Trồng củ ấu lãi lớn

Trồng một ha lúa đầu tư lên tới 13 triệu đồng nhưng thu hoạch chỉ được khoảng 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng củ ấu, vốn bỏ ra khoảng 10 triệu đồng mỗi ha nhưng doanh thu có thể lên tới 60-70 triệu đồng.
Trước đây, hằng năm, nông dân ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang đã tận dụng diện tích mặt nước dâng cao trong mùa nước nổi để trồng ấu kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Đa số nông dân trồng ấu có chung nhận xét: dễ trồng, ít vốn, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh...

Trong quá trình trồng, chỉ cần bón phân và phun thuốc dưỡng cây, ngừa sâu ăn lá và phòng bệnh cháy lá là đủ... Việc trồng ấu bắt đầu từ giữa tháng 6 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch – lúc nông dân rảnh rang việc đồng áng.

au-1-JPG-6790-1433576363.jpg

Ruộng ấu vừa mới cấy giống.

Theo nhiều nông dân, cây ấu phù hợp với vùng nhiều nước nhưng để cây phát triển và có củ trong mùa nắng nóng thì ít nơi trồng được, chưa kể ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên khó ổn định năng suất.

Tuy nhiên, hiện nay, tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long củ ấu được bà con trồng đại trà tại xã Tân Hạnh nhờ họ biết cách trữ nước trong ruộng trũng và ươm giữ giống. Đến nay, toàn xã đã xây dựng được mô hình trồng ấu 3 vụ một năm, với tổng diện tích khoảng 50ha.

Ông Lê Văn Hết (53 tuổi, ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hạnh), vui vẻ tiết lộ: “Trước đây, sau mỗi lần thu hoạch lúa hè thu, tôi mới xới trục đất rồi lấy nước vào ruộng để cấy ấu giống. Nhưng hiện nay, tôi luôn giữ nước trong ruộng rồi cấy ấu ở mặt nước cao từ 2–3 tấc cho ấu mau bén đất. Khi ấu vừa lớn, tôi xả nước vào sâu bao nhiêu thì dây ấu lên cao bấy nhiêu... Vụ nào ít gặp nắng hạn, thời gian thu hoạch ấu sẽ kéo dài nên coi như vụ đó trúng mùa”.

au-2-JPG-6048-1433576363.jpg

Những củ ấu nằm dưới thân và lá.

Bình quân, một công ấu (1.000m2) cho từ 800 kg đến một tấn củ. Nếu trúng có thể lên đến hơn một tấn, thất thì cũng được 600 kg.

Nhờ 4 công ruộng luôn trữ hơn nửa mét nước, bà Nguyễn Thị Hoa (56 tuổi, ngụ ấp Tân Hóa, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ) đã trồng trúng mùa và bán hơn 5 tấn củ ấu với giá 7.000 đồng một kg, thu nhập gần 35 triệu đồng mỗi vụ. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình bà còn lời hơn 25 triệu đồng.

Bà Hoa còn cho biết thêm ấu có lợi nhuận cao hơn lúa và hoa màu khác. Bà Hoa dẫn chứng, gia đình bà từng trồng một ha lúa với kinh phí đầu tư hơn 13 triệu đồng nhưng bán chỉ được khoảng 24 triệu đồng. Trong khi đó, vốn trồng ấu khoảng 2 triệu đồng, năng suất gần 10 tấn, doanh thu có thể lên tới hơn 50 triệu đồng. Đây là cây trồng có hiệu quả cao, lợi nhuận gấp 3 cây lúa.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Chính (ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hạnh) tỏ ra phấn khởi vì thị trường tiêu thụ củ ấu mạnh. Bà Chính cho biết: “Lúc trước, nhà tôi trồng lúa nhưng sau này, thấy ấu có giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư ít nên tôi mua giống về trồng. Vào mỗi mùa thu hoạch, thương lái đến tận bờ ruộng để thu mua với giá từ 6.000 – 7.000 đồng một kg. Mỗi vụ thu hoạch được 3 lần, hàng bán rất chạy nên nông dân an tâm".

au-3-JPG-1636-1433576363.jpg

Trồng ấu lãi gấp ba lần trồng lúa.

Ông Lê Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hạnh, cho biết ngoài tiêu thụ trong nước, ở Vĩnh Long đã có nhà máy chế biến củ ấu để xuất khẩu. “Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chính quyền địa phương khuyến khích nông dân trong xã tham gia mô hình trồng ấu quanh năm ở những vùng trũng vì hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, xã cũng khuyên người dân trồng cây ấu theo quy hoạch của địa phương, trồng xen canh với các loại hoa màu khác, không nên trồng ấu ồ ạt, tránh tồn ứ”, ông Bình khuyến cáo.

Cây củ ấu sống dưới nước, mọc ở các ao, đầm. Hoa màu trắng, mọc đơn độc hay ở nách lá. Trong củ chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn được. Củ ấu có 2 giống là ấu gai và ấu trụi: ấu gai quả có 2 sừng nhọn như gai, năng xuất thấp; ấu trụi quả có 2 sừng tù, năng xuất cao. Cây ấu trồng để lấy củ làm thức ăn cho người hay cho gia súc, lấy lá làm thức ăn xanh.

Trong củ ấu có nhiều gluxit, đường glucô, protein. Trong 100g thịt củ ấu có 24g đường, 9mg canxi, 49mg phot pho, 0,7mg sắt, các vitamin A, B1, C, D và men có tác dụng hạn chế ung thư gan, ung thư dạ dày.

Theo NLĐ
 
Last edited by a moderator:
Củ ấu và hột mít ta khác nhau như thế nào ?
Củ ấu này trồng từ củ hay trồng từ cây ?
 
Củ ấu và hột mít ta khác nhau như thế nào ?
Củ ấu này trồng từ củ hay trồng từ cây ?
bài báo thôi anh ạ.. em có trồng ấu bào giờ đâu.. còn nó với hạt mít khác nhau ntn thi chắc ăn vs biết đc..

24/08/2007 -- 9:27 SA(GMT+7)
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ẤU

1.Ươm giống: chọn ấu sọ (cũ ấu già rụng dưới đáy ao), rữa sạch, phơi nắng 3 đến 4 giờ. Ấu có tỉ lệ nảy mầm thấp nên phải xử lý axit (H2NO3) với liều lượng trung bình cứ 1 chai axit 100 cc (thương phẩm)/30 kg ấu, lượng nước xâm xấp (dụng cụ xử lý bằng lu sành, thau mủ) thời gian xử lý trong vòng 3 ngày sau đó vớt ra rỗ rữa sạch .


ảnh: Lê Văn Hiếu -thu họach ấu

Đào 1 cái bể cạn (bể thứ nhất) khoảng 20 cm dưới đáy ao và xung quanh có lót tấm nilong (diện tích bể tùy thuộc vào lượng giống cần ươm) cho nước sạch vào bể khoảng 10 cm rồi cho ấu giống rãi đều xuống bể ươm, ươm trong vòng 5- 7 ngày ấu có hiện tượng lên mộng, sau đó chuyển lượng ấu đã lên mộng sang bể thứ 2 ( giống như bể thứ nhất với diện tích lớn hơn bể thứ nhất ), mực nước trong bể khoảng 20 cm, từ khi củ ấu lên mộng đến khi đem ra ruộng trồng khoảng 20- 25 ngày ( chiều dài dây từ 30-40 cm ) lượng giống : từ 10-12 kg/ 1000 m2 .

2. Chuẩn bị ruộng trồng: sau khi thu hoạch xong vệ sinh ruộng kết hợp cày xới, diệt ốc bươu vàng. Ruộng xử lý vôi 50 kg/ 1000 m2 sau đó đưa nước vô ngâm trong vòng 1 tuần kết hợp tháo nước vô ra2-3 lần. Bón phân supper lân 50 kg /1000 m2 giữ mực nước ruộng 20- 30 cm, 2-3 ngày sau tiến hành giâm trên ruộng ( ghim củ xuống đất giữ cho dây đừng trôi )

Khoảng cách mỗi dây ấu từ 1,2- 1,5 m.

3. Chăm sóc: khi mới trồng nên đưa nước vô ruộng từ 20-30 m, sau đó mực nước tăng dần lên theo chiều dài dây ấu trung bình từ: 30-50 cm, giai đoạn thu hoạch trái nên tháo nước vô ra nhiều lần để tránh bị ô nhiểm;

+ Phân bón : Dựa vào tình hình sinh trưởng của dây ấu

- Sau khi trồng khoảng 5 – 7 ngày tiến hành bón phân lần 1 : 3 – 4 kg N-P-K ( 16-16-8)/1000m2, bón xung quanh tán dây ấu;

- Cứ sau mỗi lần bón cách nhau 7-10 ngày bón 1 lần, lượng phân tăng dần lên ( 4 -5 kg/ 1000 m2cho mỗi lần bón đến khi ấu được giáp tán, thông thường từ lúc trồng cho đến khi giáp tán khoảng 30 – 40 ngày (bón phân từ 3-4 lần);

- Sau đó kết hợp phun phân bón lá như Bioted, HVP..... cách nhau 7 -10 ngày 1 lần để cho củ phát triển

+ Phòng trừ sâu bệnh: thường xuất hiện sâu ăn lá ( ăn lủng lá làm giảm sinh trưởng dây ấu ): phun thuốc hoá học như : Pegasus, Match, Peran ... Bệnh đốm lá ( vết bệnh có đốm vàng bị nhủn lá và có mùi hôi thối ) : phun thuốc hoá học như : Kasuran, Kasumil, Starner ...

4. Thu hoạch: sau khi trồng khoảng 1,5 tháng ấu bắt đầu ra hoa, sau 20- 25 ngày từ lúc ra hoa tiến hành thu hoạch trái đợt 1 ( trung bình từ 2-2,5 tháng sau khi trồng sẽ thu hoạch). Cách nhau 7- 10 ngày thu hoạch 1 lần, trung bình thu hoạch được 7-8 lần / vụ. Năng suất trung bình từ 1,5- 1,7 tấn / 1000 m2

Sau khi thu hoạch ấu xong xác bã dây ấu sẽ tăng thêm độ màu mỡ cho đất giúp cho nông dân nhẹ vốn đầu tư mua phân bón trong việc canh tác lúa vụ sau.
 
Tôi không rõ bài kỹ thuật trồng ấu ở trên
là lấy từ thực tế, hay bịa trong óc ra.

Thực tế ở ngoài bắc, ấu trồng trong ao cạn,
mực nước khá sâu chứ không trong ruộng. Bà
con không bón cho ấu, nên năng suất rất thấp.
Đến mùa đông, ấu lụi bớt, nhưng vẫn sống, và
mùa xuân sang năm thì lại tươi tốt. Ấu rất
giống bèo lục bình, và nó tự nhân giống cũng
như bèo lục bình. Những trái già có thể rụng
chìm đáy ao, cũng có thể vẫn dính ở trên cây.
Sang xuân, trái ấu nảy mậm và trở nên một
cây mới. Ấu trôi nổi theo nước theo gió như
lục bình, và có ấu hoang vì lẽ đó. Tinh mắt
sẽ tìm được ấu hoang, mang về ao mình nuôi
trồng. Đương nhiên ấu nảy mầm từ trái (gọi
là củ ấu, vì nó mọc ở đáy rễ lên) mà trái
chìm, thì có dây, như ngó sen mọc từ hạt vậy.
Thế nhưng dây này lên đến mặt nước thì nảy
chồi ra một cây ấu như cây bèo lục bình. Sau
đó thì cái dây ấu đó không cần nữa. Ấu giống
lục bình chứ không giống Sen. Nó không có củ
dưới bùn như Sen, mà trôi giạt lang thang.

Bài viết "củ ấu nằm dưới thân và lá" là sai.

au-2-JPG-6048-1433576363.jpg


Cây ấu y chang cây bèo lục bình. Nó có thân
ngắn ngủn ở đúng mặt nước. Từ dưới thân là một
bộ rễ chùm. Từ trên thân là các lá xòe ra xung
quanh. Mỗi lá gồm một cục phao để cây nổi. Cục
phao này chính là cuống lá. Mặt lá ở ngoài cùng
ngửa lên hứng ánh nắng. Cũng từ thân này, mọc
ra nhánh. Đầu nhánh mọc lên một cây ấu con. Các
cây ấu con dính với cây ấu mẹ bởi cái nhánh này.
Nó to cỡ chiếc đũa, và dài gần một gang tay. Vì
thế cây ấu mẹ có một vòng cây ấu con xung quanh
nó. Các cây ấu con lại đẻ ra các cây ấu cháu, và
cứ như thế mãi. Nhưng cái nhánh này không bền.
Nó gãy ra, và các con dời khỏi mẹ. Cũng từ thân
ấu, mọc lên một vài nhánh ra củ. Nói chung, lá,
nhánh, chồi, củ đều mọc từ thân ra, mà thân chỉ
là một cụm ở giữa và đúng mặt nước. Nếu không
rành, cứ ngỡ nó là một cây bèo lục bình còn nhỏ
hay bị dị dạng.
 
Tôi không rõ bài kỹ thuật trồng ấu ở trên
là lấy từ thực tế, hay bịa trong óc ra.

Thực tế ở ngoài bắc, ấu trồng trong ao cạn,
mực nước khá sâu chứ không trong ruộng. Bà
con không bón cho ấu, nên năng suất rất thấp.
Đến mùa đông, ấu lụi bớt, nhưng vẫn sống, và
mùa xuân sang năm thì lại tươi tốt. Ấu rất
giống bèo lục bình, và nó tự nhân giống cũng
như bèo lục bình. Những trái già có thể rụng
chìm đáy ao, cũng có thể vẫn dính ở trên cây.
Sang xuân, trái ấu nảy mậm và trở nên một
cây mới. Ấu trôi nổi theo nước theo gió như
lục bình, và có ấu hoang vì lẽ đó. Tinh mắt
sẽ tìm được ấu hoang, mang về ao mình nuôi
trồng. Đương nhiên ấu nảy mầm từ trái (gọi
là củ ấu, vì nó mọc ở đáy rễ lên) mà trái
chìm, thì có dây, như ngó sen mọc từ hạt vậy.
Thế nhưng dây này lên đến mặt nước thì nảy
chồi ra một cây ấu như cây bèo lục bình. Sau
đó thì cái dây ấu đó không cần nữa. Ấu giống
lục bình chứ không giống Sen. Nó không có củ
dưới bùn như Sen, mà trôi giạt lang thang.

Bài viết "củ ấu nằm dưới thân và lá" là sai.

au-2-JPG-6048-1433576363.jpg


Cây ấu y chang cây bèo lục bình. Nó có thân
ngắn ngủn ở đúng mặt nước. Từ dưới thân là một
bộ rễ chùm. Từ trên thân là các lá xòe ra xung
quanh. Mỗi lá gồm một cục phao để cây nổi. Cục
phao này chính là cuống lá. Mặt lá ở ngoài cùng
ngửa lên hứng ánh nắng. Cũng từ thân này, mọc
ra nhánh. Đầu nhánh mọc lên một cây ấu con. Các
cây ấu con dính với cây ấu mẹ bởi cái nhánh này.
Nó to cỡ chiếc đũa, và dài gần một gang tay. Vì
thế cây ấu mẹ có một vòng cây ấu con xung quanh
nó. Các cây ấu con lại đẻ ra các cây ấu cháu, và
cứ như thế mãi. Nhưng cái nhánh này không bền.
Nó gãy ra, và các con dời khỏi mẹ. Cũng từ thân
ấu, mọc lên một vài nhánh ra củ. Nói chung, lá,
nhánh, chồi, củ đều mọc từ thân ra, mà thân chỉ
là một cụm ở giữa và đúng mặt nước. Nếu không
rành, cứ ngỡ nó là một cây bèo lục bình còn nhỏ
hay bị dị dạng.
20 năm trước nó xa rồi chú ạ..
 
Xa rồi, nên cây Ấu nó thành ra cây khác, phải không?
Nó không thành cây khác nhưng nó từ cây dại mọc ở ao được trở thành cây kinh tế trồng ở ruộng thấp trũng .
Cây bèo nó mọc trên cạn được thì cây ấu cũng có thể mọc trên cạn .
20 năm nói xa cũng không xa mà nói gần cũng không gần , đôi khi chỉ là cảm giác trong cỏi lòng .
1 ngày là xa nhưng 1 thế kỷ chưa hẳng đã xa .
 
Dẫn chứng thế nào đây? Rất nhiều vùng miền người dân sống bằng cây lúa. Anh phải đến nhà họ chụp hình cho chú em xem à?
03-18-02-13.jpg
Dân tộc lúc này nó khôn lắm anh ơi chứ không dại như 1000 năm trước đâu anh .
 
Không những ở các nước tân tiến, mà ở các
nước chậm tiến, những người có tiền vẫn
thích cách chăn nuôi và trồng trọt cổ xưa.
Họ chịu bỏ tiền ra nhiều hơn để được ăn
những thức ăn ấy.

Đã lâu rồi, tôi đọc báo Việt Nam, nói vùng
Thái Bình, Nam Định có những vùng trồng lúa
gạo Tám Thơm, bán gấp đôi gạo thường. Ai muốn
mua, phải đặt trước cả năm trời.

Ấu tôi tả về cây nó như thế, chứ tôi không
nói kỹ thuật trồng nó. Bạn đọc mà không hiểu.
Trong đó, tôi nói, không chăm bón gì, nên
năng suất không cao. Tôi không nói gì về mùi
vị và phẩm chất của Ấu cả. Chắc chắn là ngon.

Trong bài, tôi cũng nói, kỹ thuật chỉ là viết
ra trong óc tưởng tượng, chứ không phải rút
ra từ thực tế kinh nghiệm, hay thí nghiệm.
Tôi có thể viết ra kỹ thuật nông nghiệp cho
bất cứ con gì, cây gì trên trái đất. Điều đó
khác hẳn với thực tế thí nghiệm và kinh nghiệm.
Mong bạn hiểu diều đó trước khi phê phán bài
viết của tôi.
Trích:

"N-P-K (16-16-8)"
"Cứ sau mỗi lần bón cách nhau 7-10 ngày bón 1 lần,
lượng phân tăng dần lên (4 -5 kg/ 1000 m2 cho mỗi lần"

Thứ nhất, phân bón của bạn sai. Người ta bón cỏ
tỷ lệ NPK là bằng nhau, có nghĩa 10-10-10, hay
16-16-16. Nếu bón cây ăn trái hay cây có củ, tỷ
lệ N phải thấp hơn, và nâng P và K lên. Trường hợp
bạn lại bớt K đi, thì không hợp lý.

Thứ hai, con số 4-5 ký một công đất và cứ 7-10
ngày bón một lần chắc là quá nhiều, có thê làm
chết Ấu, chứ đừng nói năng suất.

Thứ ba, bạn nói phải ghim dây ấu, cũng không thích
hợp. Dây ấu chỉ có khi gieo hạt (củ ấu là hạt ấu)
thôi. Sau khi cây ấu lớn lên, dây này thối rữa ra,
và cây ấu trôi giạt như bèo. Mặt khác, nhân giống
ấu bằng cách trồng hạt là không tốt bằng nhân giống
bằng cách để nó tự mọc chồi mọc nhánh, đẻ con cháu.

Vì những lẽ trên, kỹ thuật trồng ấu bạn viết ra
còn nhiều thiếu sót, vì bạn không biết cây ấu thực
tế nó ra sao, và bạn cũng chưa từng trồng ấu bao giờ.
 
Last edited:
Dẫn chứng thế nào đây? Rất nhiều vùng miền người dân sống bằng cây lúa. Anh phải đến nhà họ chụp hình cho chú em xem à?
03-18-02-13.jpg
Không những ở các nước tân tiến, mà ở các
nước chậm tiến, những người có tiền vẫn
thích cách chăn nuôi và trồng trọt cổ xưa.
Họ chịu bỏ tiền ra nhiều hơn để được ăn
những thức ăn ấy.

Đã lâu rồi, tôi đọc báo Việt Nam, nói vùng
Thái Bình, Nam Định có những vùng trồng lúa
gạo Tám Thơm, bán gấp đôi gạo thường. Ai muốn
mua, phải đặt trước cả năm trời.

Ấu tôi tả về cây nó như thế, chứ tôi không
nói kỹ thuật trồng nó. Bạn đọc mà không hiểu.
Trong đó, tôi nói, không chăm bón gì, nên
năng suất không cao. Tôi không nói gì về mùi
vị và phẩm chất của Ấu cả. Chắc chắn là ngon.

Trong bài, tôi cũng nói, kỹ thuật chỉ là viết
ra trong óc tưởng tượng, chứ không phải rút
ra từ thực tế kinh nghiệm, hay thí nghiệm.
Tôi có thể viết ra kỹ thuật nông nghiệp cho
bất cứ con gì, cây gì trên trái đất. Điều đó
khác hẳn với thực tế thí nghiệm và kinh nghiệm.
Mong bạn hiểu diều đó trước khi phê phán bài
viết của tôi.
Trích:

"N-P-K (16-16-8)"
"Cứ sau mỗi lần bón cách nhau 7-10 ngày bón 1 lần,
lượng phân tăng dần lên (4 -5 kg/ 1000 m2 cho mỗi lần"

Thứ nhất, phân bón của bạn sai. Người ta bón cỏ
tỷ lệ NPK là bằng nhau, có nghĩa 10-10-10, hay
16-16-16. Nếu bón cây ăn trái hay cây có củ, tỷ
lệ N phải thấp hơn, và nâng P và K lên. Trường hợp
bạn lại bớt K đi, thì không hợp lý.

Thứ hai, con số 4-5 ký một công đất và cứ 7-10
ngày bón một lần chắc là quá nhiều, có thê làm
chết Ấu, chứ đừng nói năng suất.

Thứ ba, bạn nói phải ghim dây ấu, cũng không thích
hợp. Dây ấu chỉ có khi gieo hạt (củ ấu là hạt ấu)
thôi. Sau khi cây ấu lớn lên, dây này thối rữa ra,
và cây ấu trôi giạt như bèo. Mặt khác, nhân giống
ấu bằng cách trồng hạt là không tốt bằng nhân giống
bằng cách để nó tự mọc chồi mọc nhánh, đẻ con cháu.

Vì những lẽ trên, kỹ thuật trồng ấu bạn viết ra
còn nhiều thiếu sót, vì bạn không biết cây ấu thực
tế nó ra sao, và bạn cũng chưa từng trồng ấu bao giờ.
Để 2 bác khỏi thắc mắc.. em tìm được nguồn rồi.. em nói tuwd đầu dây là bài báo và em không trồng ấu bao giờ.. chỉ là em đọc thấy hay và hữu ích nên pot lên cho mn cùng đọc.. vì nguồn tin tức là thông tin uy tin của bộ nông nghiệp và phat triển nông thôn việt nam.. mong 2 bác cũng hiểu cho ý của em.. cái gì muốn năng suất thì phải đầu tư thôi..em thích câu nói của một anh trên dd "công là tiền phải bỏ ra"..không đầu tư về vật chất thì phải đầu tư về công sưc thôi.. cho nên sản phẩm nào cũng có giá của nó..
đây là nguồn lick : http://pmard.mard.gov.vn/pmard/Chitiếttin/tabid/127/itemid/241/CategoryId/246/Default.aspx
 
Em k biết bài đã kiểm duyệt chưa nhưng CTHH cũng viết sai, k có aixt nào là H2NO3 cả, chỉ có HNO3, HNO2, H2SO4, H2SO3, H3PO4 thôi.
Em k biết bài đã kiểm duyệt chưa nhưng CTHH cũng viết sai, k có aixt nào là H2NO3 cả, chỉ có HNO3, HNO2, H2SO4, H2SO3, H3PO4 thôi.
 
Back
Top