và điện từ. Trên cơ sở của các thiết bị này công ty xây dựng phương pháp địa bức xạ tìm kiếm nước ngầm đã được tiến hành trên địa bàn toàn quốc (30 tỉnh thành).
Tại một cuộc hội thảo về nước mới đây tại Hà Nội do Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường và Bảo vệ sức khoẻ Hà Nội tổ chức, GĐ Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay: Thông thường để khoan thăm dò một mỏ nước ngầm bằng phương pháp địa vật lý hiện đại phải mất ít nhất hai ngày để làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên phải vẽ ít nhất ba mặt cắt tại điểm khoan thăm dò. Mỗi mặt cắt cần không dưới 15 điểm khảo sát và chi phí cho mỗi điểm khoảng 600.000 đồng. Tổng chi phí cho đợt khảo sát hiện đại là 25-30 triệu đồng.
Vì thế với thiết bị máy địa bức xạ đo “tia đất” của TS Vũ Văn Bằng (Cty Cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khoẻ Hà Nội), chỉ mất 15 phút để chỉ ra điểm này hay điểm kia có nước, tổng kinh phí khảo sát không bao giờ vượt quá 5 triệu đồng. Đó là điều mà các Cty khoan thăm nước ngầm, các tỉnh thành khó khăn về nguồn nước ngầm quan tâm đến thiết bị của TS Vũ Văn Bằng. Phương pháp tìm nước ngầm bằng máy đo bức xạ được áp dụng cho việc tìm nguồn nước trong dự án xây dựng “Hồ treo trên núi” cho đồng bào vùng cao Hà Giang và nhiều tỉnh thành đã có dự án.
TS Vũ Văn Bằng là người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu bài bản về địa bức xạ và khả năng ứng dụng để nghiên cứu các đối tượng trong lòng đất, trong đó có khảo sát tìm nguồn nước ngầm. Không chỉ nghiên cứu sâu về lý thuyết, ông còn nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình, tìm ra giải pháp đo đạc và ứng dụng vào thực tế thăm dò nước ngầm trên địa bàn 30 tỉnh thành.
Mèo Vạc là cao nguyên đá vôi của tỉnh Hà Giang, là một trong những vùng khan hiếm nước nhất cả nước. Nhiều dự án, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học điều tra cơ bản về nguồn nước ngầm ở Mèo Vạc do các nhà khoa học, các chuyên gia địa chất thuỷ văn đầu ngành thực hiện, nhưng rất khó tìm được nguồn nước ngầm khi khoan thăm dò nước ngầm ở đây. Giải pháp xây bể chứa, cấp cho dân ngói lợp nhà để hứng nước mưa dự trữ vào bể dùng trong mùa khô, xây hồ chứa nước mưa, chỉ là giải pháp tình thế. Vùng mèo Vạc - Hà Giang có nước ngầm hay không vẫn là bài toán chưa có lời giải. Có không ít Cty khoan thăm nước ngầm đến Mèo Vạc, nhưng tỷ lệ khoan trúng mạch nước ngầm rất thấp, họ đã bỏ cuộc.
Năm 2009 Trường đại học Mỏ đại chất, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc cùng phối hợp thực hiện Dự án tìm nước ngầm. Hố khoan thăm dò địa chất thuỷ văn đầu tiên tại vị trí triển vọng có nước ngầm do 2 đơn vị trên cùng chỉ ra đã được triển khai.
Theo đề cương kỹ thuật tại đây sẽ khoan 7 điểm khoan, mỗi giếng khoan sâu tới 160m (vì dự đoán rằng nước ngầm sẽ nằm ở chiều sâu khoảng 125m). Vị trí các giếng khoan được quyết định trên cơ sở đo địa vật lý (phương pháp điện) và do hội đồng kỹ thuật của Liên đoàn xét duyệt có tham vấn của các giáo sư trường Đại học Mỏ địa chất và các chuyên gia trong ngành. Nhưng khoan đến trên 100m vẫn không thấy có nước. Tháng 10/2009, Liên đoàn mời TS Vũ Văn Bằng lên Mèo Vạc dùng phương pháp địa bức xạ kiểm tra giúp, xem giếng đang khoan có nước hay không. Chỉ sau vài phút đo đạc TS Bằng trả lời ngay: "Giếng khoan này không có nước". Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn chủ dự án vẫn quyết định cho khoan tiếp. Quả nhiên khoan đến sát nút chiều sâu thiết kế 160m/155m giếng khoan vẫn không hề có một giọt nước.
Theo TS Nguyễn Văn Túc - Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường: Cho đến nay trong lĩnh vực khảo sát thăm dò tìm nguồn nước ngầm nhất là ở vùng khan hiếm nguồn nước, thì không có phương pháp nào đạt hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao bằng phương pháp địa bức xạ.
Bằng phương pháp này, có thể xác định được vị trí có nước ngầm (đạt độ chính xác gần như tuyệt đối), chiều rộng của dải dòng ngầm, chiều sâu gặp nước ngầm, số lượng tầng chứa nước ngầm tại một vị trí, hướng vận động của dòng ngầm, lưu lượng công suất dự kiến của giếng khoan...
Ở vị trí thứ 2 bằng phương pháp địa bức xạ TS Vũ Văn Bằng chỉ ra vị trí có triển vọng nước ngầm ở độ sâu 135-175m. Tại thời điểm khảo sát tháng 10/2009 cuối mùa mưa đầu mùa khô công suất của giếng khoan có thể đạt 15-25m3/h (360-600m3/ngày). Vị trí có triển vọng nước ngầm chỉ cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc 2km, trong khi đó vùng bố trí các hố khoan thăm dò do trường Đại học Mỏ đại chất và Liên đoàn cùng chỉ ra lại nằm cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc từ 4-6km, xa hơn gấp 2-3 lần và rất nghèo nước.
TS Nguyễn Văn Đản - Liên đoàn trưởng cho biết sẽ cho triển khai công tác thăm dò địa vật lý để thẩm định tại vị trí có triển vọng nước ngầm do phương pháp địa bức xạ của TS Vũ Văn Bằng chỉ ra để tiến hành khoan kiểm tra. Nếu thành công thì điều kiện thành tạo và trữ nước ngầm của thung lũng Mèo Vạc hoàn toàn khác hẳn với những quan niệm, suy nghĩ và nhận định trước đây của các nhà khoa học và chuyên gia địa chất thuỷ văn. Hy vọng thị trấn Mèo Vạc sẽ tìm đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt, thoả lòng ao ước ngàn đời của các dân tộc vùng cao nguyên đá.
Không chỉ tìm thấy mỏ nước ngầm trên cao nguyên đá Mèo Vạc, bằng phương pháp địa bức xạ TS Vũ Văn Bằng với thiết bị ĐBX tự chế của ông đã được kiểm chứng tìm được nhiều nguồn nước ngầm ở các tỉnh Quảng Bình, Hoà Bình, Bà Rịa Vũng Tàu và Côn Đảo...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: