Trồng rừng hay phá rừng?

  • Thread starter repthuy
  • Ngày gửi

Trong quá trình phát thực bì để thực hiện chính sách, dự án trồng rừng phòng hộ năm 2014, BQL rừng phòng hộ Anh Sơn không chỉ vi phạm các quy trình kỹ thuật mà còn có những dấu hiệu lợi dụng chính sách để phá rừng.

13-52-29_nh1.jpg

Số gỗ bị bắt giữ tại Trạm BVR Cao Vều

Chặt, đốt để trồng rừng phòng hộ

Năm 2014, BQL rừng phòng hộ Anh Sơn được UBND tỉnh Nghệ An và Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An giao chỉ tiêu và phê duyệt dự án trồng 75,2 ha rừng phòng hộ. Sau khi nhận chỉ tiêu và lên kế hoạch, cuối tháng 7 vừa rồi BQL rừng phòng hộ Anh Sơn ra Quyết định phân công các Trạm bảo vệ rừng tổ chức phát thực bì để trồng rừng xen dặm.

Nhưng khi đơn vị này mới chỉ thực hiện công tác phát thực bì được vài ngày thì Phòng Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an tỉnh Nghệ An) đã phát hiện một khối lượng gỗ trên chính diện tích mà BQL rừng phòng hộ Anh Sơn được giao trồng rừng phòng hộ.

Cụ thể, ngày 2/8/2014, lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện Anh Sơn tổ chức bắt giữ tổng cộng 29,35 m3 gỗ tại lô A khoảnh 13 và lô A khoảnh 9 thuộc tiểu khu 946, diện tích khoảng 0,5 ha ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn.

Đây là vị trí nằm trong diện tích BQL rừng phòng hộ Anh Sơn ra Quyết định giao cho Trạm bảo vệ rừng Cao Vều tổ chức phát thực bì để trồng rừng phòng hộ trên tổng diện tích khoảng 19,2 ha. Hầu hết số gỗ bị bắt giữ ở dạng gỗ tròn, dấu vết còn rất mới. Sau khi bị phát hiện và bắt giữ, toàn bộ số gỗ vi phạm hiện đang được cất giữ ngay tại khuôn viên của Trạm bảo vệ rừng Cao Vều.

Đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng do vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Nhưng điều dư luận hết sức quan tâm và hoài nghi là liệu trong quá trình phát thực bì, Trạm BVR Cao Vều chỉ chặt 29,35 m3 gỗ hay thực tế số lượng bị đốn hạ còn lớn hơn nhiều?

Việc phê duyệt và thẩm định cho BQL rừng phòng hộ Anh Sơn phát thực bì để trồng rừng liệu có đúng quy trình? Do phía cơ quan điều tra chưa khép hồ sơ nên để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, PV NNVN đã vượt rừng điều tra độc lập và phát hiện nhiều tình tiết đáng lưu ý.

Tại vị trí thực địa ở tiểu khu 946, theo quan sát của chúng tôi, một diện tích lớn không chỉ bị phát trắng mà thậm chí còn bị đốt cháy nham nhở. Hàng trăm gốc cây nằm chỏng chơ dọc theo cánh rừng hai bên khu vực Khe Dâu và Khe Nứa.

13-52-29_nh2.jpg

13-52-29_nh22.jpg

Số gỗ giấu trong rừng mà PV NNVN phát hiện

Theo người dân địa phương, khu rừng này khoảng gần 20 năm trước là rừng khai thác và bãi tập kết gỗ của lâm trường Anh Sơn. Sau khi chuyển từ hoạt động khai thác sang bảo vệ, rừng đang trong quá trình phục hồi, vậy nhưng không hiểu sao BQL rừng phòng hộ Anh Sơn lại thiết kế quy hoạch để xin Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đồng ý phê duyệt cho họ được trồng rừng phòng hộ?

Điều đáng quan tâm là nếu nhìn vào thực trạng khu vực bị phát đốt, thì những nghi ngờ về số lượng gỗ thực sự đã bị đốn hạ ở khu vực này vượt quá số lượng mà PC49 đã bắt giữ cũng không phải là không có lý.

Đặc biệt, ở cách Trạm BVR Cao Vều không xa, PV NNVN đã phát hiện một số lượng gỗ khá lớn được che giấu trong các bụi rậm, dấu vết còn rất mới, khối lượng gỗ cũng rất giống với số lượng PC49 đã bắt giữ. Rất có thể, số gỗ này cũng nằm trong số “thực bì” mà Trạm BVR Cao Vều đã “phát”?

Mặc dù vậy, khi chúng tôi thắc mắc về số gỗ bí ẩn này, cả ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc BQL rừng phòng hộ Anh Sơn và ông Nguyễn Trọng Độ, Trạm trưởng Trạm BVR Cao Vều đều phủ nhận. Họ cho rằng đó có thể là gỗ “vô chủ” do đặc thù của khu vực này tập trung nhiều gỗ của các DN kinh doanh lâm sản?

Đến thời điểm này, tất cả các đầu mối của vụ việc hiện vẫn còn nằm trong quá trình điều tra của PC49. Cả BQL rừng phòng hộ Anh Sơn, Hạt Kiểm lâm Anh Sơn, Chi cục lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đều không có nhiều thông tin về số lượng gỗ bị bắt giữ thật sự cũng như những đối tượng liên quan đến vụ việc.

Với hi vọng có thêm thông tin, ngày 21/8 chúng tôi đã liên hệ làm việc với PC49 (CA tỉnh Nghệ An), nhưng Đại tá Trần Hữu Hồng, Trưởng phòng PC49 lại từ chối cung cấp thông tin với lý do vụ việc đang trong quá trình điều tra.

Bất đắc dĩ, chúng tôi đành cung cấp cho ông Hồng một số hình ảnh về số gỗ “vô chủ” nói trên. Chỉ một vài giờ đồng hồ sau đó, chúng tôi nhận được tin báo của người dân địa phương là PC49 tiếp tục bắt giữ một khối lượng gỗ nữa trong khu vực quản lý của BQL rừng phòng hộ Anh Sơn, tuy nhiên, khối lượng cụ thể bao nhiêu thì cơ quan này tiếp tục giữ kín, không tiết lộ.

13-52-29_nh3.jpg

Hiện trường khu vực rừng bị phát đốt

Ai phải chịu trách nhiệm?

Theo Quyết định của BQL rừng phòng hộ Anh Sơn thì tiểu khu 946 được giao cho Trạm BVR Cao Vều phát và trồng rừng. Hai người phụ trách là Trạm trưởng Nguyễn Trọng Độ và ông Nguyễn Sinh Cùng.

Trong quá trình điều tra, PV NNVN phát hiện, ngay trong khuôn viên của Trạm BVR Cao Vều có rất nhiều máy móc, cưa xưởng chế biến gỗ. Lý giải điều bất hợp lý này, cả Trạm trưởng Nguyễn Trọng Độ lẫn lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Anh Sơn thản nhiên thừa nhận: Trạm cho một số DN thuê đất đặt xưởng sơ chế gỗ. Với cơchế cực kỳ thoáng như vậy dễ hiểu vì sao BQL rừng phòng hộ Anh Sơn lại để xảy ra chuyện phát thực bì phát đốt luôn cả cây rừng.
Ông Độ cho biết: Sau khi nhận được quyết định, ngày 31/7 ông thuê người dân trong bản Cao Vều chia thành nhiều tổ phát thực bì, nhưng “do bận đi học, không có điều kiện giám sát nên một số người dân đốn hạ luôn cây đứng, mới làm được mấy ngày thì công an lên bắt”.

“Sau khi thấy số lượng gỗ bị bắt giữ tôi cũng thấy “nóng ruột”, nhưng cứ nghĩ rừng toàn dây leo bụi rậm nên không để ý. BQL tự lập thiết kế trình lên Chi cục lâm nghiệp tỉnh Nghệ An thẩm định rồi nên quy trình chắc không có vấn đề gì, tự nhiên thấy cảnh sát môi trường vào bắt giữ, còn khối lượng bị bắt giữ bao nhiêu tôi cũng không rõ”.

Đại diện BQL rừng phòng hộ Anh Sơn, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc cũng trả lời hết sức vô tư: “Toàn bộ vấn đề chưa có kết luận và thông báo nào gửi cho đơn vị cả nên chúng tôi vẫn cho anh em phát thực bì tiếp.

Theo tôi, toàn bộ quy trình trồng rừng phòng hộ đều thực hiện đúng, chỉ có người thực hiện là sai. Cụ thể, những nhân công được thuê phát thực bì hơi sơ suất”.

Ông Đức cũng nói rằng, bản thân ông thừa hiểu đối tượng thiết kế trồng rừng phân thành 3 loại, 1a, 1b và 1c. Không có chuyện lợi dụng chính sách để phá rừng.

13-52-29_nh4.jpg

Xưởng chế biến gỗ nằm ngay trong khuôn viên Trạm BVR Cao Vều
Khi chúng tôi thông tin rằng Trạm BVR Cao Vều không chỉ đốn cây mà còn phát đốt, ông Đức khẳng định: Ngày hôm qua tôi mới đi kiểm tra trồng rừng, có thấy hiện tượng đốt ở chỗ nào đâu.

Trong buổi làm việc với NNVN, ông Đinh Nho Trọng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Anh Sơn khẳng định chắc nịch: Trước hết, để xảy ra vấn đề này là do quá trình thiết kế hơi lơ là, làm không cẩn thận. Trách nhiệm lớn nhất thuộc về cơ quan ký quyết định phê duyệt, cơ quan tham mưu thẩm định và chủ rừng. Trồng rừng phòng hộ có quy trình khác với trồng rừng sản xuất. Phải phát theo lô theo luống, không được phát trắng mà phải tuân thủ nguyên tắc “băng chặt băng trừ”.

Những cây có khả năng phục hồi phải trừ ra, đằng này các ông phát đốt là sai rõ ràng rồi. Chưa kể, về nguyên tắc, trước khi phát thực bì BQL rừng phòng hộ Anh Sơn phải trình hồ sơ để lực lượng kiểm lâm giám sát nhưng phải đến khi PC49 bắt giữ số lượng gỗ trên thì hạt kiểm lâm mới nhận được hồ sơ”.

Nếu theo lời ông Trọng thì có vẻ như quy trình thẩm định để BQL rừng phòng hộ Anh Sơn “phá rừng để trồng rừng” là có vấn đề.

Tuy nhiên, trả lời Báo NNVN, ông Đặng Xuân Minh, Chi cục trưởng Chi cục lâm nghiệp tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện Chi cục chưa có báo cáo chính thức của BQL rừng phòng hộ Anh Sơn, tuy nhiên tôi có thể cam đoan việc thẩm định và phê duyệt là đúng quy trình, đủ các tiêu chí phát thực bì và trồng rừng phòng hộ.

Cái sai rõ ràng ở đây là do công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện không đúng với quy trình kỹ thuật. Trong diện tích thiết kế, về nguyên tắc không được chặt, phải giữ lại các cây gỗ đang trong trạng thái phục hồi. Tuyệt đối không được đốt. Về chuyện khối lượng gỗ bị PC49 bắt giữ thì bản thân Chi cục lâm nghiệp cũng không được biết là bao nhiêu.

Theo: HOÀNG ANH/ NNVN
 


Các cơ quan khác nhau, kể cả phóng viên, đều làm
việc riêng rẽ, và có những bí quyết không cho ai
khác biết việc mình làm. Bí quyến làm ra tiền.
 
Lâm tặc chặc 1 cây còn biết!ở mjh đây phá nguyên quả đồi trồng cây công nghiệp thì éo bít?kiểm lâm + lâm trường bị ui mẹ rồi!
 
Các cơ quan khác nhau, kể cả phóng viên, đều làm
việc riêng rẽ, và có những bí quyết không cho ai
khác biết việc mình làm. Bí quyến làm ra tiền.

Khi quan chức bắt tay với Lâm tặc, Cát tặc, gian hồ thì mối nguy khôn lườn. Cái phổ biến nhất ở VN là làm việc rất quan liêu bàn giấy, thủ tục, mà không có kiểm tra kiểm soát thực tế, thực địa.
 


Back
Top