Tưới cây vào lúc nào tốt nhất.

  • Thread starter ngoctrinh
  • Ngày gửi
Chào các bạn!
Ông bà ta thường nói " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" để nói về tầm quan trọng của việc tưới nước cho cây trồng. Tuy nhiên, việc tưới nước vào thời gian nào ? lượng nước tưới là bao nhiêu ? .... để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì có nhiều người chưa thực sự nắm được. Bài viết sau đây( xem links dưới), có thể chia sẻ một số điểm về việc tưới nước cây cối vào giờ nào là tốt nhất, các bạn có thể tham khảo và cho ý kiến nhé.

http://tuoitudongrainbird.com.vn/section-blog/41-chuyen-nganh/173-ti-cay-vao-luc-nao-la-tt-nht-.html

Trân trọng


Nguyễn Ngọc Trịnh
 


Thưa bác Anhmytran

* Với cấy dứa :
Trước khi tiến hành triển khai dự án, Viện khoa học thủy lợi và một số giảng viên trường đại học thủy lợi đã tính toán rất kỹ, đồng thời cũng làm thực nghiệm trên một diện tích nhất định và cho ra kết quả như sau :

ĐỀ TÀI : "Tưới tiết kiệm nước cho Dứa vùng Đồng Giao, Ninh Bình" do TS. Phạm Thị Minh Thư và TS.Nguyễn Trọng Hà thuộc Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước - Trường Đại học Thủy Lợi thực hiện.

Tóm tắt

Tưới tiết kiệm nước là một vấn đề đang được đề cập đến ở nhiều diễn đàn các nhà quản lý nước trên thế giới trước nguy cơ khan hiếm nước ngọt trên diện rộng do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, do khai thác quá mức nguồn nước ngọt dự trữ của trái đất, do nhu cầu sử dụng nước ngọt của các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, con người ngày càng gia tăng. Bài viết giới thiệu tóm tắt một phần kết quả công trình nghiên cứu chế độ tưới tiết kiệm nước và giữ ẩm cho dứa vùng Đồng Giao, Ninh Bình của tập thể các giảng viên trường Đại học Thủy lợi, phối hợp với các cán bộ kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả nghiên cứu thể hiện sự kết hợp nỗ lực giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và các nhà khoa học để có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.

1. MỞ ĐẦU
Mục đích cơ bản của tưới nước là đưa đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với các kỹ thuật tưới phổ biến đối với cây trồng cạn trước đây thường là không duy trì được độ ẩm thích hợp theo yêu cầu mà phạm vi thay đổi độ ẩm trong đất khá lớn, cao hoặc thấp hơn độ ẩm thích hợp, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và lãng phí nước. Đối với các vùng khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn, chỉ có tưới nước mới có thể duy trì được sự phát triển của cây trồng, vấn đề tưới tiết kiệm nước càng trở nên cấp thiết hơn.
Đồng Giao là khu vực có nguồn nước mặt rất khan hiếm. Mạng lưới sông suối thưa thớt. Lưu lượng và mực nước tại các hồ trong khu vực rất thấp về mùa kiệt. Mặt khác nơi đây hiện tượng carster xảy ra mạnh, nước bị mất nhiều và khó khai thác về mùa kiệt, là mùa cây trồng thiếu nước. Vì vậy hầu như sản xuất ở đây là nhờ nước trời mà không có tưới. Cây trồng chủ yếu tại Đồng Giao là dứa, với diện tích khoảng hơn 2000 ha. Hiện nay dứa là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và đang rất được ưa chuộng trên thế giới. Do điều kiện đất đai ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu thị trường tăng, hàng năm sản lượng dứa trồng đều không đáp ứng được yêu cầu về công suất của nhà máy chế biến thuộc Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, Công ty thường phải thu mua dứa tại các vùng xa nhà máy, đôi khi địa bàn thu mua phải mở rộng vào tới Miền Nam hoặc xa hơn để đáp ứng công suất tối thiểu của nhà máy phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Thâm canh tăng năng suất là nhiệm vụ cấp thiết đối với Công ty. Bên cạnh việc lựa chọn giống mới có năng suất cao, đảm bảo chế độ canh tác, bón phân đúng kỹ thuật thì tưới nước là một trong những giải pháp quan trọng. Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao đã đề nghị trường Đại học Thủy lợi phối hợp với Công ty nghiên cứu chế độ tưới tiết kiệm nước và các biện pháp giữ ẩm cho dứa của Công ty nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng thương phẩm xuất khẩu.
2. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm trực tiếp ngoài đồng ruộng, theo dõi thu thập số liệu; phân tích thống kê xử lý số liệu, xây dựng các đường hồi quy về mối quan hệ giữa tưới nước với sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây dứa; trên cơ sở đó xác định chế độ tưới, giữ ẩm thích hợp đối với cây dứa và đánh giá hiệu quả của tưới nước đối với dứa.
Bố trí thí nghiệm tưới
Vị trí khu thí nghiệm: Khu thí nghiệm được bố trí tại vườn giống của vùng chuyên canh dứa Đồng Giao trên diện tích gần 1500 m[SUP]2[/SUP]. Trước khi trồng, đất được cày bừa và bón lót theo Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dứa của Công ty.
Cây trồng: Vật liệu trồng là giống dứa Cayen có trọng lượng giống là 200g, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.
Bố trí thí nghiệm tưới nước và giữ ẩm:
- Trồng như đại trà (công thức đối chứng).
- Tủ gốc giữ ẩm, không tưới: Tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ và bằng nilon.
- Tưới nhỏ giọt + tủ gốc giữa ẩm: Dây tưới nhỏ giọt được bố trí dưới lớp tủ.
- Tưới nhỏ giọt không tủ.
Diện tích thí nghiệm được chia 3 khu, trong mỗi khu có 7 công thức, mỗi công thức là một luống, thí nghiệm được lập lại 3 lần. Các ô thí nghiệm được bố trí theo nguyên lý lập lại tuần tự ngẫu nhiên như ở Hình 1.
hinh1.jpg

Hình 1 Sơ đồ bố trí công thức thí nghiệm
- Co: là công thức đối chứng
- C1: là công thức tủ bằng rơm rạ
- C2: là công thức phủ ni lông
- C3: là công thức tử rơm rạ + tưới nhỏ giọt mức 1.
- C4: là công thức phủ ni lông + tưới nhỏ giọt mức 1.
- C5: là công thức tưới nhỏ giọt mức 1 (không tủ)
- C6: là công thức tưới nhỏ giọt mức 2 (không tủ).

<tbody>
</tbody>




3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Động thái ẩm đất trong các công thức thí nghiệm
Diễn biến độ ẩm đất trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây dứa được biểu thị bằng biểu đồ đẳng ẩm. Biểu đồ đẳng ẩm cho biết diễn biến của độ ẩm đất theo không gian và thời gian. Vì thế, từ biểu đồ đẳng ẩm có thể xác định được các thời kỳ thiếu nước, đủ nước hay thừa nước đối với cây trồng. Ngoài ra, biểu đồ đẳng ẩm còn cho phép xác định lượng nước cần tưới để thoả mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển tốt của cây trồng. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm về các đặc trưng độ ẩm đất cho phép phân vùng độ ẩm đất cho khu thí nghiệm như sau:
- Vùng độ ẩm đất cây trồng không có khả năng hút nước là γ[SUB]tn[/SUB] < 13%.
- Vùng độ ẩm đất cây trồng khó có khả năng hút nước 13% < γ[SUB]tn[/SUB] < 18%. Vùng độ ẩm cây trồng dễ hút nước 18% < γ[SUB]tn[/SUB] < 28%.
- Vùng độ ẩm thừa nước là 28% < γ[SUB]tn[/SUB] < 32%.
Động thái ẩm đất của công thức đối chứng
Biểu đồ đẳng ẩm đất của công thức đối chứng được xây dựng từ tài liệu quan trắc trong thời kỳ mùa khô từ 27/12/2005 đến ngày 25/4/2006 là thời kỳ cần nước đối với cây dứa.
Kết quả diễn biến độ ẩm đất trên biểu đồ đẳng ẩm của công thức đối chứng Co cho thấy: Vùng độ ẩm đất cây trồng khó có khả năng hút nước chiếm hầu hết thời gian quan trắc tại độ sâu hoạt động hiệu quả của rễ cây dứa (0÷50cm), ở độ sâu 0÷5cm giá trị độ ẩm đất giảm gần tới giá trị độ ẩm cây héo.
Động thái ẩm đất của các công thức tủ gốc giữ ẩm
Giá trị độ ẩm đất ở tất cả các tầng cao hơn so với công thức đối chứng. mặc dù, vùng độ ẩm cây trồng dễ hút nước cũng xuất hiện và phổ biến nhưng ở độ sâu 40÷50cm (sâu hơn vùng hoạt động hiệu quả của rễ cây) trong suốt thời gian mùa khô. Đồng thời vùng độ ẩm cây khó hút nước cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Điều đó cho thấy, mặc dù che phủ đất bằng rơm rạ và ni lông đã làm giảm tiêu hao nước trong đất và tăng giá trị độ ẩm so với công thức đối chứng, nhưng tình trạng cây trồng thiếu nước vẫn tồn tại.
Động thái ẩm đất của các công thức tưới nước, tưới kết hợp tủ giữ ẩm
Từ biểu đồ đẳng ẩm của các công thức tưới nước cho thấy tác động của tưới nước thể hiện rất rõ rệt, các khoảng độ ẩm dễ hút nước cho cây trồng luôn được duy trì trong suốt thời kỳ quan trắc và ở các tầng đất quan trắc. Ở công thức tưới mức 1, diễn biến của độ ẩm đất thay đổi từ 22÷24%, minimum 18%. Ở công thức tưới mức 2, tại độ sâu tầng đất lớn hơn 40cm, đã xuất hiện vùng ẩm thừa nước γ[SUB]tn[/SUB] > 28%.
hinh2.jpg


Hình 2 Biểu đồ đẳng ẩm của công thức tủ + tưới C[SUB]3[/SUB] và C4
Động thái ẩm trong đất của cả 2 công thức tưới mức 1 và tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ C3, tủ gốc bằng ni lông C4 luôn duy trì được vùng ẩm cây dễ hút nước, dao động độ ẩm từ 22÷28% (Hình 2). Công thức tủ gốc có kết hợp tưới nước mức 1 phát huy tốt cả hai tác dụng của che phủ đất giữ ẩm, hạn chế tổn hao nước trong tầng đất canh tác do giảm lượng bốc hơi nước qua khoảng trống. Hiệu quả duy trì độ ẩm đất của biện pháp che phủ bằng ni lông có tác dụng lớn hơn so với che phủ đất bằng rơm rạ.
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với các công thức thí nghiệm
Khả năng ra lá của dứa ở các công thức thí nghiệm
Các công thức thí nghiệm khác nhau thì khả năng ra lá cũng khác nhau và đều tập trung vào thời điểm từ khi trồng đến khi cây dứa được 10 đến 12 tháng tuổi (Hình 3). Tại thời điểm 8 tháng tuổi cây đã đạt tiêu chuẩn để xử lý ra hoa (đạt trên 34-36 lá theo Quy trình chăm sóc dứa). Như vậy 2 công thức tưới C[SUB]4[/SUB] và C[SUB]6[/SUB] có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản là 3 tháng. Công thức C[SUB]3[/SUB] và C[SUB]5[/SUB] thời gian rút ngắn là 2 tháng, điều này rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất.
Bên cạnh theo dõi khả năng ra lá, thí nghiệm còn theo dõi chiều dài lá dứa cũng như chiều rộng lá dứa ở các công thức thí nghiệm. Kết quả cho thấy, các chế độ cấp ẩm và giữ ẩm khác nhau thì cho chiều dài lá dứa cũng như chiều rộng lá dứa khác nhau. Tại thời điểm 5-6 tháng tuổi, chiều dài lá dứa cao nhất là 66,4-78,5cm ở công thức tưới mức 2 C6 và sau đó là C4 65,6-77,8 cm.

hinh3.jpg

Hình 3 Biểu đồ khả năng ra lá dứa của các công thức thí nghiệm
Sau 6 tháng trồng, công thức C3, C4 và C6 có chiều rộng của lá là 6,2cm, 6,3cm và 6,4cm, C5 chỉ đạt 5,9cm, C1 và C2 là 5,3cm và 5,4 cm. Thí nghiệm đã chỉ ra khi thực hiện mức tưới 2 mặc dù chiều rộng lá dứa thu được là lớn nhất trong các công thức thí nghiệm, nhưng mức chênh lệch của chỉ tiêu này so với 2 công thức C3 và C4 chỉ là 2-3%, trong khi đó lượng nước tưới ở công thức C6 lớn gấp 2 lần. Trong trường hợp không có tưới, biện pháp tủ gốc giữ ẩm đã duy trì độ ẩm đất tốt hơn so với các biện pháp canh tác đại trà, nhờ thế mà chỉ tiêu tăng trưởng chiều rộng của lá dứa lớn hơn từ 13-15%.
Mối quan hệ giữa năng suất dứa với các công thức thí nghiệm Nghiên cứu tỉ lệ ra hoa dứa ở các công thức thí nghiệm
Trong Bảng 1 cho thấy: Tỉ lệ ra hoa trong cùng một thời kỳ quan trắc ở công thức đối chứng Co chỉ đạt 25,5%. Tỉ lệ ra hoa của cây dứa đạt khá cao ở 2 công thức C2 và C4 (53% và 57,2%).
Bảng 1 Ảnh hưởng của công thức tưới đến năng suất, chất lượng dứa
CTTỉ lệ ra hoaTrọng lượng quảNăng suất
Cây QT%Kg/quảTạ/ha%
Co52525,51,06375100,0
C153931,51,13430114,7
C256253,01,14440117,3
C354845,41,70630168.0
C453757,21,84700186.7
C549750,91,55550146,7
C654349,71,84700186,7

<tbody>
</tbody>





Trọng lượng quả dứa ở các công thức thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở công thức đối chứng, trọng lượng dứa chỉ đạt 1,06kg/quả. Biện pháp tủ gốc giữ ẩm không tưới cũng cho trọng lượng quả dứa tăng từ 7-7,6% so với đối chứng. Trường hợp tưới và tủ gốc trọng lượng quả bình quân ở công thức C3 là 1,7kg và công thức C4 là 1,84kg.
Ở công thức C5 tưới 500-800 lít/ngày, ở công thức C6 tưới mức tưới gấp đôi từ 1000-1600 lít/ngày, trọng lượng quả dứa bình quân là 1,84 kg/quả, lớn hơn so với công thức C5 là 0,29 kg/quả, tương ứng với tỷ lệ 18,7%.
Năng suất dứa ở các công thức thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở công thức đối chứng Co năng suất dứa đạt 37,5 tấn/ha, mức năng suất này có phần cao hơn mức năng suất bình quân đại trà thường đạt được là 30-35 tấn/ha.
Tưới nước kết hợp với che phủ đất giữ ẩm có tác dụng làm tăng năng suất dứa rất tốt. Công thức tưới nước mức 1 và kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ C3 cho năng suất dứa là 63 tấn/ha, còn khi kết hợp tủ gốc bằng ni lông C4 cho năng suất là 70 tấn/ha. Năng suất dứa ở 2 công thức này cao hơn so với công thức đối chứng là 68% và 86,7%.
Khi mức tưới tăng gấp đôi ở công thức thí nghiệm C6, năng suất dứa tăng hơn so với công thức đối chức Co cũng là 86,7%. Như vậy, mặc dù lượng nước tưới tăng lên gấp đôi (100%) nhưng năng suất dứa tăng lên chỉ là 27,3%.
Quan hệ giữa độ ẩm đất và các chỉ tiêu thí nghiệm
Các chỉ tiêu thống kê trong xây dựng quan hệ giữa độ ẩm đất bình quân của tầng canh tác dứa trong thời gian thí nghiệm (mùa khô) với tỉ lệ ra hoa, trọng lượng quả và năng suất bình quân của mỗi công thức được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2 Các giá trị thí nghiệm dùng trong nghiên cứu thống kê
CTBình quân độ ẩm đất (%)Tỉ lệ ra hoa
(%)
Trọng lượng quả (kg/quả)Năng suất
(tấn/ha)
Co16,7225,51,0637,5
C117,7831,51,1343,0
C218,0353,01,1444,0
C325,5145,41,7063,0
C425,9457,21,8470,0
C522,2050,91,5555,0
C626,0849,71,8470,0

<tbody>
</tbody>





Quan hệ giữa độ ẩm đất và trọng lượng quả dứa
Sử dụng số liệu thống kê ở Bảng 2 và phần mềm Office Excel để xây dựng mối quan hệ tuyến tính bậc nhất giữa giá trị độ ẩm đất và trọng lượng quả dứa trong phạm vi ranh giới độ ẩm thí nghiệm (Hình 4).
Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa độ ẩm đất và trọng lượng quả dứa là phương trình tuyến tính bậc nhất: y = 0,0825.x - 0,3274.
Trong đó: y là trọng lượng quả (kg)
x: là giá trị độ ẩm đất (%TLĐKK)
Phương trình có mối tương quan là rất cao vì hệ số tương quan của phương trình là R = 0,993.
hinh4.jpg


Hình 4 Mối quan hệ giữa độ ẩm đất và trọng lượng quả dứa
3. Quan hệ giữa độ ẩm đất và năng suất dứa
Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa độ ẩm đất và năng suất dứa là phương trình tuyến tính bậc nhất trong phạm vi độ ẩm nghiên cứu: y = 31,721.x - 143,42
Trong đó: y là năng suất dứa (tạ/ha)
x: là giá trị độ ẩm đất (%TLĐKK)
Phương trình có mối tương quan là rất cao vì hệ số tương quan của phương trình là R = 0,988. Cơ sở khoa học của các biện pháp cấp ẩm và giữ ẩm là làm tăng độ ẩm đất trong mùa khô hạn.
4. CÁC KẾT LUẬN
Kết luận
1.Nghiên cứu thí nghiệm đã chỉ ra rằng biện pháp tủ gốc giữ ẩm cho cây dứa có tác dụng làm tăng giá trị độ ẩm đất trong mùa tưới từ 1,06-1,31% so với công thức đối chứng (không tưới, không tủ). Tủ gốc có tác dụng làm tăng tỉ lệ ra hoa của dứa và trọng lượng quả dứa, tăng năng suất dứa từ 14,7-17,3%. Tủ gốc có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu nước của cây dứa trong mùa khô, giảm sự phát triển của cỏ dại, giảm xói mòn.
2.Khi áp dụng tưới nhỏ giọt với mức tưới 500-800 l/ngày, tương đương với 100-160 m3/ha và có che phủ ni lông thì hiệu quả thu được năng suất là tương đương với việc tăng mức tưới lên gấp đôi. Tưới nước có kết hợp tủ gốc đã phát huy hiệu quả tốt về mọi mặt so với trường hợp tưới nhiều nhưng không có tủ gốc.
3.Thí nghiệm đã thu được mối quan hệ giữa độ ẩm đất bình quân của tầng canh tác với năng suất dứa là hàm số: y = 31,721.x – 143,42 với hệ số tương quan rất cao r = 0,988. Tuy nhiên, với trị số độ ẩm đất bình quân > 28,4%, trong đất bắt đầu xuất hiện nước trọng lực, giá trị độ ẩm này có thể xem là giới hạn của hàm số.
Kiến nghị
1. Để góp phần tăng năng suất và chất lượng cây dứa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong điều kiện không tưới, thì có thể áp dụng tủ gốc bằng nilon giữ ẩm cho cây dứa trong sản xuất đại trà, giảm công làm cỏ, giảm thất thoát phân bón, giảm xói mòn đất. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tác động tiêu cực về mặt môi trường do vật liệu tủ gây nên.
2. Thực tế quan hệ giữa độ ẩm đất bình quan của tầng canh tác với năng suất dứa sẽ không là tuyến tính khi các giá trị độ ẩm đất giao động ra ngoài phạm vi độ ẩm nghiên cứu.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Hà, Đào Xuân Học (1998), Biện pháp thuỷ lợi bảo vệ đất chống xói mòn vùng đồi núi Việt Nam, Bài giảng cao học.
2. Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng giao (2005), Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa
3. Trịnh Xuân Lai – Nguyễn Trọng Dương: Xử lý nước thải công nghiệp, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2005.
4. Lương Đức Phẩm: Công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2002.
5. Water requirement of pineapple crop grown in a tropical environment, Brazil, Pedro V. de Azevedo, Cleber B. de Souza, Bernardo B. da Silva and Vicente P.R. da Silva, Brazil, 2006
6. Phạm Thị Minh Thư và cộng sự, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu KHCN cấp bộ « Nghiên cứu chế độ tưới và giữ ẩm cho dứa vùng đồi Bắc Trung bộ nhằm nâng cao chất lượng và giá trị thương phẩm », 2007

BirHiện nay, tại đồng Giao đã triển khai được hơn 40Ha tưới dứa bằng phương pháp tưới phun mưa Tự động, tiết kiệm nước của hãng Rain Bird. Thời gian triển khai đã được hơn 01 năm. Chúng cháu cũng đang mong chờ các nhà khoa học của viện khoa học thủy lợi có các đánh giá cụ thể vể hiệu quả, năng xuất.. khi nào có, Cháu sẽ gởi bác sau.



* Với cây chuối :

Tới nay, tại Việt nam dường như chưa có nghiên cứ cụ thể về hiệu quả giữa việc tưới hay không cho cây chuối. Dự án chúng cháu thực hiện là của các nhà đầu tư Philipines, như bác cũng biết là Phil là một trong những nước xuất khẩu chuối lớn của thế giới. họ đầu tư sang Việt Nam để xuất khẩu sang China cho nó gần. Cháu có tìm hiểu thì họ trả lời đại ý như sau:
Chuối là cây chỉ cho thu hoạch 1 lần/ 01 vòng đời. Năng xuất không chỉ dựa vào việc tưới nước mà còn nhiều yếu tố khác như chăm sóc, bón phân, ngắt hoa ( thường thì họ chỉ để 1 buồng là từ 10- 15 bẹ, sau đó cắt hoa đi chứ không để hoa ra đến chừng nào thì ra như chuối Vườn của Việt Nam dẫn đến mấy Bẹ ra trước thì Quả to, bẹ càng ra sau thì quả bé xíu., làm như họ sẽ đảm bảo cho 1 buồng chuối có tất cả các quả đều to gần như nhau, từ trên xuống dưới), Việc tưới nước thường xuyên với mục đích chính là kích thích cho cây đẻ nhánh nhanh hơn, nhiều hơn (cháu không biết họ có dùng thuốc kích thích sinh trưởng hay không) để họ có thể thu hoạch được nhiều hơn vì cách cây ra nhánh càng nhanh, thì số buồng chuối thu được càng nhiều, tất nhiên. họ chỉ để những cây to khỏe phát triển, những cây nào nhỏ là họ cắt đi ngay. Chất lượng Quả thì phụ thuộc vào Giống là chính, mỗi loại sẽ cho ra trái có mùi vị khác nhau. Cháu không tìm hiểu kỹ.

Ngoài ra, hiển nhiên là việc tưới bằng hệ thống vòi, béc , dây tưới nhỏ giọt.. là tiết kiệm rất nhiều chi phí bác ạ. Tuy số vốn ban đầu có thể hơi cao ( khoảng 50- 55 triệu/ ha ) nhưng sẽ thu hồi vốn sau khoảng 2 năm. bác thử xem cháu tính như thế này có được không nhé

http://www.tuoitudongrainbird.com.v...87-ly-do-s-dng-h-thng-ti-t-ng-rain-bird-.html


 


Cám ơn bạn đã có thí nghiệm chu đáo, nên kết quả rất đáng tin.
*
Từ xưa, Chuối và Dứa ở miền Bắc Việt Nam không có ai tưới cả.
Kể cả Mía cũng vậy, mặc dù ai nấy đều biết Mía kém chịu hạn,
và năng suất phụ thuộc vào nước tưới rất rõ. Vì thế, bà con
trồng Mía, Chuối, Dứa vào những nơi có độ ẩm đủ để có năng suất
và thu hoạch hơn so với trồng cây khác. Lúc đó hầu như không
có điện, nên nếu xảy ra hạn, năng suất rất thấp. Người trồng
nếu khoẻ mạnh, phải gánh nước từ xa và thấp mà leo lên ruộng
hay đồi để tưới. Giá thành sản phẩm chắc cao gấp mấy giá chợ,
và người trồng lỗ nặng. Tuy vậy, bà con vẫn phải làm, vì lỗ
công vẫn có đồng tiền, còn hơn mất mùa thì mất cả vào vốn.
*
Bây giờ có điện, có máy móc, tiền tưới thấp xuống, nên cán cân
giữa tiền tưới và năng suất đã có thể ngả về bên tưới ở những
nơi có thể. Tuy vậy, ở những nơi không thể, thì tiền tưới sẽ
cao hơn năng suất so với đối chứng. Hoặc những nơi có độ ẩm
cao, thì tiền tưới không bù được tăng năng suất so với đối chứng.
*
Riêng về Chuối, kỹ thuật xưa và nay còn chưa ngã ngũ, khó bàn
về chuyện tưới Chuối. Dù sao, Chuối là giống bộ rễ rất mạnh, có
thể thừa sức cho bộ lá khủng của nó tha hồ quang hợp vào những
lúc hạn hán, nên tưới Chuối không mấy thể hiện cái lợi của tuới
so với đối chứng.
*
Ngày xưa trồng Chuối nhiều năm mới trồng lại. Chuối bán có nhiều
cỡ trái và mùi vị khác xa nhau. Ngày nay Chuối trồng mỗi năm, mỗi
đời Chuối, khống chế khoảng cách (độ chiếu sáng), phân bón và độ
ẩm, thì trái chuối đồng loạt về kích thước và mùi vị. Tuy vậy,
chưa có ai làm thí nghiệm để thấy trồng chuối lối mới lời lãi nhiều
so với đối chứng, vì trồng chuối lối cũ hầu như không tốn tiền
công trồng mới mỗi năm, và công chăm sóc chuối như lối mới.
*
Kết luận: Lý thuyết chứng minh rõ là tưới thì năng suất hơn không
tưới, nhưng thực tế, thì cần phải xét có phải năng suất hơn thì
lời lãi hơn hay không?
*
 
Cây chống lạnh hiển-nhiên là có mà bác anhmytran! Một vài loàì thú và thủy-tộc cũng chống lạnh được nữa. Với một vài giống, loài, máu của động-vật và nhựa của thực-vật có chất kháng-đông. Bác nghiệm thử xem có đúng không?
Bác Thuỷ Canh:
Bác hiểu nhầm ý tôi rồi.
*
Ví dụ cho dễ hiểu như sau:
*
Các loại cải, kể cả cải dưa, cải Mèo, Xu Hào, Cải Bắp,
Xúp Lơ, đều chịu lạnh cả, sống dưới sương muối và tuyết
mà không chết. Những giống này, trồng ở SaiGon thì chẳng
ra sao, vì chúng kém chịu nóng, nhưng trồng ở nơi nhiệt
độ quanh độ 0 thì đều tốt như nhau, không phân biệt ở
đồng bằng, hay trên núi miền bắc Việt Nam. Cũng vì thế,
Pháp đã tổ chức trồng rau ở Sa Pa để cung cấp cho Hà Nội,
và chính phủ mở nông trường trồng thuốc Bắc ở Lai Châu.
*
Các loại rau muống, đều không chịu lạnh. Chỉ gần 0 độ
thì đã nhũn cả lá, thân, và gốc rồi. Không tài nào tìm
được giống rau muống chịu lạnh. Vì thế bà con Lai Châu
còn mua rau muống Hà Nội ăn (mua rau muống ở bến xe Mỹ
Đình), vì họ không giỏi trồng rau muống như người dưới
xuôi. Lúc thấy bà con đưa rau muống lên xe, tôi hỏi thăm
mới biết câu chuyện, thì tôi đã thầm nghĩ, nếu tôi ở
Nghĩa Lộ, Lai Châu, thì tôi sẽ trồng rau muống bán.
*
 
.................................................
....................................................................................
Kết luận: Lý thuyết chứng minh rõ là tưới thì năng suất hơn không
tưới, nhưng thực tế, thì cần phải xét có phải năng suất hơn thì
lời lãi hơn hay không?
*

Vấn đề tưới cho cây trồng dưới đất chỉ áp dụng cho cây trồng trái vụ thôi.(rau màu trồng mùa nắng) do không mưa, hoặc cây đa niên mà còn nhỏ do mới trồng những năm đầu...rễ chưa đâm sâu.
Không mưa lâu ngày cây mà không tưới cây còn nhỏ sẽ chết..

Vào mùa mưa là vào chính vụ mùa.. nhưng sau khi gieo sạ cây đã nảy mầm..miền nam có hạn bà chằng ( trong tháng 5) nắng 2 tuần liên tục không mưa...lúa mạ cũng chết khô...do đó phải tưới để cứu lúa . cứu mạ

Có 1 số khu vực thâm canh :sau khi thu họach lúa xong...mùa mưa đã chấm dứt..ruộng cạn khô nứt nẻ..cày lên trồng rau màu bắt buộc phải tưới rồi..không tươi làm sao cây sống ?
Khi đã vào mùa...mưa nhiều vấn đề được đặt ra là phải thoát nước mưa cho vườn để tránh ngập úng

Vùng chuyên canh hoa tết ( Bến Tre) hoa các loại được trồng trong giỏ và để trên giàn cao

Tưới sẽ là là khâu cực kì quan trọng. trong nước tưới còn có kết hợp cả phân bón và các chất kích thích sinh trưởng hoặc kích nụ và phải dùng thật chính xác để cây kịp kết nụ ra hoa trúng tết
Không những thế ( tưới có hóa chất đặc dụng ) còn dùng biện pháp xiết nước ( bỏ khô không tưới cho cây héo đi..sau đó tưới lại)
Biện pháp xiết nước sẽ làm cây kết nụ...cách này sẽ làm giảm tiền mua hóa chất kích hoa
Với bông giấy phải xiết nước 3 lần cho héo đi sau đó tưới lại có chất kích hoa mới có hiệu quả cao

Do đó tưới lúc nào...tưới như thế nào..và lúc nào không tưới...là cả 1 kĩ thuật và còn là 1 bí kíp của những người trồng hoa và trồng cây ăn trái

Vườn của tôi cũng có những bụi chuối ( đủ loại chuối ) mùa mưa thì không cần tưới
Nhưng khi mùa nắng mà cây chuối ra bắp...nếu không tưới..bắp chuối sẽ không kết trái nhiều và những nải đậu trái..trái sẽ nhỏ ( 5 nải là tối đa ) trái bé tẻo teo nhìn thấy phát chán

Nhưng nếu có tưới +phân bón trong nước...bắp chuối sẽ đậu rất nhiều nải với trái to..
1 buồng chuối lão mỗ vác không nổi...phải 2 người khiêng ( chuối già)
 
quote_icon.png
Gửi bởi anhmytran
.................................................
.................................................. ..................................
Kết luận: Lý thuyết chứng minh rõ là tưới thì năng suất hơn không
tưới, nhưng thực tế, thì cần phải xét có phải năng suất hơn thì
lời lãi hơn hay không?
*

Việc tưới nước đúng cách, chăm sóc đúng cách giúp cây trồng cho năng xuất cao thì bà con ta làm được, còn việc quyết định giá thành thì bà con lại không làm được... thế mới xảy ra chuyện Được mùa thì rớt giá, rồi bị tư thương ép giá, nếu thấy cây gì quả gì được giá thì nhà nhà đua nhau chặt cây cũ để trồng ..hậu quả như thế nào thì các bác biết rồi đó. Vậy nên, mấy thằng tư thương mất dạy Trung Quốc mới tha hồ làm mưa làm gió, o ép bà con ta ... => Suy đi ngẫm lại cũng là tại bà con mình , đôi khi chỉ thấy cái lợi trước mắt là làm. Tuy nhiên, việc này cũng có phần lỗi của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Một số chuyên gia Nông Nghiệp nước ngoài có tâm sự với chúng tôi rằng Việt Nam các bạn đang hội tụ tất cả những điều thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp như Khí Hậu, Thổ Nhưỡng, Nguồn nước, Nhân lực ...mà ít Quốc gia có được. Nếu các bạn không sớm tận dụng sự Ưu đãi này để vượt lên thì sau khoảng 30 năm nữa thế hệ con cháu các bạn lúc đó có giỏi đến mấy cũng không làm được gì vì những gì tốt đẹp nhất, thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp sẽ qua đi... như Đất đai bị xói mòn, bị ô nhiễm, bị nước mặn xâm thực, Nguồn nước tự nhiên từ ao hồ sông xuối và nguồn nước ngầm sẽ mất dần đi do ô nhiễm và do biến đổi khí hậu...

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý chắc ai cũng biết việc này, vì họ đi nước ngoài như đi chợ, họ không thể k biết rằng thiên nhiên sẽ k mãi mãi ưu đãi chúng ta như thế này nữa .. thế nhưng, thực tế đang diễn ra như thế nào thì các bạn biết rồi đó. Tôi hi vọng, 30 năm nữa tôi không phải ăn Rau muống nhập khẩu từ Trung Quốc hay Châu Phi....Các bác thấy thế có đúng không ạ ?
 
Người chưa làm thì chưa biết, nhưng người có giếng khoan
chạy điện đều biết, tưới mãi thì giếng cũng cạn. Tài nguyên
nguồn nước mạch cũng không phải vô hạn đâu.
*
Trên miền núi, thì tài nguyên nước không phải khoan giếng,
mà là nước nguồn chảy ra nổi tràn trên đất. Những nơi có
nước nguồn, thì cấy lúa, trông Mía, Chuối, Dứa chẳng phải
tưới, mà còn tốt hơn tưới nữa, vì nước ngấm lên, chứ không
tốn tiền mắc dây điện phun nước lên lá, bay mất nhiều. Tuy
vậy, nguồn nước mạch cũng không phải vô tận. Xua kia thì
nước mạch tưới ít, còn thừa chảy ra suối, về miền xuôi.
Dần dần, những nguồn nhỏ thì không còn mà chảy xuống suối
nữa, những nguồn to khi ra đến suối, chỉ còn vài giọt.
*
Miền bờ biển, ngày xưa tưới lúa bằng thuỷ triều, vì nơi
này nước vẫn còn ngọt, vì mực nước sông còn cao. Bây giờ
đâu đâu cũng có thuỷ điện, mực nước sông thấp xuống, làm
sao thuỷ trièu đủ cao để đưa nước vào ruộng? Phải bơm thôi.
*
Thê mới nói, ngày xưa trồng Chuối, Mía, Dứa không phải tưới,
mà nay phải tưới là thế đó.
*
 
Thê mới nói, ngày xưa trồng Chuối, Mía, Dứa không phải tưới,
mà nay phải tưới là thế đó.


Ngày xưa chủ yếu là trồng chơi chơi thôi phải không bác, có thì ăn, chả có cũng không sao. Chứ ngày nay mà trồng như vậy thì chỉ có trồng vài cây ở Vườn nhà thôi, Việc áp dụng Qui trình khoa học kỹ thuật cao ứng dụng trong Nông Nghiệp là điều tất yếu để đưa nền nông nghiệp nước nhà đi lên. Chỉ đáng tiếc là Qui trình này diễn ra hơi chậm nên chúng ta cứ dần dần để những cơ hội trôi qua. Tiếc mà không biết phải làm sao bác ạ..
 



Ngày xưa chủ yếu là trồng chơi chơi thôi phải không bác, có thì ăn, chả có cũng không sao. Chứ ngày nay mà trồng như vậy thì chỉ có trồng vài cây ở Vườn nhà thôi, Việc áp dụng Qui trình khoa học kỹ thuật cao ứng dụng trong Nông Nghiệp là điều tất yếu để đưa nền nông nghiệp nước nhà đi lên. Chỉ đáng tiếc là Qui trình này diễn ra hơi chậm nên chúng ta cứ dần dần để những cơ hội trôi qua. Tiếc mà không biết phải làm sao bác ạ..

Trẻ con bây giờ ít chết yểu hơn xưa, người lớn sống già hơn xưa, thú nuôi, cá nuôi, gà vịt nuôi ra số-lượng nhiều hơn xưa, cây trồng cũng vậy, trồng ra số-lượng gấp bội so với ngày trước.
Là tại sao?
Là tại con người, muông thú, cây cỏ... "cần gì", được cung-cấp cho "cái đó", thì sẽ sống mạnh, sản-xuất tốt ngay.

Tưới nước cho cây là một.
 
Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão (PCLB) và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Ðác Lắc cho biết, tình trạng thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp tại Ðác Lắc đã làm 4.300 ha cây trồng bị khô hạn, trong đó khả năng mất trắng là 780 ha.
Có 2.500 ha cà phê ở huyện Ea H'leo và Krông Búc bị giảm năng suất do thiếu nước tưới. Các vùng khác, do người dân gieo cấy lúa ở những khu vực tận dụng nước mạch từ khe suối nhỏ, nguồn nước không ổn định; mực nước các sông xuống quá thấp ảnh hưởng đến công suất bơm của trạm bơm gây thiếu nước tưới cho một số cánh đồng ở huyện Krông Na, Ea Ca...
Ban chỉ huy PCLB và giảm nhẹ thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ðác Lắc phối hợp các địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý, điều tiết nguồn nước, khuyến cáo nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án phòng, chống hạn phù hợp.
Tuy nhiên, trong khi đó, những người trồng cà phê ở Ðác Lắc vẫn dùng nước rất lãng phí. Qua khảo sát của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, người trồng cà phê có thói quen tưới năm lần trong một mùa khô, khối lượng nước cho mỗi lần lên tới 600 đến 700 lít/gốc. Với thói quen này, lượng nước tưới mà người trồng cà phê gây lãng phí khoảng 300 đến 400 lít/gốc.
Theo quy trình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa ra, diện tích cà phê trồng mới, trong năm đầu chỉ cần tưới 120 lít nước/gốc/lần, chu kỳ tưới 20 đến 22 ngày; trong hai năm tiếp theo cũng chỉ cần tưới 240 lít nước/gốc/lần với chu kỳ 22 đến 25 ngày.
Ðối với cà-phê kinh doanh thì cần lượng nước khoảng 500 lít/gốc/lần. Như vậy, với 180 nghìn ha cà phê, mỗi mùa khô, người trồng cà phê ở Ðác Lắc lãng phí khoảng 400 triệu m3 nước, trong khi nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngầm.
Một vấn đề quan trọng để tưới nước tiết kiệm là phải xác định đúng thời điểm tưới nước đầu vụ để bố trí lịch tưới thích hợp, tạo điều kiện để cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao, cần trồng các loại cây che bóng chắn gió và che nắng. 8Cà phê được trồng các loại cây che bóng luôn cho năng suất cao hơn diện tích không có cây che bóng trên 20%. Với diện tích cà phê được trồng cây bảo vệ thì mỗi mùa khô chỉ cần tưới ba lần thay vì năm lần như hiện nay và sẽ hạn chế đáng kể thiệt hại do hạn hán gây ra.

Các bác trồng cafe co the tham khảo cái này để cho năng xuất cao hơn và tiết kiệm nước hơn
 
đối với cà phê thì trồng phủ giống lạc dại L99 lên diện tích đất trống thì sẽ tiết kiệm đc chi phí làm cỏ và nước tưới.
 
Các vườn cây trái ở Mỹ quanh nhà tôi thì đều trồng cỏ
dưới gốc cây. Cây ăn trái của họ trồng rất thưa, và
tỉa cành nhiều. Cách làm này lãng phí đất, và năng
suất thấp. Bù lại, trái to, đều, và ngon. Cách làm
này cũng làm bay hơi nhiều nước, vì nắng chiếu trên
đất. Vì thế họ trồng cỏ và chăm sóc cả cỏ nữa. Khi
cỏ mọc tốt, họ không phá đi, mà cắt ngắn xuống. Cỏ
cắt được, dài chưa tới gang tay, lại làm phân xanh.
*
Dù sao, đối với tôi, họ có thể trồng cây ăn trái gần
lại, có thể tăng năng suất gần gấp rưỡi. Không có ai
trồng mau để làm đối chứng, coi có đỡ nước tưới, tăng
năng suất, và quan trọng nhất là chất lượng trái có
bị ảnh hưởng đáng kể hay không.
*
Các vườn cây ăn trái này không có hệ thống tưới nước.
Nếu hạn hán, họ phải cầm vòi đi tưới nước.
*
 
Last edited:
Ở Úc người ta cũng trồng thưa như vậy, nhưng khác chút:
- Đường đi ở giữa rất cần để cho xe chạy. Đây là những xe kéo rờ-moọc đựng trái nhân-công hái đổ vào. Công được tính bằng cách đếm bucket (thùng nhựa) hái được. Cây cao hơn, thì đường đi giữa cũng để cho xe có thang cao 2 bên cho nhân-công đứng hái. Nhiều khi họ trải nhựa bao quanh gốc, rồi dùng máy, kẹp cổ gốc, rung cho trái rụng xuống miếng nhựa. (Hì hì, họ bắt chước con voi).
- Cỏ mọc ở đường đi, xe cắt phun ngọn cỏ vào thùng chứa kéo theo, không để lại. Đem về ủ.
- Trước khi trồng, họ đào rảnh lớn, đổ xuống đó đất mặt (top soil) trộn với cỏ mục (cắt ở trên) cùng các loại phân chuồng, phân hóa-học.
- Trên mặt cái rảnh nầy, họ đổ lên mảnh vụn cành cây nghiền. Tui thường mua các mảnh vụn nầy về trồng thủy-canh. Nhưng các mảnh vụn nầy dùng đổ lên chung quanh gốc cây thì là cách ngăn cỏ mọc không gì tốt bằng. Các công-viên dùng rất nhiều.
 
Bác Thủy canh có thể chia sẻ một số kinh nghiệm tưới cây ở bên Úc không ạ. Nghe nói bên đó quản lý nước tưới cây tốt lắm hả bác, em thì chưa đi sang bên đó nên chưa nắm rõ được. Nếu bác có kinh nghiệm gì thì chia sẻ cho anh em làm tư liệu tham khảo nhé. Cám ơn bác !
 
Chào bạn,
Trước đây, tui trồng cây theo phương-pháp thỗ-canh, thì tùy theo tình-trạng đất, cây và thời-tiết mà tưới. Nhưng luôn tránh tưới vào lúc giữa trưa, nhứt là trưa hè quá nóng và xế chiều. Bởi xế chiều, nước đọng trên tàn lá chưa kịp khô, dễ sinh nấm. Sau nầy tui không tưới phun nữa, mà tưới bằng ống nhỏ giọt, thì tránh được nhiều bất-tiện lắm.
Mấy năm gần đây, chính-phủ giúp nông-dân tiết-kiệm công cũng như nước tưới bằng cách kích-hoạt hệ-thống tưới bằng điện-thoại di-động của mình. Nhưng vì anh em tui trồng thủy-canh, nên không cần chính-phủ tặng cho thiết-bị nầy.

Dưới đây, tui gởi bạn đoạn ông Howard M. Resh, nói về "Tưới" trong quyển sách thủy-canh của ổng. Tui xin phép gởi bạn bản tui mạo-muội dịch. Bạn tham-khảo chơi nha. Xin bạn cũng thông-cảm, đây là nói về nhu-cầu nước của cây trong thủy-canh, nhưng theo thiển-ý, cũng không khác thỗ-canh là mấy.
Thân.
 
Dưới đây, tui gởi bạn đoạn ông Howard M. Resh, nói về "Tưới" trong quyển sách thủy-canh của ổng. Tui xin phép gởi bạn bản tui mạo-muội dịch. Bạn tham-khảo chơi nha. Xin bạn cũng thông-cảm, đây là nói về nhu-cầu nước của cây trong thủy-canh, nhưng theo thiển-ý, cũng không khác thỗ-canh là mấy.

Link : http://agriviet.com/home/threads/124094-Tuoi-cay-vao-luc-nao-tot-nhat-/page4#ixzz2HWUAmyvc
E
M chua thay doan nay anh Thuy Canh oi !
 
Chào Ngọc Trịnh, tôi có mảnh vườn khoảng 5000m2 trồng chủ yếu là cây ăn trái. Mùa rày k mưu tưới tay oải quá, có thể tư vấn cho tôi cái hệ thống tưới tự động không. Cám ơn !
 
Xin lỗi bạn Vườn Xinh nhé. Cuối năm bận mải quá cũng ít tham gia diễn đàn. Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin như :
1. Vườn nhà trồng chỉ một loại cây hay nhiều loại cây, chiều cao cây thế nào, khoảng cách giữa các cây có được bố trí theo luống hay không....
2. Chiều dài, chiều rộng của mảnh đất..
3. Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan hay nước Hồ, ...
.....
Hoặc bạn có thể gọi trực tiếp cho tôi để nhận được tư vấn nhanh hơn. Cám ơn bạn

LH : Ngọc Trịnh : 0904.272.686
 
Chào Ngọc Trinh !

Sau khi hỏi mà không thấy bạn hồi âm, tôi đã làm một hệ tưới khá đơn giản tuy nhiên hiệu quả thì không cao lắm , tô có gọi mấy lần cho mà anh không nhấc máy hoặc không liên lạc được. Nếu có thể anh gọi tôi theo số ĐT : 0903829773
 


Back
Top