Trung Quốc thu mua hàng hóa Việt Nam

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
X

Xuan Vu

Guest
<hr style="color: rgb(225, 225, 225);" size="1"> Trung quốc mua rất nhiều hàng hóa của Việt nam ta, như mua đỉa, mua rùa... v... v.
Hôm nay tôi được 4 cuộc gọi đến hỏi mua trứng rắn ráo trâu, bán sang Trung Quốc với số lượng lớn. Bên người mua nói, bên Trung Quốc đang mở mấy trang trại rất lớn nuôi rắn ráo trâu , nhưng chưa có con giống cần mua trứng về làm giống và dể dàng vận chuyển. Thực hư thế nào thì tôi chưa biết, hiện nay tôi chưa có đủ số trứng cho khách hàng quen của tôi, nên tôi chưa dám nhận lời bán qua Trung Quốc. Và chưa biết giá cả thế nào, ace nào có bán qua trứng rắn qua Trung Quốc rồi, xin cho tôi cái giá để tôi tham khảo .
Cám ơn nhiều
 


Tùy theo thỏa thuận , tại trại hay chuyển ra ngoài bắc cũng được , tùy giá cả thôi bạn. Mình chưa có ý định bán nên không hỏi rỏ giá cả bạn à
 
tẩy chay thằng Trung Quốc

<HR style="COLOR: rgb(225,225,225)" SIZE=1>Trung quốc mua rất nhiều hàng hóa của Việt nam ta, như mua đỉa, mua rùa... v... v.
Hôm nay tôi được 4 cuộc gọi đến hỏi mua trứng rắn ráo trâu, bán sang Trung Quốc với số lượng lớn. Bên người mua nói, bên Trung Quốc đang mở mấy trang trại rất lớn nuôi rắn ráo trâu , nhưng chưa có con giống cần mua trứng về làm giống và dể dàng vận chuyển. Thực hư thế nào thì tôi chưa biết, hiện nay tôi chưa có đủ số trứng cho khách hàng quen của tôi, nên tôi chưa dám nhận lời bán qua Trung Quốc. Và chưa biết giá cả thế nào, ace nào có bán qua trứng rắn qua Trung Quốc rồi, xin cho tôi cái giá để tôi tham khảo .
Cám ơn nhiều

từ trước đến nay, TQ mua những mặt hàng như rắn, rùa, sừng, móng trâu, bò... bán sâu cho chim (sơ ý chỉ cần vài con sâu này thoát ra ngoài sinh trưởng rất nhanh, phá hoại mua màng), thuốc diệt chuột (nhưng chuột ăn không chết, mà còn tăng trưởng rất nhanh) .... vì sao??? ... họ muốn tiêu diệt nền nông nghiệp và con người VN chăng? thời gian gần đây còn mua cả con Đỉa giá cao xuất sang TQ, không biết họ âm mưu cái gì đây?! VN mình vì lợi nhuận đổ xô nhau nuôi đỉa, khi nuôi với số lượng nhiều họ sẽ không mua nữa, lúc đó thì sao hả (nên nhớ rằng con đỉa sống rất dai, ở nhiệt độ vài trăm độ nó không chết mà còn sinh trưởng rất nhanh)? Vì vậy VN ta nên tẩy chay các mặt hàng, mua bán của họ, họ không tốt lành gì đâu, họ muốn tiêu diệt chúng ta.
 
Last edited by a moderator:
<hr style="color: rgb(225, 225, 225);" size="1"> Trung quốc mua rất nhiều hàng hóa của Việt nam ta, như mua đỉa, mua rùa... v... v.
Hôm nay tôi được 4 cuộc gọi đến hỏi mua trứng rắn ráo trâu, bán sang Trung Quốc với số lượng lớn. Bên người mua nói, bên Trung Quốc đang mở mấy trang trại rất lớn nuôi rắn ráo trâu , nhưng chưa có con giống cần mua trứng về làm giống và dể dàng vận chuyển. Thực hư thế nào thì tôi chưa biết, hiện nay tôi chưa có đủ số trứng cho khách hàng quen của tôi, nên tôi chưa dám nhận lời bán qua Trung Quốc. Và chưa biết giá cả thế nào, ace nào có bán qua trứng rắn qua Trung Quốc rồi, xin cho tôi cái giá để tôi tham khảo .
Cám ơn nhiều
bán qua trung quốc chỉ lợi trước mắt thôi còn về lâu dài sau này thì dân việt nam ta hok có lợi,lúc đó trung quốc hàng hóa nhiều rồi thì họ ém giá của việt nam mình xuống thấp.rắn ráo trâu sống tự nhiên ở trung quốc hok sống được hoặc là rất hiếm bởi do khí hậu.cho nên những gì thận lợi với việt nam thì cứ đễ cho dân việt nam mình kiếm lợi nhuận....bác ơi đừng bán bác ơi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Nói TQ tìm mọi cách thu mua hàng hóa của VN chỉ để mục đích phá hoại? Theo tôi cũng không đúng lắm.

Nhìn lại TQ ta có thể thấy rằng:

- Là nước đông dân nhất thế giới: gần 1.5 tỷ người.

- Tập tục thích dùng hàng hóa tự nhiên, luôn tìm tòi những thứ được cho là quý hiếm về mặt dược học, bồi bổ...

- Trình độ dân trí cũng còn thấp, do đó kiểu thông tin truyền miệng đặc biệt ở một mức độ rất cao, chỉ cần một người đồn thổi về một loại thức ăn hay loại dược liệu nào đó là lập tức trở thành làn sóng, làn sóng này có tác dụng rất lớn vì họ tới 1.5 tỷ người.

- Những năm gần đây, dân TQ ngày càng có thu nhập cao do nền kinh tế phát triển, nhiều đại gia giàu sụ xuất hiện, họ không tiếc tiền để truy lùng về những món ngon vật lạ, nhất là được cho là có tác dụng chữa bệnh hay bồi bổ gì đó.

Chúng ta cũng không nên quá e dè về vấn đề TQ sang VN mua những loại hàng hóa được cho là khó hiểu này, mà ngược lại đôi khi đó là những cơ hội cho chúng ta. Chiúng ta vẫn rất cần những đầu ra lớn như thị trường TQ để xúc tiến sản xuất. Quan trọng là khi hợp đồng chúng ta phải tính toán như thế nào để tránh trường hợp khách hàng bỏ hàng không nhận, gây thiệt hại khủng hoảng thừa.

Trở lại vấn đề khách hàng đặt vấn đề mua trứng rắn của anh Xuân Vũ, anh tiếp tục bàn bạc kỹ càng xem như thế nào về giá cả, phương thức giao nhận hàng, phương thức thanh toán, số lượng đặt hàng, rồi vấn đề pháp lý nữa...Nếu một mình anh không thể đảm nhận hết được thì có thể kêu gọi anh em cùng hợp tác tham gia, giữ thị trường đừng để cho nó bị loạn. Theo tôi được biết thì thị trường TQ đối với rắn hổ vện là rất lớn.

Vài ý kiến góp cùng.
 
Smod nguyenhungdung nói đúng lắm.chúng ta ko nên e dè.và ngại ngùng gì cả.Nhưng cái quan trong là phải cẩn thận khi ký họp đồng với họ.Theo tôi nghĩ thì:khi nhận họp đồng gì với người nước ngoài ae nên lập một topic để cả nhà chúng ta cùng bàn bạc và góp ý.bởi lẽ "một cây làm chẳng nên non ,3 cây dụm lại nên hòn núi cao" Vài lời góp ý chúc ae vui
 

Last edited by a moderator:
thiết nghĩ. Họ lấy trứng về TQ ấp nở thì rắn sẽ quen khí hậu TQ, từ đó họ sẽ cho sinh sản rất dễ. Giá rắn VN sẽ giảm, Mình chỉ nên bán rắn thịt thôi bác Xuan Vũ ạ. o91 là lợi thế của mình mà.
 
thiết nghĩ. Họ lấy trứng về TQ ấp nở thì rắn sẽ quen khí hậu TQ, từ đó họ sẽ cho sinh sản rất dễ. Giá rắn VN sẽ giảm, Mình chỉ nên bán rắn thịt thôi bác Xuan Vũ ạ. o91 là lợi thế của mình mà.
Chính xác. Nhưng con én không làm nên mùa xuân. Một mình Xuân Vũ khó giử yên thị trường. Với TQ hình như việc gì họ cũng làm được (!). Ngày nay, không những mua trứng rắn ráo trâu mà TQ còn thu mua cả rắn ri voi con với số lượng lớn và cũng với giá rất hấp dẫn (khoảng 70k/con). Bà con thử nghĩ, nếu như TQ nuôi thành công thì mai đây con rắn của ta sẽ ra sao (có thể họ nuôi trong nhà kín, giống như kỹ thuật nuôi gà lạnh).
Vì vậy, chỉ với một mình XV hay dăm ba người nuôi rắn hoặc cả diễn đàn ta cũng không thể đủ sức làm thay đổi kế hoạch của ông bạn khổng lồ phương bắc. Nhất thiết phải có bàn tay của nhà nước. Nếu nhà nước thương nông dân và thật sự lo cho nền nông nghiệp nước nhà thì ngay bây giờ phải khẩn trương vào cuộc, đừng để lọt qua biên giới một chú rắn con hay trứng rắn nào nữa (ri voi chỉ mới đẻ lai rai, chắc chắn TQ chưa mua được nhiều).
Liệu các ông to, bà bự có thương nông dân chúng ta không. Phải chờ thôi ........... chờ thôi !!!!!
 
Vì vậy, chỉ với một mình XV hay dăm ba người nuôi rắn hoặc cả diễn đàn ta cũng không thể đủ sức làm thay đổi kế hoạch của ông bạn khổng lồ phương bắc. Nhất thiết phải có bàn tay của nhà nước. Nếu nhà nước thương nông dân và thật sự lo cho nền nông nghiệp nước nhà thì ngay bây giờ phải khẩn trương vào cuộc, đừng để lọt qua biên giới một chú rắn con hay trứng rắn nào nữa (ri voi chỉ mới đẻ lai rai, chắc chắn TQ chưa mua được nhiều).

Con xin có chút ý kiến, việc thương mại mua bán là chuyện bình thường, không bao giờ tránh khỏi và chúng ta hoàn toàn không thể nào cấm đoán ngăn cản hay hạn chế bán, cho dù là trứng rắn.
Điều cốt lỏi là phải hạ giá thành sản xuất, cạnh tranh công bằng với người ta.

Với góc độ kinh tế và là người tiêu dùng: giả sử các bác Việt Nam chúng ta nuôi rắn thương phẩm--> giá 1kg là 500.000, bác TQ nuôi tốt hơn ra giá 200.000 VNĐ, vậy tại sao tôi phải trả 500.000 VNĐ cho 1kg , điều đó hết sức vô lý 300.000đ kia thực sự lãng phí, thất thoát.

Cái gì VN ta có lợi thế hơn thì chúng ta làm, giá trị thương mại XNK là ở chổ đó. Anh A nuôi rắn 500.000đ/1kg, trồng lúa 10.000đ/1kg, còn anh B nuôi rắn giá thành chỉ 200.000đ/1kg trồng lúa giá thành lại đến 30.000đ/1kg ==== > vậy Anh A nên trồng luá, để anh B nuôi rắn. :wub:
 
..........................
Điều cốt lỏi là phải hạ giá thành sản xuất, cạnh tranh công bằng với người ta.
...............................................


Để cạnh tranh được với hàng hóa TQ..chỉ có cách hay nhất : sản xuất qui mô. Chuyên môn cao vì chỉ có mô hình sản xuất này mới đưa ra nhiều sản phẩm với giá thành giảm…chất lượng cao..lúc đó các bác vẫn lợi thế hơn do chi phí vận chuyển ít
Nếu các bác không tái đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất…thì không lâu đâu hàng hóa TQ sẽ thống lĩnh thị trường hết do giá rẻ
 
Họ nuôi rắn cũng chỉ giải quyết dc cho thị trường nội địa vì khí hậu ở TQ ko thể nuôi các loài rắn ở DNA .. nếu nuôi họ phải nuôi trong môi trường nhân tạo ... việc tạo ra môi trường nhân tạo cũng đủ làm tăng giá sản phẩm ... nhưng việc trước mắt là giá rắn bên TQ rất đắt cho nên họ nuôi dc thì lợi nhuận sẽ rất cao
 
Anh Xuân Vũ mở ra topic này rất hay. Xung quanh vấn đề này có lẽ sẽ mở ra một cái nhìn mới về con rắn nói riêng cũng như những sản phẩm khác nói chung. Câu hỏi đặt ra là làm sao tận dụng ưu thế của ta, và khai thác triệt để và hiệu quả thị trường TQ?
 
Tôi từng tới cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, nôi tập kết và xuất nông sản, nhất là trái cấy sang TQ. Tôi mới biết, nói là xuất sang Trung Quốc chứ không khác gì mang trái cây ở Đồng Nai vào sài gòn bán, khác nhau là có cái chắn ở cửa khẩu và thương nhân phải khai tờ khai hải quan. Một ông thương lái nói vui, bán 1 xe tải chở mận ở trong nam ra cho thị trường hà nội bán cả ngày không hết xe, nhưng nếu chở lên Tân Thanh thì 10 xe mận 1 ngày cũng xong.
---------------
2011acocnam1.jpg

đây là cảnh xem tải chở nông sản của ta bán qua Trung Quốc, cửu vạn vác hàng qua lại ở cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn
---------------
2011att2.jpg

Dưa hấu của ta ở sát biên giới, chụp ở ck Tân Thanh đó nhé.
---------------
2011att5.jpg

Xe tải của ta, toàn là biền số Bình Định, Tiền Giang, Bình Thuận, TPHCM, tập trung ở bãi kiểm hóa ck Tân Thanh. Văn tôi chụp hồi tháng 7 năm ngoái.
---------------
Giao dịch biên mậu với Trung Quốc: "trâu chậm uống nước đục!"

Hồng Văn
Trước khi cùng bạn bè hùn vốn mở Công ty cổ phần Tam Thanh đầu tư Trung tâm Thương mại Sài Gòn-Tân Thanh ở khu cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn cách nay hơn 7 năm, ông Nguyễn Xuân Tiến, một nhà đầu tư ở TPHCM đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho công việc làm ăn, kinh doanh với các đối tác Trung Quốc. >>Chương trình thu hoạch sớm... bị thất thu
>>Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc hoạt động
>>Đông Nam Á lo ngại với khu vực thương mại tự do
>>Triển vọng thương mại từ ACFTA
Một người con của ông được ông đưa đi du học nước ngoài trước khi ông ra Lạng Sơn đầu tư nhưng không phải ở Mỹ, Úc hay châu Âu, mà là du học bên Trung Quốc. Nhiệm vụ mà ông giao cho người con của mình không chỉ là tấm bằng, mà ngoài việc thông thạo tiếng Hoa, người con còn phải rành rẽ luật pháp, tập quán kinh doanh và tìm hiểu thị trường của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
"Cái gì mình cũng chậm"
“Khi tôi nhận giấy phép đầu tư trung tâm thương mại ở cửa khẩu Tân Thanh cách nay hơn 7 năm, ở đó ngổn ngang lắm, dân cư trong khu vực thì nghèo, nhà lá tạm bợ, trong khi ở phía bên kia là khu kinh tế cửa khẩu Pò Chài của Trung Quốc, họ đã đầu tư bài bản”, ông kể lại.
<script type="text/javascript" src="http://www.thesaigontimes.vn/RadControls/Rotator/Scripts/2_1_1/RadRotator.js"></script> <!--/* OpenX iFrame Tag v2.8.5 */--> <!--/* * This tag has been generated for use on a non-SSL page. If this tag * is to be placed on an SSL page, change the * 'http://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/...' * to * 'https://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/...' * * The backup image section of this tag has been generated for use on a * non-SSL page. If this tag is to be placed on an SSL page, change the * 'http://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/...' * to * 'https://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/...' * * If iFrames are not supported by the viewer's browser, then this * tag only shows image banners. There is no width or height in these * banners, so if you want these tags to allocate space for the ad * before it shows, you will need to add this information to the <img> * tag. */--> <iframe id="a7a9a9b1" name="a7a9a9b1" src="http://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/afr.php?refresh=300&zoneid=10&target=_blank&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE" width="300" frameborder="0" height="250" scrolling="no">&lt;a href='http://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/ck.php?n=a8cc483c&amp;amp;cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE' target='_blank'&gt;&lt;img src='http://ads.thesaigontimes.vn/www/delivery/avw.php?zoneid=10&amp;amp;cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&amp;amp;n=a8cc483c' border='0' alt='' /&gt;&lt;/a&gt;</iframe>



<script type="text/javascript">window["aa_rrP1"] = new RadRotator('aa_rrP1',1);window["aa_rrP1"].AutoAdvance = 1;window["aa_rrP1"].FrameTimeout = 10000;window["aa_rrP1"].RotatorMode = 'Slideshow';window["aa_rrP1"].NumberOfFrames = 1;window["aa_rrP1"].PauseOnMouseOver = 1;window["aa_rrP1"].HasTickers = 0;window["aa_rrP1"].FrameIdArray = new Array('aa_rrP1_frame0');window["aa_rrP1"].UseRandomSlide = 0;window["aa_rrP1"].UseTransition = 1;window["aa_rrP1"].UseRandomEffect = 1;window["aa_rrP1"].TransitionStrings = new Array('progid:DXImageTransform.Microsoft.Barn( motion=out,orientation=vertical)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Blinds( Bands=10,direction=up)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Checkerboard( Direction=right,SquaresX=2,SquaresY=2)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Fade(Overlap=1.00)','progid:DXImageTransform.Microsoft.GradientWipe(GradientSize=0.25,wipestyle=0,motion=forward)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Inset()','progid:DXImageTransform.Microsoft.Iris(irisstyle=PLUS,motion=out)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Pixelate(MaxSquare=50)','progid:DXImageTransform.Microsoft.RadialWipe(wipestyle=CLOCK)','progid:DXImageTransform.Microsoft.RandomBars()','progid:DXImageTransform.Microsoft.RandomDissolve()','progid:DXImageTransform.Microsoft.Slide(slidestyle=HIDE,Bands=1)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Spiral(GridSizeX=16,GridSizeY=16)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Stretch(stretchstyle=SPIN)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Strips(motion=leftdown)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Wheel(spokes=4)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Zigzag(GridSizeX=16,GridSizeY=16)');;window["aa_rrP1"].Start();</script>
Điều làm ông Tiến tâm tư không phải là những khó khăn trong quá trình ông đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Sài Gòn- Tân Thanh mô phỏng theo chợ Bến Thành nổi tiếng ở TPHCM chỉ cách đường biên vài chục mét, mà là sự phát triển không tương xứng ở hai bên cửa khẩu.
Bây giờ, khu vực cửa khẩu Tân Thanh trông có vẻ sầm uất hơn trước rất nhiều, như một đô thị thương mại nhỏ ở biên giới, với trung tâm thương mại, khách sạn, các dịch vụ kho bãi phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.
“Trước kia bên mình chưa đầu tư gì, nhà cửa, chợ búa tạm bợ thì bên Pò Chài họ đã có trung tâm thương mại cao ngất mà tới cửa khẩu bên phía Việt Nam cách cả cây số ai cũng nhìn thấy. Đường sá thì họ đã xây dựng ngang dọc như ô bàn cờ, kèm theo là cửa hàng, kho bãi buôn bán sầm uất để đưa hàng sang Việt Nam”, ông nói.
Tới khi bên phía Tân Thanh của Việt Nam đầu tư xây dựng sầm uất hơn trước thì ở bên kia biên giới, các con đường cao tốc từ sâu trong nội địa Trung Quốc nối tới các cửa khẩu giáp biên với Việt Nam đã xong. Còn bên Việt Nam, đường sá, cầu cống vẫn chẳng có gì mới mẻ.
Là nhà kinh doanh thương mại ở biên giới nên ông Tiến nghiên cứu, tìm hiểu khá kỹ việc phát triển thương mại ở phía bên kia và ông bức xúc: “Cái gì mình cũng chậm hơn họ, từ hạ tầng thương mại, giao thông, tới cả chính sách phát triển giao thương biên mậu, mình cũng đi sau họ”.
Còn họ thì nhanh nhạy

<table class="sgtoimageleft" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
273c0_9e2dd-tan-thanh_200.jpg
</td></tr> <tr> <td class="sgtoimageleft">Tòa nhà cao tầng trong ảnh là một trung tâm thương mại phía Pò Chài của Trung Quốc, nằm cách đường biên giới chưa đầy 20 mét mà cách cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn cả 1.000 mét ai cũng nhìn thấy. Tòa nhà này cùng với đường sá ờ Pò Chài được đầu tư bài bản, trong khi phía Tân Thanh của Việt Nam thì chẳng đáng kể - Ảnh: Hồng Văn.</td></tr></tbody></table> Không chỉ ông Tiến là một doanh nhân, nhìn nhận chính sách phát triển giao thương biên mậu của hai bên biên giới quá chênh lệch, mà ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng công nhận.
Vụ Thương mại miền núi, Bộ Công Thương, trong một hội thảo gần đây đã cho biết, trong thời gian qua, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh phát triển biên mậu với các nước trong khu vực, đặc biệt là với Việt Nam.
Có thể nói Trung Quốc đã có cơ chế chính sách biên mậu linh hoạt, phù hợp với từng tỉnh giáp biên với Việt Nam nên đã tận dụng hiệu quả những ưu đãi trong phương thức kinh doanh biên mậu để đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các tỉnh biên giới của họ. Quốc Vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt “Chương trình xúc tiến phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới”.
Kế đó hai năm trước, Trung Quốc đã ban hành thông tư số 90/2008 về việc tăng cường chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới, áp dụng từ ngày 1-11-2008, trong đó bao gồm các giải pháp ưu đãi về tài chính, thuế quan và đầu tư.
Chính phủ Trung Quốc hiện áp dụng giải pháp phát triển biên mậu từ ngân sách bằng cái gọi là “Chi chuyển vốn chuyên ngành” (ngân sách dành riêng cho phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới), đồng thời tăng mức vốn hỗ trợ theo từng năm và biện pháp này dùng để hỗ trợ sự phát triển biên mậu và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh biên mậu.
Còn với cư dân biên giới, phía Trung Quốc đã nâng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với trao đổi hàng hóa của cư dân từ 3.000 nhân dân tệ lên 8.000 nhân dân tệ/người/ngày (tương đương 20 triệu đồng hoặc 1.200 đô la Mỹ).

<table class="sgtobox1left" width="230" align="left" cellpadding="7" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td> Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.400 km trải dài từ Đông sang Tây qua 7 tỉnh của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.
Hiện nay, biên giới đất liền giữa hai nước có 21 cặp cửa khẩu, trong đó có 5 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 14 cửa khẩu phụ và hàng chục đường mòn, lối mở biên giới phục vụ cho giao thương của doanh nghiệp và cư dân khu vực biên giới hai nước.
</td></tr></tbody></table>Trong khi đó, theo ông Tiến, bà con cư dân ở Tân Thanh trao đổi hàng hóa với Trung Quốc được miễn thuế trước chỉ có 500.000 đồng/người/ngày, thua cả chục lần với cư dân phía Trung Quốc, nay Việt Nam tăng lên 2 triệu đồng thì vẫn còn thua cả chục lần. “Có vẻ nhà nước lo ngại Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc mà nâng mức miễn thuế hàng nhập khẩu cho cư dân biên giới, sẽ tăng nhập siêu, mà quên đi rằng không cư dân nào qua bên Trung Quốc mua hàng mang về Việt Nam bán mà khi đi tay không cả”, ông Tiến cho hay.
Do vậy nên hiện nay, nhiều địa phương giáp biên với Trung Quốc đang đề nghị Chính phủ nâng mức hàng miễn thuế lên chí ít cũng 10 triệu đồng, bằng 50% so với cư dân Trung Quốc và nếu nhà nước lo ngại nhập siêu thì có thể ban hành danh mục hàng hóa riêng cho chính sách miễn thuế.
Theo Vụ Thương mại miền núi, việc phát triển chợ, trung tâm thương mại ở biên giới giáp Việt Nam được Trung Quốc thực hiện cả chục năm qua thì Việt Nam gần như chưa có gì, ưu đãi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu cũng chẳng có gì khác so với ưu đãi thu hút đầu tư trong nội địa.
Mãi tới ngày 6-1 năm nay, Chính phủ mới phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn tới năm 2015 và định hướng 2020, trong đó có thu hút đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp 142 chợ biên giới và xây thêm 276 chợ, trung tâm thương mại biên giới.
Ngoài ra, còn nhiều chính sách phát triển giao thương biên mậu mà Việt Nam luôn đi sau, thậm chí là chưa có nếu so với Trung Quốc. Chẳng hạn, Trung Quốc ưu tiên doanh nghiệp hoạt động biên mậu được hoàn thuế nếu mua bán với doanh nhân Việt Nam mà thanh toán bằng nhân dân tệ, bỏ các loại phí cho doanh nghiệp kinh doanh ở biên mậu…
 
Last edited by a moderator:
Tại sao chúng ta lại chậm như thế? Phải chăng cũng từ tư tưởng e dè sợ sệt, càng e dè, càng chậm chân, mất hết cơ hội, chừng nào VN trở thành một thị trường của hàng TQ thì lúc đó chúng ta có muốn thay đổi cũng không thể.

Nhớ lại vấn đề cấm xe ba gác mấy năm trước đây, chủ trương cấm là của ta đưa ra, vậy mà sản phẩm thay thế lại là của TQ, chúng ta chẳng có một động thái nào để chuẩn bị đón nhận cơ hội quá tuyệt vời này. Chúng ta trách ai đây, trách ta quá dỡ hay là khen TQ quá nhạy bén?

Một thị trường 1.5 tỷ người nằm kề bên ta, vậy ta phải nhìn nhận như thế nào để khai thác cho hiệu quả?

Bây giờ TQ xây công ty ấp trứng rắn để nuôi, ta nói rằng không bán cho họ, liệu có được không? Hãy suy nghĩ cho kỹ. Hay là đến một lúc nào đó mạnh ai nấy bán, giá cả hạ, thị trường loạn nhịp.

Tôi nghĩ tại sao TQ xây cơ sở ấp trứng rắn, còn ta thì không? không đủ lực thì hợp tác, cái dỡ của chúng ta có lẽ là ở chổ này, mạnh ai nấy làm, cạnh tranh lẫn nhau và cùng nhau chết.

Có lẽ ngành nuôi rắn và nhiều ngành khác nữa phải cần có một nhạc trưởng để điều khiển giàn nhạc này có bài bản, không lỗi nhịp.
 
Anh Dũng ơi, tôi lặn lội qua bên kia chơi mấy ngày, thấy cái gì họ cũng mua anh à, thậm chí hàng phế liệu, ve chai, đồng nát, đầu vỏ tôm.... Họ mua về chế biến lại, bán cho mình. Mình dở là ở chỗ này.
 
Anh Dũng ơi, tôi lặn lội qua bên kia chơi mấy ngày, thấy cái gì họ cũng mua anh à, thậm chí hàng phế liệu, ve chai, đồng nát, đầu vỏ tôm.... Họ mua về chế biến lại, bán cho mình. Mình dở là ở chỗ này.

Anh hongvanpv có nhiều điều kiện đi đây đó sướng thật.

Những gì anh thông tin về thị trường TQ là rất hay đã giúp những người sàn xuất nông nghiệp chúng ta có cái nhin xác thực hơn về thị trường TQ, về tập tính làm ăn của người TQ.

Có thể đó cũng là những bài học quý báu mà ta cần phải học.

Chúng ta đặt câu hỏi tại sao nông dân chúng ta chưa giàu? tôi xin dùng từ này, chứ không nói rằng tại sao chúng ta còn nghèo? Câu trả lời có lẽ một phần nằm ở đây?

Ý tưởng chúng ta có, nhưng thực hiện ý tưởng lại rất kém. Một phần có lẽ do chúng ta thiếu sự năng động cần thiết, thiếu tính tổ chức và thiếu một chút tự tin, một chút dũng cảm (tôi không dám nói là liều mạng).

Có lẽ nông dân chúng ta phải cách mạng lại những tư duy này chăng?
 
Về lâu dài, có lẽ 1 số anh em trong diễn đàn, nhất là các trang trại, nên tổ chức 1 chuyến ra Lạng Sơn, hai cửa khẩu chính của nông sản phía Nam ra là Cổng Trắng (tên giấy tờ là Cốc Nam), và Tân Thanh, hai chỗ này cách nhau nhớ klhông lầm thì 7-10 km. Tôi có nhiều mối quen ở ngoài đó, họ thể giúp mình. Chi phí đi thì đơn giản, canh me mua vé giá rả của Jetstar Pacific ra Hà Nội, bắt xe đò lên Lạng Sơn.
 
Về lâu dài, có lẽ 1 số anh em trong diễn đàn, nhất là các trang trại, nên tổ chức 1 chuyến ra Lạng Sơn, hai cửa khẩu chính của nông sản phía Nam ra là Cổng Trắng (tên giấy tờ là Cốc Nam), và Tân Thanh, hai chỗ này cách nhau nhớ klhông lầm thì 7-10 km. Tôi có nhiều mối quen ở ngoài đó, họ thể giúp mình. Chi phí đi thì đơn giản, canh me mua vé giá rả của Jetstar Pacific ra Hà Nội, bắt xe đò lên Lạng Sơn.

Ý tưởng này hay đây.

Khi nào thực hiện cái này chắc phải nhờ anh hongvanpv làm hướng đạo. Phải đến nơi xem người ta mua bán như thế nào? nhu cầu ra sao?

Trước nay mình vẫn muốn có những chuyến đi như thế, nhưng k có điều kiện, nay có hongvanpv xem như ý muốn đã hiện thực một phần.
Thank you!
 


Back
Top