Trồng gấc ở Tây Ninh

  • Thread starter ngovantruong
  • Ngày gửi
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm.


Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào...



Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.

Trong những năm gần đây một số địa phương đã chọn cây trồng này để phát triển kinh tế nông thôn nông nghiệp trong đó có Tây Ninh với diện tích hàng chục hecta. Mỗi ngày lượng gấc thu hoạch trên toàn tỉnh khi vào vụ lên đến hàng chục tấn.

Thời gian từ khi gieo giống đến khi thu hoạch khoảng 9 tháng đến 1 năm, Gấc cho quả hầu như quanh năm tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, và rộ mùa vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch.



Lò sấy gấc vừa được lắp tại Phường II - tp. Tây Ninh

Gấc sau khi thu hoạch thường được bán tươi cho các đơn vị chế biến các sản phẩm về gấc như dầu gấc, bột gấc … Để chủ động đầu ra cho sản phẩm không lệ thuộc vào các công ty lớn người dân đã tự đầu tư lò sấy để sấy gấc tại chỗ sau đó bán sản phẩm đã sơ chế cho các công ty. Việc làm này giúp giảm giá thành vận chuyển và người dân trồng gấc có thể bảo quản, lưu trữ.



Lò sấy gấc ở Suối Sâu - Trảng Bàng - Tây Ninh

Tính từ đầu năm đến nay có hơn 5 lò sấy gấc được đầu tư trên toàn tỉnh Tây Ninh, 2 lò ở Trảng Bàng, 2 lò ở tp. Tây Ninh và 1 lò ở địa bàn huyện Hòa Thành. Thiết nghĩ đây là cách làm tốt không chỉ cho cây gấc mà cho hầu hết các loại cây nông nghiệp hoa màu khác nhằm xóa bỏ cảnh được mùa – mất giá và được giá – mất mùa giúp người dân có thể làm giàu bằng chính công sức của mình.

Ngô Vân Trường
www.maysaythiennam.com
 


Last edited by a moderator:
Bạn nói sai rồi.

Gấc miền Bắc thì mùa đông lụi tàn, mùa Xuân
mới mọc mầm từ gốc lên, thì làm sao có rộ
trái vào tháng Giêng âm lịch được? Bạn nên
nói đó là mùa gấc ở miền Nam, cụ thể là Tây
Ninh thôi.

Một điều đáng suy ngẫm nữa là giá gấc khô
bán buôn hàng tấn là bao nhiêu tiền? Và bán
cho nước nào? Với khả năng mỗi năm bao nhiêu
tấn? Gấc bán trong dân gian thì khá rẻ, và
mức tiêu thụ cũng rất thấp.
 
Bạn nói sai rồi.

Gấc miền Bắc thì mùa đông lụi tàn, mùa Xuân
mới mọc mầm từ gốc lên, thì làm sao có rộ
trái vào tháng Giêng âm lịch được? Bạn nên
nói đó là mùa gấc ở miền Nam, cụ thể là Tây
Ninh thôi.

Một điều đáng suy ngẫm nữa là giá gấc khô
bán buôn hàng tấn là bao nhiêu tiền? Và bán
cho nước nào? Với khả năng mỗi năm bao nhiêu
tấn? Gấc bán trong dân gian thì khá rẻ, và
mức tiêu thụ cũng rất thấp.
Cảm ơn bạn đã góp ý, Gấc khô hiện nay người dân vẫn đang bán cho Gấc Việt, giá giao động từ 200 - 250 ngàn đồng / kg. nguồn xuất khẩu thì mình chưa rõ.
 
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm.


Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào...



Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.

Trong những năm gần đây một số địa phương đã chọn cây trồng này để phát triển kinh tế nông thôn nông nghiệp trong đó có Tây Ninh với diện tích hàng chục hecta. Mỗi ngày lượng gấc thu hoạch trên toàn tỉnh khi vào vụ lên đến hàng chục tấn.

Thời gian từ khi gieo giống đến khi thu hoạch khoảng 9 tháng đến 1 năm, Gấc cho quả hầu như quanh năm tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, và rộ mùa vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch.



Lò sấy gấc vừa được lắp tại Phường II - tp. Tây Ninh

Gấc sau khi thu hoạch thường được bán tươi cho các đơn vị chế biến các sản phẩm về gấc như dầu gấc, bột gấc … Để chủ động đầu ra cho sản phẩm không lệ thuộc vào các công ty lớn người dân đã tự đầu tư lò sấy để sấy gấc tại chỗ sau đó bán sản phẩm đã sơ chế cho các công ty. Việc làm này giúp giảm giá thành vận chuyển và người dân trồng gấc có thể bảo quản, lưu trữ.



Lò sấy gấc ở Suối Sâu - Trảng Bàng - Tây Ninh
hi vọng nghề trồng gấc ngày càng phát triển
Tính từ đầu năm đến nay có hơn 5 lò sấy gấc được đầu tư trên toàn tỉnh Tây Ninh, 2 lò ở Trảng Bàng, 2 lò ở tp. Tây Ninh và 1 lò ở địa bàn huyện Hòa Thành. Thiết nghĩ đây là cách làm tốt không chỉ cho cây gấc mà cho hầu hết các loại cây nông nghiệp hoa màu khác nhằm xóa bỏ cảnh được mùa – mất giá và được giá – mất mùa giúp người dân có thể làm giàu bằng chính công sức của mình.

Ngô Vân Trường
 
Bạn nói sai rồi.

Gấc miền Bắc thì mùa đông lụi tàn, mùa Xuân
mới mọc mầm từ gốc lên, thì làm sao có rộ
trái vào tháng Giêng âm lịch được? Bạn nên
nói đó là mùa gấc ở miền Nam, cụ thể là Tây
Ninh thôi.

Một điều đáng suy ngẫm nữa là giá gấc khô
bán buôn hàng tấn là bao nhiêu tiền? Và bán
cho nước nào? Với khả năng mỗi năm bao nhiêu
tấn? Gấc bán trong dân gian thì khá rẻ, và
mức tiêu thụ cũng rất thấp.
Chỗ em có 1 anh trồng 2ha gấc loại cao sản, lấy giống từ Bắc Giang, khi trồng có thu hoạch rồi thì giá rớt quá hình như đợt đó giá 8k - 10k/kg quả tươi thì phải, em ko nhớ rõ, nơi thu mua từng đặt hàng thì họ đòi phải trên 1 tấn mới thu, buồn. Phải đem bán tứ tung, tự chở đi bán, loại gấc đó trái khá to, nhưng thu hoạch thì không đồng đều, nên không đủ số lượng 1 tấn.

Giờ thì duy trì trồng nhưng trồng ớt dưới giàn gấc.

Không biết giá gấc trong miền Nam thì thế nào?
 
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm.


Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào...



Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.

Trong những năm gần đây một số địa phương đã chọn cây trồng này để phát triển kinh tế nông thôn nông nghiệp trong đó có Tây Ninh với diện tích hàng chục hecta. Mỗi ngày lượng gấc thu hoạch trên toàn tỉnh khi vào vụ lên đến hàng chục tấn.

Thời gian từ khi gieo giống đến khi thu hoạch khoảng 9 tháng đến 1 năm, Gấc cho quả hầu như quanh năm tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, và rộ mùa vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch.



Lò sấy gấc vừa được lắp tại Phường II - tp. Tây Ninh

Gấc sau khi thu hoạch thường được bán tươi cho các đơn vị chế biến các sản phẩm về gấc như dầu gấc, bột gấc … Để chủ động đầu ra cho sản phẩm không lệ thuộc vào các công ty lớn người dân đã tự đầu tư lò sấy để sấy gấc tại chỗ sau đó bán sản phẩm đã sơ chế cho các công ty. Việc làm này giúp giảm giá thành vận chuyển và người dân trồng gấc có thể bảo quản, lưu trữ.



Lò sấy gấc ở Suối Sâu - Trảng Bàng - Tây Ninh

Tính từ đầu năm đến nay có hơn 5 lò sấy gấc được đầu tư trên toàn tỉnh Tây Ninh, 2 lò ở Trảng Bàng, 2 lò ở tp. Tây Ninh và 1 lò ở địa bàn huyện Hòa Thành. Thiết nghĩ đây là cách làm tốt không chỉ cho cây gấc mà cho hầu hết các loại cây nông nghiệp hoa màu khác nhằm xóa bỏ cảnh được mùa – mất giá và được giá – mất mùa giúp người dân có thể làm giàu bằng chính công sức của mình.

Ngô Vân Trường
Cụ thể ở Tây Ninh có những nơi nào có thể tới tham quan được vậy anh?
 

Nói trên 1 tấn mới mua, thì là nói dối.
Thằng đó chẳng có mánh tiêu thụ Gấc đâu.

Tôi ở miền Bắc đến 35 tuổi mới trốn ra
nước ngoài. Mấy chục năm ấy, gấc bán ở
chợ lẻ tẻ vài trái thôi. Nhà tôi có 1
cây, trồng gần chuồng lợn, mỗi năm ra
chừng 50 trái khá to. Mỗi lần tôi hái
2-3 trái mang ra chợ bán, mỗi trái 1
đồng, là món tiền khá lớn. Một ngày tôi
đi làm thuê cực nhọc mới được trả 3 đồng.
Đàn bà thì chỉ được 2 đồng thôi. Tuy thế,
nếu có nhiều Gấc, thì chắc ế, và giá chẳng
được vậy.

Về Gấc, có nhiều tranh cãi lắm. Ví dụ, gấc
đực gấc cái, cũng như tranh cãi về đu đủ vậy.
Cả làng tôi, chẳng có cây gấc đực nào, cũng
như không ai dại gì trồng đu đủ đực cả. Riêng
tôi thì nghĩ rằng không có cây Gấc đực.

Còn vấn đề Gấc có giòi: Gấc có giòi thì vẫn
làm xôi gấc như thường. Giòi lúc nhúc, nhưng
chỉ ăn thịt vỏ màu vàng bí ngô bên ngoài,
chứ không con nào dám chạm vào thịt đỏ bám
ngoài hạt gấc. Tôi cho rằng cơm đỏ ngoài hạt
gấc có chất độc với giòi, mà chỉ người mới
ăn được thôi. Tôi lại nghĩ rằng, sao chúng ta
lại bỏ phí thịt vỏ màu vàng nhỉ? Sao không
phân chất, và thử xào nấu với thịt cá trứng
mà ăn coi có ngon không?

Tôi còn nghĩ: làm sao có máy bóc phần cơm đỏ
bám quanh hạt, rồi nấu với dầu ăn để làm tương
gấc, khỏi phải sấy, làm một mặt hàng khác, để
thêm cách bán, đẩy mạnh sức mua.

Dù sao, riêng tôi kết luận, gấc là một mặt
hàng có tiềm năng trong tương lai mờ mịt, chứ
bây giờ rất khó đầu tư kiếm lời.
 
Chỗ em có 1 anh trồng 2ha gấc loại cao sản, lấy giống từ Bắc Giang, khi trồng có thu hoạch rồi thì giá rớt quá hình như đợt đó giá 8k - 10k/kg quả tươi thì phải, em ko nhớ rõ, nơi thu mua từng đặt hàng thì họ đòi phải trên 1 tấn mới thu, buồn. Phải đem bán tứ tung, tự chở đi bán, loại gấc đó trái khá to, nhưng thu hoạch thì không đồng đều, nên không đủ số lượng 1 tấn.

Giờ thì duy trì trồng nhưng trồng ớt dưới giàn gấc.

Không biết giá gấc trong miền Nam thì thế nào?
Giá tươi ở Tây Ninh mùa này cũng khoảng đó thôi bạn ạh.
Cụ thể ở Tây Ninh có những nơi nào có thể tới tham quan được vậy anh?
Anh đến Tây Ninh gặp tôi, tôi dẫn anh đi tham quan.
Anh Trường sản xuất máy sấy gấc phải không?
Đúng vậy, mình làm máy sấy cho nhiều loại. :)
 
Nói trên 1 tấn mới mua, thì là nói dối.
Thằng đó chẳng có mánh tiêu thụ Gấc đâu.

Tôi ở miền Bắc đến 35 tuổi mới trốn ra
nước ngoài. Mấy chục năm ấy, gấc bán ở
chợ lẻ tẻ vài trái thôi. Nhà tôi có 1
cây, trồng gần chuồng lợn, mỗi năm ra
chừng 50 trái khá to. Mỗi lần tôi hái
2-3 trái mang ra chợ bán, mỗi trái 1
đồng, là món tiền khá lớn. Một ngày tôi
đi làm thuê cực nhọc mới được trả 3 đồng.
Đàn bà thì chỉ được 2 đồng thôi. Tuy thế,
nếu có nhiều Gấc, thì chắc ế, và giá chẳng
được vậy.

Về Gấc, có nhiều tranh cãi lắm. Ví dụ, gấc
đực gấc cái, cũng như tranh cãi về đu đủ vậy.
Cả làng tôi, chẳng có cây gấc đực nào, cũng
như không ai dại gì trồng đu đủ đực cả. Riêng
tôi thì nghĩ rằng không có cây Gấc đực.

Còn vấn đề Gấc có giòi: Gấc có giòi thì vẫn
làm xôi gấc như thường. Giòi lúc nhúc, nhưng
chỉ ăn thịt vỏ màu vàng bí ngô bên ngoài,
chứ không con nào dám chạm vào thịt đỏ bám
ngoài hạt gấc. Tôi cho rằng cơm đỏ ngoài hạt
gấc có chất độc với giòi, mà chỉ người mới
ăn được thôi. Tôi lại nghĩ rằng, sao chúng ta
lại bỏ phí thịt vỏ màu vàng nhỉ? Sao không
phân chất, và thử xào nấu với thịt cá trứng
mà ăn coi có ngon không?

Tôi còn nghĩ: làm sao có máy bóc phần cơm đỏ
bám quanh hạt, rồi nấu với dầu ăn để làm tương
gấc, khỏi phải sấy, làm một mặt hàng khác, để
thêm cách bán, đẩy mạnh sức mua.

Dù sao, riêng tôi kết luận, gấc là một mặt
hàng có tiềm năng trong tương lai mờ mịt, chứ
bây giờ rất khó đầu tư kiếm lời.
Những gì tôi viết là một thực tế tại Tây Ninh, nếu chúng ta cứ phân tích lý thuyết thì cũng khó lắm vì sự hiểu biết của mỗi người đều giới hạn.
Nói trên 1 tấn mới mua, thì là nói dối.
Thằng đó chẳng có mánh tiêu thụ Gấc đâu.

Tôi ở miền Bắc đến 35 tuổi mới trốn ra
nước ngoài. Mấy chục năm ấy, gấc bán ở
chợ lẻ tẻ vài trái thôi. Nhà tôi có 1
cây, trồng gần chuồng lợn, mỗi năm ra
chừng 50 trái khá to. Mỗi lần tôi hái
2-3 trái mang ra chợ bán, mỗi trái 1
đồng, là món tiền khá lớn. Một ngày tôi
đi làm thuê cực nhọc mới được trả 3 đồng.
Đàn bà thì chỉ được 2 đồng thôi. Tuy thế,
nếu có nhiều Gấc, thì chắc ế, và giá chẳng
được vậy.

Về Gấc, có nhiều tranh cãi lắm. Ví dụ, gấc
đực gấc cái, cũng như tranh cãi về đu đủ vậy.
Cả làng tôi, chẳng có cây gấc đực nào, cũng
như không ai dại gì trồng đu đủ đực cả. Riêng
tôi thì nghĩ rằng không có cây Gấc đực.

Còn vấn đề Gấc có giòi: Gấc có giòi thì vẫn
làm xôi gấc như thường. Giòi lúc nhúc, nhưng
chỉ ăn thịt vỏ màu vàng bí ngô bên ngoài,
chứ không con nào dám chạm vào thịt đỏ bám
ngoài hạt gấc. Tôi cho rằng cơm đỏ ngoài hạt
gấc có chất độc với giòi, mà chỉ người mới
ăn được thôi. Tôi lại nghĩ rằng, sao chúng ta
lại bỏ phí thịt vỏ màu vàng nhỉ? Sao không
phân chất, và thử xào nấu với thịt cá trứng
mà ăn coi có ngon không?

Tôi còn nghĩ: làm sao có máy bóc phần cơm đỏ
bám quanh hạt, rồi nấu với dầu ăn để làm tương
gấc, khỏi phải sấy, làm một mặt hàng khác, để
thêm cách bán, đẩy mạnh sức mua.

Dù sao, riêng tôi kết luận, gấc là một mặt
hàng có tiềm năng trong tương lai mờ mịt, chứ
bây giờ rất khó đầu tư kiếm lời.
Những gì tôi viết là một thực tế tại Tây Ninh, nếu chúng ta cứ phân tích lý thuyết thì cũng khó lắm vì sự hiểu biết của mỗi người đều giới hạn.
chà, vậy thì căng nhỉ? ngoài sấy khô có bảo quản đông lạnh nữa đúng ko bác?
Sao căng hả bạn ? về bảo quản lạnh thì mình không rõ.
chà, vậy thì căng nhỉ? ngoài sấy khô có bảo quản đông lạnh nữa đúng ko bác?
Sao căng hả bạn ? về bảo quản lạnh thì mình không rõ.
 
Không phải lý thuyết đâu. Tôi kể chuyện
thật đã xảy ra suốt 3 chục năm tôi sống
ngoài bắc. Bây giờ bà con ngoài bắc có ăn
nhiều gấc hơn ngày xưa hay không thì tôi
không biết. Lúc ấy, gấc là mặt hàng tiêu
thụ ít nhất so với các rau trái khác.

Bạn kể thực tế ở Tây Ninh, nhưng không cụ
thể một chợ, một xã, mỗi tuần, hay mỗi
tháng thì ăn hết bao nhiêu trái gấc?
Số gấc bán ở chợ so với rau trái khác như
rau muống, đu đủ, xoài, cà chua thì nhiều
ít hơn thế nào?

Bảo quản lạnh, có thể là vứt bỏ vỏ đi, chỉ
lấy cùi đỏ (có cả hạt, hay bỏ hạt) bỏ vào
trong bịch nilon, rồi giữ trong tủ lạnh.

Ngày xưa thì tôi lấy cùi đỏ, bỏ hạt, vẫn
còn lớp màng dai trong suốt (rất khó và
tốn nhiều công nếu bỏ màng dai này), xào
với dầu ăn, rồi bỏ lọ. Đến khi ăn cỗ, nhất
là cỗ cưới, thi mang ra đồ xôi gấc. Ngoài
chợ lâu lâu mới bán vài trái. Một chõ xôi
gấc cần ít nhất 2 trái lớn. Một đám cưới
có một mâm xôi gấc, thì cần cả chục trái.
Vì vậy, phải mua góp gấc ngoài chợ rồi bỏ
lên gác bếp, đến khi có đám cưới thì mới có
đủ gấc làm cỗ. Cách này chỉ giữ được gấc
vài ngày hay một hai tuần lễ thôi. Muốn giữ
đựoc lâu hơn, thì cách xào dầu là hay nhất.
Lúc ấy không có tủ lạnh.
 
Nói trên 1 tấn mới mua, thì là nói dối.
Thằng đó chẳng có mánh tiêu thụ Gấc đâu.

Tôi ở miền Bắc đến 35 tuổi mới trốn ra
nước ngoài. Mấy chục năm ấy, gấc bán ở
chợ lẻ tẻ vài trái thôi. Nhà tôi có 1
cây, trồng gần chuồng lợn, mỗi năm ra
chừng 50 trái khá to. Mỗi lần tôi hái
2-3 trái mang ra chợ bán, mỗi trái 1
đồng, là món tiền khá lớn. Một ngày tôi
đi làm thuê cực nhọc mới được trả 3 đồng.
Đàn bà thì chỉ được 2 đồng thôi. Tuy thế,
nếu có nhiều Gấc, thì chắc ế, và giá chẳng
được vậy.

Về Gấc, có nhiều tranh cãi lắm. Ví dụ, gấc
đực gấc cái, cũng như tranh cãi về đu đủ vậy.
Cả làng tôi, chẳng có cây gấc đực nào, cũng
như không ai dại gì trồng đu đủ đực cả. Riêng
tôi thì nghĩ rằng không có cây Gấc đực.

Còn vấn đề Gấc có giòi: Gấc có giòi thì vẫn
làm xôi gấc như thường. Giòi lúc nhúc, nhưng
chỉ ăn thịt vỏ màu vàng bí ngô bên ngoài,
chứ không con nào dám chạm vào thịt đỏ bám
ngoài hạt gấc. Tôi cho rằng cơm đỏ ngoài hạt
gấc có chất độc với giòi, mà chỉ người mới
ăn được thôi. Tôi lại nghĩ rằng, sao chúng ta
lại bỏ phí thịt vỏ màu vàng nhỉ? Sao không
phân chất, và thử xào nấu với thịt cá trứng
mà ăn coi có ngon không?

Tôi còn nghĩ: làm sao có máy bóc phần cơm đỏ
bám quanh hạt, rồi nấu với dầu ăn để làm tương
gấc, khỏi phải sấy, làm một mặt hàng khác, để
thêm cách bán, đẩy mạnh sức mua.

Dù sao, riêng tôi kết luận, gấc là một mặt
hàng có tiềm năng trong tương lai mờ mịt, chứ
bây giờ rất khó đầu tư kiếm lời.
Người ta nói người miền Bắc thường nói thâm thúy và nói ẩn dụ, nói 1 ý nhưng hiểu thành nhiều ý. Bác đọc lại cái nhé, chỗ em bôi đậm ấy:

Chỗ em có 1 anh trồng 2ha gấc loại cao sản, lấy giống từ Bắc Giang, khi trồng có thu hoạch rồi thì giá rớt quá hình như đợt đó giá 8k - 10k/kg quả tươi thì phải, em ko nhớ rõ, nơi thu mua từng đặt hàng thì họ đòi phải trên 1 tấn mới thu, buồn. Phải đem bán tứ tung, tự chở đi bán, loại gấc đó trái khá to, nhưng thu hoạch thì không đồng đều, nên không đủ số lượng 1 tấn.

Giờ thì duy trì trồng nhưng trồng ớt dưới giàn gấc.

Không biết giá gấc trong miền Nam thì thế nào?

Em và bác cùng là người miền Bắc, mà bác đọc cũng không thèm suy nghĩ: trên 1 tấn mới thu mua là thu tận nơi đó bác, còn dưới 1 tấn hoặc lẻ tẻ thì tự chở đi mà bán. Em ghi rõ vậy rồi mà bác còn chém được.
 
Không phải lý thuyết đâu. Tôi kể chuyện
thật đã xảy ra suốt 3 chục năm tôi sống
ngoài bắc. Bây giờ bà con ngoài bắc có ăn
nhiều gấc hơn ngày xưa hay không thì tôi
không biết. Lúc ấy, gấc là mặt hàng tiêu
thụ ít nhất so với các rau trái khác.

Bạn kể thực tế ở Tây Ninh, nhưng không cụ
thể một chợ, một xã, mỗi tuần, hay mỗi
tháng thì ăn hết bao nhiêu trái gấc?
Số gấc bán ở chợ so với rau trái khác như
rau muống, đu đủ, xoài, cà chua thì nhiều
ít hơn thế nào?

Bảo quản lạnh, có thể là vứt bỏ vỏ đi, chỉ
lấy cùi đỏ (có cả hạt, hay bỏ hạt) bỏ vào
trong bịch nilon, rồi giữ trong tủ lạnh.

Ngày xưa thì tôi lấy cùi đỏ, bỏ hạt, vẫn
còn lớp màng dai trong suốt (rất khó và
tốn nhiều công nếu bỏ màng dai này), xào
với dầu ăn, rồi bỏ lọ. Đến khi ăn cỗ, nhất
là cỗ cưới, thi mang ra đồ xôi gấc. Ngoài
chợ lâu lâu mới bán vài trái. Một chõ xôi
gấc cần ít nhất 2 trái lớn. Một đám cưới
có một mâm xôi gấc, thì cần cả chục trái.
Vì vậy, phải mua góp gấc ngoài chợ rồi bỏ
lên gác bếp, đến khi có đám cưới thì mới có
đủ gấc làm cỗ. Cách này chỉ giữ được gấc
vài ngày hay một hai tuần lễ thôi. Muốn giữ
đựoc lâu hơn, thì cách xào dầu là hay nhất.
Lúc ấy không có tủ lạnh.
< ... Gấc sau khi thu hoạch thường được bán tươi cho các đơn vị chế biến các sản phẩm về gấc như dầu gấc, bột gấc … > chứ dân Tây Ninh làm sao ăn hết một ngày gần chục tấn quả tươi hở bác ?
Bác dùng con mắt của cách đây mấy chục năm để phân tích thị trường nông nghiệp của VIệt Nam hôm nay thì làm sao phù hợp nữa ?
 
< ... Gấc sau khi thu hoạch thường được bán tươi cho các đơn vị chế biến các sản phẩm về gấc như dầu gấc, bột gấc … > chứ dân Tây Ninh làm sao ăn hết một ngày gần chục tấn quả tươi hở bác ?
Bác dùng con mắt của cách đây mấy chục năm để phân tích thị trường nông nghiệp của VIệt Nam hôm nay thì làm sao phù hợp nữa ?
Em muốn lên thăm quan nơi sấy gấc ở Tây Ninh thì tới đâu vậy anh?
 
Khu vực Đồng Nai, Tp.HCM tôi muốn mua khoảng vài chục gốc gấc thì liên hệ ở đâu vậy các bác?
 
Ngót mấy chục năm khi con đường từ Trảng Bàng đi thẳng lên núi Bà Đen , trên con đường này vào mùa gấc , ven theo đường người ta chất gấc chín thành đống, để bán cho thương lái đi các nơi. Buổi sáng vừa lé sáng thì thấy, đến gần trưa thì chẳng còn quả gấc nào. Hiện nay có nhiều giống gấc, nhưng theo tôi , tôi ưa chuộng nhất là giống gấc địa phương Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh. Giống này đã được trồng từ lâu đời. Ngày trước người ta trồng theo hàng rào để lấy gấc làm màu xôi, và màu thực phẩm khác.
Giống gấc địa phương có nhược điểm là trái thưa, trái theo mùa vụ, qua mùa thì tàn lụi
Ưu điểm của giống địa phương là trái to , ít sâu bệnh, gốc gấc sống trên 10 năm, cứ ra lá ,dây, hoa trái chín rồi tàn rụi. Nằm đó chờ mùa sau cho trái tiếp. Càng lâu năm gốc gấc cho nhiều trái. Có một vài người trồng gấc để dưỡng già. Vì dây gấc địa phương không cần nhiều công chăm sóc, và cũng không thấy ai bón phân cho nó. Nhưng với hiện nay đất đai càng ngày giảm đi chất dinh dưỡng và người trồng tiếp bộ, trồng dầy nên cần bón thêm 1 ít phân vào mùa gấc có hoa lá trái
 
Tôi chém thằng thu mua gấc của bạn, chứ
không chém bạn đâu.

Cái giống buôn bán, khi khan hàng, thì
chịu khó đi tận hang cùng ngõ hẻm gom
hàng. Góp gió thành bão. Khi thừa hàng,
thì chảnh, nói đại gia chỉ làm ăn lớn!
 


Back
Top