Triệu phú trứng vịt lộn trên đất Mỹ
vietnamnet.vn
Dám dấn thân vào cái nghề mà dân Mỹ nghe thôi đã chạy làng, thế nhưng ông Chín Đàm đã biến nước Mỹ từ chỗ "say no" với trứng vịt lộn thành một thị trường tiêu thụ nửa triệu trứng lộn của ông mỗi ngày với lợi tức hàng năm lên đến 3-4 triệu USD. Xin giới thiệu bài viết trên báo Người Việt, Mỹ.
Ngược về quá khứ
Thật khó mà nghĩ được đằng sau tấm bảng hiệu Hột Vịt Lộn Long An (Long An Farms) nằm trên con đường nhỏ Weststate cạnh chợ Bến Thành, Westminster, là cả một dàn 30 máy ấp trứng để mỗi tháng cho ra khoảng nửa triệu trứng vịt lộn gửi đi khắp các tiểu bang để bán.
Chưa tính đến trứng gà, trứng cút, trứng ấp riêng cho các hãng dược phẩm bào chế thuốc chích ngừa trái rạ (chicken-pox), là một dàn xe tải bảy chiếc lớn nhỏ chỉ dùng để đi giao trứng và mía cho các nơi. Hơn thế nữa, đàng sau tấm bảng hiệu đó còn không biết bao nhiêu nông trại nuôi gà, nuôi vịt, nuôi cút, nuôi ngỗng, nuôi thỏ, nuôi cả chuột bạch vừa lấy thịt, lấy trứng, hoặc cung cấp cho các phòng thí nghiệm tại các trường học trong vùng, được gầy dựng khắp nơi.
Thương hiệu Hột Vịt Lộn Long An ra đời từ một tình cờ được đưa đến cho ông Thomas Chín Đàm, người đang làm công việc bán máy may công nghiệp khi đó mới ngoài 30 tuổi.
“Đó là năm 1995, có một ông người Đức chuyên nghề ấp trứng gà cho các trường học, các phòng thí nghiệm, để làm thuốc chích ngừa trái rạ, chuẩn bị về hưu nên muốn bán lò ấp trứng của ông với giá 100.000 USD, chỉ cần trả trước 50.000 USD," ông Chín nhớ lại. Khi thấy ông gốc Việt còn đắn đo chưa muốn mua, ông gốc Đức bèn giới thiệu một số khách hàng sẵn có của ông, dù không nhiều.
Ông Thomas Chín Đàm, chủ nhân Hột Vịt Lộn Long An, tại nông trại ở Ramona, San Diego. Ảnh: Người Việt
Nhìn những máy ấp trứng gà làm vaccine, trong đầu ông Chín lại nghĩ đến chuyện “liệu máy này có ấp được trứng vịt để cho nó thành trứng vịt lộn được không?” Ông Chín đưa cho ông người Đức vài trứng vịt nhờ ấp thử.
“Thay vì trứng gà làm vaccine chỉ ấp 3-4 ngày thì trứng vịt ông ấp chừng hai tuần, khi con vừa lớn mình mang ra ăn thì thấy giống y chang hột vịt lộn.” Một ý tưởng lóe lên.
“Họ chỉ mình cách làm nhưng cái khó là trứng ở đâu mà ấp? Thế là phải đi tìm nguồn trứng.”
Nông trại nuôi vịt mà ông Chín liên lạc được ở thời điểm đó chính là nông trại Ramona ở San Diego của một người Philippines (mà chỉ ít lâu sau ông Chín đã mua hẳn và làm chủ cho đến hôm nay).
“Khi đó họ ấp trứng vịt, mình ấp trứng gà trao đổi cho nhau. Nhưng mà họ không có trứng đều. Lúc mình cần thì họ không có, lúc họ dư thì mình không cần. Khi đó tôi thấy chỉ khi mình tự sản xuất thì mới điều tiết được sản phẩm.” Nghĩ là làm. Ông Chín quyết định mua luôn nông trại nuôi vịt Ramona để “tự cung tự cấp.”
Bằng giọng nói của người Nam Định đã “lai” giọng Nam khá nhiều, người đàn ông trong bộ đồng phục của Hột Vịt Lộn Long An kể lại chuyện ngày đầu lập nghiệp một cách tự tin, cởi mở: “Lỡ chơi rồi chơi luôn! Lúc đó tôi cầm hết hai cái nhà, vay thêm nợ để mua cả lò ấp trứng lẫn nông trại nuôi vịt.”
Chủ nhân Long An Farms nói bằng giọng tỉnh rụi, “Tôi cũng chết lên chết xuống với mấy con vịt nuôi. Nuôi, ấp, rồi nó chết, tùm lum hết, chứ không phải trôi chảy liền đâu. Chưa kể bán chịu cho người ta, người ta giựt không trả tiền nữa.”
Thời gian khốn khó, vật vã với gà với vịt của ông Chín kéo dài đến 6 năm. “Suốt thời gian đó, mỗi lần nhìn bà xã là bà hỏi 'cần tiền nữa rồi phải không.' Anh em cũng chạy trốn hết vì mình mượn nhiều quá rồi.”
Tuy nhiên, khi bờ vực phá sản cận kề thì sự kiện 9-11 của năm 2001 xảy ra. Trong đời, thảm họa của người này đôi khi lại trở thành sự cứu rỗi cho người khác. Ông Chín “sống” lại từ thời điểm ấy.
Lấy “trái rạ" nuôi hột vịt lộn
Vẫn bằng cách nói chân tình, ông Chín tiếp tục, “Năm 2001 tưởng đâu là phá sản rồi, đùng cái 9-11 xảy đến, chính phủ cần thuốc chích ngừa trái rạ. Trước đó tôi cũng làm loại vaccine này nhưng mà Mỹ không cần, không mua, nên làm ra chỉ để bán cho các nước nghèo thôi.”
Sẵn lò, sẵn trứng, ở thời điểm cả nước suy sụp vì khủng bố, ông Chín lại nhận được từ chính phủ hợp đồng trị giá $1 triệu để cung cấp cho họ vaccine ngừa trái rạ.
“Họ đưa trước cho mình 10%, tức 100.000 USD. Khi đó tự dưng mình sống lại,” ông Chín cười tươi tắn.
Ông "tiết lộ" thêm, “Làm nghề gì có liên quan đến thuốc men là có ăn, làm 1 đồng bán ba chục, còn làm chợ, làm ăn uống lời chỉ vài phần trăm thôi” và “Thời buổi khó khăn, chỉ có kinh doanh thực phẩm và thuốc men là vững chắc, vì ai cũng phải ăn, cũng phải cần thuốc men.”
Theo chủ nhân Hột Vịt Lộn Long An, “trứng gà để làm vaccine hay làm trứng lộn đều giống nhau, chỉ khác cách làm. Trứng để làm thuốc chỉ ấp 3 ngày rưỡi, xong bỏ vi khuẩn vô trong quả trứng, đóng lại giao đi để họ làm thuốc chích ngừa trái rạ. Trứng gà ấp tiếp khoảng 2 tuần thành trứng gà lộn, còn vịt thì khoảng 3 tuần, đến tuần thứ tư thì nở ra con.”
“Máy ấp trứng lộn hay trứng làm vaccine đều như nhau, chỉ khác dụng cụ đựng trứng. Mỗi máy ấp được khoảng 10.000 trứng. Ngay tại lò ở Little Saigon có 30 máy ấp, ở nông trại San Diego có thêm 20 cái chuyên ấp trứng nở thành con,” ông Chín giải thích.
Người đàn ông từng phải làm 14 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần trong suốt nhiều năm liền để thử nghiệm với trứng gà trứng vịt tâm sự, “Tôi khởi đầu nghề ấp trứng là để làm hột vịt lộn nhưng không thành công, trong khi làm thuốc chích ngừa lại thành công. Nhưng vì nhu cầu trứng lộn là có thật và rất vững chắc nên khi có được tiền rồi thì tôi quay trở lại với nghề mình muốn, là làm trứng lộn.”
Với số tiền ứng trước 100.000 của chính phủ, một năm sau, ông Chín kiếm được 1 triệu USD, đủ trả hết nợ, chuộc lại những căn nhà cầm cố, và quan trọng hơn là “có tiền mua gà vịt thoải mái luôn để nuôi để ấp.”
“Với hột vịt lộn, người Philippines chiếm đến 70% thị trường tiêu thụ, người Việt chỉ có 30%. Thế nên tôi thuê nông dân Philippines thứ thiệt nuôi vịt cho mình, làm quản lý nông trại cho mình. Còn gà thì người Mỹ có kinh nghiệm hơn nên tôi thuê Mỹ nuôi gà cho tôi,” ông nói tiếp.
Hiện tại, dù tên cơ sở được mọi người biết đến vẫn là Hột Vịt Lộn Long An, nhưng thực ra ông Chín làm cả hai thứ: ấp trứng làm thuốc và ấp trứng lộn.
“Làm thuốc thì đơn đặt hàng khá ổn định, cứ mỗi năm chính phủ cần bao nhiêu trứng họ báo cho mình biết, rồi năm tới cứ làm cái mới, lúc nào họ cũng để dành vaccine sẵn sàng, 'khi cần là có đạn mà bắn.' Còn trứng lộn thì chỉ để ăn chơi thôi.”
Ông cho biết, “Tỉ lệ trứng ấp làm thuốc ít hơn trứng lộn nhưng lời nhiều hơn. Làm trứng lộn chiếm 70% nhưng lời chỉ 30%.”
Trả lời câu hỏi “So với ngày đầu thành lập Hột Vịt Lộn Long An, đến nay lợi tức của công ty đã phát triển lên bao nhiêu lần?” Ông Chín nói tỉnh rụi, “Không biết. Chỉ biết hồi năm đầu mới làm, bán chỉ được chừng sáu, bảy chục ngàn, giờ khoảng 3-4 triệu một năm.”
Hiện tại, hột vịt lộn Long An được bán khắp 50 tiểu bang với số lượng khoảng nửa triệu trứng mỗi tháng.
Và đâu chỉ dừng lại ở hột vịt lộn, trứng gà lộn, trứng gà trái rạ, người đàn ông vừa bước qua tuổi 50 này còn biến “rác thành tiền” từ việc nuôi cút làm vaccine, nuôi thỏ làm thuốc ngừa thai, nuôi chuột cho phòng thí nghiệm, nuôi ngỗng làm thuốc cho những phụ nữ hiếm muộn, và đặc biệt, trồng mía không phải để ép thành nước mía mà chủ yếu lấy phấn mía làm thuốc giảm cân.
Ông Chín Đàm đã áp dụng bài học “biến rác thành tiền từ bó rau muống của mẹ” và học công thức làm giàu từ Samuel Brannan, triệu phú đầu tiên của California.
(Theo Motthegioi)
vietnamnet.vn
Dám dấn thân vào cái nghề mà dân Mỹ nghe thôi đã chạy làng, thế nhưng ông Chín Đàm đã biến nước Mỹ từ chỗ "say no" với trứng vịt lộn thành một thị trường tiêu thụ nửa triệu trứng lộn của ông mỗi ngày với lợi tức hàng năm lên đến 3-4 triệu USD. Xin giới thiệu bài viết trên báo Người Việt, Mỹ.
Ngược về quá khứ
Thật khó mà nghĩ được đằng sau tấm bảng hiệu Hột Vịt Lộn Long An (Long An Farms) nằm trên con đường nhỏ Weststate cạnh chợ Bến Thành, Westminster, là cả một dàn 30 máy ấp trứng để mỗi tháng cho ra khoảng nửa triệu trứng vịt lộn gửi đi khắp các tiểu bang để bán.
Chưa tính đến trứng gà, trứng cút, trứng ấp riêng cho các hãng dược phẩm bào chế thuốc chích ngừa trái rạ (chicken-pox), là một dàn xe tải bảy chiếc lớn nhỏ chỉ dùng để đi giao trứng và mía cho các nơi. Hơn thế nữa, đàng sau tấm bảng hiệu đó còn không biết bao nhiêu nông trại nuôi gà, nuôi vịt, nuôi cút, nuôi ngỗng, nuôi thỏ, nuôi cả chuột bạch vừa lấy thịt, lấy trứng, hoặc cung cấp cho các phòng thí nghiệm tại các trường học trong vùng, được gầy dựng khắp nơi.
Thương hiệu Hột Vịt Lộn Long An ra đời từ một tình cờ được đưa đến cho ông Thomas Chín Đàm, người đang làm công việc bán máy may công nghiệp khi đó mới ngoài 30 tuổi.
“Đó là năm 1995, có một ông người Đức chuyên nghề ấp trứng gà cho các trường học, các phòng thí nghiệm, để làm thuốc chích ngừa trái rạ, chuẩn bị về hưu nên muốn bán lò ấp trứng của ông với giá 100.000 USD, chỉ cần trả trước 50.000 USD," ông Chín nhớ lại. Khi thấy ông gốc Việt còn đắn đo chưa muốn mua, ông gốc Đức bèn giới thiệu một số khách hàng sẵn có của ông, dù không nhiều.
Ông Thomas Chín Đàm, chủ nhân Hột Vịt Lộn Long An, tại nông trại ở Ramona, San Diego. Ảnh: Người Việt
Nhìn những máy ấp trứng gà làm vaccine, trong đầu ông Chín lại nghĩ đến chuyện “liệu máy này có ấp được trứng vịt để cho nó thành trứng vịt lộn được không?” Ông Chín đưa cho ông người Đức vài trứng vịt nhờ ấp thử.
“Thay vì trứng gà làm vaccine chỉ ấp 3-4 ngày thì trứng vịt ông ấp chừng hai tuần, khi con vừa lớn mình mang ra ăn thì thấy giống y chang hột vịt lộn.” Một ý tưởng lóe lên.
“Họ chỉ mình cách làm nhưng cái khó là trứng ở đâu mà ấp? Thế là phải đi tìm nguồn trứng.”
Nông trại nuôi vịt mà ông Chín liên lạc được ở thời điểm đó chính là nông trại Ramona ở San Diego của một người Philippines (mà chỉ ít lâu sau ông Chín đã mua hẳn và làm chủ cho đến hôm nay).
“Khi đó họ ấp trứng vịt, mình ấp trứng gà trao đổi cho nhau. Nhưng mà họ không có trứng đều. Lúc mình cần thì họ không có, lúc họ dư thì mình không cần. Khi đó tôi thấy chỉ khi mình tự sản xuất thì mới điều tiết được sản phẩm.” Nghĩ là làm. Ông Chín quyết định mua luôn nông trại nuôi vịt Ramona để “tự cung tự cấp.”
Bằng giọng nói của người Nam Định đã “lai” giọng Nam khá nhiều, người đàn ông trong bộ đồng phục của Hột Vịt Lộn Long An kể lại chuyện ngày đầu lập nghiệp một cách tự tin, cởi mở: “Lỡ chơi rồi chơi luôn! Lúc đó tôi cầm hết hai cái nhà, vay thêm nợ để mua cả lò ấp trứng lẫn nông trại nuôi vịt.”
Chủ nhân Long An Farms nói bằng giọng tỉnh rụi, “Tôi cũng chết lên chết xuống với mấy con vịt nuôi. Nuôi, ấp, rồi nó chết, tùm lum hết, chứ không phải trôi chảy liền đâu. Chưa kể bán chịu cho người ta, người ta giựt không trả tiền nữa.”
Thời gian khốn khó, vật vã với gà với vịt của ông Chín kéo dài đến 6 năm. “Suốt thời gian đó, mỗi lần nhìn bà xã là bà hỏi 'cần tiền nữa rồi phải không.' Anh em cũng chạy trốn hết vì mình mượn nhiều quá rồi.”
Tuy nhiên, khi bờ vực phá sản cận kề thì sự kiện 9-11 của năm 2001 xảy ra. Trong đời, thảm họa của người này đôi khi lại trở thành sự cứu rỗi cho người khác. Ông Chín “sống” lại từ thời điểm ấy.
Lấy “trái rạ" nuôi hột vịt lộn
Vẫn bằng cách nói chân tình, ông Chín tiếp tục, “Năm 2001 tưởng đâu là phá sản rồi, đùng cái 9-11 xảy đến, chính phủ cần thuốc chích ngừa trái rạ. Trước đó tôi cũng làm loại vaccine này nhưng mà Mỹ không cần, không mua, nên làm ra chỉ để bán cho các nước nghèo thôi.”
Sẵn lò, sẵn trứng, ở thời điểm cả nước suy sụp vì khủng bố, ông Chín lại nhận được từ chính phủ hợp đồng trị giá $1 triệu để cung cấp cho họ vaccine ngừa trái rạ.
“Họ đưa trước cho mình 10%, tức 100.000 USD. Khi đó tự dưng mình sống lại,” ông Chín cười tươi tắn.
Ông "tiết lộ" thêm, “Làm nghề gì có liên quan đến thuốc men là có ăn, làm 1 đồng bán ba chục, còn làm chợ, làm ăn uống lời chỉ vài phần trăm thôi” và “Thời buổi khó khăn, chỉ có kinh doanh thực phẩm và thuốc men là vững chắc, vì ai cũng phải ăn, cũng phải cần thuốc men.”
Theo chủ nhân Hột Vịt Lộn Long An, “trứng gà để làm vaccine hay làm trứng lộn đều giống nhau, chỉ khác cách làm. Trứng để làm thuốc chỉ ấp 3 ngày rưỡi, xong bỏ vi khuẩn vô trong quả trứng, đóng lại giao đi để họ làm thuốc chích ngừa trái rạ. Trứng gà ấp tiếp khoảng 2 tuần thành trứng gà lộn, còn vịt thì khoảng 3 tuần, đến tuần thứ tư thì nở ra con.”
“Máy ấp trứng lộn hay trứng làm vaccine đều như nhau, chỉ khác dụng cụ đựng trứng. Mỗi máy ấp được khoảng 10.000 trứng. Ngay tại lò ở Little Saigon có 30 máy ấp, ở nông trại San Diego có thêm 20 cái chuyên ấp trứng nở thành con,” ông Chín giải thích.
Người đàn ông từng phải làm 14 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần trong suốt nhiều năm liền để thử nghiệm với trứng gà trứng vịt tâm sự, “Tôi khởi đầu nghề ấp trứng là để làm hột vịt lộn nhưng không thành công, trong khi làm thuốc chích ngừa lại thành công. Nhưng vì nhu cầu trứng lộn là có thật và rất vững chắc nên khi có được tiền rồi thì tôi quay trở lại với nghề mình muốn, là làm trứng lộn.”
Với số tiền ứng trước 100.000 của chính phủ, một năm sau, ông Chín kiếm được 1 triệu USD, đủ trả hết nợ, chuộc lại những căn nhà cầm cố, và quan trọng hơn là “có tiền mua gà vịt thoải mái luôn để nuôi để ấp.”
“Với hột vịt lộn, người Philippines chiếm đến 70% thị trường tiêu thụ, người Việt chỉ có 30%. Thế nên tôi thuê nông dân Philippines thứ thiệt nuôi vịt cho mình, làm quản lý nông trại cho mình. Còn gà thì người Mỹ có kinh nghiệm hơn nên tôi thuê Mỹ nuôi gà cho tôi,” ông nói tiếp.
Hiện tại, dù tên cơ sở được mọi người biết đến vẫn là Hột Vịt Lộn Long An, nhưng thực ra ông Chín làm cả hai thứ: ấp trứng làm thuốc và ấp trứng lộn.
“Làm thuốc thì đơn đặt hàng khá ổn định, cứ mỗi năm chính phủ cần bao nhiêu trứng họ báo cho mình biết, rồi năm tới cứ làm cái mới, lúc nào họ cũng để dành vaccine sẵn sàng, 'khi cần là có đạn mà bắn.' Còn trứng lộn thì chỉ để ăn chơi thôi.”
Ông cho biết, “Tỉ lệ trứng ấp làm thuốc ít hơn trứng lộn nhưng lời nhiều hơn. Làm trứng lộn chiếm 70% nhưng lời chỉ 30%.”
Trả lời câu hỏi “So với ngày đầu thành lập Hột Vịt Lộn Long An, đến nay lợi tức của công ty đã phát triển lên bao nhiêu lần?” Ông Chín nói tỉnh rụi, “Không biết. Chỉ biết hồi năm đầu mới làm, bán chỉ được chừng sáu, bảy chục ngàn, giờ khoảng 3-4 triệu một năm.”
Hiện tại, hột vịt lộn Long An được bán khắp 50 tiểu bang với số lượng khoảng nửa triệu trứng mỗi tháng.
Và đâu chỉ dừng lại ở hột vịt lộn, trứng gà lộn, trứng gà trái rạ, người đàn ông vừa bước qua tuổi 50 này còn biến “rác thành tiền” từ việc nuôi cút làm vaccine, nuôi thỏ làm thuốc ngừa thai, nuôi chuột cho phòng thí nghiệm, nuôi ngỗng làm thuốc cho những phụ nữ hiếm muộn, và đặc biệt, trồng mía không phải để ép thành nước mía mà chủ yếu lấy phấn mía làm thuốc giảm cân.
Ông Chín Đàm đã áp dụng bài học “biến rác thành tiền từ bó rau muống của mẹ” và học công thức làm giàu từ Samuel Brannan, triệu phú đầu tiên của California.
(Theo Motthegioi)