Úc không trồng mắc ca ồ ạt

Trái ngược với sự hồ hởi của một số doanh nghiệp triển khai dự án, giáo sư Nguyễn Quốc Vọng (Đại học RMIT, Úc), chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp sống nhiều năm ở Úc (quốc gia có sản lượng mắc ca lớn nhất thế giới), cho rằng đây là một dự án “hoang tưởng”.

Nói mắc ca có tiềm năng lớn thì thực tế cây trồng nào cũng có tiềm năng cả, nhưng VN mình có đáp ứng được thị trường đó hay không là một chuyện rất khác.

Thứ nhất, đây là một mặt hàng cao cấp, nhưng đồng thời cũng là mặt hàng không ăn cũng được chứ không phải là các mặt hàng thiết yếu như gạo, lúa mì... Phần lớn hạt mắc ca là làm sôcôla, nhu cầu không lớn. Giá mắc ca hiện nay cao vì nguồn cung không lớn, nhưng đi kèm đó là đòi hỏi chất lượng hạt phải cao.
LS1l1xI2.jpg

Bên cạnh đó, mắc ca là loại hạt có hàm lượng dầu rất cao nên dễ bị hư hỏng và khó bảo quản. Như vậy để trồng được cây mắc ca cho hạt có chất lượng cao đã khó, để giữ hạt mắc ca chất lượng đến khi bán hàng còn khó hơn.

Nó đòi hỏi một quy trình thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản hết sức cao cấp mới giữ được chứ không thể nhặt dưới đất như điều, phơi trên nền đất như cà phê và đóng bao tải cất trong nhà như hồ tiêu.

Mắc ca xuất xứ từ nước Úc, mỗi năm nước này cũng chỉ sản xuất được 45.000 tấn hạt mắc ca (nguyên vỏ). Do giá tăng cao những năm qua nên sản lượng loại hạt này của Úc được dự đoán sẽ tăng lên nhưng cũng ở mức 47.000 tấn trong năm 2015.

Câu hỏi đặt ra là tại sao giá cao như vậy, thị trường hấp dẫn như vậy mà Úc không sản xuất thêm thật nhiều mắc ca để bán vì tiềm năng đất đai, công nghệ của họ có thừa?

Thực tế với người Úc, không chỉ mắc ca, mà bất kỳ sản phẩm nào họ cũng phát triển thị trường trước khi triển khai sản xuất. Phát triển một ngành hàng mà không có thị trường thì coi như bỏ. Người Úc không ồ ạt phát triển cây mắc ca bởi họ nhận định với sản lượng 45.000-50.000 tấn/năm đủ để giữ được mức giá cao.

Vì vậy việc kế hoạch đến năm 2020 VN phát triển đến 200.000ha mắc ca, tôi không hiểu hạt làm ra bán cho ai? Muốn biến tiềm năng từ mắc ca thành hiện thực phải có kế hoạch và phải làm thận trọng. Chẳng hạn cần sản xuất trước 10.000 tấn hạt mỗi năm, khi đã có thị trường thì nâng lên 20.000-30.000 tấn/năm.

Đằng này ngay với nông sản nói chung VN cũng chưa xây dựng được một thương hiệu có tiếng trên toàn cầu, huống chi mắc ca còn là một loại cây trồng rất mới mẻ tại VN.

Tôi có thời gian dài ở Úc, nước này cũng có những kế hoạch trồng các loại cây khác nhưng không bao giờ họ làm một cách quá nhanh chóng như VN đang triển khai cây mắc ca. Bởi nếu dự án không khả thi, người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là nông dân.

Nông dân nhiều địa phương đang được hỗ trợ tín dụng để trồng mắc ca. Việc đầu tiên là họ đi mua cây giống về trồng nhưng mua cây giống nào, mua ở đâu có chất lượng? Có hàng chục loại mắc ca khác nhau, loại nào tốt, loại nào phù hợp với điều kiện khí hậu VN, loại nào thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng nào thì phải có sự nghiên cứu mới trả lời được.

Chỉ khi thử nghiệm trên quy mô lớn cỡ hàng hecta trở lên thì các vấn đề thực tế như nước tưới, dinh dưỡng, sâu bệnh... mới thể hiện chính xác nhất kết quả.

Vì vậy, theo tôi, hãy làm từ từ, không nóng vội.

T.MẠNH ghi

Chỉ 17.000ha nhưng cung cấp toàn cầu

Theo Hiệp hội Mắc ca Úc, có khoảng 17.000ha mắc ca ở đất nước này cho ra 45.000 tấn hạt mỗi năm (khoảng 11.500 tấn hạt tách vỏ).

Úc là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới về hạt mắc ca. Họ cung cấp khoảng 28% tổng nguồn cung toàn cầu loại hạt này tới hơn 40 quốc gia khác nhau trên thế giới, vượt qua Nam Phi và Hawaii (lần lượt cung cấp 25% và 16% nguồn cung mắc ca toàn cầu).
LaELTEJw.jpg


T.MẠNH ghi http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150406/tham-vong-thu-phu-mac-ca-cua-the-gioi/730076.html
 


Last edited:
- Ta luôn đi đầu.
- cái gì ta chẳng có.
- Cái gì ta chẳng giỏi
- Cái gì ta chẳng nhất
- tuy nhiên mắc cỡ thì chưa nghĩ ra
 
Đoạn này là đoạn hay nhất, cần suy nghĩ nhất .
"Thứ nhất, đây là một mặt hàng cao cấp, nhưng đồng thời cũng là mặt hàng không ăn cũng được chứ không phải là các mặt hàng thiết yếu như gạo, lúa mì... Phần lớn hạt mắc ca là làm sôcôla, nhu cầu không lớn. Giá mắc ca hiện nay cao vì nguồn cung không lớn, nhưng đi kèm đó là đòi hỏi chất lượng hạt phải cao."
Đoạn này là đoạn hay nhất, cần suy nghĩ nhất .
"Thứ nhất, đây là một mặt hàng cao cấp, nhưng đồng thời cũng là mặt hàng không ăn cũng được chứ không phải là các mặt hàng thiết yếu như gạo, lúa mì... Phần lớn hạt mắc ca là làm sôcôla, nhu cầu không lớn. Giá mắc ca hiện nay cao vì nguồn cung không lớn, nhưng đi kèm đó là đòi hỏi chất lượng hạt phải cao."
 
Thực tế với người Úc, không chỉ mắc ca, mà bất kỳ sản phẩm nào họ cũng phát triển thị trường trước khi triển khai sản xuất. Phát triển một ngành hàng mà không có thị trường thì coi như bỏ.
Chiến lược cho phát triển đạt được kết quả bền vững, không bị bể, không xảy ra tình trạng "TRỒNG - CHẶT - TRỒNG - NGHÈO". Nói thật, ngay bây giờ hỏi xem các "BỐ" là hạt mắc ca bán cho ai thì chắc nhận đươc câu trả lời "Các chú cứ trồng thì khắc có người mua :D", bây giờ anh bán giống cho các chú đã, cái đó 5 - 7 năm sau các chú chặt anh mua làm củi cũng được khà khà. :Cuamay: :Hello:
 
Nhà cháu thì cho là lăng xê cây mắc ca lên chủ yếu để bán giống thôi, bán xong hết cây giống xong là xong!
 



Back
Top