Nhân bài viết mới đây mang tự đề "Nông dân Đức Linh khóc ròng vì dưa hấu" trên báo Thanh Niên số ra ngày 23/01/2016 nên tôi chia sẻ luôn quan điểm của mình về vấn đề này.
Rất nhiều bạn trẻ, bạn già, chính quyền địa phương và nhà nước quan tâm đến chuyện Nông dân trồng ra bán không được. Và mọi người chung tay giúp đỡ bằng việc kêu gọi tiêu thụ sản phẩm giúp Nông Dân. Điều này thì rất tốt trong ngắn hạn. Và tôi cũng rất hoan nghênh. Còn về dài hạn có rất nhiều bạn tìm cách để giúp nông dân qua việc đi tìm đầu ra cho sản phẩm của họ. Việc này tôi chỉ ủng hộ một phần ( kiểu như đã lỡ đẻ con rồi thì phải tìm cách mà nuôi nó).
Quan điểm cá nhân của tôi như sau:
1. Việc tìm đầu ra để giải quyết vấn đề ngắn hạn cho nông dân. Là rất tốt, rất cần và nên làm để nông dân không bị cụt vốn.
2. Việc hỗ trợ, bảo bọc cho nông dân bán được hàng trong dài hạn là sai. Bởi nếu xem xét Nông Dân như là một Doanh Nghiệp ở bất kỳ ngành nào khác. Bạn cũng sẽ thấy rằng: Một doann nghiệp cung cấp cho thị trường những sản phẩm, mà vào thời điểm đó nó không cần. Thì việc không bán được hàng rồi phá sản là chuyện tất nhiên. Việt Nam 1 năm có đến khoảng 50.000 doanh nghiệp phá sản cơ mà. Dù là nông dân hay doanh nghiệp thì cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Ông nào nên phá sản cứ cho phá sản. Chứ sản phẩm của công ty làm ra mà không phù hợp thị trường, bạn huy động người tiêu dùng ủng hộ thì cũng chỉ trong một giới hạn về lượng và thời gian nhất định thôi, chứ sao mà giúp cả đời được. Vậy nên nông dân nào sản xuất - kinh doanh kém thì cứ cho phá sản, rồi tìm việc khác mà làm.
3. Quan điểm nhìn nông dân mình ngày càng nghèo khổ: Là quan điểm chưa hợp lý lắm. Nếu bạn nhìn xa, bạn sẽ thấy nông dân mình 20 mươi năm trước thế nào? 10 năm trước thế nào? và hôm nay thế nào? Quan điểm của tôi là tôi thấy họ khá lên đấy chứ. Đâu có nghèo đi đâu. Chỉ là tốc độ phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới thôi.
Nông sản ViệtVẬY LÀM SAO ĐỂ GIÚP NÔNG DÂN THỰC SỰ?
Chúng ta đừng quá quan tâm đến đầu ra của sản phẩm nữa! Vì nó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Hãy giúp họ từ gốc. Để dễ hiểu chúng ta truy ngược lại lý do tại sao nông dân không tiêu thụ được nông sản. Có phải nông sản không bán được vì không có nhu cầu thị trường trong nước? Thị trường xuất khẩu thì không đảm bảo an toàn? Vậy có phải có 2 vấn đề lớn là Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường? Và phương pháp canh tác giúp nâng cao chất lượng sản phẩm?
1. Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường: Điều này chỉ có những doanh nghiệp làm thương mại mới biết được. Vì họ là người gặp trực tiếp với người tiêu dùng. Nên ta phải hình thành những doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường và định hướng sản xuất (liên kết sản xuất - và tiêu sản phẩm). Nông dân thì hoàn toàn không thể nắm bắt và hiểu được thị trường (do khả năng phân tích kém và thiếu thông tin). Trong khi doanh nghiệp thương mại thì có thể tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước.
2. Phương pháp canh tác nâng cao chất lượng sản phẩm: Kể cả thị trường nội địa và xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chất lượng ngày đòi hỏi càng cao. Vì thế phải hình thành những doanh nghiệp sản xuất chuyên nghiệp, để tìm ra phương pháp canh tác hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thấp nhất cũng phải là an toàn cho người tiêu dùng. Rồi tổ chức sản xuất, chuyển giao quy trình canh tác lại cho nông dân, hợp tác với nông dân sản xuất. Để sản phẩm của nông dân có chất lượng cao.
Vậy khi sản phẩm sản xuất ra đạt độ an toàn để có thể tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Lại được quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường nữa thì việc bán mà không được mới lạ, mới đáng nói.
Thế nên tôi đề nghị các bạn trẻ, bạn già, những người tâm huyết giúp nông dân nên nhìn nhận một cách MINH ĐỊNH, làm đúng phương pháp dài hạn. Thì mới giúp được nông dân thực sự. Còn nhà nước và chính phủ thì nên tăng cường các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực nông sản để họ giúp nông dân sản xuất bền vững. Thông qua chính sách đất đai, chính sách thuế, quỹ khuyến nông cho nông dân, thủ tục hành chính ( hiện nhà nước đang dùng không hiệu quả) ... để giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày càng hợp tác được với nhiều nông dân. Có như vậy thì nền nông nghiệp này mới phát triển BỀN VỮNG được.
TDD
(Chia sẽ của 1 bạn có tâm huyết với Nông nghiệp trên MXH FB)
P/s: Bài này cái tiêu đề muốn sửa lắm luôn á , nhưng tôn trọng tác giả nên để y vậy ^^
Rất nhiều bạn trẻ, bạn già, chính quyền địa phương và nhà nước quan tâm đến chuyện Nông dân trồng ra bán không được. Và mọi người chung tay giúp đỡ bằng việc kêu gọi tiêu thụ sản phẩm giúp Nông Dân. Điều này thì rất tốt trong ngắn hạn. Và tôi cũng rất hoan nghênh. Còn về dài hạn có rất nhiều bạn tìm cách để giúp nông dân qua việc đi tìm đầu ra cho sản phẩm của họ. Việc này tôi chỉ ủng hộ một phần ( kiểu như đã lỡ đẻ con rồi thì phải tìm cách mà nuôi nó).
Quan điểm cá nhân của tôi như sau:
1. Việc tìm đầu ra để giải quyết vấn đề ngắn hạn cho nông dân. Là rất tốt, rất cần và nên làm để nông dân không bị cụt vốn.
2. Việc hỗ trợ, bảo bọc cho nông dân bán được hàng trong dài hạn là sai. Bởi nếu xem xét Nông Dân như là một Doanh Nghiệp ở bất kỳ ngành nào khác. Bạn cũng sẽ thấy rằng: Một doann nghiệp cung cấp cho thị trường những sản phẩm, mà vào thời điểm đó nó không cần. Thì việc không bán được hàng rồi phá sản là chuyện tất nhiên. Việt Nam 1 năm có đến khoảng 50.000 doanh nghiệp phá sản cơ mà. Dù là nông dân hay doanh nghiệp thì cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Ông nào nên phá sản cứ cho phá sản. Chứ sản phẩm của công ty làm ra mà không phù hợp thị trường, bạn huy động người tiêu dùng ủng hộ thì cũng chỉ trong một giới hạn về lượng và thời gian nhất định thôi, chứ sao mà giúp cả đời được. Vậy nên nông dân nào sản xuất - kinh doanh kém thì cứ cho phá sản, rồi tìm việc khác mà làm.
3. Quan điểm nhìn nông dân mình ngày càng nghèo khổ: Là quan điểm chưa hợp lý lắm. Nếu bạn nhìn xa, bạn sẽ thấy nông dân mình 20 mươi năm trước thế nào? 10 năm trước thế nào? và hôm nay thế nào? Quan điểm của tôi là tôi thấy họ khá lên đấy chứ. Đâu có nghèo đi đâu. Chỉ là tốc độ phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới thôi.
Nông sản Việt
Chúng ta đừng quá quan tâm đến đầu ra của sản phẩm nữa! Vì nó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Hãy giúp họ từ gốc. Để dễ hiểu chúng ta truy ngược lại lý do tại sao nông dân không tiêu thụ được nông sản. Có phải nông sản không bán được vì không có nhu cầu thị trường trong nước? Thị trường xuất khẩu thì không đảm bảo an toàn? Vậy có phải có 2 vấn đề lớn là Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường? Và phương pháp canh tác giúp nâng cao chất lượng sản phẩm?
1. Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường: Điều này chỉ có những doanh nghiệp làm thương mại mới biết được. Vì họ là người gặp trực tiếp với người tiêu dùng. Nên ta phải hình thành những doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường và định hướng sản xuất (liên kết sản xuất - và tiêu sản phẩm). Nông dân thì hoàn toàn không thể nắm bắt và hiểu được thị trường (do khả năng phân tích kém và thiếu thông tin). Trong khi doanh nghiệp thương mại thì có thể tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước.
2. Phương pháp canh tác nâng cao chất lượng sản phẩm: Kể cả thị trường nội địa và xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chất lượng ngày đòi hỏi càng cao. Vì thế phải hình thành những doanh nghiệp sản xuất chuyên nghiệp, để tìm ra phương pháp canh tác hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thấp nhất cũng phải là an toàn cho người tiêu dùng. Rồi tổ chức sản xuất, chuyển giao quy trình canh tác lại cho nông dân, hợp tác với nông dân sản xuất. Để sản phẩm của nông dân có chất lượng cao.
Vậy khi sản phẩm sản xuất ra đạt độ an toàn để có thể tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Lại được quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường nữa thì việc bán mà không được mới lạ, mới đáng nói.
Thế nên tôi đề nghị các bạn trẻ, bạn già, những người tâm huyết giúp nông dân nên nhìn nhận một cách MINH ĐỊNH, làm đúng phương pháp dài hạn. Thì mới giúp được nông dân thực sự. Còn nhà nước và chính phủ thì nên tăng cường các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực nông sản để họ giúp nông dân sản xuất bền vững. Thông qua chính sách đất đai, chính sách thuế, quỹ khuyến nông cho nông dân, thủ tục hành chính ( hiện nhà nước đang dùng không hiệu quả) ... để giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày càng hợp tác được với nhiều nông dân. Có như vậy thì nền nông nghiệp này mới phát triển BỀN VỮNG được.
TDD
(Chia sẽ của 1 bạn có tâm huyết với Nông nghiệp trên MXH FB)
P/s: Bài này cái tiêu đề muốn sửa lắm luôn á , nhưng tôn trọng tác giả nên để y vậy ^^