TRIỂN VỌNG SỬ DỤNG PHÂN CRF (Tan chậm có kiểm soát) CHO CÂY MÍA

  • Thread starter Thu_Rynan
  • Ngày gửi
1/ Tình hình chung
Hiện nay phân bón CRF đang được sử dụng phổ biến tại:
+ Malaysia và Indonesia, đặc biệt là cho cây cọ dừa.
+ Châu Âu và Mĩ, loại phân này dùng nhiều cho các cây trồng: Ngô, Dâu tây, Củ cải đường, cà chua, bắp cải, Cần tây, Tỏi tây, Nho, Táo...
+Ở Úc, tổn thất đạm từ các cánh đồng mía là mối quan tâm hàng đầu về môi trường và đây cũng là yếu tố hạn chế chính trong việc nâng cao năng suất mía hiện nay. Thiệt hại có thể cao trong môi trường có lượng mưa cao, nơi nitơ bị rửa trôi theo dòng chảy bề mặt, trực di và phản nitrát. Các thử nghiệm quy mô lớn đã được thiết lập để so sánh hiệu quả của loại phân đạm phân giải điều khiến (39N-0-0 và 37N-0-0) đối với phân urê (46N-0-0) đối với cây mía được trồng ở thung lũng Herbert (Úc) cho thấy năng suất mía và chữ đường (được đo trên mía cung cấp cho các nhà máy) của công thức sử dụng phân đạm chậm tan có kiểm soát hiệu quả hơn đáng kể sp với phân urê 46N-0-0 trên cả hai loại đất. Trên đất solodic, phân đạm phân giải có kiểm soát Agrocote®-N hiệu quả gấp hai lần urê, năng suất mía ở mức 80 kg Agrocote®-N tương đương với 160 kg urê-N. Trên các loại đất tương tự, công thức sử dụng phân đạm chậm tan có kiểm soát có năng suất mía tăng tới 10 tấn/ha so với công thức bón 160 kg urea-N/ha (mức khuyến cáo tối đa). So với urê, Agrocote®-N tăng năng suất mía bình quân 4,8 tấn/ha trên đất sét. Không có phản ứng đáng kể về năng suất bởi phân kali chậm tan có kiểm soát. Trong thung lũng Herbert, phân chậm tan là một công cụ hiệu quả để tăng hiệu quả sử dụng N và quản lý rủi ro liên quan đến tổn thất N trong cơn mưa lớn. Phân chậm tan có kiểm soát có thể làm giảm thiệt hại về môi trường và tăng năng suất trong môi trường có lượng mưa cao. Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, hiện nay Chính phủ Úc đang khuyến cáo tăng cường sử dụng phân bón chậm tan có kiểm soát, đặc biệt là phân đạm chậm tan có kiểm soát cho sản xuất mía. Chính vì vậy diện tích mía áp dụng quy trình bón phân chậm tan có kiểm soát một lần duy nhất cho 1 vụ đang ngày càng tăng lên nhanh chóng ỏ Úc.
2. Triển vọng và khuyến cáo sử dụng phân CRF cho cây mía
Theo Tập đoàn Haifa (Israel), việc sử dụng phân CRF cho cây mía là hết sức phù hợp và cần thiết, có thể giúp cho chúng ta cải thiện được đáng kể năng suất mía. Với mật độ trồng từ 10.000 – 15.000 hom 2-3 mắt/Ha, trên loại đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, có pH từ 5,0 – 8,5, chúng ta có thể đạt được mật độ cây hữu hiệu từ 90-150 ngàn cây/Ha và năng suất mía từ 200-300 tấn mía/Ha.
Về mặt sinh lý, nhu cầu của cây mía về các dinh dưỡng khoáng thồng thường là như sau:
- Về đạm (N): Cần bón lót 1 kg N cho 1 tấn mía mong muốn sẽ đạt được trên mía tơ và từ 1,25-1,50 kg N cho mỗi tấn mía mong muốn sẽ đạt được trên mía gốc. Đạm phải được bón từ đầu vụ. Trong 12 tháng, toàn bộ đạm phải bón xong cho mía trong vòng 3-4 tháng sau khi trồng. Đó là yêu cầu bắt buộc vì cây mía cần phải được bón đạm lần cuối ít nhất 5 tháng trước thời điểm dự kiến sẽ thu hoạch.

- Về lân (P): Cần bón tất cả lượng lân cần bón ngay lúc trồng dựa trên kết quả phân tích đất.

- Về kali (K): Đối với đất có thành phần cơ giới nặng, có thể bón toàn bộ phân Kali ngay lúc trồng. Còn đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ hơn, tốt hơn là bón một nửa lượng kali cần bón ngay lúc trồng, một nửa còn lại bón lúc mía đạt 6 tháng tuổi.

18914434481_f03c9a8705_o_d.png

Hình 7. Nhu cầu phân bón của cây mía hàng ngày và tổng số

32756940604_28d85189cb_o.png
 




Back
Top