trồng cây (Xoan đào)

← Previous PostNext Post →
Trồng và chăm sóc cây xoan đào
admin October 11, 2012 11
Cây xoan đào là cây lâm nghiệp ngắn hạn có giá trị kinh tế cao hơn hẳn đối với các dòng cây lâm nghiệp. Sau đây xin hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xoan đào


Cách trồng:

Trồng vào tháng 12,1,2,3,4,5 âm lịch( mùa xuân và mùa hè): chọn cây xoan đào cỡ 4 tuổi trở lên giống tốt thu hái quả, ngâm trong nước 3-4 ngày sau đó xát sạch vỏ phơi dưới nắng. Chọn hạt chắc bảo quản.

- Đất trồng cây xoan đào có thể là bãi bồi ven sông, đường làng, đồi gò miễn là không úng nước, độ PH trung bình.

- Mật độ trồng : Nếu đất tốt, trồng theo băng thì nên trồng (2,5 x 2,5m)/cây, hoặc trồng tập trung thì (2,8-3m)/cây, mật độ 1.200-1.250 cây
 


Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng. Để giải quyết một phần khủng hoảng thiếu các loại gỗ phục vụ nhu cầu xin giới thiệu các bạn chú ý tới một loại gỗ quen thuộc lâu nay lãng quên trong các căn nhà của người dân đó là cây xoan đào. Xoan đào rất dễ trồng, lớn nhanh, gỗ tốt, giá lại ap nhieu lần keo và bạch đàn. Một cây xoan đào có đường kính 35- 40 cm giá từ 1-1,2 triệu đồng. Một ha xoan đào có thể trồng từ 1.000 – 1.400 cây, sau khoang 10 nam năm thu trên 1 tỷ đồng. Tính ra bình quân mỗi năm thu gan 100 triệu đồng/ha.


Theo thông tin chúng tôi mới tìm hiểu và nghiên cứu, cây xoan đào không chỉ lấy gỗ mà hiện nay ở một số nước trên thế giới có thu mua lá và quả xoan để phục vụ nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

Xoan đào là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, đối với cây lâm nghiệp thì cây xoan đào sinh trưởng, phát triển nhanh, giá trị kinh tế đã được khẳng định. hiện tại ở miền bắc đã có vườn ươm chúng tôi chuyên cung cấp, nhận hợp đồng ươm giống cây xoan đào. Hướng đi mới của nông dân miền bắc là chọn cây trồng đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
 
Mình đàng muôn trồng cây này nhưng không biết ở đâu bán giống cây

Mình đang có khoảng 25het Ở Hòa Bình đang định trông xoan đào nhưng không biết ở đâu bán giống
 
Mình đang có khoảng 25het Ở Hòa Bình đang định trông xoan đào nhưng không biết ở đâu bán giống
ban co the lien he voi minh de duoc tu van va chon giong chinh xac nhat 0943007584 minh dang ngien cuu va nhan giong loai cay xoan dao nay
 
Đừng Quên Cây Xoan Đào


Một ha xoan đào có thể trồng từ 1.000 - 1.400 cây, sau 6 năm thu trên 1 tỷ đồng….




Hiện nay, trong ngành nông nghiệp toàn quốc đang dấy lên phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ở đâu cũng thấy người ta nói trồng cây gì ? Nuôi con gì ? Nhiều địa phương từ cấp tỉnh tới xã có hẳn Ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi - một xu hướng phát triển tất yếu của công cuộc công nghiệp hoá nông nghiệp. Song thị trường lại là vấn đề khó tính với tất cả các phong trào trồng cây gì, nuôi con gì trước đây.

Kể từ khi nước ta gia nhập WTO được 1 năm trở lại đây, cả nước như một đại công trường đang khai thác các tiềm năng của mọi miền đất nước. Tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh ngoài sức tưởng tượng của các nhà hoạch định chính sách quốc gia. Nhiều vùng sinh thái khác nhau, di tích văn hoá lịch sử, truyền thống thâm canh lúa nước v.v… bị xoá hẳn trên bản đồ do tốc độ công nghiệp hoá đang phát triển, như : thuỷ điện Sơn La, các khu công nghiệp tại các vùng đồng bằng đang được xây dựng. Tài nguyên rừng, biển bị khai thác tối đa phục vụ lợi ích con người. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng. Nhiều diện tích rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh đang bị tàn phá. Các loại động vật quý hiếm đang có nguy cơ tiệt chủng do con người. Ngay cả một số loại gỗ tạp đang phát triển trồng như keo, bạch đàn làm nguyên liệu cũng bị chặt phá nhanh hơn tốc độ trồng rừng. Nguy cơ thiếu nguyên liệu gỗ (kể cả gỗ tạp) phải nhập khẩu là rất lớn. Để giải quyết một phần khủng hoảng thiếu các loại gỗ phục vụ nhu cầu xin giới thiệu các bạn chú ý tới một loại gỗ quen thuộc lâu nay lãng quên trong các căn nhà của người dân đó là cây xoan đào. Xoan đào rất dễ trồng, lớn nhanh, gỗ tốt, giá lại gấp 10 lần keo và bạch đàn. Một cây xoan đào có đường kính 35- 40 cm giá từ 1-1,2 triệu đồng. Một ha xoan đào có thể trồng từ 1.000 - 1.400 cây, sau 6 năm thu trên 1 tỷ đồng. Tính ra bình quân mỗi năm thu 200 triệu đồng/ha. Sau đây là kỹ thuật trồng, thâm canh cây xoan đào.

1. Cách trồng :

- Vào tháng 11; 12 âm lịch chọn cây xoan đào cỡ 4 tuổi trở lên giống tốt thu hái quả, ngâm trong nước 3-4 ngày sau đó xát sạch vỏ phơi dưới nắng. Chọn hạt chắc bảo quản.

- Đất trồng cây xoan đào có thể là bãi bồi ven sông, đường làng, đồi gò miễn là không úng nước, độ PH trung bình.

- Mật độ trồng : Nếu đất tốt, trồng theo băng thì nên trồng (2,5 x 2,5m)/cây, hoặc trồng tập trung thì (2,8-3m)/cây, mật độ 1.200-1.250 cây/ha. Xoan đào có thể trồng xen vườn chè, vườn vải thiều hiện đang cho thu nhập thấp.

- Đào hố : Hố trồng xoan đào có thể đào từ tháng 11; 12 âm lịch, kích cỡ hố (0,3 x 0,3 x 0,3)m. Mỗi hố bón lót 4-5kg phân chuồng sau đó lấp hố lại.

- Kỹ thuật trồng : Sau tết âm lịch mang hạt xoan đã bảo quản trênngâm nước ấm 30-35oC trong vòng 3 ngày, tiếp đó mang 2-3 hạt gieo vào các hố nói trên, vùi sâu 3-5cm, cách nhau 3-5cm. Tưới ẩm 3 ngày 1 lần cho tới khi cây mọc.

2. Chăm sóc :

- Sau 1 tháng mỗi hạt sẽ có 1-4 cây xoan con mọc, chọn nhánh khoẻ nhất để lại 2-3 cây. Thường xuyên nhổ cỏ bảo vệ cây.

- Cây được 2 tháng tuổi chọn 1 cây/hố đẹp nhất để lại, số còn lại nhổ bỏ. Thường xuyên bấm tỉa các nhánh phụ tránh xoan phân cành sớm để cho cây thẳng sẽ có lợi thu hoạch gỗ. Định kỳ xáo gốc cây và bón mỗi gốc 0,2 - 0,4kg NPK cho 2 đợt vào các kỳ tháng 4, tháng 6. Nếu thời tiết khô hạn chú ý cấp đủ nước cho cây.

- Chỉ tưới nước và tỉa nhánh năm đầu tiên sau khi cây đã cao từ 4-6m. Nếu muốn lấy khẩu độ gỗ vừa ý thì tới mùa xuân năm sau tỉa cành tiếp, cây sẽ đạt độ cao theo ý muốn và phân cành.

- Từ năm thứ 2 trở đi đến năm thứ 3 bón vào mùa xuân trước khi xoan đâm lộc 0,5kg NPK/cây. Từ năm thứ 4 trở đi tới năm thứ 6 không phải bón và có thể thu hoạch.

- Chú ý : Xoan thường bị sâu đục phá từ các vết xước ngoài da nên tránh không được làm xây xước da. Thông thường đầu mùa xuân có thể dùng vôi quét vào gốc thân cây trong khoảng 2 mét. Tuỳ theo loại sâu để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.
 


Back
Top