Trai bô câu Sinh Đôi-Su dung chê pham sinh hoc trong chan nuoi bo cau cong nghiep

  • Thread starter THANHLONGBC
  • Ngày gửi
Bai Viet mang tinh tham khao!trai nao da ap dung hoac dang du dinh lam thi chia se kinh nghiem nha!chuc moi Nguoi thanh công!
Mô ta ban đâu:
Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng, cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Nên việc áp dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là một giải pháp mang lại hiệu quả cao. Xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật làm đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà:

A.LỢI ÍCH VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀM ĐỆM LÓT

1. Phân hủy phân giảm mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, môi trường ô nhiễm .

2. Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn lót.

3. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị.

4. Úm trên đệm lót gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông mượt, giảm tồn dư kháng sinh, nâng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm, chi phí chung ít tăng thu nhập.

B. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI GÀ

Phương pháp Làm chế phẩm men như sau: Chế phẩm Sinh học 1 kg trộn đều với 5 – 7 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 2,5 – 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng để chỗ ấm ủ trong 2-3 ngày.








          
I. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu (dùng để úm gà con, nuôi gà thịt).

Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng.

* Làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm, sau đó thả gà vào

Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2- 3 ngày đối với gà nuôi thịt quan sát trên bề mặt chuồng thấy phân rải kín, ta dùng tay hoặc cào cán ngắn để cào sơ qua lớp mặt đệm lót ( lưu ý khi cào nên quây gọn gà về từng phía một khi làm để tránh gây xáo trộn đàn gà )

Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt độn lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều .


II. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu :

* Thực hiện làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước1:Rải đều lớp mùn cưa dầy 15 cm lên nền chuồng ( nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa ).

Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được), thả gà vào nuôi.

Chú ý: phun nước phải như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.

Bước 3: Giống như bước 2 làm đệm lót với nguyên liệu là trấu.

Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều.

III. Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :

1. Đối với chuồng nuôi đã có sẵn

Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50 cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng.

Chuẩn bị: Để làm cho 50 m2 diện tích đệm lót chuồng

Men sinh học 1kg trộn 5 kg bột ngô và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men.

Bột ngô và cám gạo 5 kg , dịch lên men 2,5 lít đã làm ở trên cho vào xoa cho ẩm đều.

Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:

Bước 1:Rải dều lớp mùn cưa dầy 10 cm lên nền nhà.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột ngô và cám được xử lý men trên mặt đệm lót.

Bước 3:Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt đệm lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Chú ý: Do mùn cưa khó thắm nước nên cần tưới nước men nhiều lần để nước men thắm đều.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.


Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi

Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm

Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt.

2. Đối với chuồng làm mới

Nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, nện không cần phải láng lát

Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm mùn cưa.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột ngô và cám đã xử lý men lên trên mặt đệm lót.

Bước 3:Tưới đều Dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín, sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

IV. Trường hợp đặc biệt

Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp: Khi đạt đến 22 ngày tuổi , sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp.


C. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT

- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần( không được cào sâu xuống sát nền chuồng)để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít.

- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Men kém hoạt động bổ sung thêm chế phẩm men sinh học.

- Bảo dưỡng đệm lót làm vào buổi chiều mát sẽ đỡ ảnh hưởng đến gà, tránh làm ướt đệm lót.

- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng, khi úm gà chỉ cần quây kín phía dưới khoảng 50 cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng, treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước.


D. THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT CHUỒNG

Đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Nguyên liệu dùng làm đệm lót : Đệm lót là mùn cưa là tốt nhất thời gian sử dụng dài và hiệu quả hơn đệm lót dùng trấu.

Độ dầy đệm lót: Nếu đệm lót mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với đệm lót dầy

Chế độ bảo dưỡng, định kỳ bảo dưỡng đệm lót: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà hoặc dùng thức ăn lên men nhằm làm tăng tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra

- Đệm lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết : Sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.

- Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót .


E. CHÚ Ý TRONG VIỆC CHỐNG NÓNG

Đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng.

- Thời tiết nóng cần mở hết cửa cho thông thoáng, hoặc dùng quạt hơi nước để thóat hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu có thể bị chết.

- Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng, định kỳ thay mới .

Chú ý: Nền chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân gà dễ và tránh nền bị nhiễm bẩn.LỢI ÍCH VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀM ĐỆM LÓT
1. Phân hủy phân giảm mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, môi trường ô nhiễm .

2. Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn lót.

3. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị.

4. Úm trên đệm lót gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông mượt, giảm tồn dư kháng sinh, nâng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm, chi phí chung ít tăng thu nhập.

B. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI GÀ

Phương pháp Làm chế phẩm men như sau: Chế phẩm Sinh học 1 kg trộn đều với 5 – 7 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 2,5 – 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng để chỗ ấm ủ trong 2-3 ngày.








          
I. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu (dùng để úm gà con, nuôi gà thịt).

Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng.

* Làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm, sau đó thả gà vào

Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2- 3 ngày đối với gà nuôi thịt quan sát trên bề mặt chuồng thấy phân rải kín, ta dùng tay hoặc cào cán ngắn để cào sơ qua lớp mặt đệm lót ( lưu ý khi cào nên quây gọn gà về từng phía một khi làm để tránh gây xáo trộn đàn gà )

Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt độn lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều .


II. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu :

* Thực hiện làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Bước1:Rải đều lớp mùn cưa dầy 15 cm lên nền chuồng ( nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa ).

Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được), thả gà vào nuôi.

Chú ý: phun nước phải như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.

Bước 3: Giống như bước 2 làm đệm lót với nguyên liệu là trấu.

Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều.

III. Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :

1. Đối với chuồng nuôi đã có sẵn

Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50 cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng.

Chuẩn bị: Để làm cho 50 m2 diện tích đệm lót chuồng

Men sinh học 1kg trộn 5 kg bột ngô và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men.

Bột ngô và cám gạo 5 kg , dịch lên men 2,5 lít đã làm ở trên cho vào xoa cho ẩm đều.

Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:

Bước 1:Rải dều lớp mùn cưa dầy 10 cm lên nền nhà.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột ngô và cám được xử lý men trên mặt đệm lót.

Bước 3:Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt đệm lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Chú ý: Do mùn cưa khó thắm nước nên cần tưới nước men nhiều lần để nước men thắm đều.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.


Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi

Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm

Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt.

2. Đối với chuồng làm mới

Nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, nện không cần phải láng lát

Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm mùn cưa.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột ngô và cám đã xử lý men lên trên mặt đệm lót.

Bước 3:Tưới đều Dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín, sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

IV. Trường hợp đặc biệt

Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp: Khi đạt đến 22 ngày tuổi , sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp.


C. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT

- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần( không được cào sâu xuống sát nền chuồng)để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít.

- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Men kém hoạt động bổ sung thêm chế phẩm men sinh học.

- Bảo dưỡng đệm lót làm vào buổi chiều mát sẽ đỡ ảnh hưởng đến gà, tránh làm ướt đệm lót.

- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng, khi úm gà chỉ cần quây kín phía dưới khoảng 50 cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng, treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước.


D. THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT CHUỒNG

Đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Nguyên liệu dùng làm đệm lót : Đệm lót là mùn cưa là tốt nhất thời gian sử dụng dài và hiệu quả hơn đệm lót dùng trấu.

Độ dầy đệm lót: Nếu đệm lót mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với đệm lót dầy

Chế độ bảo dưỡng, định kỳ bảo dưỡng đệm lót: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà hoặc dùng thức ăn lên men nhằm làm tăng tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra

- Đệm lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết : Sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.

- Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót .


E. CHÚ Ý TRONG VIỆC CHỐNG NÓNG

Đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng.

- Thời tiết nóng cần mở hết cửa cho thông thoáng, hoặc dùng quạt hơi nước để thóat hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu có thể bị chết.

- Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng, định kỳ thay mới .

Chú ý: Nền chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân gà dễ và tránh nền bị nhiễm bẩn.
 


Last edited by a moderator:
xin hỏi làm cách nào để xử lý bụi
Tôi đã sử dụng thử mấy tháng rồi nhưng thấy bụi quá chắc do phan gà phân hủy trong môi trường khô nên rất bụi mà chưa nghĩ ra cach để sử ly. Bụi như thế cho nên ga đễ bị bệnh đường hô hấp
 


Back
Top