Trồng dưa hấu trên mô

  • Thread starter ruaconbm122
  • Ngày gửi
TÂN HƯNG TRỒNG DƯA HẤU MÔ ĐÓN TẾT<o>:p></o>:p>
<o>:p> </o>:p>
<!--[if gte vml 1]><v:shapetype id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"> <v:stroke joinstyle="miter"/> <v:formulas> <v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"/> <v:f eqn="sum @0 1 0"/> <v:f eqn="sum 0 0 @1"/> <v:f eqn="prod @2 1 2"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @0 0 1"/> <v:f eqn="prod @6 1 2"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="sum @8 21600 0"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @10 21600 0"/> </v:formulas> <v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"/> <o:lock v:ext="edit" aspectratio="t"/> </v:shapetype><v:shape id="_x0000_s1028" type="#_x0000_t75" style='position:absolute; left:0;text-align:left;margin-left:273pt;margin-top:379.5pt;width:195pt; height:151.9pt;z-index:-1' wrapcoords="-25 0 -25 21566 21600 21566 21600 0 -25 0"> <v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\YOU\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:title="02-12-08_0934"/> <w:wrap type="tight"/> </v:shape><![endif]--><!--[if !vml]--><!--[endif]-->Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiến bộ, cây dưa hấu hầu như trồng được quanh năm nhưng tập trung nhộn nhịp nhất là vụ dưa phục vụ Tết Nguyên Đán. Vì theo quan niệm của mỗi nhà, ngày Tết không thể thiếu quả dưa hấu chưng bàn thờ cúng tổ tiên ông bà. Từ đó mà nhu cầu dưa hấu tết trong dân là rất lớn, đặc biệt khi cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân để thu dưa đúng vào dịp tết, cần xuống giống dứt điểm ở con nước 25/10 âl. Với thời gian cập rập như thế nên bà con nông dân ở xã Tân Hưng, huyện Bình Tân tranh thủ xuống giống dưa hấu tết khi nước lũ chưa rút cạn hay còn được gọi là dưa mô. Nghe có vẻ rất lạ nhưng ý tưởng này đã có từ lâu, lúc đầu vật liệu độn mô là năng, dần dần hết năng bà con chuyển sang dùng lục bình và bèo tai chuột. Nhưng để có được nguồn vật liệu này, bà con phải ra tận sông Hậu để vớt vào khoảng tháng 6 – 7 sau khi làm xong vụ lúa hè thu để đem về nuôi trong ruộng của mình, chăm sóc bón phân để chúng sinh sôi, nảy nở càng nhiều càng tốt. Đến ngày trồng bà con tiến hành chất mô gồm 3 lớp: lục bình, bèo, rơm sau đó cặm cây cố định mô rồi mới đặt cây con xuống với khoảng cách trồng cây cách cây 70 cm, liếp cách liếp 2,5 – 3 m , lúc này cây đã được 2 – 3 lá do đã được ươm và ghép sẵn trong bầu ít nhất 10 - 15 ngày. Bà con cho biết đặt cây xuống lúc này để dưa có sự tăng trưởng kịp dưa vụ tết mặc dù sự tăng trưởng của chúng không đáng kể do chân ruộng còn nước nên người dân không chăm bón được nhiều. Đến khi lũ rút hết bà con mới chăm bón tích cực cho dưa phát triển tốt. Khác với dưa bình thường hình dạng trái ít được chú trọng nhưng đối với dưa chưng tết của bà con Tân Hưng thì làm sao trái có dạng tròn càng to càng tốt. Để đạt được trái to như mong muốn thường bà con chọn để hai trái ở vị trí lá 22-25 sau đó chỉ chọn lại một trái để chăm bón và đặc biệt phải kê trái để tránh tiếp xúc với mặt đất nhằm hạn chế côn trùng gây hại vỏ hoặc có vết dị dạng sẽ bán không được giá cao. Vào khoảng thời gian này, nếu có dịp đi dọc theo tỉnh lộ 908 đến địa phận xã Tân Hưng chúng ta có thể dễ dàng thấy những luống dưa hấu đang đua nhau phát triển xanh mượt từng ngày như sẵn sàng cho một mùa xuân yên vui, hạnh phúc. <o>:p></o>:p>
Với cách làm này, bà con nông dân xã Tân Hưng vừa có những quả dưa hấu ngon chưng bàn thờ tổ tiên trong dịp tết vừa có thêm nguồn thu nhập đáng kể góp phần làm cho không khí đón xuân thêm sung túc hơn. Hy vọng năm nay dưa hấu tết của bà con nông dân xã Tân Hưng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong ngày tết.<o>:p></o>:p>
<o>:p> </o>:p>
 
Back
Top