Trao đổi về nuôi gà

  • Thread starter leminhthanh_th
  • Ngày gửi
Hôm nay trời mưa không đi làm, minh ngồi gõ vài dòng về kỹ thuật nuôi gà (chung cả gà thả vườn, nuôi nhốt), viết vội quá nên chưa kịp chỉnh sửa gì, nội dung cũng chưa đầy các bác đọc tham khảo có gì thì cùng trao đổi thêm.
Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt
1. Các yếu tố cần thíêt cho gà: 5 yếu tố
a. Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất và gần như quyết định phần lớn sự thành công. Cần chú ý:
- Nguồn nhiệt: Điện Hồng Ngoại (tốt nhất), Bếp than có dẫn khí thải ra ngoài, Chụp sưởi ga.
- Sưởi quây úm trước khi thả gà khoảng 12h về mùa đông, mùa hè chỉ cần khảng 2h. Mục đích: sấy ấm không khí, chất độn chuồng và cả bề mặt nền chuồng. Nếu không sấy ấm nền chuồng gà sẽ bị lạnh chân, dễ bị các bệnh tiêu chảy, thương hàn.
- Nhiệt độ qua các giai đoạn: ngày 1-3: 32 độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, ngày 11-14: 28 độ, >14 ngày: 28 độ
- Cách kiểm tra: dùng nhiệt kế hoặc kinh nghiệm (có trao đổi trong comment của bác Mauxanhaolinh rui)
-
b. Ánh sáng: ánh sáng giúp gà có thể tìm đợc thức ăn và nớc uống, dàn đều trong chuồng. Chú ý: Không nên dùng bóng điện đỏ để chiếu sáng và sởi ấm.
c. Nước: Chiếm 70% khối lượng cơ thể gà trong những ngày đầu nên việc cung cấp đủ nước cả về số lượng và chất lượng cho gà là rất cần thiết. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày bằng khoảng 2 lần cám. Trong những giờ đầu khi thả gà nên đưa cả nước vào quây úm để sưởi ấm (về mùa đông), nếu gà không chịu uống có thể bắt vài con nhúng mỏ vào bình để tập cho gà uống.
d. Oxy: gà không thể sống nếu ngừng thở.
- Nếu dùng nguồn nhiệt là bếp than hay chụp sưởi rất dễ gây thiếu Oxy -> gà dễ bị bệnh đường hô hấp, báng nước.
- Nếu dùng bạt, nilon che đậy trên đỉnh quây úm thì gà rất dễ bị thiếu Oxy, thừa khí thải (CO2, NH3, H2S) và ẩm độ.
- Cách khắc phục: Tạo thông thoáng ngay từ khi bật nguồn sưởi và ngay cả khi trời lạnh.
e. Thức ăn: Đảm bảo vệ sinh và đầy đủ và phù hợp (kích thước, dinh dưỡng)
- Đảm bảo luôn đủ: cho gà ăn thành nhiều lần trong ngày, không được đổ cám quá nhiều làm thức ăn thừa, tích lại rồi lại đổ thức ăn mới lên -> dễ bị ô nhiễm, mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy, ngộ độc.
- Chất lượng: phù hợp dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, luôn bổ sung men tiêu hoá giúp gà dễ tiêu hoá và tăng tỷ lệ hấp thu.
2. Mật độ: 7-8 con/m2 hoặc đến 10 con/m2 tuỳ loại gà và tuỳ thời tiết.
- Ngày 1: 40con/m2
- Ngày 4: 35 con/m2
- Ngày 7: 30con/m2 rồi tăng dần lên ¼ diện tích chuồng nuôi.
- Ngày 10: ½ diện tích chuồng nuôi
- Ngày 16: toàn bộ diện tích chuồng nuôi
- Lưu ý: Nếu nuôi gà thả vườn thì có thể tăng mật độ trong chuồng, tuy nhiên phải đảm bảo mật độ phù hợp như trên ở những ngày chưa thả gà ra vườn.
3. Vệ sinh:
- Mầm bệnh cư trú mọi nơi trong chuồng nuôi, kể cả trong cơ thể vật nuôi.
- Vật nuôi có thể chịu được một ngưỡng nào đó khi bị mầm bệnh tác động và xâm nhập. Khi sự tác động vượt qua giới hạn chịu đựng của vật nuôi thì sẽ xảy ra bệnh.
- Vệ sinh bằng cách phun thuốc sát trùng giúp làm giảm số lượng mầm bệnh trong chuồng, khử mùi hôi -> gà không bị bệnh.
- Phương pháp phun: Pha thuốc sát trùng và phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi.
- Thời điểm phun: khô và ấm nhất trong ngày.
- Cách phun: dùng máy bơm cao áp hoặc bình phun tay, điều chỉnh vòi phun sao cho tơi và mịn nhất có thể (giống sương mù) và phun ngửa vòi, phun vào trong không khí (không phun úp vòi giống phun thuốc trừ cỏ)
- Trước khi vào gà và sau khi xuất hết gà phải tiến hành vệ sinh chuồng trại và để trống chuồng khoảng 2-3 tuần. Phương pháp: dọn toàn bộ phân và chất độn chuồng ra ngoài, quét sạch, rửa bằng nước sạch, rửa lại bằng xút, để khô rồi phun thuốc sát trùng, để trống chuồng, trước khi vào gà lại phun lại một lần nứa.
4. Khi gà về trại
- Nhanh chóng thả gà vào quây úm đã bật trước nguồn nhiệt, thả thật nhẹ nhàng.
- Pha điện giải có vitamin cho gà uống trước khi cho ăn (giúp cân bằng điện giải trong quá trình vận chuyển, nhanh tiêu lòng đỏ)
- Sau 12h mới cho ăn (nếu gà vận chuyển đường dài có thể cho ăn sơm hơn)
- Kiểm tra gà: sau khi cho gà ăn tiến hành lấy mẫu ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. Kiểm tra 2 vị trí: 1- Sờ diều: thấy căng và mêm, 2-Sờ chân thấy ấm là đạt yêu cầu. Nếu trong những giờ đầu tiên dìêu không đầy hoặc ăn không tiêu (diều cứng) và chân lạnh thì đàn gà sẽ yếu và có vấn đề về sau.
5. Qui trình phòng bệnh
- Ngày 1-3: cho uống kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 5: ND-IB lần 1, nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống
- Ngày 10: Gumboro lần 1, nhỏ miệng
- Ngày 11-13: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 20: ND-IB lần 2 + Đậu (chủng màng cánh)
- Ngày 21-23: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 24: Gumboro lần 2, nhỏ miệng hoặc cho uống
- Ngày 31-33: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 35: Tiêm Newcastle
- Các ngày sau: cứ 2 tuần cho uống kháng sinh phòng 3 ngày
- Lưu ý: lịch phòng bệnh có thể thay đổi tuỳ vùng dịch tễ và sức khoẻ đàn gà.
Để tiện cho việc tính liều lượng kháng sinh cho uống cho mỗi lần phòng là bao nhiêu mình đưa liều tham khảo lên đay cho các bạn áp dụng nhé. Với loại thuốc có liều trị 1g/1lít và phòng liều gấp đôi (trị 1g/5kg TT, phòng 1g/10kg TT). Nếu loại thuốc có liều cao hay thấp hơn các bạn nhân chia theo tỷ lệ nhé.
Lượng thuốc này áp dụng cho 1000gà
Ngày tuổi ...........Gà Trắng ...........Gà màu......... Gà ta
1,2,3.......... ... 15g/ngày .......... ... 15g/ngày ... .......... 10g/ngày
11,12,13 .......... 40g/ngày .......... 20g/ngày .......... 15g/ngày
22,23,24 .......... 100g/ngày .......... 40g/ngày.......... 20g/ngày
36,37,38 .......... 200g/ngày .......... 80g/ngày .......... 40g/ngày
60,61,62 .......... ----------- .......... 150g/ngày .......... 80g/ngày
82,83,84 .......... ----------- .......... ---------- .......... 150g/ngày
Nuôi kéo dài .......... ----------- .......... ---------- .......... 100g/tấn TT/ngày
20ngày/lần (3ngày)


6. Một số chú ý
- Cho gà uống thuốc: thuốc chỉ pha và cho gà uống trong vòng 2h (liều của cả ngày) là phải hết, sau đó cho uống nước trắng hoặc thuốc khác.
- Không pha thuốc kháng sinh với vitamin hay điện giải hoặc kháng sinh khác nếu không có chỉ dẫn của BSTY.
- Không dùng thuốc điều trị bệnh quá 7 ngày.
- Không cho gà uống thuốc vào ban đêm, kể cả thuốc bổ.
- Trước khi cho gà uống thuốc gì thì nên cho gà nhin nước 30phút đến 1 giờ để cho gà khát nước, khi cho uống thuốc thì nên bổ sung thêm máng để gà uống được đồng đều.
- Nếu trong ngày phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như sau:
o Sáng: kềng sinh 1
o Trưa: điện giải + vitamin (có thể cả men tiêu hoá)
o Chiều: Kháng sinh 2
o Chiều tối: bổ gan thận, giải độc
o Tối: Nước trắng
Trong thời gian hêt thuốc nhưng chưa đến giờ uống thuốc khác thì cho uống nước trắng, men tiêu hoá có thể trộn cám cho ăn, kháng sinh nếu dùng 2 loại thì một loại có thể trộn cám.
- Khi mua thuốc điều trị bệnh (kháng sinh, cầu trùng) thì không được dùng theo liều chỉ dẫn (VD: 1g/1lít thì cứ pha 1g/1lít để cho uống) mà phải qui đổi như sau:
o 1g/1lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 5kg thể trọng
o 2g/lít: 1 gram thuốc sẽ điều trị được 2,5kg thể trọng
o 1/2lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 10kg thể trọng
- Tính liều dùng: tính kg thể trọng của cả đàn (bình quân 01 con nhân Tổng đàn) sau đó chia cho liều dùng (theo hướng dẫn rồi qui đổi thành Kg) sẽ được liều dùng của 01 ngày(ngày đầu cho uống gấp 1,5-2 lần).
- Tính lượng nước uống để pha thuốc (chỉ tương đối thôi): Lượng nước tiêu thụ trong 1h = lượng cám cho ăn nhân 2 rồi chia cho số giờ chiếu sáng. VD: 1 ngày ăn hết 100kg cám, gà nuôi nhốt chiếu sáng 24/24 thì lượng nước 1h= 100*2/24= 8,3 lít. Chúng ta cho uống thuốc trong 2h sẽ hết 16,6lít. Cách tính này chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc thời tiết (nóng, lạnh) và phương thức nuôi (nhốt, thả vườn).
Chúc các bác chăn nuôi thành công
 


Last edited by a moderator:
b. Ánh sáng: ánh sáng giúp gà có thể tìm đợc thức ăn và nớc uống, dàn đều trong chuồng. Chú ý: Không nên dùng bóng điện đỏ để chiếu sáng và sởi ấm.

Bóng điện đỏ: Ý bạn là bóng đèn sợi tóc hả bạn.Nó có màu vàng chứ nhỉ??
 
đúng rồi bóng sợi tóc. Có thể mỗi người gọi bóng đó bằng tên khác nhau, cái đó không quan trọng.
 
Hôm nay trời mưa không đi làm, minh ngồi gõ vài dòng về kỹ thuật nuôi gà (chung cả gà thả vườn, nuôi nhốt), viết vội quá nên chưa kịp chỉnh sửa gì, nội dung cũng chưa đầy các bác đọc tham khảo có gì thì cùng trao đổi thêm.
Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt
1. Các yếu tố cần thíêt cho gà: 5 yếu tố
a. Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất và gần như quyết định phần lớn sự thành công. Cần chú ý:
- Nguồn nhiệt: Điện Hồng Ngoại (tốt nhất), Bếp than có dẫn khí thải ra ngoài, Chụp sưởi ga.
- Sưởi quây úm trước khi thả gà khoảng 12h về mùa đông, mùa hè chỉ cần khảng 2h. Mục đích: sấy ấm không khí, chất độn chuồng và cả bề mặt nền chuồng. Nếu không sấy ấm nền chuồng gà sẽ bị lạnh chân, dễ bị các bệnh tiêu chảy, thương hàn.
- Nhiệt độ qua các giai đoạn: ngày 1-3: 32 độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, ngày 11-14: 28 độ, >14 ngày: 28 độ
- Cách kiểm tra: dùng nhiệt kế hoặc kinh nghiệm (có trao đổi trong comment của bác Mauxanhaolinh rui)
-
b. Ánh sáng: ánh sáng giúp gà có thể tìm đợc thức ăn và nớc uống, dàn đều trong chuồng. Chú ý: Không nên dùng bóng điện đỏ để chiếu sáng và sởi ấm.
c. Nước: Chiếm 70% khối lượng cơ thể gà trong những ngày đầu nên việc cung cấp đủ nước cả về số lượng và chất lượng cho gà là rất cần thiết. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày bằng khoảng 2 lần cám. Trong những giờ đầu khi thả gà nên đưa cả nước vào quây úm để sưởi ấm (về mùa đông), nếu gà không chịu uống có thể bắt vài con nhúng mỏ vào bình để tập cho gà uống.
d. Oxy: gà không thể sống nếu ngừng thở.
- Nếu dùng nguồn nhiệt là bếp than hay chụp sưởi rất dễ gây thiếu Oxy -> gà dễ bị bệnh đường hô hấp, báng nước.
- Nếu dùng bạt, nilon che đậy trên đỉnh quây úm thì gà rất dễ bị thiếu Oxy, thừa khí thải (CO2, NH3, H2S) và ẩm độ.
- Cách khắc phục: Tạo thông thoáng ngay từ khi bật nguồn sưởi và ngay cả khi trời lạnh.
e. Thức ăn: Đảm bảo vệ sinh và đầy đủ và phù hợp (kích thước, dinh dưỡng)
- Đảm bảo luôn đủ: cho gà ăn thành nhiều lần trong ngày, không được đổ cám quá nhiều làm thức ăn thừa, tích lại rồi lại đổ thức ăn mới lên -> dễ bị ô nhiễm, mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy, ngộ độc.
- Chất lượng: phù hợp dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, luôn bổ sung men tiêu hoá giúp gà dễ tiêu hoá và tăng tỷ lệ hấp thu.
2. Mật độ: 7-8 con/m2 hoặc đến 10 con/m2 tuỳ loại gà và tuỳ thời tiết.
- Ngày 1: 40con/m2
- Ngày 4: 35 con/m2
- Ngày 7: 30con/m2 rồi tăng dần lên ¼ diện tích chuồng nuôi.
- Ngày 10: ½ diện tích chuồng nuôi
- Ngày 16: toàn bộ diện tích chuồng nuôi
- Lưu ý: Nếu nuôi gà thả vườn thì có thể tăng mật độ trong chuồng, tuy nhiên phải đảm bảo mật độ phù hợp như trên ở những ngày chưa thả gà ra vườn.
3. Vệ sinh:
- Mầm bệnh cư trú mọi nơi trong chuồng nuôi, kể cả trong cơ thể vật nuôi.
- Vật nuôi có thể chịu được một ngưỡng nào đó khi bị mầm bệnh tác động và xâm nhập. Khi sự tác động vượt qua giới hạn chịu đựng của vật nuôi thì sẽ xảy ra bệnh.
- Vệ sinh bằng cách phun thuốc sát trùng giúp làm giảm số lượng mầm bệnh trong chuồng, khử mùi hôi -> gà không bị bệnh.
- Phương pháp phun: Pha thuốc sát trùng và phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi.
- Thời điểm phun: khô và ấm nhất trong ngày.
- Cách phun: dùng máy bơm cao áp hoặc bình phun tay, điều chỉnh vòi phun sao cho tơi và mịn nhất có thể (giống sương mù) và phun ngửa vòi, phun vào trong không khí (không phun úp vòi giống phun thuốc trừ cỏ)
- Trước khi vào gà và sau khi xuất hết gà phải tiến hành vệ sinh chuồng trại và để trống chuồng khoảng 2-3 tuần. Phương pháp: dọn toàn bộ phân và chất độn chuồng ra ngoài, quét sạch, rửa bằng nước sạch, rửa lại bằng xút, để khô rồi phun thuốc sát trùng, để trống chuồng, trước khi vào gà lại phun lại một lần nứa.
4. Khi gà về trại
- Nhanh chóng thả gà vào quây úm đã bật trước nguồn nhiệt, thả thật nhẹ nhàng.
- Pha điện giải có vitamin cho gà uống trước khi cho ăn (giúp cân bằng điện giải trong quá trình vận chuyển, nhanh tiêu lòng đỏ)
- Sau 12h mới cho ăn (nếu gà vận chuyển đường dài có thể cho ăn sơm hơn)
- Kiểm tra gà: sau khi cho gà ăn tiến hành lấy mẫu ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. Kiểm tra 2 vị trí: 1- Sờ diều: thấy căng và mêm, 2-Sờ chân thấy ấm là đạt yêu cầu. Nếu trong những giờ đầu tiên dìêu không đầy hoặc ăn không tiêu (diều cứng) và chân lạnh thì đàn gà sẽ yếu và có vấn đề về sau.
5. Qui trình phòng bệnh
- Ngày 1-3: cho uống kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 5: ND-IB lần 1, nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống
- Ngày 10: Gumboro lần 1, nhỏ miệng
- Ngày 11-13: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 20: ND-IB lần 2 + Đậu (chủng màng cánh)
- Ngày 21-23: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 24: Gumboro lần 2, nhỏ miệng hoặc cho uống
- Ngày 31-33: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 35: Tiêm Newcastle
- Các ngày sau: cứ 2 tuần cho uống kháng sinh phòng 3 ngày
- Lưu ý: lịch phòng bệnh có thể thay đổi tuỳ vùng dịch tễ và sức khoẻ đàn gà.
6. Một số chú ý
- Cho gà uống thuốc: thuốc chỉ pha và cho gà uống trong vòng 2h (liều của cả ngày) là phải hết, sau đó cho uống nước trắng hoặc thuốc khác.
- Không pha thuốc kháng sinh với vitamin hay điện giải hoặc kháng sinh khác nếu không có chỉ dẫn của BSTY.
- Không dùng thuốc điều trị bệnh quá 7 ngày.
- Không cho gà uống thuốc vào ban đêm, kể cả thuốc bổ.
- Trước khi cho gà uống thuốc gì thì nên cho gà nhin nước 30phút đến 1 giờ để cho gà khát nước, khi cho uống thuốc thì nên bổ sung thêm máng để gà uống được đồng đều.
- Nếu trong ngày phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như sau:
o Sáng: kềng sinh 1
o Trưa: điện giải + vitamin (có thể cả men tiêu hoá)
o Chiều: Kháng sinh 2
o Chiều tối: bổ gan thận, giải độc
o Tối: Nước trắng
Trong thời gian hêt thuốc nhưng chưa đến giờ uống thuốc khác thì cho uống nước trắng, men tiêu hoá có thể trộn cám cho ăn, kháng sinh nếu dùng 2 loại thì một loại có thể trộn cám.
- Khi mua thuốc điều trị bệnh (kháng sinh, cầu trùng) thì không được dùng theo liều chỉ dẫn (VD: 1g/1lít thì cứ pha 1g/1lít để cho uống) mà phải qui đổi như sau:
o 1g/1lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 5kg thể trọng
o 2g/lít: 1 gram thuốc sẽ điều trị được 2,5kg thể trọng
o 1/2lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 10kg thể trọng
- Tính liều dùng: tính kg thể trọng của cả đàn (bình quân 01 con nhân Tổng đàn) sau đó chia cho liều dùng (theo hướng dẫn rồi qui đổi thành Kg) sẽ được liều dùng của 01 ngày(ngày đầu cho uống gấp 1,5-2 lần).
- Tính lượng nước uống để pha thuốc (chỉ tương đối thôi): Lượng nước tiêu thụ trong 1h = lượng cám cho ăn nhân 2 rồi chia cho số giờ chiếu sáng. VD: 1 ngày ăn hết 100kg cám, gà nuôi nhốt chiếu sáng 24/24 thì lượng nước 1h= 100*2/24= 8,3 lít. Chúng ta cho uống thuốc trong 2h sẽ hết 16,6lít. Cách tính này chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc thời tiết (nóng, lạnh) và phương thức nuôi (nhốt, thả vườn).
Chúc các bác chăn nuôi thành công
rất hay rất hay nhưng vẫn chưa đủ bác à hi em chuyến này em đang bận công máy hỏng lên chưa hoàn thành tài liệu mà em đang soạn thảo khi nào song em sẽ up lên cho mọi người cũng tham khảo



như bác nói ánh sáng rất quan trọng '' rất đúng nó chiếm 100% sự sống của gà
lếu gà sống trong môi trường không có ánh sáng thì xao nhỉ hic chết ?,,



cảm ơn bác một lần mữa vì bài viết
 
rất hay rất hay nhưng vẫn chưa đủ bác à hi em chuyến này em đang bận công máy hỏng lên chưa hoàn thành tài liệu mà em đang soạn thảo khi nào song em sẽ up lên cho mọi người cũng tham khảo



như bác nói ánh sáng rất quan trọng '' rất đúng nó chiếm 100% sự sống của gà
lếu gà sống trong môi trường không có ánh sáng thì xao nhỉ hic chết ?,,



cảm ơn bác một lần mữa vì bài viết
Cảm ơn bác! em chỉ tranh thủ ngồi gõ ra những gì mình nhớ thui chứ không có ý định viết bài lắm. Bác cố gắng hoàn thiện bài viết của bác để chúng ta cùng chia sẻ nhé.
 
bài viết rất hay.Mình học hỏi được nhiều kinh nghiệm về nuôi gà.Rất cảm ơn vì bạn đã chia sẽ.Mong bạn tiếp tục phát huy để mọi người cùng nhau trao đỗi học hỏi lẫn nhau
 
Bài viết rất hay. Vote cho anh 10 điểm :6^:
 

nghe anh em nuôi gà ở Bình Dương cảnh báo là dịch H5N1 cũng bắt đầu xuất hiện rồi. Đề nghị anh em trong hội, tổng hợp chung 1 bài viết về phòng dịch cho bà con đề phòng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bà con ơi
 
nghe anh em nuôi gà ở Bình Dương cảnh báo là dịch H5N1 cũng bắt đầu xuất hiện rồi. Đề nghị anh em trong hội, tổng hợp chung 1 bài viết về phòng dịch cho bà con đề phòng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bà con ơi
loantam thân mến!
Trong chăn nuôi việc phòng bệnh bao giừo cũng được đặt lên hàng đầu, không riêng gì cúm gia cầm mà tất cả các bệnh khác nữa. Thực ra nếu các bạn để ý thì gần như tất cả các bệnh đều có chung qui trình phòng, nếu các bạn làm tốt thì dịch bệnh sẽ không xảy ra.
Về cơ bản việc phòng bệnh áp dụng trên các biện pháp sau:
- Vệ sinh thú y: Vệ sinh cơ giới, vệ sinh sát trùng, tạo hàng rào.
- Phòng bằng vaccine
- Phòng bằng nâng cao sức đề kháng
- Phòng bằng kháng sinh (phòng các bệnh vi khuẩn)
Chi tiết cụ thể có lẽ sẽ trình bày trong thời gian sớm nhất.
 
Minh moi tap tanh nuoi ga nen cho nay chua hieu. Ai giup minh voi, minh cam on rat nhieu.May tinh cua minh bi loi khong viet duoc tieng viet co dau monh moi nguoi thong cam nhe.

Khi nhập gà tính là ngày thứ 1

Từ nhập đến 6-12 giờ đầu: Vitamin C + điện giải + Đường.

Ngày 2 - 3 -4 -5: Sáng: kháng sinh (6h -12h)

Chiều + Tối: Nước có pha thuốc bổ (ADE, Vitamin B Complex, C..)

http://agriviet.com/home/threads/84260-Chu-de-thang-03-HOI-NUOI-GA-Um-Ga?p=288205#post288205

Nhung
- Không cho gà uống thuốc vào ban đêm, kể cả thuốc bổ.


Vay buoi toi nen hay khong nen cho uong thuoc?
 
Minh moi tap tanh nuoi ga nen cho nay chua hieu. Ai giup minh voi, minh cam on rat nhieu.May tinh cua minh bi loi khong viet duoc tieng viet co dau monh moi nguoi thong cam nhe.

Khi nhập gà tính là ngày thứ 1

Từ nhập đến 6-12 giờ đầu: Vitamin C + điện giải + Đường.

Ngày 2 - 3 -4 -5: Sáng: kháng sinh (6h -12h)

Chiều + Tối: Nước có pha thuốc bổ (ADE, Vitamin B Complex, C..)

http://agriviet.com/home/threads/84260-Chu-de-thang-03-HOI-NUOI-GA-Um-Ga?p=288205#post288205

Nhung
- Không cho gà uống thuốc vào ban đêm, kể cả thuốc bổ.


Vay buoi toi nen hay khong nen cho uong thuoc?
Tất nhiên là không nồi.
 
o 1g/1lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 5kg thể trọng
o 2g/lít: 1 gram thuốc sẽ điều trị được 2,5kg thể trọng
o 1/2lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 10kg thể trọng
- Tính liều dùng: tính kg thể trọng của cả đàn (bình quân 01 con nhân Tổng đàn) sau đó chia cho liều dùng (theo hướng dẫn rồi qui đổi thành Kg) sẽ được liều dùng của 01 ngày(ngày đầu cho uống gấp 1,5-2 lần).

Anh cho em hỏi
Vd: Theo bao bì thì 1gr/1lit
Lượng nước 2lit trong 2h
Trọng lượng toàn đàn là 50kg
Suy ra ta pha 10gr thuốc trong 2 lit nước
Có phải vậy không anh
Cám ơn anh nhiều

Em quên ngày đầu tiên pha gấp đôi vậy là pha 20gr cho 2 lit phải không anh
À anh cho em hỏi
tại sao không nên dùng bóng đèn dây tóc úm gà vậy anh
 
[QUOTE="leminhthanh_th, post: 245298,
b. Ánh sáng: ánh sáng giúp gà có thể tìm đợc thức ăn và nớc uống, dàn đều trong chuồng. Chú ý: Không nên dùng bóng điện đỏ để chiếu sáng và sởi ấm.
" Vậy thì dùng loại đèn nào thì tốt, Anh có thể chỉ loại bóng luôn đc không, vì e thấy đa phần moi người dùng bóng 220w đèn đỏ ko?


Ngày tuổi ...........Gà Trắng ...........Gà màu......... Gà ta
1,2,3.......... ... 15g/ngày .......... ... 15g/ngày ... .......... 10g/ngày
11,12,13 .......... 40g/ngày .......... 20g/ngày .......... 15g/ngày
22,23,24 .......... 100g/ngày .......... 40g/ngày.......... 20g/ngày
36,37,38 .......... 200g/ngày .......... 80g/ngày .......... 40g/ngày
60,61,62 .......... ----------- .......... 150g/ngày .......... 80g/ngày
82,83,84 .......... ----------- .......... ---------- .......... 150g/ngày
Nuôi kéo dài .......... ----------- .......... ---------- .......... 100g/tấn TT/ngày
20ngày/lần (3ngày) " Sao phần này là hình gì vậy A? E không thấy nên không biết là gì" Xin cảm ơn A Thành, Chúc A luôn khỏe và thành công để luôn chia sẽ kinh nghiệm quý bào cho bà con.
""
 


Back
Top