Gần đây, 12 nước trong khối TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đang ráo riết “cò kè bớt 1 thêm 2” để cố gắng hoàn tất và ký kết hiệp định TPP dự kiến vào cuối năm nay. (Sau khi đổ vở lần đàm phán vừa qua, vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 8/2015).
Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..
Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...
Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..
Còn nông nghiệp thì sao?
Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)
Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.
Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.
Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .
Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.
Hậu quả sẽ ra sao?
Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.
Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.
Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.
"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.
(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)
Các nội dung thương lượng giữa các nước hiện chưa được công bố, nhưng tinh thần chung là các quốc gia ký kết TPP sẽ phải cam kết đưa các loại thuế suất về 0% để hàng hóa tự do lưu thông; vấn đề các nước đang cò kè với nhau là: bao giờ tôi sẽ cho thuế về 0% ? (Lạc hậu như Việt Nam ta tiến độ giảm thuế có chậm hơn so với các nước trong khối); và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nghiệp đoàn lao động vv..
Nhiều người nghĩ rằng, một khi vào được TPP thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ào ào cất cánh, có cơ hội vượt qua Trung Quốc và nhiều nước ngoài khối TPP; chứ nếu không thì tại sao nhà nước lại quan tâm và tuyên truyền cho TPP đến vậy?
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bài học về hiệp định Nafta còn đó.Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada. Hiệp định Nafta hứa hẹn Sau khi ký kết hiệp định này, rất nhiều nông dân Mehico phải bán đất, tràn qua Mỹ làm thuê kiếm sống; chỉ có túi tiền của các đại gia tư bản Mỹ, Canada và Mexico ngày càng phình to...
Khi vào TPP, cái lợi trước tiên là một số ngành kinh tế, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhỏ lẻ của Việt Nam mà ở đó, trình độ ứng dụng công nghệ cao còn ít, mang tính tiểu thủ công nghiệp và bán sức lao động như dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc vv.. sẽ có cơ hội; tuy nhiên, chủ yếu là bán sức lao động giá rẻ là chính, vì phải nhập nguyên phụ liệu trong nội khối, giá thành rất cao (ví dụ: không được nhập bông vải rẻ và tốt của châu Phi và phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ của Trung Quốc). Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề“bán sức lao động”, chứ nhưng ngành nghề công nghệ cao như chế tạo máy, ô tô, CNTT vv.. còn lâu ta mới cạnh tranh nỗi với các quốc gia“cá mập” như Mỹ, Nhật..
Còn nông nghiệp thì sao?
Vào TPP, dự báo nền nông nghiệp Việt Nam sẽ điêu đứng do nền nông nghiệp Việt Nam quá manh mún, năng suất thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.. trong khi nền nông nghiệp các nước trong khối đã ứng dụng công nghệ cao từ lâu lại được nhà nước bảo hộ, trợ giá rất nhiều (ở Mỹ, tính bình quân mỗi hội nông dân được nhà nước trợ cấp 21 nghìn USD/năm, nước Nhật còn cao hơn)
Do vậy, vào TPP, nông dân Việt Nam sẽ là người đầu tiên ngấm đòn.
Trong trồng trọt: ngành lúa gạo và một số loại trái cây nhiệt đới, rau củ quả đặc hữu và một số ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có cơ hội“sống” được; còn lại rất nhiều ngành nghề khác sẽ lao đao do không cạnh tranh nỗi với hàng ngoại nhập.
Về chăn nuôi. 3 vật nuôi truyền thống của nông dân Việt Nam là con bò, con heo và con gà và nhiều vật nuôi khác đứng trước nguy cơ phá sản.. .
Về trồng trọt: mía đường, bắp (ngô), đậu đổ và nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ chết dần chết mòn vì không thể cạnh tranh nỗi.
Hậu quả sẽ ra sao?
Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Việt Nam hiện nay xấp xỉ 70% dân số, khi vào TPP, tỷ suất lao động nông nghiệp sẽ giảm dần. Nhiều thanh niên trai tráng ở nông thôn sẽ buộc phải ly nông, gia nhập vào giai cấp công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động . Ở nông thôn Việt Nam sẽ chỉ còn phổ biến là người già, trẻ em.. dần dần, tích tụ ruộng đất sẽ hình thành để các đại gia có tiền, có tri thức“nhảy” vào mua đất kinh doanh, để 5-10 năm nữa, Việt Nam có nền nông nghiệp khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong nội khối.
Các chuyên gia kinh tế tài giỏi của Việt Nam, trong đó có rất nhiều người được đào tạo chính quy ở nước ngoài đang cố vấn, tham mưu cho Chính phủ Việt Nam thương lượng, đàm phán TPP đã lượng giá gần hết những mặt lợi hại khi vào TPP; nhưng chúng ta buộc phải gia nhập khối này để hy vọng có tương lai tươi sáng; vì muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, muốn bắt được ọp thì phải vào hang hùm. Thời đại này, chúng ta phải bơi ra biển lớn, không thể“đóng cửa bảo nhau” mà tiến lên được.
Vậy, chúng ta nên ủng hộ chứ không nên phản đối gia nhập TPP. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần, lường trước mọi hiệu quả đề có đối sách kịp thời ngay từ bây giờ; chẳng hạn, đừng vội đổ vốn, phát triển mạnh chăn nuôi mà phải thăm dò tác động từ TPP; hoặc chuyển hướng kinh doanh các ngành nghề khác để chờ thời cơ.
"Thuốc đắng đả tật”. Vài lời cụt quèn, chắp vá mong được các bạn trên diễn đàn tham gia trao đổi.
(Hình kèm theo: Nông dân khắp nơi trên thế giới biểu tình phản đối TPP)




