Tương lai cho nghề nuôi bồ câu?

  • Thread starter TranTTuan
  • Ngày gửi
Năm nay mình thấy tình hình chăn nuôi bồ câu đang sốt: mình thấy bồ câu dễ nuôi, thức ăn có nhiều, chuồng nuôi diện tích nhỏ, ... Tóm lại nuôi công nghiệp tốt như nuôi gà mà không bị dịch bệnh như gà,.. Vì vậy tình hình là mình thấy tốc độ phát triển trang trại hơi cao nhưng lo ngại là thịt bồ câu chưa phổ biến, chỉ ăn nhỏ lẻ,.. Do dó em lập topic này mong các bác nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi bồ câu: nhận xét dùm là tương lai bồ câu có tương lai không? hay sẽ mau lụi tàn!!! Thanks các bác!:9^:
 


đừng lấy ngoại lệ qui nạp làm chân lý.

Link: http://agriviet.com/home/threads/91744-Tuong-lai-cho-nghe-nuoi-bo-cau-#ixzz1vhSvCYyF

em cũng mong bác chú ý cho. Trại BC minh khả không có dịch bệnh nào xảy ra . Điều đó không có nghĩa là: Bà con chăn nuôi BC không thể ko bị . bị rất nhiều là đằng khác .... Có thời gian em chuyên phân phối BC nhập BC của rất nhiều trại ... ở miền bắc . Và chim bệnh thì nhiều vô kể luôn.


chỉ cần suy luận như bác là gà dùng được thì dùng cho vịt luôn

Link: http://agriviet.com/home/threads/91744-Tuong-lai-cho-nghe-nuoi-bo-cau-#ixzz1vhU6y1dq

Em không khẳng định vx dùng cho gà thì sẽ dùng được cho vịt,Câu đó của em nói là để chứng minh cho câu dưới đây của bác hoàn toàn không đúng

Môi trường nuôi thoáng mát, thay đổi nhiệt không nhiều, sạch. Về vacin quan điểm của cá nhân của tôi ( quan điểm riêng nhé, các bạn tham khảo, không cần tranh cãi ) là những ai khuyên nên vacin bc những thứ abc ở thời điểm xyz là tào lao. Lý do là hiện tại ở VN chưa thấy vacin chuyên dụng cho bồ câu, thấy toàn dùng loại vacine cho gà để dùng cho bồ câu, mà theo lý thuyết thì hệ miễn dịch của mổi loài khác nhau nên không thể dùng vacine chuyên dụng của loài này dùng cho loài khác tuy cùng bệnh. Nên tôi thấy cái vụ vacine này phản khoa học quá. Hơn nữa tôi thấy không vacine cũng chẳng sao nên không quan tâm.

Link: http://agriviet.com/home/threads/91744-Tuong-lai-cho-nghe-nuoi-bo-cau-#ixzz1vhd30F7A

Không đúng là vì thực tế chăn nuôi ... Để phòng bệnh tiêu chảy cho BC ... Người nuôi vẫn dùng vacxin phòng tiêu chảy của Gà đề phòng ngừa cho BC .Và nó hoàn toàn có hiệu quả ... Đấy là điều rất nhiều người biết và áp dụng đó bác shima ạ

Một bằng chứng nữa về việc dùng một vác xin chuyên dụng cho ngan . Hoàn toàn có kết quả với Bồ Câu

Viện Thú y vừa thử nghiệm thành công vắc-xin bioflu chủng H5N9 nguồn gốc từ Italia cho đàn ngan, với hiệu giá bảo hộ đạt trên 80%, Viện trưởng Viện Thú y Trương Văn Dung vừa thông báo
Theo ông Dung, Viện Thú y đã tiến hành thử nghiệm trên hai lô ngan 21 ngày tuổi. Lô một tiêm 0,5mm/liều và lô hai là 1mm/liều. Mũi hai tiêm cách mũi một 28 ngày. Kết quả khả quan: lô một đạt tỷ lệ bảo hộ trên 93% và lô hai đạt 80%. Kết quả xét nghiệm của Viện Thú y cũng cho kết quả hoàn toàn âm tính với virus H5N1.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sau khi thử nghiệm thành công trên 5 lô ngan khác nhau, Hội đồng Khoa học Bộ sẽ tiến hành nghiệm thu loại vắc-xin này vào 9/9, trước khi đưa vào tiêm cho 8 triệu con ngan trên cả nước. Điều đáng mừng là loại vắc-xin này còn có thể tiêm phòng cho chim bồ câu và đà điểu.
Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, kết quả giám sát gần đây cho thấy virus cúm gia cầm chủng độc lực cao H5N1 đang lưu hành trên đàn thủy cầm, đặc biệt với những đàn chưa tiêm phòng (đã phân lập được virus ở Bên Tre). Bên cạnh đó, chủng virus cúm H5N1 đã có một số biến đổi.
Cùng với việc ấp nở mới thủy cầm tại một số địa phương, các nước xung quanh vẫn đang có dịch và trước tình trạng gia cầm nhập lậu, nguy cơ dịch bùng phát rất lớn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nói rằng thời gian tới cần tiếp tục tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc ấp nở mới thủy cầm; đồng thời, ngăn chặn gia cầm nhập lậu. Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương kiểm soát chặt việc vận chuyển, giết mổ gia cầm trong thời gian tới.


Kết luận của riêng em: BC là vật nuôi mới . Do là đối tượng khá mới chỉ phát triển trong vòng ít năm trở lại đây . Vì vậy công tác dự phòng bằng vac xin thực sự không thể bằng gà,vịt,ngan ... những gia cầm đã nuôi đại trà từ hàng chục năm qua..

Vì vậy nếu có thử nghiệm nào đó để khắc phục các bệnh tật trong chăn nuôi BC là điều hoàn toàn nên làm . Và các thử nghiệm đó hoàn toàn dựa trên các cơ sở về bệnh tích,triệu chứng,chủng vi khuẩn,chủng vỉ rút cùng giống nhau của các loại gia cầm .... Không thể kết luận là phản khoa học và không nên làm khi chưa thử,chưa biết ... Chăn nuôi có phòng thì vẫn hơn ... Không thể nói rằng chỉ cần vệ sinh sạch sẽ,chuồng trại đúng quy cách là ko thể bị bệnh được.

Nên tôi thấy cái vụ vacine này phản khoa học quá. Hơn nữa tôi thấy không vacine cũng chẳng sao nên không quan tâm
Link: http://agriviet.com/home/threads/91744-Tuong-lai-cho-nghe-nuoi-bo-cau-#ixzz1vhjgLqJe

 


Last edited by a moderator:
Em thấy bác nuôi dế càng nói càng mâu thuẩn, khó hiểu. Em trả lời bác lần cuối nhé, nếu bác không hiểu hoặc không muốn hiểu em chiu. Em ko muốn tranh luận thêm với 1 người đang có nhiều thành kiến như bác.

1.

Bác đọc kỷ bài viết ở trên của em nhé. đặc biệt đoạn dưới. Xem em có qui nạp gì không nhé :wub:" . Em dự là bác đã đọc lướt qua với một cái đầu đầy thành kiến vì ai đó đã nổ quá nên bác cũng nghỉ em đang nổ :lol:" .
Nói theo kn và cách làm hiện tại của trại Bồ Câu Minh Khả thôi nhé. Các bác đừng ném
đá đúng/sai ở đây.

Em vẩn có thể suy đoán là mặc dù trại em đã rất ổn định, và các trại ở MN cũng tương tự vậy vì điều kiện thời tiết tốt nhưng ở MB nhiệt độ thời tiết khá khắc nghiệt nên bồ câu sẽ bệnh nhiều.
Khi con bc bị suy yếu do điều kiện sống thì nhiều loại vi ru s sẽ tấn công gây các bệnh.

2.

Em không khẳng định vx dùng cho gà thì sẽ dùng được cho vịt,Câu đó của em nói là để
chứng minh cho câu dưới đây của bác hoàn toàn không đúng

Em mượn đoạn dưới của bác để trả lời nhé. Em hiểu là bác đã phán cùng bệnh thì cứ dùng cùng loại nhược độc thì sẽ có tác dụng. Giờ bác nói như trên em thực sự không hiểu em đã hiểu sai chổ nào ^^


câu này nữa . Bác làm chăn nuôi mà hiểu về văc xin như thế thì cũng hơi buồn
cười . Tiêm vac xin là tiêm vi rút đã bị làm yếu để cơ thể vật nuôi tạo miễn
dịch chống lại bệnh . cùng một loại bệnh thì sẽ cùng chung một chủng,1 dòng vi
rút .Hoặc có thể khác chủng,dòng nhưng đã là phòng thì vẫn có tác dụng

3.
Vì vậy nếu có thử nghiệm nào đó để khắc phục các bệnh tật trong
chăn nuôi BC là điều hoàn toàn nên làm . Và các thử nghiệm đó hoàn toàn dựa trên
các cơ sở về bệnh tích,triệu chứng,chủng vi khuẩn,chủng vỉ rút cùng giống nhau
của các loại gia cầm .... Không thể kết luận là phản khoa học và không nên làm
khi chưa thử,chưa biết ... Chăn nuôi có phòng thì vẫn hơn ... Không thể nói rằng
chỉ cần vệ sinh sạch sẽ,chuồng trại đúng quy cách là ko thể bị bệnh
được.



Nếu các trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi nói như bác thì em chấp nhận.
Nhưng bác là người chăn nuôi, bỏ tiền tươi thóc thật nói như vậy em nghỉ bác làm sai vai trò của mình rồi.
Hoặc nếu bác va xin thí nghiệm thì đừng có tuyên truyền cách làm đó ra ngoài để người khác khổ.

Mổi người có một vai trò. đừng làm thay cv người khác.

4.

"Viện Thú y vừa thử nghiệm thành công vắc-xin bioflu chủng H5N9 nguồn gốc từ Italia cho đàn ngan, với hiệu giá bảo hộ đạt trên 80%, Viện trưởng Viện Thú y Trương Văn Dung vừa thông báo
[FONT=MS Pゴシック]

Theo ông Dung, Viện Thú y đã tiến hành thử nghiệm trên hai lô ngan 21 ngày tuổi. Lô một tiêm 0,5mm/liều và lô hai là 1mm/liều. Mũi hai tiêm cách mũi một 28 ngày. Kết quả khả quan: lô một đạt tỷ lệ bảo hộ trên 93% và lô hai đạt 80%. Kết quả xét nghiệm của Viện Thú y cũng cho kết quả hoàn toàn âm tính với virus H5N1.Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sau khi thử nghiệm thành công trên 5 lô ngan khác nhau, Hội đồng Khoa học Bộ sẽ tiến hành nghiệm thu loại vắc-xin này vào 9/9, trước khi đưa vào tiêm cho 8 triệu con ngan trên cả nước. Điều đáng mừng là loại vắc-xin này còn có thể tiêm phòng cho chim bồ câu và đà điểu.

Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, kết quả giám sát gần đây cho thấy virus cúm gia cầm chủng độc lực cao H5N1 đang lưu hành trên đàn thủy cầm, đặc biệt với những đàn chưa tiêm phòng (đã phân lập được virus ở Bên Tre). Bên cạnh đó, chủng virus cúm H5N1 đã có một số biến đổi.

Cùng với việc ấp nở mới thủy cầm tại một số địa phương, các nước xung quanh vẫn đang có dịch và trước tình trạng gia cầm nhập lậu, nguy cơ dịch bùng phát rất lớn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nói rằng thời gian tới cần tiếp tục tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc ấp nở mới thủy cầm; đồng thời, ngăn chặn gia cầm nhập lậu. Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương kiểm soát chặt việc vận chuyển, giết mổ gia cầm trong thời gian tới.

[/FONT]
[FONT=MS Pゴシック]



"

Em đã đọc kỷ đoạn trên và em hiểu như dưới:

4.1. Về cơ bản không thể lấy kết quả vacine trên loài này để kết luận cho loài khác (vì nếu cùng loai vacine có tác dụng phòng cho loài khác là chuyện đương nhiên thì không cần đoạn này "Điều đáng mừng là loại vắc-xin này còn có thể tiêm phòng cho chim bồ câu và đà điểu" )
4.2. Muốn tuyên truyền, triển khai 1 loại vaxin phòng 1 bệnh trên 1loai phải được thí nghiệm và theo dõi của cơ quan nghiên cứu chuyên trách ( vì người ta có kinh phí và chuyên môn).
4.3. Ngay cả kết quả vaxin cho 1 chủng virus trên 1 loài đã đượce kiem chứng đi nữa cũng cần thiết đánh giá lại khi cần thiết vì các chủng virus có thể biến đổi

Cho nên em nói phản khoa học là không sai.
1. Phản khoa học là vì áp dụng vaxin theo kieu suy nghỉ của bác nuoide: con bc cũng giống con gà, cứ vacine theo gà thì ok.( Mà không cần tìm hiểu thêm)
2. Phản khoa học là vì tự mình làm vaxin theo kiểu"dân gian" như ý trên cùng lắm chỉ gây tốn kém cho mình thôi, đằng này bằng nhiều cách khác nhau tuyên tryền việc vaxin đó gây ngộ nhận người nuôi mới.

Hiện tại theo thông tin em nắm được thì chưa có nghiên cứu rõ ràng về vaxin trên bc. Neu thong tin em không đầy đủ, em không biết thú y VN đã nghiên cứu có kết quả vacine phòng các bệnh bc thì em thật tình xin lỗi.
Nhưng nếu thực sự chưa có nghiên cuu rõ ràng, các bác cho em giữ quan điểm của mình nhé.
[/FONT]Nếu các bác có quan điểm khác, cách làm khác, tán đồng các cách làm "dân gian" nhu vậy, các bác cứ giữ quan điểm của mình, cứ tiếp tục. Em không áp đặt suy nghĩ của mình ^^^.

Em đề nghị bác và em chấm dứt tranh luận ở đây nhé. Có dịp cộng tác ra bắc em hẹn bác nhậu, bác sẽ hiểu em hơn đấy.
 
Last edited by a moderator:
Thôi các bác ơi! Mỗi người đều có ý tốt, có khác thì khác ở kiến thức và kinh nghiệm thôi. Bây giờ em thấy các hộ nông dân nuôi nhỏ lẻ rất khó bán và bị ép giá quá trời luôn, nên họ bán sạch con giống không nuôi nữa. Khổ nổi thì BÁN con giống đang đẻ còn khó hơn bán con ra ràng!
 
Thôi các bác ơi! Mỗi người đều có ý tốt, có khác thì khác ở kiến thức và kinh nghiệm thôi. Bây giờ em thấy các hộ nông dân nuôi nhỏ lẻ rất khó bán và bị ép giá quá trời luôn, nên họ bán sạch con giống không nuôi nữa. Khổ nổi thì BÁN con giống đang đẻ còn khó hơn bán con ra ràng!

Cho nên em luôn khuyên là nếu nuôi bc cần bắt đầu tối thiểu ít nhất vài trăm cặp, nếu không dể bỏ giữa chừng.

Em nói "nuôi" ở đây là triển khai làm thật sự nhé. Còn làm để có kn thì bao nhiêu cvien6duoc.
Và theo kn của em là không thể suy nghỉ kiểu nuôi ít gây lớn lên được vì các bác cứ nghỉ xem, nuôi cả năm trời mổi tháng bỏ vài triệu tiền cám và nhân công mà không có xuất bán được rất nản(vì phải để làm giống sao ban). Lảm cái gì phải có tiền ra vo cân đối mới tốt.
Cái này em khuyên trên kn của em thôi, các bác đọc như một ý để tham khảo nhé. Em đã trải qua hơn 1 năm toàn bỏ tiền ra không có nguồn thu nào rất chán, bx thì nói ra nói vô: mệt. Muốn bán thì không ai mua vì số lượng không ổn định, nhà hàng gọi đến thì phải từ chối không dám nhận vì không đủ cung cấp người ta..bla..bla mệt lco1o1 Nói thật công việc chính IT của em có thu nhập vài ngàn $ nên em mới trụ được ( em không khoe khoang gì nhé, nói thật để các bác hiểu thôi vả lại em không bao giờ Offline nên các bác không biết em là ai nên em không cần khoe mẻ gì cả) chứ em nghỉ em là nông dân thật sự thì đứt gánh rồi.

Nuôi bc có những cái khó và ngược lại cũng có những ưu điểm . Các bác đánh giá toàn diện trước khi quyết định nhé.đừng theo định hướng của ba bài viết lá cải trên báo của các bác Phóng Tinh Viên
 
Last edited by a moderator:
Nói vậy chứ cũng phải nuôi vài cặp lấy kinh nghiệm nuôi trước, rồi tính tới đầu ra tới đó muốn làm theo quy mô nào sẽ tính tiếp!Cũng tận dụng thời gian rãnh ở quê thôi, nên cũng ít chi phí và công cán nhiều!
 
Bác đọc đoạn in đậm dưới nhé.
đã xác định nuôi lay kn thì các bác cần gì lăn tăn đến số lượng.

Em nói "nuôi" ở đây là triển khai làm thật sự nhé. Còn làm để có kn thì bao nhiêu cung duoc.
 
Ok bác, thấy có nhiều dòng suy nghĩ trái chiều nên muốn tự mình khẳng định lại xem có nên bỏ công đi nuôi mấy chú này không đó mà! hiii
Mà bác chỉ nuôi có bồ câu thôi hả? Có nuôi con gì thêm nữa không bác?
 

Last edited by a moderator:
Cám ơn các bác đã chia sẽ kinh nghiệm thực tế. Mong rằng thị trường tiêu thụ ngày càng tốt để bà con nông dân ổn định làm ăn chăn nuôi con vật xưa mà mới mẻ này!
 
Up 1 phát: nhờ các bác chia sẽ giải pháp và các cách bác đã tìm đầu ra cho bồ câu thịt, và cho mình hỏi để bồ câu vào nhà hàng sang, siêu thị thì có khó lắm không? Thường bác liên hệ nhà hàng bằng cách nào? Cám ơn các bác nhiều! :2cat:
 
cho hỏi Bà Con

cho mình hỏi nuôi bồ câu gần nhà có ô nhiễm không? và có lây bệnh gì không?có mạc lây người không? sau mình đi thăm trại của ông tuấn biên hòa chổ thêm thằng bạn theo hỏi ý kiến chuẩn bị mô hình nuôi công nghiệp. nó vào trại nghe cái mùi là nó chạy ra ối liền, mà mình cũng đang phân vân không biết mua con giống ở đâu cho hiệu quả và ban đầu mua khoảng bao nhiểu cặp>? xin một ý kiến chân thành cám ơn các BÀ Con cho ý
 
Trại nuôi to nhỏ đều có mùi hôi.

Nuôi vài chục con lấy Kinh Nghiệm thì khác nuôi kinh doanh.
Nuôi ít thì lỗ, chẳng lẽ lại thôi? Chi bằng cứ nuôi mấy nghìn đôi đi.
Lỗ lãi gì thì chia sẻ với bà con.
 
Bác tưởng bồ câu giống rẽ lắm lắm hay sao mà nuôi 1 phát mấy nghìn đôi vậy bác? Còn đầu ra nữa làm như vậy kiếm đâu ra nhỉ? :bang:, còn hôi thì cũng chấp nhận được và cũng không ồn lắm!
 
Bắt đầu nuôi bồ câu nhỏ lẻ thôi, hehe, thay vì nuôi chim không có ích lợi gì mà tội mấy em đó!
 
e có gần 300 cặp bồ câu nhưng đầu ra cho bồ câu thương phẩm khó quá, đang lỗ đây các bác ơi, chưa có khi nào mà ế ẩm như năm nay
 
Năm nay cái gì cũng khó khăn hết, chứ không nói riêng về cái gì? Chắc khó còn nhiều năm nữa chứ chưa hết liền đâu bác ạ! Em dự đoán thế! hii
 
Theo tính toán của mình với số lượng 500 cặp thì chi phí cho 1 cặp chim ra ràng là khoảng 53K (chi phí này bao gồm toàn bộ kể cả nhân công và thức ăn chim bố mẹ 1 tháng, tuy nhiên không tính chi phi nuôi chim đến khi sinh sản).
Giá thị trường rẻ nhất hiện nay (mua tận nơi tại gò công, tiền giang...) 65K/cặp.Giá tại HCM không dưới 80K/cặp (loại 300gr-350gr).
-->Người chăn nuôi có thể sống được với thành phẩm là chim ra rang không cần nguồn thu từ bán chim giống. Nên không phải như một số bạn phát biểu là hiện tại giá cao là do thị trường chim giống đang hot.
53K/cặp là chi phí khá cao vì nuôi nhỏ lẻ, kỷ thuật bình thường.

Về đầu ra, nuôi con gì cũng giống nhau. Nếu người nuôi không năng động, chủ động thì cho dù nuôi con gà, con heo cũng không biết bán cho ai.
Mình bỏ tiền của mình thì phải ưu tiên tự thân vận động trước khi người khác giúp. Có nhiều bạn hỏi mua bồ câu của mình nói có bao tiêu không, có hổ trợ đầu ra không mình cười trừ mặc dù có khả năng. Lý do là các quan hệ này dựa trên lợi ích là chính, nếu mình thiếu hàng, cần nhập hàng ( và điều đó có lợi cho mình) thì không cần hợp đồng bao tiêu mình cũng liên hệ, năn nỉ bán cho mình. Khi thị trường xấu, việc thu mua lai gây ra lỗ cho mình chắc chắn mình tìm cách để không thu mua mặc dù có hợp đồng (mình không tin là có thể xây dựng 1 hợp đồng bao tiêu có thể ràng buộc người bán giống trong tình thế thị trường bất lợi. Hoặc nếu hợp đồng chặt được thì không chắc người bán sẽ đồng ý ký kết nếu giá đảm bảo bao tiêu quá cao.)

Nói thật lòng là với qui mô từ 500-5000 cặp không cần lo về đầu ra. Có thể bác nào đó nhảy vô ném đá là mình PR vì có bán giống nhưng thực sự là vậy và mình cũng không cần PR cho trại mình vì minh có kế hoạch mở chuổi quán chuyên về bồ câu nên không gấp rút mở ra thị trường bên ngoài.
Với qui mô quán bồ câu nhỏ hiện tại, mới mở ra 2 tháng ( ngày khai trương 18/3) hiện tại mình chắc chắn phải chuẩn bị thang 6 va thang 7 mổi tháng ít nhất 3000 con.
Vài kinh nghiệm xin được chia sẽ như vậy

Mình mới nuôi bồ câu vài tháng mà thấy bác sima nói hay quá,cám ơn bác nhiều.
Chúc quán bồ câu của bác mua may bán đắc nha.
 
mong bác shima chia sẻ kinh nghiệm làm chuồng cho bà con,bác có thể up ảnh của trại nhà bác nên cho mọi người cùng thảo luận thì tốt quá.thank bác nha!
 
cac ban muon nuoi con gi cung dc ma phai xac dinh cho ro la dau ra on dinh ko chu dung nge may bai bao la cai viet thoi bung len ma tin thay the ma ham .nuoi con gi hay lam nge gi cung kho khan ca thay vay chu bo cau nuoi no ko nhe von dau ay nha nuoi it thi ko co dau ra , can phai nuoi nhieu moi co dau ra on dinh ma nuoi nhieu thi nang von ko phai ai cung co kha nang dau .con noi ve thu hoi von mau la ko the vi bo cau nuoi rat lau khoang tu 5 thang moi de ma ko phai con nao cung de va ap deu ca ai noi nuoi cung de het ma buoc chan vao thi se hieu ro thui no ko de dau
 
Tương lai nghề nuôi bồ câu là bằng bây giờ, hay kém hơn.
*
Lý do là giá bồ câu thịt so với giá gà thịt và cút thịt
và vịt, ngan, ngống, gà tây, cao hơn quá nhiều.
Dần dần, giá bồ câu ổn định ở mức chêch lệch so với thịt
các chim nuôi khác vừa phải, thì lúc ấy nghề nuôi bồ câu
sẽ không được như bây giờ. Một số người buộc phải đổi nghề
vì bị lỗ, hay không lời bằng nuôi Gà, Vịt.
*
Ai nhanh chân không nuôi bồ câu, thì còn giúp được bà con
còn trụ lại nghề, khổi bị chết chùm như đắm đò.
*
 


Back
Top