Tôi Thật Sự Giao Bạn 1-2 Tỷ Bạn Sẽ Làm Gì?

  • Thread starter lapho
  • Ngày gửi
Tôi Thật Sự Giao Bạn 1-2 Tỷ Bạn Sẽ Làm Gì?

Chào các bạn Hiện tại mình làm văn phòng và được công ty đưa ra nước ngoài làm việc và không biết gì về nghề nông nhưng lại rất ham muốn về hưu ở quê sau này

Mình muốn đầu tư 1 tới 2 Tỷ như mua vườn cao su, vườn cacao, chại nuôi vân vân... mà hiện tại đang có thu nhập... vì mình muốn có tiền thu nhập thêm hàng tháng sài... vì bỏ ngân hàng thì lại quá thấp

Gia đình lại không thích đầu tư làm ăn nên không muốn trong coi dùm

Tôi ra vốn bạn ra công.... chăm sóc, trông coi, điều khiển và quảng lý
Bạn ăn phần trăm tiền thu nhập hàng tháng mà bạn cho là công bằng giữa 2 bên . Vì bạn ăn phần trăm nếu thu nhập cao thì tiền bạn nhiều hơn chứ không phải trả theo lương tháng
Tất cả chủ quyền sẽ dưới tên tôi vì tôi ra vốn
Hợp tác 10 tới 25 năm nhưng nếu tôi thấy không ổn và bị ăn trên đầu thì bạn lập tức bị đuổi và tôi sẽ giao lại cho người khác quản lý hoặc bán tất cả .Vì tôi công bằng với bạn thì bạn cũng nên công bằng với tôi không gian lận


Tôi hưởng thì tôi cũng muốn bạn hưởng. Tôi giàu thì tôi cũng muốn bạn giàu theo tôi... tôi cũng biết nhiều trường họp giao cho người quảng lý rồi họ làm tiêu tan tất cả... thí dụ tôi giao bạn quảng lý vườn cao su thu nhập 30 triệu 1 tháng vài tháng sau tất cả vườn cao su bị đốn bán rồi chạy.... bạn đừng lo bạn sẽ bị theo đuổi truy nả cho tới khi bạn ngồi tù thì thôi ... tài sản gia đình bạn bị tịch thu vì
Hộp đồng ký với luật sư của tôi

Nếu bạn là người ngay , thiện chí , thật thà, có kinh nghiệm, trách nhiệm muốn thành công , muốn làm ăn và không có vốn, hoặc bạn đang quảng lý vườn của bạn và muốn, quảng lý luôn cho vườn kế bên tôi sẽ mua, hay muốn phát truyển thêm thì có thể gởi tôi dự án của bạn trên diễn đàng với chi tiết như sau để mọi người có thể bàn coi bạn nói có đúng không

Làm gì ?
Vốn bỏ ra bao nhiêu?
Ở đâu không cần phải nói rỏ địa chỉ chính sác?
Kinh nghiệm của bạn ?
Thu nhập hiện tại?
Chi phí hiện tại? mua máy, sửa chửa, nhân công vân vân.....
Lợi nhận hiện tại?
Phần trăm của bạn lấy?
Nếu mua vườn cao su hay cacao thì bạn nghĩ mổi tháng bị mất trộm khoảng bao nhiêu phần trăm ?
Nếu vườn có nhà cấp 4 thì gia đình bạn ở miễn phí nhưng không bao điện, nước chi phí
Thuế má như đất đai sẽ trả ra từ lợi nhận
Nếu bạn có thắc mắc gì thì xin nêu ra
 


ý bác này muốn có vườn trồng chuyên canh công nghiệp, Nếu với 2 tỷ này em nghĩ sẽ không có được nhiều ( vì tiền đất đai cũng chiếm khá lớn ).
Em thì cũng chả dám tin nhưng cũng đã có ý tưởng về nông nghiệp từ lâu nhưng số vốn có lẽ chỉ cần < 500tr.
 


Gửi bác Dfruit!
Tôi nghĩ đã đến lúc bác nên tiến hành,hãy áp dụng cái mới ở xứ người về quê hương,phải làm mới biết được bác à.
Thực tế với sách vở nó cách xa nhau lắm.Bây giờ với tôi bác như là 1 tiến sĩ vậy,nhưng...chỉ trên giấy thôi.Hãy để 1 ngày nào đó tôi ra công viên Yersin cầm 1 tờ báo trên tay mà thấy trang trại Cam,quýt của bác hiện diện trên trang nhất của tờ báo Lâm đồng.Tôi sẽ phi thẳng xe xuống bác và ngả mũ cúi chào,còn bây giờ xin chúc bác sức khoẻ cùng gia đình và người thân.
 
1 người ở xa đến 300 Km có 1 đống lí thuyết...1 người có thực tế và đang tại chỗ

Theo lí thuyết thì ngươi ta có thể sống được và trồng rau trên mặt trăng...và xây cung điện được ngay trong không gian..có thể làm sinh ra 1 con voi.... ma mút
điều quan trọng là điều ấy sẽ có lời, hay có lợi không ?
người nông dân cần cái lời...để sống..không cần cái làm được do tự hào ( lí thuyết)..để lỗ vốn
 
Last edited by a moderator:
Gửi bác Dfruit!
Tôi nghĩ đã đến lúc bác nên tiến hành,hãy áp dụng cái mới ở xứ người về quê hương,phải làm mới biết được bác à.
Thực tế với sách vở nó cách xa nhau lắm.Bây giờ với tôi bác như là 1 tiến sĩ vậy,nhưng...chỉ trên giấy thôi.Hãy để 1 ngày nào đó tôi ra công viên Yersin cầm 1 tờ báo trên tay mà thấy trang trại Cam,quýt của bác hiện diện trên trang nhất của tờ báo Lâm đồng.Tôi sẽ phi thẳng xe xuống bác và ngả mũ cúi chào,còn bây giờ xin chúc bác sức khoẻ cùng gia đình và người thân.
"Thổ địa" đã phán như vậy thì tốt nhất bác Dfruit nên lấy ý kiến đó để tham khảo và dự kiến trước những vấn đề sau này phải đối diện. Nếu bác biết trước rủi ro mà vẫn làm được thì chứng tỏ đẳng cấp kỹ thuật của bác.

Cách đây 3 năm cũng có 1 thổ địa phán cho tui 1 câu trước khi bắt tay vào dựng trại cá kiểng "chỉ có khùng mới tính chuyện lên núi nuôi cá, mà nước phèn thì nuôi cá rô, cá lóc còn chết thì đừng nói đến cá kiểng" Mặc dù vậy nhưng tui vẫn phải làm vì đang ở trong thế bí. Đất thì đã mua rồi, có 1300m2 trừ nhà và công trình phụ hết 500 còn lại 800m2 thì không thể trồng trọt, còn chăn nuôi heo, bò, gà thì đòi hỏi vốn lớn và nhiều rủi ro. Đã quyết định chơi con cá kiểng thì làm tới luôn, đất đá không đào được thì chơi hồ nổi, nước phèn thì xử lý phèn. Cuối cùng thì vẫn làm được nhưng chi phí cao nên đến giờ phát triển đến "giới hạn" đủ để nói chuyện với con nít. Bây giờ mà muốn đủ đẳng cấp nói chuyện với người lớn thì phải tính đến chuyện tìm chỗ khác thuận lợi hơn để làm. Thỏa mãn được chút sĩ diện hão đối với mọi người trong xóm thì bây giờ cũng hơi "ngậm ngùi"
 
Cảm ơn các Bạn đã chia sẽ với mình . Cuộc đời có những tréo ngoe cùng cực ngay từ 2 năm trước mình đã lên kế hoạch nhập giống , thành lập trại ươm cho những thế hệ cây sau này ... sau khi đã liên kết với các Doanh Nghiệp có Dự án rừng tại Lạc Dương , Lâm Đồng . Thế nhưng có căn nhà đang cho thuê tính bán đi làm vốn thì lại rơi vào quy hoạch treo cắt hết 1/3 căn nhà ( 4m x 10m ) , kêu mãi , bán rẻ mà chẳng ai mua , còn căn nhà đang ở thì vay ngân hàng họ đòi chứng minh thu nhập thật là nhiêu khê , do vậy kế hoạch cứ phải ấp ủ mãi . May thay các lãnh đạo Sở KHCN , Sở NN tỉnh Lâm Đồng hàng năm cũng thường có tài trợ cho các Đề tài KH hổ trợ cộng đồng , mình cũng đã gửi kiến nghị lên các Anh Chị ấy , hy vọng trong thời gian không xa , sẽ có thể cống hiến được những kiến thức mà mình đã dày công nghiên cứu giúp ích phần nào cho xã hội , nhất là khu vực miền núi , nếu cho đến khi ấy mình vẫn chưa bán được nhà .
Có Bạn nghỉ rằng chắc phải đầu tư tốn kém lắm cho kế hoạch phát triển cây ăn trái xứ lạnh ( Cam , Quýt , Bưởi , Dâu tây , Nho Bảng , Lựu , Loquat , Raspberry ...), thật ra nếu là các Doanh nghiệp hiện đang kinh doanh sản xuất Nông nghiệp tại Đà Lạt thì chỉ cần 350 triệu là đủ , còn như mình người mới phải đầu tư toàn bộ thì cần 700 triệu thôi . Bởi trong kế hoạch có cả ngắn và dài .
Bật mí chút cho các Bạn nè : giá mổi cây giống về đến Việt Nam chỉ có từ 20 - 30 ngàn đồng thôi đấy , riêng giá cây Dâu tây là 1,200 - 2,500đồng/cây , mà là từ các Viện giống cây trồng Quốc gia chứ không phải vườn ươm trôi nổi đâu đấy . Hạt giống gốc có bảng quyền cho Cam , Quýt , Bưởi chỉ 100 USD/lit tương đương khoảng 1000đ/hạt . Giá cây giống còn rẻ hơn cả mua từ Viện cây ăn quả miền nam nữa là . Tuy nhiên phải mua số lượng phải tương đối ( mổi giống ít nhất phải canh tác được 1 - 2 sào = 200 cây ) chứ mua ít họ nghi ngờ không bán cho .
Hy vọng trong tương lai khi Dự án đã hình thành , mình mời tham quan nếu xét thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao , không cần các Bạn phải ngã mũ chào mà hãy cùng bắt tay nhau mua nhiều cổ phần , cổ phiếu của Dự án thúc đẩy nó phát triển nhanh và mạnh hơn nhé .
Sorry chủ topic chút nha : Nếu Bạn nào chưa có nhà ở Thành phố , mua nhà mình đi , mình bán rẻ cho hoặc có thể giúp mình thế chấp vay vốn ngân hàng . nhà dt 4m x 10m , hẻm bê tông 6m , từ trục chính đường liên quận vô nhà 100m , hẻm thông , đối diện khu căn hộ cao cấp Tân Thắng , Quận Tân Phú , TP HCM ( sổ hồng 2010 công nhận dt 39,75 mét vuông ) .
Xin cảm tạ thật nhiều .
 
Cảm ơn 2 bác GIAMAN & Dfruit về những reply rất bổ ích và đầy tính xây dựng...

Nhân đây em xin thay mặt những ace quan tâm đến cây ăn quả có múi,xin bác Dfruit post 1 số tài liệu tổng quan về công nghệ trồng & giống trong dự án của bác(tất nhiên là ko phải bí mật quân sự:bash:),hoặc bác có thể giới thiệu 1 số đầu sách để ace tham khảo...

Có lẽ bác Dfruit nên chuyển sang nhà mới cho đề tài này ....

Thanks!!!
 
Tôi Thật Sự Giao Bạn 1-2 Tỷ Bạn Sẽ Làm Gì?

Chào các bạn Hiện tại mình làm văn phòng và được công ty đưa ra nước ngoài làm việc và không biết gì về nghề nông nhưng lại rất ham muốn về hưu ở quê sau này

Mình muốn đầu tư 1 tới 2 Tỷ như mua vườn cao su, vườn cacao, chại nuôi vân vân... mà hiện tại đang có thu nhập... vì mình muốn có tiền thu nhập thêm hàng tháng sài... vì bỏ ngân hàng thì lại quá thấp

Gia đình lại không thích đầu tư làm ăn nên không muốn trong coi dùm

Tôi ra vốn bạn ra công.... chăm sóc, trông coi, điều khiển và quảng lý
Bạn ăn phần trăm tiền thu nhập hàng tháng mà bạn cho là công bằng giữa 2 bên . Vì bạn ăn phần trăm nếu thu nhập cao thì tiền bạn nhiều hơn chứ không phải trả theo lương tháng
Tất cả chủ quyền sẽ dưới tên tôi vì tôi ra vốn
Hợp tác 10 tới 25 năm nhưng nếu tôi thấy không ổn và bị ăn trên đầu thì bạn lập tức bị đuổi và tôi sẽ giao lại cho người khác quản lý hoặc bán tất cả .Vì tôi công bằng với bạn thì bạn cũng nên công bằng với tôi không gian lận


Tôi hưởng thì tôi cũng muốn bạn hưởng. Tôi giàu thì tôi cũng muốn bạn giàu theo tôi... tôi cũng biết nhiều trường họp giao cho người quảng lý rồi họ làm tiêu tan tất cả... thí dụ tôi giao bạn quảng lý vườn cao su thu nhập 30 triệu 1 tháng vài tháng sau tất cả vườn cao su bị đốn bán rồi chạy.... bạn đừng lo bạn sẽ bị theo đuổi truy nả cho tới khi bạn ngồi tù thì thôi ... tài sản gia đình bạn bị tịch thu vì
Hộp đồng ký với luật sư của tôi

Nếu bạn là người ngay , thiện chí , thật thà, có kinh nghiệm, trách nhiệm muốn thành công , muốn làm ăn và không có vốn, hoặc bạn đang quảng lý vườn của bạn và muốn, quảng lý luôn cho vườn kế bên tôi sẽ mua, hay muốn phát truyển thêm thì có thể gởi tôi dự án của bạn trên diễn đàng với chi tiết như sau để mọi người có thể bàn coi bạn nói có đúng không

Làm gì ?
Vốn bỏ ra bao nhiêu?
Ở đâu không cần phải nói rỏ địa chỉ chính sác?
Kinh nghiệm của bạn ?
Thu nhập hiện tại?
Chi phí hiện tại? mua máy, sửa chửa, nhân công vân vân.....
Lợi nhận hiện tại?
Phần trăm của bạn lấy?
Nếu mua vườn cao su hay cacao thì bạn nghĩ mổi tháng bị mất trộm khoảng bao nhiêu phần trăm ?
Nếu vườn có nhà cấp 4 thì gia đình bạn ở miễn phí nhưng không bao điện, nước chi phí
Thuế má như đất đai sẽ trả ra từ lợi nhận
Nếu bạn có thắc mắc gì thì xin nêu ra

Với 2 tỷ đầu tư anh kỳ vọng mức thu nhập là bao nhiêu hàng năm? Thời gian hoàn vốn?
Anh có bao giờ quan tâm tìm hiểu mua cổ phần doanh nghiệp làm ăn tốt chưa? (thực chất là đầu tư chứng khoán, nhưng ở mình đầu tư chứng khoán được hiểu theo nghĩa rất tiêu cực là bỏ tiền lên sàn mua bán liên tục và rồi thua lỗ.).
Tôi ko giấu giếm vòng vo gì. Nếu anh quan tâm đến kênh này, chính tôi sẽ hỗ trợ anh đầu tư an toàn và hiệu quả cao. Tất nhiên, mọi vấn đề chủ quyền đứng tên anh. Lợi nhuận anh hưởng, chia thì tùy tâm anh. Đây là công việc chính của tôi.

Cảm ơn anh đã quan tâm.
Để tìm hiểu về chứng khoán, bước đầu anh có thể vào đây: facebook.com/groups/ssvn.vn - group do tôi lập ra và quản lý.
 

Anh Dfruit....Em thì không hiểu địa thế khu này ra sao. Anh Gia Man có the hiểu rõ hơn về khu này. Nếu chúng ta nghĩ tới thì có người đã thực hiện và thực hành máy năm nay.... trong vài năm nay hình như đã có hơn 300 ha trồng cây múi ở khu này

"Ông trợ lý của kỹ sư Phương tính theo giá thị trường cuối năm 2012, để có 01 ha “cam đỏ” bắt đầu thu trái bói phải tốn trên dưới 200 triệu đồng đầu tư giống, vật tư phân bón, đưa cơ giới vào cày ủi đất tới xốp và ngày công chăm sóc… Trong 2 năm tiếp theo, chi phí công lao động và vật tư, phân bón thêm 300 triệu đồng nữa. Tổng cộng đầu tư từ đầu đến khi thu trái bói là 500 triệu đồng. Với năng suất thu hoạch 25 tấn/ha/năm đầu tiên, giá bán mổi ký khoảng 40 ngàn đồng, tổng doanh thu là 01 tỷ đồng. Trừ ra thực lãi là 500 triệu đồng. Con số lãi này tiếp tục tăng lên theo năng suất thu hoạch những năm tiếp theo ( thu hoạch năm thứ 4, thứ 5 tăng lên 30 tấn/ha; năm thứ 6, thứ 7 trở đi “lập đỉnh” từ 35-40 tấn/ha như đã kể trên). "


Kỹ sư cam đỏ
VĂN VIỆT
Kỹ sư nông nghiệp Mai Viết Phương, sinh năm 1943, một Việt kiều Úc đã đưa giống cam đỏ “độc nhất vô nhị” trên thế giới về trồng thử nghiệm thành công trên vùng đất đồi đá của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận là giống cam đầu dòng.
Vừa từ Úc trở về Việt Nam, kỹ sư Mai Viết Phương giành thời gian cả một buổi chiều cuối đông để tiếp chuyện với tôi giữa trang trại cam đỏ ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Kỹ sư Phương tâm sự: “Mỗi năm phải về Úc 3 tháng để giải quyết các công việc riêng gia đình; còn lại 9 tháng ở Việt Nam để chăm lo cho cây cam đỏ đầu dòng…”

CAM ĐỎ TRÊN ĐẤT ĐÁ
Bây giờ cam đỏ đã trải dài thảm xanh trên những rặng đồi đá lên đến 60 ha thuộc xã Hiệp An và xã Hiệp Thạnh của huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Cùng ngắm nhìn “thành quả xanh”, kỹ sư Mai Viết Phương kể với tôi rằng ông đã định cư ở nước ngoài gần 40 năm qua. Ký ức của ông vẫn luôn hiện lên một miền tuổi thơ lên năm, lên bảy, định cư cùng ba mẹ trong một căn gác gỗ ẩn mình bên dòng thác Cam Ly, Đà Lạt. Rồi xuống Sài Gòn, ra nước ngoài đi học và làm việc, ông luôn ấp ủ một giấc mơ được trở về lại Đà Lạt, Lâm Đồng để lập một trang trại trồng cây ăn trái, dù chỉ là những năm tháng cuối đời, ông vẫn toại nguyện.
Sao bao nhiêu chuyến về nước khảo sát, tìm kiếm nguồn đất đầu tư trồng cây ăn trái, kỹ sư Mai Viết Phương được “dừng lại ” giữa một sườn Núi Voi toàn đá với đá lộ thiên trên đất thuộc địa bàn xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Lúc đó là năm 2000, ông quyết định xin chia 20 ha đất dự án trồng rừng ở đây với một doanh nghiệp chế biến giấy của tỉnh Đồng Nai. Và trong đầu óc hình dung về vùng trang trại sum suê cây trái, kỹ sư Phương bắt đầu nghĩ nhiều nhất đến giống cây cam đỏ đưa từ Úc về trồng trên đất này.
CÂY ĐẦU DÒNG
Năm 2001, kỹ sư Mai Viết Phương cùng với một đồng nghiệp giảng dạy tại Trường Đại học ở miền Tây Sydney, Úc, bác sĩ Graeme Richards đến khu Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng ( cách thành phố du lịch Đà Lạt chừng 20 cây số) để lấy các mẫu đất đồi đá, đo nhiệt độ, đo lượng nắng, lượng mưa… đưa qua phân tích tại các cơ quan nghiên cứu khoa học bên Úc đã khẳng định đất đai, khí hậu vùng này có thể phát triển đại trà giống cây cam đỏ với điều kiện phải thực hành các chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trồng trên các vùng đất của nước Úc. Đến cuối năm 2003, sau khi trồng thực nghiệm trên phạm vi nhỏ đã dần dần đậu trái, kỹ sư Phương đã đồng loạt triển khai đưa cây giống cam đỏ về trồng trên 5 ha đất đồi đá nơi đây. Mật độ trồng bình quân 450 cây/ha. Trồng cây cách cây là 4m X 5m. “Phải mất rất nhiều tháng trời thuê mướn cơ giới cày ủi, san gạt, lật từng thớ đá lên thu gom tập trung ở một góc đồi, giành phần đất hỗn hợp trộn với đá cục và đá dăm… để xuống giống trồng cam đỏ. Rồi xây dựng hồ thủy lợi bơm nước từ dưới thung lũng lên tưới với chiều dài đường ống dẫn nước hàng cây số…. ”- Kỹ sư Phương kể lại.
Thực hành nghiêm ngặt quy trình chăm sóc đặc biệt, đạt chuẩn an toàn, đến gần 3 năm sau, cam đỏ đã lần lượt đậu “trái bói” trên cả 5 ha ở đất đá xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng nói trên. Thành công như dự báo trước, kỹ sư Phương tiếp tục xuống giống mở rộng trồng cam đỏ thêm 5 ha rồi thêm 10 ha nữa. Và cũng sau 3 năm chăm sóc kỹ thuật đặc biệt, lần lượt những ha cam đỏ mới tiếp tục ra “trái bói”. Mỗi tuần thu hoạch một lần, sau 3 năm trồng thu đạt trên dưới 25tấn/ha/năm. Đến năm thứ 4, thứ 5 đạt năng suất trên dưới 30 tấn/ha.năm. Tính riêng số diện tích trồng cam đỏ đến năm thứ 10 trên đất đồi đá Hiệp Thạnh, Đức Trọng, đã thu hoạch đạt từ 35-40 tấn/ha/năm. Trước đó, vào tháng 9/2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ra Quyết định công nhận giống cam đỏ của kỹ sư Mai Viết Phương trồng tại Hiệp Thạnh, Đức Trọng này đạt tiêu chuẩn vườn cây đầu dòng để bảo tồn, khai thác và sử dụng hiệu quả nhất…
NHỮNG CÁNH RỪNG CAM ĐỎ
Một ngày cuối đông Nhâm Thìn 2012, ông Nguyễn Công Cẩm, trợ lý của kỹ sư Mai Viết Phương dẫn tôi đi thăm đồi “cam đỏ” tại thôn K’Long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng. Đó là một dãy đồi chạy ven con suối K’Long để bơm nước lên tưới tiêu cho 40 ha cây “cam đỏ” trồng, chăm sóc từ năm 2009 đến nay, đang ra dày đặc “trái bói”. Nguồn giống ở đây cũng được kỹ sư Mai Viết Phương ươm trồng tại chỗ bằng kỹ thuật ghép gốc cây nhập về từ nước Úc với mầm chồi cây đầu dòng trồng trên 20 ha nói trên ở xã Hiệp Thạnh cùng thuộc huyện Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng. Đây là giống cam không hạt, ruột màu đỏ nên nông dân quanh vùng Đức Trọng, Lâm Đồng thường gọi cái tên nôm na cho dễ hiểu là “cam đỏ”.
Theo tài liệu của kỹ sư Mai Viết Phương, cam đỏ đang nhân rộng ở vùng đất Đức Trọng, Lâm Đồng có tên gọi cam Cara Cara, là một loại cam biến dị trồng ở Venezuela vào những năm đầu thập niên 70, sau đó “di thực” về Mỹ, Úc từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Tên khoa học là Cara Cara Navel – Citrus sinensis. Đồng nghiệp giảng dạy của kỹ sư Phương tại một Trường Đại học miền Tây Sydney, Úc, bác sĩ Graeme Richards là người duy nhất tại Úc đang trồng và sản xuất giống cam Cara Cara, còn gọi là giống cam “3 trong 1” vì trong trái có 3 thành phần hoạt chất của cam, cà rốt và cà chua.
Trong hơn 3 năm gần đây, kỹ sư Mai Viết Phương còn xây dựng khu vườn ươm hàng ngàn mét vuông ở xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng đã sản xuất bán hàng ngàn cây giống cam Cara Cara và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng cho nông dân các huyện, thành khác từ trong tỉnh Lâm Đồng ra các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Tây Nam Bộ, đạt những kết quả khả quan ban đầu như cây đủ chiều cao, cây lần lượt cho trái bói có chất lượng…Hiện giá bán mỗi cây giống cam Cara Cara là 150 ngàn đồng. Thời gian ghép cây giống đến chăm sóc và xuất bán từ vườn ươm ra trồng “ngoài đồng” trên dưới 2 năm. Cây chăm sóc theo quy trình an toàn, bón phân hữu cơ và áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ dịch hại, khi thu hoạch lúc 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi đạt độ cao từ 2- 2,5 mét; từ 8 tuổi trở đi, cây cao cực đại khoảng 8 m. Tuổi thọ của cây có thể kéo dài từ 40 năm đến 50 năm. Cây cho trái quanh năm, trọng lượng mỗi trái từ 0,2 kg đến 0,33kg…
Ông trợ lý của kỹ sư Phương tính theo giá thị trường cuối năm 2012, để có 01 ha “cam đỏ” bắt đầu thu trái bói phải tốn trên dưới 200 triệu đồng đầu tư giống, vật tư phân bón, đưa cơ giới vào cày ủi đất tới xốp và ngày công chăm sóc… Trong 2 năm tiếp theo, chi phí công lao động và vật tư, phân bón thêm 300 triệu đồng nữa. Tổng cộng đầu tư từ đầu đến khi thu trái bói là 500 triệu đồng. Với năng suất thu hoạch 25 tấn/ha/năm đầu tiên, giá bán mổi ký khoảng 40 ngàn đồng, tổng doanh thu là 01 tỷ đồng. Trừ ra thực lãi là 500 triệu đồng. Con số lãi này tiếp tục tăng lên theo năng suất thu hoạch những năm tiếp theo ( thu hoạch năm thứ 4, thứ 5 tăng lên 30 tấn/ha; năm thứ 6, thứ 7 trở đi “lập đỉnh” từ 35-40 tấn/ha như đã kể trên).
“Các nước trong khu vực châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng cứ liên tục đòi qua mua cam đỏ, nhưng có đâu mà bán. Trên 60 ha ở đất Đức Trọng, Lâm Đồng, mỗi tuần thu hái hàng trăm tấn, thương lái trong nước chen chân chờ sẵn tại vườn để mua hết ngay. Tôi đang lên dự án phát triển một vùng nguyên liệu cam đỏ của Lâm Đồng khoảng 5 ngàn ha, khi nào chính thức được phê duyệt thì mới công khai. Còn gốc cây giống cam đỏ thì chắc chắn khoảng 5 năm nữa, chúng tôi sẽ tự sản xuất rồi ghép với mầm chồi trồng tại Đức Trọng, Lâm Đồng, không còn phải nhập mua về từ Úc nữa…”- lão kỹ sư 70 tuổi, Mai Viết Phương sảng khoái tiết lộ.
Tháng 01.2013


Tìm hiểu giống cam cara cara
Cam Cara Cara là một giống cây có múi nhập nội, được nhiều nhà vườn quan tâm trong thời gian gần đây. Báo Khoa Học Phổ Thông đã tìm hiểu về việc đưa giống vào Việt Nam cũng như triển vọng phát triển của cam Cara Cara nhằm cung cấp cho các nhà vườn những thông tin cần thiết.
Theo Viện di truyền nông nghiệp (Bộ NN & PTNT), cam Navel là giống cam ngọt đã được trồng rộng rãi ở các vùng cận nhiệt đới, đặc biệt là Mỹ, Brasil, Bắc Phi, Địa Trung Hải từ nhiều thập niên qua. Gần đây Trung Quốc cũng chú trọng phát triển giống cam Navel. Cam Navel có cỡ trái to, dạng trái hình cầu hơi xổm, vỏ dày, khi chín có màu vỏ vàng cam đậm và bóng, mẫu mã rất đẹp.Cam Navel không hạt (0 - 2 hạt), tép đều và sắp xếp đẹp. Từ giống gốc cam Navel, bằng kỹ thuật đột biến các nhà chọn giống đã chọn tạo được một số cá thể có đặc tính ưu việt hơn nhưng vẫn giữ nguyên những đặc tính quý của giống gốc.
Một trong những giống được chọn có tên là giống Cara Cara Navel. Cara Cara Navel được chọn tạo từ một dòng đột biến của giống cam Navel thương mại có tên Washington Navel xuất xứ từ Venezuela. Ở Mỹ và các nước trong khu vực, Cara Cara Navel cho thu hoạch muộn so với cam Hamlin và Valencia - hai giống cam ngọt phổ biến. Giống Cara Cara Navel mang tất cả các đặc điểm chung của giống Navel nhưng khác với các giống Navel khác ở đặc điểm thịt và nước trái có màu đỏ do trong thành phần có chứa hàm lượng lycopen cao.
Năm 2001 Viện di truyền nông nghiệp phối hợp với Nông trường 3/2 Phủ Quỳ - Nghệ An, Nông trường Hòa Bình - Hòa Bình; một số địa phương như Thác Bà - Yên Bái, Văn Giang - Hưng Yên, Bảo Lộc - Lâm Đồng... tiến hành khảo nghiệm giống cam Cara Cara Navel nhập nội, từ Mỹ. Sau đó viện xác định giống cam Cara Cara Navel ruột đỏ không hạt (ký hiệu là N.02) là giống có triển vọng. Viện đang cho trồng thử nghiệm trên diện rộng, sau đó hoàn thiện hồ sơ báo cáo Hội đồng KHCN Bộ NN-PTNT đề nghị công nhận là giống tạm thời.
Trong khi đó, chủ trang trại Phương Mai thuộc Công ty TNHH Phương Mai tại thôn Định An, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, KS. Mai Viết Phương (Việt kiều Úc hồi hương, cựu giảng viên chuyên ngành nông học Trường đại học Western Sydney) cho biết: Cam Cara Cara không hạt giống gốc có xuất xứ từ vùng Valencia -Venezuela, du nhập qua Mỹ, sau đó đến Úc. Từ giống gốc đó, tiến sĩ thực vật học Graeme Richards, Đại học Hawkesbury, miền tây Sydney (Úc) cùng ông Phương và nhóm công tác gồm 30 nhà khoa học lai tạo bằng phương pháp gây đột biến, chọn và duy trì các cá thể biến dị để có được cá thể ruột đỏ thẫm và đặt tên Cara Cara Navel.

Ông Mai Viết Phương đem giống cam Cara Cara về trồng thử trên một khu đồi thuộc Đức Trọng, Lâm Đồng. Hiện Công ty Phương Mai đã xuống 10 ngàn cây cam Cara Cara, 5 ngàn cây cam Navel trong nông trại tại Hiệp An, Đức Trọng. Ông Phương cho biết rất nhiều tỉnh, thành trong nước đã đến tham quan tại vườn thực nghiệm trồng cam Cara tại Đức Trọng, sau đó đặt mua giống và nhờ công ty chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Hiện công ty đang cung cấp giống và trợ giúp kỹ thuật cho tỉnh Thanh Hóa trồng 300 ha cam Cara Cara tại Bỉm Sơn; cung cấp giống và trợ giúp kỹ thuật cho tỉnh Kiên Giang lập một vườn cây ăn trái phục vụ du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc; trồng trên 100 ha cam Cara Cara và các giống cây ăn trái nhiệt đới khác tại Ba Vì - Hà Nội; tham gia chương trình cải tạo giống cây ăn trái cho tỉnh Hòa Bình. Ông Phương cho biết toàn bộ giống cam Cara Cara hiện đang nhập từ Úc theo giấy phép của cơ quan quản lý thuộc Bộ NN & PTNT.
Kết quả khảo nghiệm của Viện di truyền Cây cam Cara Cara Navel trên các vùng trồng thử nghiệm sinh trưởng phát triển khá, phân cành đều. Cây 3 năm tuổi đạt chiều cao trung bình 2,2 m, tán lá trung bình đạt 2,3 m; lá cam Cara Cara Navel hình ô van cong đều và phồng ở bản lá. Cây cam Cara Cara Navel cho thu hoạch lứa trái đầu từ năm thứ ba sau trồng, trung bình 72 trái/cây (60 - 85 trái/cây). Trái cam Cara Cara Navel hình cầu dài hay ô van, rốn trái hơi lồi do có một trái phụ nhỏ bên trong đuôi trái. Vỏ trái dày 3,1 mm, trọng lượng trái trung bình 217 g/trái (180 - 235 g/trái). Vỏ trái khi chín có màu da cam đậm, nhẵn bóng. Cam Cara Cara Navel dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương thơm dễ chịu, vị ngọt có hàm lượng acid ít hơn các giống cam nội địa. Cam Cara Cara Navel không hạt do hoa cam Cara Cara Navel bất dục đực hoàn toàn, bao phấn hoa cam Cara Cara Navel hầu như không có phấn trái nên hoàn toàn không có hạt khi trồng cách ly hoặc trong nhà lưới. Ngay cả trong điều kiện trồng xen với các giống hữu thụ đực khác, cam Cara Cara Navel vẫn hầu như không hạt, chứng tỏ cam Cara Cara Navel còn có tính bất dục cái. Ở các địa điểm khảo nghiệm, cam Cara Cara Navel cho thu hoạch sớm (tháng 9 đến 11).
Về năng suất, ở năm thứ tư sau trồng đạt 8 tấn/ha, thấp hơn giống cam Xã Đoài làm đối chứng. Do giống y như cam nhập nội, chất lượng tốt, mẫu mã trái đẹp, cho thu hoạch sớm hơn các giống cam khác nên cam Cara Cara Navel cùng thời điểm bán được giá cao hơn các giống cam nội địa. Nhược điểm của giống cam Cara Cara Navel là dễ bị rụng quả do độ ẩm cao, nhất là trong mùa mưa; khi bộ lá phát triển mạnh cây dễ bị bệnh loét.


Cam đỏ ở Lâm Đồng
VĂN VIỆT -Thứ Sáu, 22/02/2013, 9:54 (GMT+7)
Cty TNHH Thương mại & chế biến nông nghiệp Phương Mai đã thu trái bói giống cam đỏ quý hiếm, diện tích 40 ha tại thôn K’Long, xã Hiệp An, Đức Trọng (Lâm Đồng), mở ra hướng đột phá chuyển đổi cây trồng.
Ông Nguyễn Công Cẩm, PGĐ Cty dẫn chúng tôi đi thăm đồi trồng cam vào giữa trưa nắng ấm. Đó là một dải đồi chạy ven con suối K’Long để bơm nước lên tưới tiêu cho 50 ha cây ăn quả, trong đó có 40 ha cam đỏ trồng từ năm 2009 đến nay. Ước tính đường ống dẫn nước từ dưới suối lên tưới những hàng cây xa nhất gần 1 km trên sườn đồi cao; còn chiều dài trung bình cũng phải đến đôi, ba trăm mét.
Nhưng điều khó khăn nhất khi trồng cam đỏ ở đây không phải thủy lợi mà là nguồn đất pha trộn với nhiều mảng đá tảng, đá cục, ít chất mùn, cần phải cải tạo với nhiều công sức, nguồn vốn và đầu tư khá lớn về kỹ thuật canh tác.
Ông Cẩm thống kê theo giá thị trường cuối năm 2012, để có 1 ha cam đỏ bắt đầu thu trái bói phải tốn trên dưới 150 triệu đồng đầu tư giống, vật tư phân bón, đưa cơ giới vào cày ủi đất tới xốp và tổng số công chăm sóc… trong hơn 3 năm.

KS Mai Viết Phương trực tiếp nghiên cứu, chiết ghép thành công giống cam đỏ
Hạch toán về doanh thu, ông Cẩm cho biết, giống cam đỏ trồng ở thôn K’Long, cứ 1 ha thu trái bói 1 năm khoảng 25 - 30 tấn (đối với cây vào năm tuổi thứ 4, thứ 5); tăng dần lên 35 tấn đối với cây vào năm tuổi thứ 6, thứ 7 và “lập đỉnh” 40 tấn đối với cây vào năm tuổi thứ 8 trở đi.
Kết quả trong 2 tuần đầu tháng 12/2012, Cty của ông Cẩm thu hoạch cam đỏ mỗi tuần trên dưới 6 tạ trái, thu xong bán hết ngay tại vườn cho thương lái chuyển đi cung cấp cho các siêu thị lớn trong nước, giá mỗi kg 40.000 đồng trở lên. Như vậy theo phép tính này, cam đỏ K’Long sẽ bắt đầu thu hồi vốn vào năm 2013 và năm 2014 và thu thực lãi từ năm 2015 trở đi, mỗi năm trên 1 ha thu lãi khoảng 150 triệu đồng - tính theo thời giá cuối năm 2012.
Đáng nói là nguồn giống cam đỏ ở K’Long, xã Hiệp An được Cty TNHH Thương mại & chế biến nông nghiệp Phương Mai SX tại chỗ bằng kỹ thuật ghép gốc cây nhập về từ nước Úc với mầm chồi cây đầu dòng do Cty trồng ở xã Hiệp Thạnh cùng ở huyện Đức Trọng.
Năm 2002, Cty đưa giống cam đỏ từ Úc về trồng và 1 năm sau đó đã nhân giống thành công, tiến hành trồng đại trà ở thôn Phi Nôm, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng với diện tích từ một vài ha ban đầu, đến nay đã mở rộng khoảng 10 ha.
Giống cam này tên gọi là cam Cara Cara không hạt, ruột màu đỏ có chứa những thành phần dinh dưỡng của cà rốt, cà chua và cam, nông dân quanh vùng Đức Trọng cũng thường gọi cái tên nôm na cho dễ hiểu là “cam đỏ”. Năm 2008, Sở NN-PTNT Lâm Đồng ra quyết định công nhận vườn cam Cara Cara của Cty Phương Mai đạt tiêu chuẩn vườn cây đầu dòng để bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý.
Kỹ sư Mai Viết Phương, GĐ Cty TNHH Thương mại & chế biến nông nghiệp Phương Mai khẳng định khí hậu, thổ nhưỡng vùng Đức Trọng nói riêng và ở khu vực 11 huyện, thành còn lại trong tỉnh Lâm Đồng nói chung đều rất thích hợp để trồng nhân rộng cây giống cam Cara Cara. Mật độ trung bình trồng trên 1 ha là 450 cây, trồng cây cách cây 4 x 5 m. Cây chăm sóc theo quy trình an toàn, bón phân hữu cơ và áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ dịch hại. Cây bắt đầu thu hoạch lúc 4 và 5 tuổi đạt độ cao từ 2 - 2,5; từ 8 tuổi trở đi, cây cao cực đại khoảng 8 m. Tuổi thọ của cây có thể kéo dài từ 40 - 50 năm. Cây cho trái quanh năm, trọng lượng mỗi trái từ 0,2 - 0,33 kg…
Cty TNHH Thương mại & chế biến nông nghiệp Phương Mai với khu vườn ươm hàng ngàn mét vuông ở xã Hiệp An đã SX và bán hàng ngàn cây giống cam Cara Cara và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng cho nông dân các tỉnh miền núi phía bắc và miền Tây Nam bộ. Kết quả khả quan là cây phát triển tốt, đủ chiều cao, lần lượt cho trái bói có chất lượng. Cây giống từ lúc ghép đến lúc chăm sóc và xuất bán là trên dưới 2 năm.
 
Cam đỏ Úc

Trước mình có làm việc với viện di truyền NN, họ cho biết đã dẫn giống cam cara này về từ 2001 nhưng chỉ phát triển ít vì nhược điểm: tuy mẫu mã đẹp nhưng ăn chua, ở nước ngoài chủ yếu làm nước cam ép đóng chai mà ở viện chỉ bán 20k/ cây giống. Vì ở ta chưa có nhà máy chế biến nên chỉ phát triển ở diện tích vừa phải. Mấy năm gần đây viện dẫn về 2 giống cam Mỹ ( valencia) và cam Úc dặc điểm: trái to (0,25-0,3kg) năng suất cao ( đạt 40 tấn/ ha khi cậy 5năm tuổi trồng 300ha tại Quỳ Hợp) trái thơm và ngọt sắc hơn hẳn các giống cam ở VN và quan trọng là chín vào dịp tết nên giá bán cao. Giá cây giống tại viện di truyền chỉ 25k/ cây. Chia sẻ với các bạn nhưungx thông tin để có cái nhìn khách quan trước khi đầu tư. Một thông tin nữa là đầu tư cơ bản đến lúc thu hoạch ( năn thứ 3) vào khoảng 50 triệu thôi.
 
Lapho thân !

Những thông tin báo chí mà Bạn đưa ra chỉ mang phiếm diện để đánh bóng cho Cty Mai Viết nhằm mục đích bán cây giống . Còn thông tin : "Ông trợ lý của kỹ sư Phương tính theo giá thị trường cuối năm 2012, để có 01 ha “cam đỏ” bắt đầu thu trái bói phải tốn trên dưới 200 triệu đồng đầu tư giống, vật tư phân bón, đưa cơ giới vào cày ủi đất tới xốp và ngày công chăm sóc… Trong 2 năm tiếp theo, chi phí công lao động và vật tư, phân bón thêm 300 triệu đồng nữa. Tổng cộng đầu tư từ đầu đến khi thu trái bói là 500 triệu đồng" .
1 cây giống Cam , Quýt , Bưởi phổ thông trên thị trường VN từ 15 - 25 ngàn đồng . ở thị trường Mỹ là 5,5 USD/cây . Giá của Cty Mai Viết từ 150 - 200 ngàn/cây thì thật là vô lý , bởi chúng được nhân giống tại VN . Giá 1 lít hạt gốc ghép nhập ngoại = 100 USD/lit = 2700 hạt vậy chưa tới 1 ngàn đồng/hạt . Còn bo ghép thì được lấy từ cây Cam Cara Cara Navel đã trồng trưởng thành ở VN . Nếu Kỹ sư Phương là người có tâm huyết với đất nước thì theo mình nghĩ , sau khi trừ khấu hao giá cây giống Cam đỏ chỉ cần khoảng 25 - 30 ngàn/cây là hợp lý ( người sx giống đã lãi 50% ) , và nhất là phải cảnh báo đây là giống cây trồng vùng cận nhiệt đới mát lạnh ( như Lâm Đồng , Đăk Lăk ) chứ không phải bất cứ nơi nào trồng cũng được . Mình nghe nói là rất nhiều nơi từ bắc chí Nam đều muốn trồng thử và Cty Mai Viết thì vẫn vô tư bán , điều này cho ta thấy tính chuyên nghiệp được đào tạo từ nước ngoài của họ là có vấn đế .
Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 hecta :
- Cây giống 1250 cây x 30,000đ/cây = 37,500,000đ
- Đào lổ trồng 1250 x 6000đ/lổ = 7,500,000đ ( Cam là cây lâu năm không tốn chi phí cày xới đất như trồng cây ngắn ngày )
- Phân bón 2 năm đầu : 1250 x 0,5kg/năm x 2 năm x 10,000đ/kg = 12,500,000đ
- Hệ thống tưới nhỏ giọt : 3000m x 8000đ/m = 24,000,000đ
- Thuốc BVTV 2 năm đầu : 3,000,000đ/ha x 2 năm = 6,000,000đ
- Xăng dầu chạy máy tưới ( mùa khô ) : 120lit x 2 năm x 24,000đ/lit = 6 triệu
- Công Lao động : vì mô hình giúp cải thiện thêm thu nhập cho người nông dân khu vực miền núi ( trồng trên đất đồi ) , nên công lao động sẽ được thu từ lợi nhuận trồng xen rau , đậu , ngô , dưa lưới , nấm mèo , nấm sò ...trong 2 năm đầu khi cây chưa lớn . Vị chi xuất đầu tư cơ bản trong 2 năm đầu vào tầm khoảng 100 triệu đồng . Làm gì mà tới 500 triệu/ha khủng vậy . Với giá cây giống 150,000đ/cây của Cty Mai Viết bán ra , thì nội chi phí mua cây giống đã chiếm gần 200 triệu/ha rồi làm sao người Nông dân kham nổi . Ở VN theo mình biết thì chưa có giống cây ăn trái nào có giá khủng như vậy , thật phi lý .
Năng xuất bình quân trồng Cam Rốn ( Navel ) trên thế giới vào khoảng 30 tấn/ha ( bạn có thể tham khảo các tài liệu trên internet ) , giá thu mua bình quân 0,4 - 0,6 USD/kg . Cam Cara Cara Navel năng xuất còn thấp hơn trong nhóm Cam Navel . Đằng này các nhà báo do không có chuyên môn về Nông nghiệp và cây ăn trái nhất là các giống nhập ngoại , nên Cty nói sau họ đăng vậy mà không kiểm chứng . Giá thì tính theo thị trường VN , còn năng xuất thì thổi phồng theo phát biểu của đại diện Cty .
Cam Cara Cara Navel của Cty Mai Viết đã cung cấp cho thị trường VN trong hơn 5 năm qua , theo thông lệ thì sẽ có những tin tức tốt lành về giống này ( trong khoảng 2 năm trở lại ít có tin tức về giống cây trồng này ) , tuy nhiên theo những nhà khoa học chuyên ngành thì năng xuất của giống này khi trồng ở một số khu vực miền Bắc ( Hà Giang , Nghệ An ... ) chỉ tầm khoảng 8 tấn / ha , thua một số giống đối chứng , và nếu tính theo giá thương mại bổ đồng khoảng 25,000đ/kg ( là giá nhập ngoại đã về đến VN , siêu thị bán ra 35 - 40 ngàn/kg vào mùa thuận ) . Thì doanh thu chỉ tầm khoảng 180 triệu đồng/năm .
Khi Mình được mời làm thành viên hội đồng xét duyệt đề tài KH nhân giống
Cam Cara Cara Navel do Sở KHCN Lâm Đồng chủ trì , tổ chức tại Đà Lạt vào tháng 6 /2013 , thì hầu như tất cả mọi ý kiến của các nhà KH đều phản bác những thông tin phiếm diện từ Cty Mai Viết cả về năng xuất lẫn chất lượng và giá thu mua trên thị trường .
Mục đích kỳ vọng của Đề tài :
- Giá cây có múi giống xứ lạnh nhập ngoại ( bao gồm cả
Cam Cara Cara ) từ 25 - 30 ngàn/cây trong 3 năm đầu , từ năm thứ 4 trở đi giá sẽ giảm xuống theo giá thị trường cây giống VN từ 15 - 20 ngàn/cây .
- Năng suất bình quân : 12kg/cây x 1250 cây = 15 tấn ( năm thứ tư trở đi ) . Năng xuất này là do trồng ở khu vực đồi núi , với khu vực đồng bằng xứ lạnh của các nước nó có thể đạt đến 80kg/cây trong diều kiện trồng thưa mật độ 5 m x 5m .
- Giá từ 15 - 20 ngàn đồng/kg , ( năm thứ 7 trở đi giá sẽ giảm xuống từ 10 - 15 ngàn đồng/kg khi phát triển đại trà vài chục ngàn hecta trên Cao nguyên , bao gồm tất cả các giống Cam , Quýt , Bưởi xứ lạnh nhập ngoại ) .
"Từ giống gốc đó, tiến sĩ thực vật học Graeme Richards, Đại học Hawkesbury, miền tây Sydney (Úc) cùng ông Phương và nhóm công tác gồm 30 nhà khoa học lai tạo bằng phương pháp gây đột biến, chọn và duy trì các cá thể biến dị để có được cá thể ruột đỏ thẫm và đặt tên Cara Cara Navel." Đây là một bằng chứng nữa cho thấy tính phiếm diện không có kiểm chứng của báo chí VN :
- Cam
Cara Cara Navel là dòng đột biến tự nhiên đã có tên tuổi từ rất lâu không phải được nghiên cứu và đặt tên từ Đại học Hawkesbury như bài viết
- Nếu Bạn Search trên internet thì Đại học
Hawkesbury , và tiến sỉ Graeme Richards không có công trình nghiên cứu về lai tạo hay đột biến nhân tạo cho giống Cam Cara Cara Navel .
- Cam
Cara Cara Navel không phải là dòng duy nhất của Cam đỏ như báo viết là độc nhất vô nhị và ruột Cam Cara Cara Navel cũng không đỏ thẩm mà có màu hồng sáng .
Các dòng cam đỏ trên thế giới có đến mấy chục giống
tham khảo
http://users.kymp.net/citruspages/bloodoranges.html
còn đây là thông tin mới nhất từ Vĩnh Phúc
http://www.vinhphucdost.gov.vn/index.php?id=26998&strContent=13
 
Last edited by a moderator:
Cây cam đỏ

Giống cam cara đã được viện di truyền Nn dẫn giống về và trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng từ 2001 nhưng nhận thấy nhược điểm của giống này: tuy quả to mẫu mã đẹp nhưng chua chỉ dùng cho nhà máy sản xuất nước cam ép mà ở vn chưa có nhà máy nên sức tiêu thu k cao. Viện xuất bán 20k/ cây giống nhưng dừng sản xuất vì thị trường k đón nhận. Từ năm 2005 viện dẫn giống về 2 giống cam: valencia và một giống cam Úc. Ưu điểm của những giống này là trái to, mẫu mã đẹp, đạt năng suất cao hơn các giống cam ở VN( cây 5 năm tuổi đạt 20-25 tấn/ha) quả có vị thơm và ngọt sắc và quan trọng là chín vào dịp tết nên bán được giá cao, năm 2009 đã phát triển được 300ha tại quỳ châu, nghệ An. Giá cây giống viện bán cũng chỉ 25k/ cây giống.
Bác Phương tính giá cây giống như giá bên Úc thì cao quá. Với trường hợp của mình khi dẫn giống cây macadamia về VN, với giá bán tại Úc là 15$/ cây nhưng tại VN mình chỉ bán 75k( tính lãi ở mức vừa phải ) mặc dù mấy năm đầu vẫn phải nhập hạt giống, cành ghép, nhưng sau vài năm có thể chủ động được hạt giống,cành ghép thì giá cây sẽ rẻ đi.
Tôi rất tôn trong kiến thức của bác Dfruit mong bác có nhiều bài viết hay cho nông dân học theo.
Trồng cam giống Mỹ ,Úc cây rất lớn nên trồng mật độ 4x5 khoảng 500 cây/ha nên dự toán đầu tư cơ bản 3 năm đầu chỉ khoảng 50 triệu thôi.
 
Bạn Chế Phẩm Sinh Học đưa ra dự án trồng Bạch Đàn,
Mít, Bơ, Hồ Tiêu, đào ao giữ nước và nuôi ba ba.
*
Các cây trồng kể trên không có gì đặc biệt năng suất.
Trồng chúng thì cũng đủ ăn, chưa chắc có thừa ra tiền
lời, vì còn phải thuê người làm, chứ ông chủ muốn tự
mình làm tất từ A đến Z chăng? Còn đào ao thi nước ở
đâu? Có phải nước tự nhiên chảy vào không?
*
 
Góp ý đầu tư

Bạn chephamsinhhoc tính toán chưa chuẩn, bạn chưa tính công đào hố, bón lót 10kg phân hữu cơ+ lân+vôi. Nếu tính trồng trôm làm trụ tiêu thì phải trừ lùi 2 năm, và tính giá sản phẩm bơ, mít hơi cao. Ở cửa nhà máy vinamit chỉ 7k/kg, bơ bán tại daklak 5k/kg. Đề nghị viết lại nhé chứ tính như này là chết.
 
Nếu anh Lapho muốn hợp tác đầu tư

Hiện tôi đang xây dựng kế hoạch kinh doanh chuỗi trang trại chăn nuôi heo cho một nhà đầu tư, một việt kiều mỹ hiện làm giám đốc công ty TCB inc có văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh.
Do một số yếu tố bảo mật nên tôi chỉ giới thiệu sơ qua cho anh về dự án như sau:
Vốn đầu tư ban đầu: 6,5 tỷ VNĐ, hiện đã huy động được 4,8 tỷ.
Quy mô: 2000 con năm thứ 1, mỗi năm tăng 50% quy mô. Lợi nhuận thu được 3 năm đầu sẽ hoàn toàn tái đầu tư. kèm theo một ao nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm 1ha. (40 tấn cá/năm)
Tổng doanh thu năm đầu: 1,9 tỷ. Lợi nhuận sau thuế: 1,3 tỷ.
v.v..
Nếu anh có nhu cầu góp vồn đầu tư dưới dạng cổ phần thì liên hệ: 0937.891.533 hoặc: 01285.840.084 (Mr Hiếu).
Email: minhhieu.datnguon@gmail.com
 
Gửi bác Lapho!
Tôi có chút ý kiến này bác xem có được không.
Nếu thật sự bác có tâm huyết với nông nghiệp, và bác muốn 2 tỉ của mình phải lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì không khó gì cả.
Cái quan trọng là mô hình nào thích hợp?
Mô hình mà bác thấy ưng ý?
Từ đầu topic tới giờ cũng rất nhiều ý tưởng của mọi người đưa ra,và liệu bác đã ưng ý với mô hình nào chưa?
Về lĩnh vực nông nghiệp chắc bác đang bắt đầu ''đi học'',nhưng về quan hệ trong và ngoài nước ít nhiều bác phải hơn người ta.
Chính cái hơn đó là lợi thế cho bác, khi sau này bác muốn xuất khẩu hàng hóa.Hàng hóa bây giờ làm với quy mô lớn mà không nghĩ tới chuyện xuất khẩu,mà cứ lẹt đẹt ở ''ao nhà''là thua.
Tôi thấy cây Dâu tây sạch,và các loại Nấm có gía trị xuất khẩu cao và bền vững,hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Cao nguyên Lâm viên.
Hay với mô hình trồng và xuất khẩu trái Thanh long ở Bình thuận?(cái này thì cần vốn lớn,2 tỉ tôi e là...)
Lời cuối tôi chỉ muốn góp ý với bác là:
Bước đầu ta chưa hiểu, và chưa rõ với bất cứ 1 mô hình nào thì tránh đầu tư dàn trải.
Bác bỏ đồng tiền ra thì 90% bác phải hiểu nó đi về đâu?(ta lao động để kiếm ra nó,thì nó phải lao động để kiếm lại cho ta)
Vậy cẩn trọng ở đây không bao giờ thừa.
Báo chí,truyền thông đưa tin là việc của họ,cái quan trọng là bác phải kiểm chứng cái thông tin ấy.
Vài lời thân cùng bác!



 
Đầu tư trang trại nuôi chim trĩ. Hihi.
Còn kế hoạch về doanh thu hay vấn đề khác thì đã tính trước hết rồi chỉ thiếu vốn thôi mình cũng cần nhưng ko tới 1 tỷ đâu.
Chắc bạn nói chơi nên mình cũng tham gia cho vui.
 
Để phân tích số liệu bàn giấy của bạn như sau:
Nếu doanh thu 1,9 tỷ thôi không tính cá rô thì 2000 con lợn của bạn mỗi con bán 900.000₫, giá lợn hơi 30.000₫ tính ra mỗi con 30kg lợn hơi.
Lợi nhuận sau thuế 1,3 tỷ thì trước thuế bao nhiêu? Nếu tính thuế một con lợn lãi 650.000₫, nếu chưa nộp thuế lãi 800.000
Coi như lợn giống của bạn xin được và k cần ăn cám vẫn lớn.
Thời điểm hiện tại nhiều trại lợn phải đóng cửa vì càng làm càng lỗ đấy bạn ạ, mà người ta nuôi lâu rồi kinh nghiệm, kỹ thuật tốt, khấu hao chuồng trại đã xong mà vẫn lỗ
 
Last edited by a moderator:
Tôi Thật Sự Giao Bạn 1-2 Tỷ Bạn Sẽ Làm Gì?

Chào các bạn Hiện tại mình làm văn phòng và được công ty đưa ra nước ngoài làm việc và không biết gì về nghề nông nhưng lại rất ham muốn về hưu ở quê sau này

Mình muốn đầu tư 1 tới 2 Tỷ như mua vườn cao su, vườn cacao, chại nuôi vân vân... mà hiện tại đang có thu nhập... vì mình muốn có tiền thu nhập thêm hàng tháng sài... vì bỏ ngân hàng thì lại quá thấp

Gia đình lại không thích đầu tư làm ăn nên không muốn trong coi dùm

Tôi ra vốn bạn ra công.... chăm sóc, trông coi, điều khiển và quảng lý
Bạn ăn phần trăm tiền thu nhập hàng tháng mà bạn cho là công bằng giữa 2 bên . Vì bạn ăn phần trăm nếu thu nhập cao thì tiền bạn nhiều hơn chứ không phải trả theo lương tháng
Tất cả chủ quyền sẽ dưới tên tôi vì tôi ra vốn
Hợp tác 10 tới 25 năm nhưng nếu tôi thấy không ổn và bị ăn trên đầu thì bạn lập tức bị đuổi và tôi sẽ giao lại cho người khác quản lý hoặc bán tất cả .Vì tôi công bằng với bạn thì bạn cũng nên công bằng với tôi không gian lận


Tôi hưởng thì tôi cũng muốn bạn hưởng. Tôi giàu thì tôi cũng muốn bạn giàu theo tôi... tôi cũng biết nhiều trường họp giao cho người quảng lý rồi họ làm tiêu tan tất cả... thí dụ tôi giao bạn quảng lý vườn cao su thu nhập 30 triệu 1 tháng vài tháng sau tất cả vườn cao su bị đốn bán rồi chạy.... bạn đừng lo bạn sẽ bị theo đuổi truy nả cho tới khi bạn ngồi tù thì thôi ... tài sản gia đình bạn bị tịch thu vì
Hộp đồng ký với luật sư của tôi

Nếu bạn là người ngay , thiện chí , thật thà, có kinh nghiệm, trách nhiệm muốn thành công , muốn làm ăn và không có vốn, hoặc bạn đang quảng lý vườn của bạn và muốn, quảng lý luôn cho vườn kế bên tôi sẽ mua, hay muốn phát truyển thêm thì có thể gởi tôi dự án của bạn trên diễn đàng với chi tiết như sau để mọi người có thể bàn coi bạn nói có đúng không

Làm gì ?
Vốn bỏ ra bao nhiêu?
Ở đâu không cần phải nói rỏ địa chỉ chính sác?
Kinh nghiệm của bạn ?
Thu nhập hiện tại?
Chi phí hiện tại? mua máy, sửa chửa, nhân công vân vân.....
Lợi nhận hiện tại?
Phần trăm của bạn lấy?
Nếu mua vườn cao su hay cacao thì bạn nghĩ mổi tháng bị mất trộm khoảng bao nhiêu phần trăm ?
Nếu vườn có nhà cấp 4 thì gia đình bạn ở miễn phí nhưng không bao điện, nước chi phí
Thuế má như đất đai sẽ trả ra từ lợi nhận
Nếu bạn có thắc mắc gì thì xin nêu ra


khi nào có tiền mới làm được. còn nếu như thì dự án cũng là nếu như...cái quan trọng là bạn đầu tư 2 tỷ thì bạn muốn lợi nhuận bao nhiêu. lợi nhuận bạn yêu cầu cao thì rủi ro cao, bạn yêu cầu thấp thì rủi ro thấp. tôi tốt nghiệp ĐH nông lâm 5 năm. làm nông tư lúc 5 tuổi (nhặt cà phê ngoài vườn) cả nhà 10 anh chị em, ai cũng phải vừa làm vừa học, không có chuyện trẻ con không phải làm.
tôi vd:
1 / bạn muốn không rủi ro, cứ cây ngắn ngày mà làm, làm năm nào ăn năm đó, đầu tư đất trồng là coi như ổn, những thứ khác đơn giản vì thu hoạch sẽ bù vào hết và có lợi nhuận ( thấp)
2/ bạn muốn thu nhập cao, mô hình tốt nhất là VAC, (mình không tính chuyện trồng cây giá trị đang cao nhưng qua năm sau lại rất thấp, thậm chí không bán được như mấy vụ trồng lấy ngọn dừa cho Trung Quốc gì gì đó, cụ thể nói sau) nhưng mô hình này đầu tư cao hơn và rủi ro cao hơn, giả sự có dịch bệnh chăng hạn. vv...vật nuôi sẽ thất thoát lượng vốn lớn
mình cũng đam mê nông nghiệp, giả sử hợp tác với bạn, vấn đề không phải là % chia nhau. mà là ở chỗ 2 bên có hợp tác với nhau được không. nếu 2 bên có chung 1 con đường, cung chung chí hướng thì ok. còn không thì không cần phải bàn tiếp mà làm gì. vì ai cũng muốn mình làm và sau đó là giàu. làm mà không giàu, thành việc vô nghĩa.
đó là đôi dòng chia sẽ, diễn đàn không nói hết được.
luongphattay@gmail.com
 


Back
Top