Tự làm chế phẩm sinh học - Tại sao không?

Cách đây gần một tháng có khăn gói xuống Sài Gòn mong học hỏi chút ít kiến thức về trồng trọt (aquaponic, thủy canh, ...) nhưng vì thấy họ "giấu nghề" kỹ quá nên đành trở về chốn cũ, tự lục mò trên mạng, thấy có một số bí kíp rất đáng giá nên xin phép được lập topic, mong các cao thủ có kinh nghiệm và các võ lâm đồng đạo có cùng đam mê về nông nghiệp cho ý kiến. Đầu tiên là về phần chế phẩm sinh học, các bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa ở trên mạng, ở đây chỉ xin trình bày vắn tắt về điều chế và ứng dụng (ở nhà có xin một ít cá + rác hữu cơ thúi về nghiên cứu, thấy có kết quả khá tốt).

1519915708637.png

Vài lưu ý khi làm chế phẩm sinh học:
_ Không nên dùng đường trắng để làm vì sau khi chế biến, trong đường trắng còn lại rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó nên chọn đường nâu hay mật đường.
_ Không dùng nước có chứa chlorine (Cl) khi điều chế các chế phẩm sinh học vì chlorine có tính sát khuẩn nên sẽ diệt luôn các vi sinh có lợi. Nếu dùng nước máy nên để khoảng 12-24 giờ để bay bớt chlorine.
_ Không dùng vật liệu thủy tinh hoặc kim loại để điều chế hay lưu trữ chế phẩm sinh học vì khí sinh ra có thể gây nổ bình, đồng thời các chế phẩm có môi trường acid có thể gây ăn mòn kim loại.
_ Các chế phẩm thường có mùi thơm hơi chua, môi trường acid có pH dưới 4. Nếu chế phẩm có mùi hôi và pH cao thì nó đã hỏng, không xài được.
_ Vào mùa nóng, quá trình làm chế phẩm thường diễn ra nhanh hơn so với mùa lạnh, nên cần để ý điều này.
_ Luôn chừa một khoảng không gian khoảng 1/3 hay 1/4 hũ chứa trong quá trình điều chế và lưu trữ các chế phẩm sinh học.


1. IMO (VI SINH VẬT BẢN ĐỊA): là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Có thể thu thập IMO từ nhiều vùng khác nhau (đồng bằng, đồi núi, trang trại, rừng rậm, ...), sau đó kết hợp chung trong việc sử dụng, mục đích là tạo một môi trường giàu các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Chọn các vùng đất chưa bị cày xới trước đó.
Nguyên liệu: gạo (nên chọn loại gạo rẻ tiền) hoặc một nguồn giàu carbohydrate; đường nâu hoặc mật đường (rỉ đường - thứ thu được từ bả mía ép hay có màu nâu đen giống nước màu kho cá); khay gỗ (thường dùng khay có kích thước 40*40 cm, cao khoảng 7-8 cm).
Điều chế: nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay, không nén chặt nhằm tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển. Dùng giấy niêm phong lại cho chặt, đảm bảo không bị thụng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho khay chứa cơm đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mưa có thể phủ lên một lớp nilon. Sau 3-4 ngày (mùa nóng) hoặc 5-6 ngày (mùa lạnh), lớp cơm trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp cơm chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần cơm chứa các mốc màu khác vì các vi sinh vật có hại có thể lẫn vào) đem trộn với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng (có thể thu được rất ít) cho vào một hũ chứa khác, dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng thu được gọi là IMO-2, còn IMO ban đầu (phần cơm chứa mốc trắng) gọi là IMO-1. Một số nơi khi làm bước trộn cơm mốc với đường có thể thêm một lượng nước sạch bằng 3 lần lượng hỗn hợp cơm + đường, sau khi lọc sẽ thu được sản phẩm gọi tắt là BIM.
Ứng dụng:
Dùng IMO: 100-250 mL IMO-2/16 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng 2 mL IMO-2/1 L nước, phun ẩm cho đống ủ compost, giúp ngăn mùi hôi và làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn.
Dùng BIM: 15-30 mL BIM/1 gallon nước (1 gallon = 3.78 L) phun ẩm cho lá và đất. Đối với đống ủ compost, dùng BIM pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 hoặc 1:500 phun ẩm cho đống ủ.
2. IMO-3,4,5: nên tiến hành làm các IMO thứ cấp trên mặt đất, ở nơi mát mẻ, không làm trên nền bê tông.
Pha loãng IMO-2 hoặc BIM theo tỷ lệ thể tích 1:1000 trộn với cám sao cho đạt độ ẩm khoảng 65-70% (dùng tay cầm một nắm cám, bóp chặt, thấy cám vo lại thành cục và nước rỉ ra một vài giọt là được), trải cám thành một lớp cao khoảng 30-40 cm, dùng rơm rạ hoặc một tấm bạt phủ kín. Trong quá trình ủ, khi thấy nhiệt độ cao hơn 45 độ C thì nên tiến hành đảo đống ủ để nhiệt độ hạ xuống (nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các vi sinh vật có ích). Tiến hành ủ như vậy cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường là hoàn tất. Đây gọi là IMO-3.
Dùng IMO-3 trộn với đất theo tỷ lệ khối lượng 1:1, trải thành lớp dày khoảng 20 cm, phủ bạt hoặc rơm lên để khoảng 1 ngày để vi sinh vật phân bố đều khắp đống ủ. Nếu thấy hỗn hợp bị khô thì dùng IMO-2 loãng làm ẩm. Đây gọi là IMO-4. Đất đem dùng nên là đất kết hợp từ rừng, trang trại, đồng lúa, ...
Trộn IMO-4 với phân gà theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng, chất đống cao khoảng 80-90 cm, phủ kín lại tiến hành ủ trong khoảng 7 ngày. Sản phẩm thu được gọi là IMO-5, là một nguồn phân bón hữu cơ hầu như không còn mùi hôi, có thể đem bón trực tiếp cho cây trồng.
Trên đây là phần về IMO, nếu các võ lâm đồng đạo thấy nó xài được thì sẽ tiếp tục cập nhật thêm. Cái này ở nhà chỉ mới xài tới IMO-2 pha loãng, đem trộn với đống rau + cá thúi thì thấy nó khử mùi rất tuyệt, riêng cái IMO-3,4,5 thì chưa đụng đến vì không có điều kiện.
 


Last edited:
D
Cám ơn bạn.
Xin bạn giúp cho thông tin nguồn trích dẫn ở đâu.
Vì bên mình đang có một sản phẩm tham gia thi chính là cái làm từ cơm và đường như bạn nói.
Mình muốn tìm hiểu xem có phải là nguồn của họ không?
Hay là cũng học làm từ trên này.
Trân trọng cám ơn bạn.
Mong bạn Sớm hồi âm giúp mình
Bác seach cuốn sách của bác CHO'S ấy
cho's global natural farming
 
T
Cảm ơn bác.
Hy vọng người nông dân chỉ cần chắt lọc và ứng dụng đc 10% trong kho tàng này sẽ hữi ích biết bao.
 
N
  • nong nghiep thuc hanh

Thank chủ thớt, Bài viết rất chi tiết rõ ràng, mang tính thực hành cao. Về thực hành ngay thôi, hjjjj
 
H
Chất như quả gấc luôn, nông nghiệp Việt cần nhiều hơn nữa
 

C
Hi cám ơn các vị tiền bối đã chỉ điểm, em xin viết tiếp bài. Mấy cái này thực chất chỉ là copy lại từ các nguồn mà em đã đọc thôi chứ không có sáng tạo gì, mà cũng xin nhắc lại là có một số cái em chưa thử vì không đào đâu ra nguyên liệu để mà làm.
13. FFJ (TRÁI CÂY LÊN MEN): giống như FPJ, FFJ được làm tương tự, nhưng thay vào đó là dùng các loại trái cây hay củ, đôi khi có một số loại hoa trong đó. Nếu như FFJ được dùng làm thức uống cho người thì nên chọn hoa quả sạch,và quan trọng nhất là không có thuốc trừ sâu trên hay thứ gì độc hại còn dính trên đó. Cả FPJ (chọn lọc từ một vài loài cây) và FFJ pha loãng cũng được khuyến cáo nên dùng thay cho các loại nước có gas vì chúng tốt cho sức khỏe, trợ giúp tiêu hóa, tăng đề kháng. Ví dụ như:
FPJ ngải cứu giúp trị táo bón, viêm khớp, phụ nữ Hàn Quốc ở nông thôn thường dùng FPJ ngải cứu.
FPJ măng tre phù hợp cho người có thể chất yếu.
FPJ từ cây hoa ông lão (hoa clematis) giúp giảm các bệnh về gan, ruột.
..... (dùng FPJ hay FFJ cho người hay động vật nuôi nói chung nên kiểm tra trước độc tính của các nguyên liệu để an toàn hơn và phải nhớ pha loãng khi dùng).
Nguyên liệu: dùng các loại hoa quả hay củ như dâu, carrot, khoai lang, dưa leo, bí đao, táo, chuối, ... (không dùng trái cây họ cam quýt hay trái hồng vì chúng có nhiều acid chua); đường nâu.
Điều chế: nguyên liệu đem băm nhỏ, trộn với một lượng đường tương đương về khối lượng hoặc ít hơn một chút vì nhiều khi đường không tan ra hết. Cho toàn bộ hỗn hợp vào một hũ chứa sạch, dùng giấy niêm phong lại, để nơi tối, mát khoảng 7-14 ngày tùy thời tiết nóng hay lạnh. Sau đó lọc lấy phần lỏng, lưu trữ giống như FPJ.
Ứng dụng: dùng FFJ từ trái cây còn sống cho giai đoạn cây ra hoa và FFJ từ trái cây chín cho giai đoạn kết quả là tốt nhất. Với giai đoạn cây ra hoa khi làm có thể bổ sung vào FFJ một số loài hoa như hoa ngũ sắc hay những loài hoa có mật ngọt tại địa phương. Dùng 2 tbsp/ 10 L nước, phun cho lá và đất khi trời râm mát. Dùng loãng với tỷ lệ 1:1000 phun cho hoa và quả.
Với người và vật nuôi: dùng 2 tbsp/ 1 L nước cho uống hàng ngày. Bả lọc FFJ dùng cho vật nuôi ăn bổ sung hoặc cho vào đống phân ủ.
Dùng FFJ 3 tbsp/ 10 L nước, đổ xuống cống rãnh cũng giúp khử mùi hôi rất tốt. LAB cũng có tác dụng tương tự.
Một số lưu ý:
Nên dùng các chế phẩm khi trời râm mát hoặc ít nhất là khi nắng yếu, vì ánh nắng có thể giết chết các vi sinh có ích trong chế phẩm, làm việc sử dụng chế phẩm thành công cốc.
Trong quá trình làm hay lưu trữ chế phẩm, nếu như có yêu cầu về thời gian thì chúng ta nên làm đúng như thời gian đã quy định thì thường dễ thành công hơn. Ví dụ như làm IMO, chúng ta chôn khay cơm quá lâu, thì lớp mốc trắng sẽ chuyển sang đen xì hay tùm lum các màu, nghĩa là vi sinh vật có hại đã lấn át vi sinh vật có lợi, do đó đem lớp mốc này về làm rồi sử dụng thì rất tai hại. Hoặc như làm FFJ hay FPJ, chúng ta để quá lâu khi điều chế thì nó chuyển sang thành ủ rượu mất rồi, sản phẩm thu được mà đem tưới cây hay để uống thì chỉ có say quắc cần câu.
Làm chế phẩm nên hạn chế thời gian sử dụng bằng cách làm một lượng nhỏ, khi mà thử có kết quả tốt thì mới làm dần, nên canh sao khi xài vừa hết lượng cũ thì làm xong lượng mới, không nên làm một lần với số lượng nhiều rồi trữ dùng dần vì nó có bị biến chất hay không cũng không biết được.
14. MỘT SỐ DẪN XUẤT TỪ EM SƠ CẤP: dùng EM-1 trong quá trình điều chế nên tạm xem là dẫn xuất từ EM-1. Ở đây nhiều nơi có thể dùng LAB thay thế nhưng chú ý là chỉ khi nào ta điều chế thành công LAB thì mới đem để làm các chế phẩm phụ được.
14.1. FPE (CHIẾT XUẤT TỪ THỰC VẬT LÊN MEN): gần tương tự như OHN.
Nguyên liệu: các loại củ quả có dược tính như nghệ, gừng, riềng, sả, ớt, trái cà ri, ...; EM-1 (Hoặc muốn chắc chắn chúng ta nên dùng EM-1 từ nơi cung cấp có uy tín); mật đường.
Điều chế: trộn 15 L nước với 3 kg nguyên liệu đã băm nhỏ (một số nơi hay dùng lá cây neem) + 450 mL EM-1 + 450 mL mật đường. Cho toàn bộ hỗn hợp đã trộn vào hũ chứa sạch, đậy kín nắp rồi để nơi tối mát trong 5-7 ngày (nếu có khí sinh ra thì xả bớt). Sau đó lọc lấy nước để dùng dần.
Ứng dụng: pha loãng với tỷ lệ 1:500, phun ẩm cho cây hàng tuần, giúp ngăn một số nấm mốc và côn trùng có hại cho cây.
14.2. FF (PHÂN BÓN CÁ): tương tự như FAA, dùng cung cấp đạm cho cây nhưng như anh @lethanhan đã góp ý ở trên nên cẩn thận khi dùng.
Nguyên liệu: cá hay tạp phẩm cá; nước sạch; EM-1; đường nâu hoặc mật đường.
Điều chế: nguyên liệu cá đem băm nhỏ, trộn nước theo tỷ lệ tương ứng 1:3 về khối lượng. Thêm vào đó 2 tbsp EM-1 cho mỗi L hỗn hợp. Thêm 1/3 phần đường cho mỗi 1 phần nguyên liệu cá. Cho toàn bộ hỗn hợp vào hũ sạch, niêm phong bằng giấy, để nơi tối mát khoảng 30 ngày. Sau đó lọc lấy phần dung dịch lỏng cho vào một lọ chứa sạch, đơi không còn bọt khí xuất hiện trong dung dịch thì có thể vặn kín nắp, phần rắn cho vào đống compost ủ.
Ứng dụng: dùng 2 tbsp/ 1 gallon nước, phun cho đất hàng tuần. Có thể kết hợp 0.5 tbsp FF/ 1 gallon trà compost đem pha loãng để tưới cây. Trà compost ở đây có thể là trà thu được từ việc ủ rác với bokashi hoặc từ ủ compost với trùn.
14.3. CHẤT NGĂN CÔN TRÙNG TỪ EM-1:
Nguyên liệu: 300 mL nước ấm; 30 mL mật đường; 50 mL giấm nguyên chất; 50 mL rượu trắng; 50 mL EM-1.
Điều chế:
trộn đều các phần nguyên liệu với nhau, có thể cho thêm một ít ớt, tỏi, gừng băm nhỏ vào. Cho toàn bộ vào hũ chứa sạch, đậy chặt nắp, để nơi tối mát khoảng 10-15 ngày. Sau đó có thể sử dụng, nhớ lọc các loại nguyên liệu gừng, tỏi, ớt.
Ứng dụng: dùng 20 mL/ 2 L nước, phun vừa đủ ẩm cho cây. Nếu thấy dấu hiệu của sâu hại có thể tăng tỷ lệ lên 30 mL/ 2 L nước. Nếu dùng vào mùa mưa thì đợi sau khi mưa tạnh, cây ráo nước mới nên dùng.
Bên tôi có sẵn BIM (vi khuẩn đã được phân lập) của Đài Loan cùng công nghệ lên men (dùng các vật phẩm tại VN) tạo thành chế phẩm sinh học phun lá cho cây trồng. Đã được Viên KHNN Miền Nam thí nghiệm, hiệu quả cao hơn nhiều so với chế phẩm EM (nguồn gốc Nhật). Bạn nào quan tâm, liên hệ congnghexanhvina2018@gmail.com
 
Cách đây gần một tháng có khăn gói xuống Sài Gòn mong học hỏi chút ít kiến thức về trồng trọt (aquaponic, thủy canh, ...) nhưng vì thấy họ "giấu nghề" kỹ quá nên đành trở về chốn cũ, tự lục mò trên mạng, thấy có một số bí kíp rất đáng giá nên xin phép được lập topic, mong các cao thủ có kinh nghiệm và các võ lâm đồng đạo có cùng đam mê về nông nghiệp cho ý kiến. Đầu tiên là về phần chế phẩm sinh học, các bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa ở trên mạng, ở đây chỉ xin trình bày vắn tắt về điều chế và ứng dụng (ở nhà có xin một ít cá + rác hữu cơ thúi về nghiên cứu, thấy có kết quả khá tốt).

Xem file đính kèm 18633
Vài lưu ý khi làm chế phẩm sinh học:
_ Không nên dùng đường trắng để làm vì sau khi chế biến, trong đường trắng còn lại rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó nên chọn đường nâu hay mật đường.
_ Không dùng nước có chứa chlorine (Cl) khi điều chế các chế phẩm sinh học vì chlorine có tính sát khuẩn nên sẽ diệt luôn các vi sinh có lợi. Nếu dùng nước máy nên để khoảng 12-24 giờ để bay bớt chlorine.
_ Không dùng vật liệu thủy tinh hoặc kim loại để điều chế hay lưu trữ chế phẩm sinh học vì khí sinh ra có thể gây nổ bình, đồng thời các chế phẩm có môi trường acid có thể gây ăn mòn kim loại.
_ Các chế phẩm thường có mùi thơm hơi chua, môi trường acid có pH dưới 4. Nếu chế phẩm có mùi hôi và pH cao thì nó đã hỏng, không xài được.
_ Vào mùa nóng, quá trình làm chế phẩm thường diễn ra nhanh hơn so với mùa lạnh, nên cần để ý điều này.
_ Luôn chừa một khoảng không gian khoảng 1/3 hay 1/4 hũ chứa trong quá trình điều chế và lưu trữ các chế phẩm sinh học.


1. IMO (VI SINH VẬT BẢN ĐỊA): là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Có thể thu thập IMO từ nhiều vùng khác nhau (đồng bằng, đồi núi, trang trại, rừng rậm, ...), sau đó kết hợp chung trong việc sử dụng, mục đích là tạo một môi trường giàu các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Chọn các vùng đất chưa bị cày xới trước đó.
Nguyên liệu: gạo (nên chọn loại gạo rẻ tiền) hoặc một nguồn giàu carbohydrate; đường nâu hoặc mật đường (rỉ đường - thứ thu được từ bả mía ép hay có màu nâu đen giống nước màu kho cá); khay gỗ (thường dùng khay có kích thước 40*40 cm, cao khoảng 7-8 cm).
Điều chế: nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay, không nén chặt nhằm tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển. Dùng giấy niêm phong lại cho chặt, đảm bảo không bị thụng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho khay chứa cơm đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mưa có thể phủ lên một lớp nilon. Sau 3-4 ngày (mùa nóng) hoặc 5-6 ngày (mùa lạnh), lớp cơm trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp cơm chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần cơm chứa các mốc màu khác vì các vi sinh vật có hại có thể lẫn vào) đem trộn với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng (có thể thu được rất ít) cho vào một hũ chứa khác, dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng thu được gọi là IMO-2, còn IMO ban đầu (phần cơm chứa mốc trắng) gọi là IMO-1. Một số nơi khi làm bước trộn cơm mốc với đường có thể thêm một lượng nước sạch bằng 3 lần lượng hỗn hợp cơm + đường, sau khi lọc sẽ thu được sản phẩm gọi tắt là BIM.
Ứng dụng:
Dùng IMO: 100-250 mL IMO-2/16 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng 2 mL IMO-2/1 L nước, phun ẩm cho đống ủ compost, giúp ngăn mùi hôi và làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn.
Dùng BIM: 15-30 mL BIM/1 gallon nước (1 gallon = 3.78 L) phun ẩm cho lá và đất. Đối với đống ủ compost, dùng BIM pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 hoặc 1:500 phun ẩm cho đống ủ.
2. IMO-3,4,5: nên tiến hành làm các IMO thứ cấp trên mặt đất, ở nơi mát mẻ, không làm trên nền bê tông.
Pha loãng IMO-2 hoặc BIM theo tỷ lệ thể tích 1:1000 trộn với cám sao cho đạt độ ẩm khoảng 65-70% (dùng tay cầm một nắm cám, bóp chặt, thấy cám vo lại thành cục và nước rỉ ra một vài giọt là được), trải cám thành một lớp cao khoảng 30-40 cm, dùng rơm rạ hoặc một tấm bạt phủ kín. Trong quá trình ủ, khi thấy nhiệt độ cao hơn 45 độ C thì nên tiến hành đảo đống ủ để nhiệt độ hạ xuống (nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các vi sinh vật có ích). Tiến hành ủ như vậy cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường là hoàn tất. Đây gọi là IMO-3.
Dùng IMO-3 trộn với đất theo tỷ lệ khối lượng 1:1, trải thành lớp dày khoảng 20 cm, phủ bạt hoặc rơm lên để khoảng 1 ngày để vi sinh vật phân bố đều khắp đống ủ. Nếu thấy hỗn hợp bị khô thì dùng IMO-2 loãng làm ẩm. Đây gọi là IMO-4. Đất đem dùng nên là đất kết hợp từ rừng, trang trại, đồng lúa, ...
Trộn IMO-4 với phân gà theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng, chất đống cao khoảng 80-90 cm, phủ kín lại tiến hành ủ trong khoảng 7 ngày. Sản phẩm thu được gọi là IMO-5, là một nguồn phân bón hữu cơ hầu như không còn mùi hôi, có thể đem bón trực tiếp cho cây trồng.
Trên đây là phần về IMO, nếu các võ lâm đồng đạo thấy nó xài được thì sẽ tiếp tục cập nhật thêm. Cái này ở nhà chỉ mới xài tới IMO-2 pha loãng, đem trộn với đống rau + cá thúi thì thấy nó khử mùi rất tuyệt, riêng cái IMO-3,4,5 thì chưa đụng đến vì không có điều kiện.
Mình muốn học hỏi kinh nghiệm, tư vấn cho mình sđt 0938490598
»
Đọc bài của bác mà cảm thấy được an ủi, chia sẻ. Càng ngày càng nhiều người sạch, sạch, sạch mà chả hiểu gì. Thấy người ta bảo trồng hữu cơ là cho là nhất. Tưới ít đạm cho cây thì chê ỏng chê eo.
0938490598 , chia sẻ kinh nghiệm cho mình nhé, cảm ơn
 
+ Mình khá là thích bài viết kiểu này, cự kì thực tế
+ Tự làm phế phẩm sinh học rất hay, mình đang muốn tìm hiểu
+ Có bác nào làm thành công chưa ạ
_____________________________________________________________
ĐẦU TƯ là gì ? Loại hình ĐẦU TƯ phổ biến 2021 ? Các chiến lược ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN sinh lời hiệu quả !
 
Chế phẩm sinh học các bạn đang bàn đây là phản khoa học.
Các bạn chẳng hiểu gì về nghề nông, về cây trồng, và về vi sinh vật.
Các bạn chỉ là đua đòi và theo đuôi.

Để tôi giảng giải về nghề nông, cây trồng, và sinh vật cho các bạn.
Những đièu này cũ rích rồi, và là i tờ, mà ngày xưa các bạn ngồi trong lớp mà không học được.

Thứ nhất, nghề nông là nghề lấy năng lượng mặt trời làm ra thức ăn cho chúng ta có năng lượng.
Thứ hai, cây trồng ăn chất vô cơ, chủ yếu là NPK, chứ không ăn chất hữu cơ Protein, Acit Amin.
Thứ ba, Vi sinh vật ăn Protein, Acit Amin và thải ra chất vô cơ NPK làm phân bón cho cây trồng.

Vi sinh vật có hàng tỷ giống, chia ra thành nghìn loại. Vi sinh vật ăn bột đường thì nó thải ra rượu và giấm, là những chất độc hại cho cây, làm thấp độ PH. Vi sinh vật ăn Protein, Acit Amin thì thải ra Nitorat Kali, rất tốt cho cây, nhưng chất này có trong rau trái thì có hại cho người. Vì thế, người ta không lấy cứt Gà, cứt Lợn, xác Cá làm phân bón, có nhiều Nitorat Kali. Người Việt nam, và các bạn không biết điều đó, mới viết cách làm phân có nguồn gốc động vật. Vi sinh vật có gây ra mùi thối, và vi sinh vật không gây ra mùi thối, thì khoa học chưa nghiên cứu nhiều lắm. Dù sao, mùi thối có nguồn gốc động vật hơn là có nguồn gốc thực vật. Điều đó không có nghĩa vi sinh vật gây mùi thối thì độc hại hơn không gây ra mùi thối. Có thể là ngược lại cũng nên. Nó làm mùi thối và chất độc hại bay đi mất, thì làm đất sạch hơn chứ?

Nói tóm lại, bài viết về làm phân vi sinh của các bạn là sai lầm, phản khoa học, gây độc hại cho đất, cho cây, và cho người ăn.
»
Bâc thớt cho e hỏi LAB nghĩa là gì? Sp này lạ và tên e chưa nghe thấy. Thanks bác.
LAB là viết tắt của từ Laboratory có nghĩa là Phòng thí nghiệm hóa học. LAB thường có kính hiển vi, ống nghiệm, chất hóa học. Từ này đã có cả trăm năm nay rồi.
 
Chế phẩm sinh học các bạn đang bàn đây là phản khoa học.
Các bạn chẳng hiểu gì về nghề nông, về cây trồng, và về vi sinh vật.
Các bạn chỉ là đua đòi và theo đuôi.

Để tôi giảng giải về nghề nông, cây trồng, và sinh vật cho các bạn.
Những đièu này cũ rích rồi, và là i tờ, mà ngày xưa các bạn ngồi trong lớp mà không học được.

Thứ nhất, nghề nông là nghề lấy năng lượng mặt trời làm ra thức ăn cho chúng ta có năng lượng.
Thứ hai, cây trồng ăn chất vô cơ, chủ yếu là NPK, chứ không ăn chất hữu cơ Protein, Acit Amin.
Thứ ba, Vi sinh vật ăn Protein, Acit Amin và thải ra chất vô cơ NPK làm phân bón cho cây trồng.

Vi sinh vật có hàng tỷ giống, chia ra thành nghìn loại. Vi sinh vật ăn bột đường thì nó thải ra rượu và giấm, là những chất độc hại cho cây, làm thấp độ PH. Vi sinh vật ăn Protein, Acit Amin thì thải ra Nitorat Kali, rất tốt cho cây, nhưng chất này có trong rau trái thì có hại cho người. Vì thế, người ta không lấy cứt Gà, cứt Lợn, xác Cá làm phân bón, có nhiều Nitorat Kali. Người Việt nam, và các bạn không biết điều đó, mới viết cách làm phân có nguồn gốc động vật. Vi sinh vật có gây ra mùi thối, và vi sinh vật không gây ra mùi thối, thì khoa học chưa nghiên cứu nhiều lắm. Dù sao, mùi thối có nguồn gốc động vật hơn là có nguồn gốc thực vật. Điều đó không có nghĩa vi sinh vật gây mùi thối thì độc hại hơn không gây ra mùi thối. Có thể là ngược lại cũng nên. Nó làm mùi thối và chất độc hại bay đi mất, thì làm đất sạch hơn chứ?

Nói tóm lại, bài viết về làm phân vi sinh của các bạn là sai lầm, phản khoa học, gây độc hại cho đất, cho cây, và cho người ăn.
»

LAB là viết tắt của từ Laboratory có nghĩa là Phòng thí nghiệm hóa học. LAB thường có kính hiển vi, ống nghiệm, chất hóa học. Từ này đã có cả trăm năm nay rồi.
Xin trả lời bác như sau:
Dùng chế phẩm sinh học này, đầu tiên có thể kể tới là loại hình nông nghiệp biodynamic có cách đây cả trăm năm rồi, chế phẩm họ sử dụng có liên quan tới con bò, cái này bác đang ở Mỹ thì bác rành tiếng anh, có thể tìm đọc, nhưng vào cái thời đó người ta còn mê tín, tin vào thần linh này nọ, chứ thực ra nó vẫn liên quan tới cái gọi là vi sinh vật thôi. Biodynamic giờ cũng có nhiều biến tấu, và dân Ấn Độ từ đó làm ra cái loại hình nông nghiệp đầu vào bằng không, cũng dùng cái cách đơn sơ như trong bài để điều chế, cứu đói cho cả hàng triệu người, bác có thể lên fao.org để tìm hiểu, sao bác lại kêu nó hại đất hại cây hại người??? Còn mấy cái chế phẩm trong bài này là sau này, của ông chuyên gia nông nghiệp Hàn Quốc tên Hankyu Cho, nhưng vì nó rải rác tùm lum trên mạng mỗi nơi mỗi kiểu, nên được tổng hợp lại thành một bài như vậy, còn xài thì đã hướng dẫn xài, ví dụ cái Imo là cái đống hỗn tạp loài có lợi, loài có hại chung, ông Hankyu Cho đó dùng là dùng cho đất, nhằm tạo cái môi trường giàu vi sinh vật+ nấm đất kiểu như giả lập môi trường nơi đất rừng, đất tốt để hỗ trợ đất canh tác, đất ô nhiễm, bạc màu, chứ điên điên đi xịt vô trái cây làm gì? Mấy cái chế phẩm mà để phun lá, thì nó dùng đường điều chế để tạo áp suất ép các enzyme, amino acid, ... bên trong các thứ nguyên liệu ra cái dung dịch, đem cái dung dịch đó pha loãng phun cho cây khác là để lá nó hấp thụ mấy cái chất có lợi đó qua các khí khổng chứ làm gì, cây ăn vô cơ là ở cái bộ rễ, còn mấy cái lỗ khí khổng ở lá nó có khả năng hấp thụ cả vô cơ với hữu cơ, xịt lên lá là nhằm cho nó ăn mấy cái hữu cơ chứ vô cơ trong chế phẩm có mấy đâu, cái mục đích đó là chính; hoặc như cái chitosan, là cái chế phẩm chiết chủ yếu từ mấy cái phụ phẩm, dùng nó để chống nấm mốc, làm đẹp mẫu mã trái cây, bao nhiêu chỗ người ta xài rồi, sao lại nói phản khoa học. Mấy cái chế phẩm trên là nhằm giảm chi phí bỏ ra trong nông nghiệp nhưng vẫn có lợi nhuận cho nông dân, nhưng vẫn phải bỏ chi phí để mua đường, mua cám này kia, nên con của ông Hankyu Cho là Young Sang Cho cải biên lại một chút, làm ra các chế phẩm khác rẻ hơn, rồi lập cái tổ chức nông nghiệp đầu vào thấp Jadam gì đó, cái này bác cũng có thể tự tìm đọc. Việt Nam thì đầy ra, có cái hội nông nghiệp tử tế với nông nghiệp lười gì đó cũng bắt chước y chang vậy, còn bác muốn kỹ hơn, thì tìm sách của springer với crcpress mà đọc, tui dốt tiếng anh, không giúp gì bác được. Người ta nghiên cứu vi sinh vật ầm ầm ra đó còn gì, nhưng cái đó phải dùng công nghệ cao mới điều chế được, còn cái bài này dùng công nghệ đơn sơ ai cũng làm được để làm, ai đất màu mỡ, đất tốt rồi thì thôi, khỏi phải xài chế phẩm gì cho mệt, đua theo phong trào phun phun xịt xịt thì ráng chịu, còn LAB là con vi khuẩn lactic, không phải cái phòng thí nghiệm.
 


Back
Top