Thảo luận trợ giúp cách nuôi nòng nọc có

Nòng nọc cóc ko nuôi đc a được ơi , e có nuôi thử rồi nhưng nó chết hết à, ko biết nó ăn gì nửa e lấy lòng đỏ trứng nhưng nó ko ăn , cám ếch bóp nhiễn cũng ko ăn khó nuôi hơn nòng nọc ếch .
 
Mục đích nuôi con nòng nọc cóc này để sử dụng vào việc gì vậy các bác.
Nhà mình trồng rẫy dưới ruộng mỗi lần trời mưa là cóc nó đẻ ra nòng nọc (các bác thấy mà không khiếp mới lạ).
Mấy trái bí đao em quăn xuống mương vài ngày nên bị thối là thấy nòng nọc bu hàng tá trên trái bí (hình như nó ăn rông rêu, visinhvật trên quả bí thì phải).
Giai đoạn rụng đuôi mộc 4chân ôi mẹ ơi con cóc con nó nhỏ như cọng cỏ, nó nhỏ hơn cái đầu đủa ăn cơm của mình 1chút. Vậy là x0ng 1vòng tuần hoàn của nòng nọc rồj đó
 
Mình định nuôi để lâu lâu bổ xung cho rắn thôi chứ không có gì quan trọng đâuMình định nuôi để lâu lâu bổ xung cho rắn thôi chứ không có gì quan trọng đâu
 
cho nó 1 cục c... là oke hehe nhớ là loại tốt, chứ mà bắn pháo hoa là nó đi luôn đó
 
Muốn nuôi nòng nọc Cóc, rất dễ.
Bạn cần 1 sào ruộng lúa, mức nước ít nhất 1 gang tay.
Đầu mùa hè, thả vào chục con cóc Cái, hai chục con
Cóc đực, rồi kệ chúng. Thế là sau mưa, bạn có mấy triệu
con nòng nọc, rồi sau đó mấy triệu con cóc con. Đừng
cho chúng ăn gì cả. Sau khi có cóc con ở trên bờ rồi,
thì mới tính chuyện cho cóc con ăn. Chuyện này thì tôi
không biết.
 
Nòng nọc cóc cứ để cho phát triển tự nhiên , nó ăn bằng sợi dây và vỏ trứng . Từ khi nở cho tới khi mọc đủ chân thì chúng hao hụt khoảng 30% . Xác của con chết sẽ làm mồi cho con sống .
Trong thời gian chờ nòng nọc mọc chân thì không được thay nước , chỉ bơm thêm nước bổ xung thôi .
Tuy nhiên khi mọc chân rồi thì chúng vượt rào rất cừ khôi . Tấm bạt nhựa cao 2m chúng vẩn leo qua như thường . Muốn nuôi được chúng thì cấn phải có đất rất rộng , bao quanh khu nuôi là những tấm proximang . Thức ăn của cóc con là ruồi giấm , dùng trái cây thối quẳng ra tứ phía ruồi tới sinh sản là sẽ thành mồi cho cóc con ....
 
Cóc nhà là loài cóc phổ biến và quen thuộc nhất ở Việt Nam. Cóc có rất nhiều ích lợi cho con người, cóc ăn các loại côn trùng, tiêu diệt các loài sâu bọ phá hoại mùa màng. Từ lâu Đông y đã dùng thịt cóc để làm ra nhiều loại thuốc quý. Thịt cóc còn là nguồn bổ sung chất đạm rất tốt ở thôn quê. Cóc trong tự nhiên chủ yếu chỉ sinh sản vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, sau đó cóc rất ít đẻ tiếp. Chính vì vậy, rất cần thiết phải có những phương pháp chủ động cho cóc sinh sản để phục vụ nghề nuôi cóc và công tác bảo tồn loài cóc.
Những năm gần đây đã có nhiều trang trại nuôi một số loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao như rắn, kỳ đà, phát triển mạnh ở các tỉnh thành trong cả nước, trong đó cóc được sử dụng làm nguồn thức ăn chính và không thể thiếu. Người dân khắp nơi đổ xô đi săn lùng bắt cóc để bán. Thêm vào đó, việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc trừ sâu tại một số địa phương đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, môi trường sống của các loài lưỡng cư, đe dọa trực tiếp đến khả năng sống của chúng.Vì vậy nguồn cóc trong thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Nếu cứ tiếp tục khai thác như hiện nay thì trong tương lai rất gần cóc có nguy cơ bị tuyệt diệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ và có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Tại tỉnh Hải Dương, đã có trên 90 hộ dân trong tỉnh đã đăng ký và lập trang trại nuôi rắn sinh sản và thương phẩm 2 loài rắn Hổ mang (Naja najia) và Rắn Ráo trâu (Ptyas mucosus), Các hộ nuôi tập trung chủ yếu ở thị xã Chí Linh và có tới 88 hộ nuôi với tổng số trên 50.000 con, mỗi hộ nuôi trung bình 600 con/hộ nuôi. Tính trung bình nếu cho rắn ăn 100% bằng cóc thì hàng năm tiêu thụ đến gần 150 tấn cóc (chu kỳ nuôi 2 năm, mỗi con tiêu thụ khoảng 6 kg cóc), như vậy chỉ sau một thời gian lượng cóc tự nhiên không còn nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Trước những vấn đề sinh thái và môi trường, năm 2012 UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt giao cho Viên Sinh học thuộc Viện Khoa học Việt Nam nghiên cứu đề tài "Xây dựng mô hình chăn nuôi và sinh sản nhân tạo cóc nhằm chủ động cung cấp nguồn thức ăn nuôi rắn tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương", bước đầu đề tài đã kết luận được một số vấn đề như sau:
Cơ sở khoa học cho nghiên cứu kích thích cóc sinh sản:
Cóc có hệ nội tiết sinh sản giống như các loài động vật có xương sống và cũng có thể dùng hoc môn để tác động lên quá trình sinh sản. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu dùng các hoc môn như progesterone, LHRHa ( D-Ala 6 des-Gly10 ethylamide ), HCG ( hoc môn nhau thai người ), PimozideTM để kích thích sinh sản cho cóc đực và cóc cái. Bằng cách sử dụng các quy trình tiêm khác nhau sử dụng các hoc môn trên, các nhà khoa học đã kích thích thành công cho một số loài cóc đẻ như các loài cóc sống ở Mỹ (Bufo fowleri, Bufo baxteri, Bufo americanus), ở Úc (Pseudophryne guentheri), và ở Puerto Rico (Peltophryne lemur).
Phương pháp dùng hoc môn kích thích cóc nhà sinh sản:
Năm 2012, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm dùng hóc môn tiêm kích thích cho cóc sinh sản tại trại nuôi rắn ở phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương. Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 18 đợt thí nghiệm, thử nghiệm sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp các hoc môn progesterone, LHRHa, HCG, cloprostenol dựa theo các quy trình tiêm của nước ngoài đã công bố và có cải tiến để tiêm cho cóc đực theo 2 quy trình và tiêm cóc cái theo 10 quy trình khác nhau.
Một số kết quả bước đầu thu được:
Kết quả cho thấy, tiêm HCG cho cóc đực với liều 500 IU sau 6 giờ kích thích được cóc đảm bảo có khả năng giao phối và thụ tinh cho cóc cái (nồng độ tinh trùng 106- 107 /ml, hoạt lực 60- 75%). Tiêm cóc cái 5mg progesterone kết hợp tiêm nhiều lần LHRHa với liều 60 và 100 µg/g đã kích thích buồng trứng phát triển giống với cóc cái sắp đẻ ngoài tự nhiên ( khối lượng buồng trứng cao nhất 17,5948g). Tuy nhiên, mặc dù một số cóc cái tìm đến chỗ có nước và cóc đực ôm cóc cái nhưng không có trường hợp cóc cái nào đẻ trứng.
Những tồn tại và kiến nghị cho các công trình nghiên cứu tiếp theo: Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sinh sản của cóc. Trong các tài liệu trên thế giới khả năng sinh sản của cóc nhà ( Bufo melanostictus ) được thông tin rất khác nhau. Có tài liệu cho rằng cóc có thể đẻ hai lứa trong năm, nhưng đa số tài liệu cho rằng cóc chỉ đẻ một lứa trong năm. Việc thay đổi tập tính sinh sản tự nhiên của động vật là vô cùng khó khăn. Trên thế giới cũng chưa có tài liệu nào công bố về dùng hoc môn kích thích thành công cho cóc nhà đẻ. Trong khi đó, cơ chế sinh sản của các loài lưỡng cư rất khác nhau tùy theo sự phát sinh loài và môi trường sống. Mỗi loài có đặc điểm sống và sinh lý sinh sản khác nhau. Vì vậy các giải pháp kỹ thuật có khi thực hiện mang lại kết quả tốt ở loài này nhưng khi áp dụng vào loài khác lại không thu được kết quả tương tự. Trong thí nghiệm của chúng tôi, không có quy trình nào kích thích được cóc cái đẻ, mặc dù cóc đã được tiêm theo các quy trình được công bố là đã thu được kết quả tốt đối với các loài cóc khác trên thế giới. Do đó, theo chúng tôi, trước hết cần có thêm những công trình nghiên cứu cơ bản về sinh học sinh sản của loài cóc nhà, đặc biệt là nghiên cứu về tập tính sinh sản tự nhiên của cóc cái. Sau đó mới có thể tìm ra những quy trình thích hợp kích thích cóc đẻ.
Như vậy, vấn đề chủ động nguồn thức ăn cho rắn bằng cóc tại Hải Dương vẫn chưa thực hiện được, các hộ nuôi răn vẫn phải thu mua cóc bắt ngoài tự nhiên và sử dụng một phần thức ăn bằng gà, vịt mới ấp nở. Vấn đề về bệnh dịch khi nuôi rắn tăng lên vì sử dụng nhiều thức ăn bằng gà, vịt con mới ấp nở, đồng thời việc thu mua cóc tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, việc nuôi rắn và quản lý việc nuôi rắn cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu đưa ra giải pháp.
 
Ở nhà mình có một bể cá ngoài trời cóc vô đẻ trứng nở ra nòng nọc con quá trời luôn, mình cho cá ăn thấy nó cũng bâu lại. mình tìm cách diệt mà k được thấy tụi nó cũng dễ sống lắm mà
 
Nếu nuôi cóc phải có khu sinh sản riêng biệt. Làm 1 ô đất trống giữa có 1 cái hồ nhỏ 50x100cm thành làm thoài có mực nước 10-15cm. Cóc thường đẻ vào mùa hè, tập trung tháng 5-6 âm lịch là chính. Ghép 3 đực 2 cái trong khu sinh sản đó, tính bình quân 2c/m2. Khi đẻ xong ta tách bố mẹ ra nuôi dưỡng để sang năm sinh sản tiếp( chỗ khác). Lưu ý trong khu sinh sản trồng nhiều cây vớ vẩn hok phải loại chống sâu bọ nhé, loại thu hút đc sâu bọ,ruồi,muỗi mới có lợi. Khi trứng nở thì vớt những cái bọt ra, để ý nước cho thêm vào liên tục tránh nắng nóng( có bóng râm chỗ cái bể nước là chuẩn nhất, càng rậm rạp ẩm thấp càng tốt). Cho nòng lọc ăn trứng với thính, ( nếu có đk thì lấy cám gạo, đỗ tương, ngô trộn đều là hay nhất, nó ăn cũng ít thôi). Khi nó đứt đuôi lên bờ ta nấu thức ăn theo kiểu cho lợn ăn gồm gạo,rau,cám rồi trải vùng quanh bờ cái hồ nước để rụ ruồi,bo.....Như thế là đc 1 đàn cóc rồi, còn tỷ lệ nở cho sinh sản như này là hok cao, mún cao thì phải bắt cóc cái nuôi ít nhất 1 năm sang năm 2 mới cho sinh sản thì đạt hơn. Khi cho sinh sản dựa vào trời mưa rào rồi cho nó vào khu sinh sản đó, làm đồng loạt thì tránh hiện tg con to nhỏ ăn lẫn nhau.
P/S: Cái này thủ công thôi chứ hok cao siêu như tiêm hocmon tạo nhiều trứng hơn hay.... Ai thấy dùng đc thì dùng nhé hok khuyến khích.
 
bài viết đã lâu rồi nhưng cũng xin góp ý là nòng nọc cóc mua rau cải ngọt, xà lách về luột chín cho ăn nhé!!!!
 


Back
Top