Vài suy nghĩ về đầu ra quả bơ nói riêng và trái cây nói chung.

Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
 


Nghe nói ông trịnh mười thu mua lại sản phẩm bơ mà. Vậy là toàn hàng chất lượng rồi sao a không lấy bơ trịnh mười. Trịnh mười thu mua bơ giá cả như niêm yết không mọi người.
Mình thấy Trịnh 10 bán giống rất giỏi còn những việc khác không dám bàn
 


Mình thấy Trịnh 10 bán giống rất giỏi còn những việc khác không dám bàn
Minh xa buon ma thuat nen chi mua 9cay giong thoi. De ve tao choi tu ghep chon nhung cay tot nhat tren manh dat cua minh. Sau nay khong biet thu mua kieu gi nua
 
Cái chủ đề về cây bơ này bổ ích và hấp dẫn mình quá. cũng là dân tây nguyên bắt tay anh Đức cái nhé.


Nó chín chuyển qua màu tím mà bác muốn nó màu xanh cũng được mà/
Có vậy nữa hả bạn, gio mình mới nghe lần đầu đó, vậy muốn nó không chuyển màu thì làm sao vậy bác!?
Không biết có phải do trời mưa ko nhỉ!

Chắc phải có chuyên gia mới giải đáp nổi.
Mình cùng nghĩ là do thời tiết!
 
Trường hợp của bạn cũng giống như nhiều trường hợp khác mà mình đã đến thăm, sau khi trồng, cây sống một thời gian, bắt đầu dừng lại, còi cọc rồi chết dần. đa số là do chế độ chăm sóc cây con chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.
Ví dụ thế này nhé: khi cây con sống trong vườn ươm, điều kiện chăm bón rất tốt, tưới nước, bón phân lại có lưới che nắng. trước khi xuất vườn đã có thời gian đảo bầu và dở bớt lưới để luyện cây quen với môi trường tự nhiên; tuy vậy cây con sống trong bầu lại bị cắt và ghép thì cứ như là người bệnh mới hồi phục nhưng còn rất yếu vì vậy phải chăm sóc đặc biệt giai đoạn đầu. Khi vận chuyển cây không được để bầu bị dập vở, nếu bầu đất bị dập thì rễ con bị đứt và trồng cây sẽ rất khó sống. sau khi trồng phải cắm cọc nhỏ và cột vào cây con để chống gió lay, nếu gió lay cây cũng long gốc đứt rể và chết hoặc yếu, mới trồng bộ rể còn yếu nếu bón phân nhiều cũng chết. nước phải tưới đủ ẩm sao cho rể non hút được nước và chất dinh dưỡng, nếu tưới nhiều cũng úng chết, thiếu nước cây cũng chết. nói chung bạn phải đọc tài liệu kỹ thuật thật kỹ trước khi trồng và thực hiện đúng thì sẽ thành công.
Vâng.Ecảm ơn.Vì hồi đó là bố e trồng, lúc đó e còn nhỏ chưa biết gì.Bây giờ vườn đc giao nên e cũng học hỏi từ nhiêu tài liệu nên cũng biết chút ít ạ.
 
Ngày tôi còn trai trẻ, hay đọc báo Nông Lâm, có
bài viết về trồng rừng thành công. Bài báo nói
cây Thông chịu hạn rất tốt, nhưng cần một lượng
nước mưa hàng năm là XXX milimet, thế nhưng cán
bộ Lâm nghiệp tỉnh YYY thành công trồng được mấy
chục mấy trăm hécta, mặc dầu lượng mưa hàng năm
không được con số đó.

Bẵng đi nhiều năm, tôi đọc bài báo khác, nói rằng
ngành Lâm nghiệp nhà nước thất bại hàng chục hàng
trăm hécta rừng Thông. Ban đầu, rừng trồng mọc rất
tốt, nhưng dần dần ngừng lại, và cuối cùng chết
trắng hàng loạt rừng, khiến cho môi trường sinh
thái còn tệ hơn trước lúc còn nhiều cây hoang dại
mọc.

Bài học này, nhà nước đã có từ hàng chục năm trước,
nhưng người dân không được học, và họ còn có thể
phải trả giá cho bài học này. Nói chung, chỉ nên trồng
cây gì mà bà con xung quanh đã trồng rồi, và có thu
hoạch tốt rồi. Cây gì mới, chưa mấy ai trồng, thì
cũng nên dè dặt trồng thử. Sau đó mới dần dần trồng
thêm. Hạn một vài hôm thì tưới được, nhưng tổng lượng
nước mưa cả năm không đủ, thì giếng cũng chẳng có
nước đâu mà tưới. Vừa rồi bang California bị hạn nặng.
Chẳng biết các vườn Bơ nổi tiếng của California có
thể sống được chăng?
 
Nhà mình có cây bơ dẻo mà năm rồi ra 2 đợt, tháng 4 vừa rồi biếu bạn bè trên sg thì ai cũng khen và dặn đợt sau nhớ để cho họ, mà tháng này bơ bắt đầu chín lác đác mình ăn thử thì thấy không được dẻo như đợt trước. Bơ nhà mình trái tròn và da sáng bóng lúc chín chuyển thành màu mận quân! Các bác biết lý do không!? Làm sao cho nó tăng độ dẻo lên nhỉ?

- Bơ già hái vào mùa khô thì ăn dẽo và ngon, khi có vụ thứ hai trúng vào mùa mưa thì ăn sẽ ít dẽo hơn. một số cây bơ chăm sóc tốt trái bơ khi bị mưa nhiều có thể nứt téc dáng xấu và ăn rất dỡ vì vậy nếu bạn muốn bơ ít bịảnh hưởng thì thứ nhất phải vét rảnh quanh cây bơ, tránh đọng nhiều nước, nếu có thể thì mua tấm bạt phủ quanh gốc bơ, diện tích tương đương với tán bơ, không cho nước thấm xuống, như vậy trái bơ vẫn rất ngon. còn màu da trái thì theo giống, có giống da xanh khi chín vẫn xanh, có giống da nâu hoặc tím thì khi non màu xanh còn già chuyển màu dần sang nâu hoặc tím. mình có một cây khi chín màu nâu đậm. dẽo quẹo, trước đây vợ mình xay một trái, sơ ý làm cháy máy luôn. sau đó mỗi lần xay sinh tố phải thêm đá và sữa mới xay được.
 
Em thấy hội nông dân Tây nguyên nói bơ ở đak lak ngon hơn "béo + dẻo" so với nơi khác.Cái này có ai kiểm chứng ko ạ.Hay chỉ là do đak lak là tỉnh trồg nhiều bơ sáp và trồng sớm hơn các nơi khác thôi nhỉ
 

- Tôi thấy ở Đăk lăk có rất nhiều cây bơ cổ thụ, khi hỏi thăm thì từ khi trồng đến nay hầu như không ai tưới tắm cả, còn sâu bệnh thì có năm cây bị sâu ăn trụi lá, tưởng chết, nhưng sau đó đâm chồi nẫy lộc và cho trái như thường. chỉ có một bệnh nguy hiểm thường gặp là cây bị chết đứng do nấm phytophthora, nhưng nay trị được rồi. tuy nhiên đó là trồng chơi, còn nếu kinh doanh nhiều thì tưới tắm để nâng cao năng suất là tốt hơn, nếu không thì trái ít và nhỏ hơn, lai rai ăn chơi , nghèo nghèo tý củng đủ sống.
 
Nghe nói ông trịnh mười thu mua lại sản phẩm bơ mà. Vậy là toàn hàng chất lượng rồi sao a không lấy bơ trịnh mười. Trịnh mười thu mua bơ giá cả như niêm yết không mọi người.
Trịnh Mười giá cao lắm, không chơi dc. ^^
 
Em thấy hội nông dân Tây nguyên nói bơ ở đak lak ngon hơn "béo + dẻo" so với nơi khác.Cái này có ai kiểm chứng ko ạ.Hay chỉ là do đak lak là tỉnh trồg nhiều bơ sáp và trồng sớm hơn các nơi khác thôi nhỉ
Cây bơ ở Đăk lăk có từ những năm 60 thế kỹ trước (theo lời các cụ già), tỉnh trồng nhiều nhất thì chưa biết do chưa ai thống kê hết các tỉnh để so sánh cả, nhưng có điều Đăk Lăk có nhiều đất đỏ ba Zan rất hợp với cây bơ. mình đã ăn nhiều bơ từ các tỉnh và thấy bơ Đăk lăk đúng là dẻo và ngon hơn thật. (đây là cảm nhận riêng của mình), " mong rằngnhà nước nên có một chương trình phân tích để giúp bà con nông dân trong quá trình tìm ra giống tốt, lựa chọn vùng trồng và thị trường".
 
Nhà em có cây bơ 7_năm lăn đùng ra chết chả rõ bệnh gì.Chỗ đất ráo ko úng.Nhưng cũng có 1 cây chết 1 năm ko có chut hoa lá lộc nào mà năm nay tự dưng nảy lộc.hehe.Chắc ông trời muốn e trồng bơ.
 
Trịnh Mười giá cao lắm, không chơi dc. ^^
Bơ trịnh Mười là Bơ có thương hiệu, hiện bán cho các đơn vị kinh doanh đòi hỏi thương hiệu như siêu thị, hoặc là dùng trong các nhà hàng, khách sạn, quà biếu vv...Tuy nhiên bơ trên thị trường tự do ở chợ và nhiều hộ gia đình không có điều kiện đăng ký thương hiệu thì cũng ngon không kém. thậm chí có cây còn ngon hơn bơ mười. mong rằng các bác khi trồng bơ rồi nên tạo ra một hiệp hội để bảo vệ quyền lợi người sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ khập khểnh một tý. có rất nhiều ca sỹ qua trường lớp, được cấp bằng và hát rất hay, khi diễn ở các trung tâm lớn được trả tiền rất cao. nhưng ở đâu đó trong dân có những người còn hát hay gấp bội, ví dụ Phương mỹ chi trước khi được phát hiện thì cũng hát tuyệt vời. chỉ nổi tiếng khi có chương trình (giọng hát việt nhí). vậy đấy, cây bơ cũng vậy, ở Đăk lăk có hàng ngàn hộ trồng bơ, đâu phải ai cũng được biết đến.
 
Last edited by a moderator:
Màu bơ chín là theo giống của nó. Không đổi
được đâu. Mà đổi màu để làm gì? Bơ Hass của
Mỹ khi già thì xanh sẫm, nhưng khi hái xuống
thì càng đen tím lại. Người Mỹ thích những
trái càng tím đen ấy, vì đặc trưng của giống
bơ ngon. Người trồng không thích những giống
bơ lúc nào cũng chỉ 1 màu, rất khó hái, khó
bán, và khó ăn. Ví dụ, ra chợ, coi trái bơ
nào có màu tím sẫm thì nắn nhẹ. Nếu mềm thì
đừng mua. Nếu chắc, thì mua, chỉ 1 ngày sau
là ăn luôn. Trái bơ vẫn còn xanh, thì nắn bóp
chẳng có kết luận gì được cả.

Bơ Hass có đặc tính càng già thì càng ngon.
Ví dụ bây giờ trái này đã già, đủ hái rồi,
nhưng để thêm 1 tháng nữa thì ăn ngon hơn.
Sách báo viết rằng bơ Hass càng để lâu trên
cây thì độ dầu càng tăng lên. Tuy thế, để
lâu trên cây thì ảnh hưởng đến sức khỏe cây,
ảnh hưởng đến số trái, cỡ trái, và chất trái
của vụ sau. Một số bơ để quá lâu thì bị xơ
đầu trái, và chất lượng kém đi. Vì thế, khi
bơ già, thì phải hái luôn.

Về trồng Bơ, người nông dân trồng Bơ rất dễ.
Tuy vậy, người chưa bao giờ trồng trọt, chỉ
nghe nói, cũng đua vào trồng, thì trồng cây
gì cũng chết, chứ đừng nói riêng cây Bơ. Tái
liệu cũng nói rõ, Bơ cần một khí hậu mỗi năm
có trên 2 nghìn milimet nước mưa.

Theo link này, thì Đắck Lắc chưa đủ số lượng
nước mưa đó.

http://www.worldweatheronline.com/Dac-Lac-weather-averages/VN.aspx

Không có nghĩa không đủ nước thì cây Bơ chết,
mà có nghĩa là kém năng suất thôi.
Em thấy có tài liệu bảo lượng mưa ở Tây Nguyên độ chừng 2500-3000mm / năm. Không biết tài liệu nào đúng nữa.
Cây bơ ở Đăk lăk có từ những năm 60 thế kỹ trước (theo lời các cụ già), tỉnh trồng nhiều nhất thì chưa biết do chưa ai thống kê hết các tỉnh để so sánh cả, nhưng có điều Đăk Lăk có nhiều đất đỏ ba Zan rất hợp với cây bơ. mình đã ăn nhiều bơ từ các tỉnh và thấy bơ Đăk lăk đúng là dẻo và ngon hơn thật. (đây là cảm nhận riêng của mình), " mong rằngnhà nước nên có một chương trình phân tích để giúp bà con nông dân trong quá trình tìm ra giống tốt, lựa chọn vùng trồng và thị trường".
Có thống kê năm 2006 nè. Tỉnh DakLak trồng nhiều nhất, diện tích độ chừng 404.100 cây, 80.820 nông dân, 2.649ha, 40.410 tấn.
Bơ trịnh Mười là Bơ có thương hiệu, hiện bán cho các đơn vị kinh doanh đòi hỏi thương hiệu như siêu thị, hoặc là dùng trong các nhà hàng, khách sạn, quà biếu vv...Tuy nhiên bơ trên thị trường tự do ở chợ và nhiều hộ gia đình không có điều kiện đăng ký thương hiệu thì cũng ngon không kém. thậm chí có cây còn ngon hơn bơ mười. mong rằng các bác khi trồng bơ rồi nên tạo ra một hiệp hội để bảo vệ quyền lợi người sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ khập khểnh một tý. có rất nhiều ca sỹ qua trường lớp, được cấp bằng và hát rất hay, khi diễn ở các trung tâm lớn được trả tiền rất cao. nhưng ở đâu đó trong dân có những người còn hát hay gấp bội, ví dụ Phương mỹ chi trước khi được phát hiện thì cũng hát tuyệt vời. chỉ nổi tiếng khi có chương trình (giọng hát việt nhí). vậy đấy, cây bơ cũng vậy, ở Đăk lăk có hàng ngàn hộ trồng bơ, đâu phải ai cũng được biết đến.
Ngoài chất lượng, còn phải đồng đều nữa. Bơ mình không có sự đồng đều. Cái ngon cái dở, mà khách hàng cũng chỉ thích sự đồng đều (kích cỡ quả giống nhau, độ ngon giống nhau)

Còn theo D thì hiện nay, xây dựng thương hiệu bơ không khó, bản thân Bơ DakLak, hay Bơ Tây Nguyên, Bơ Đà Lạt, nó đã là một thương hiệu mạnh. Bán vô siêu thị không nói, chứ bán lẻ cho người tiêu dùng mà chỉ cần nói đến Bơ DakLak thì là ok.

Vấn đề là chọn những cây ngon để nhân giống, cây dở thì chặt bỏ, có như vậy thì mới tạo ra chất lượng bơ và sự đồng đều được.

Hay lấy thương hiệu bơ Agriviet đi, cũng ổn lắm đó ^^
 
Nhà em có cây bơ 7_năm lăn đùng ra chết chả rõ bệnh gì.Chỗ đất ráo ko úng.Nhưng cũng có 1 cây chết 1 năm ko có chut hoa lá lộc nào mà năm nay tự dưng nảy lộc.hehe.Chắc ông trời muốn e trồng bơ.
Nếu đoán không nhần thì cây bơ bị chết đứng, không úng, không sâu, vàng lá, héo lá rồi chết dần là do nấm bệnh ăn thối gốc và rễ cái, nếu bạn đào quanh gốc và rễ cái thì thấy nấm ăn làm vỏ cây bị thối, có màu nâu đến đen. thường là do bạn tủ gốc bằng rơm rạ, hoặc để quanh gốc các loại củi, đá, gạch, hoặc vun đất quanh gốc vv.. bệnh ăn gốc mà không biết, nếu phát hiện cây bị vàng lá thì ra ngay tiệm thuốc mua ngay loại chống nấm về, đào đất quanh gốc hòa nước đổ vào thì cây sống thôi.
Em thấy có tài liệu bảo lượng mưa ở Tây Nguyên độ chừng 2500-3000mm / năm. Không biết tài liệu nào đúng nữa.

Có thống kê năm 2006 nè. Tỉnh DakLak trồng nhiều nhất, diện tích độ chừng 404.100 cây, 80.820 nông dân, 2.649ha, 40.410 tấn.

Ngoài chất lượng, còn phải đồng đều nữa. Bơ mình không có sự đồng đều. Cái ngon cái dở, mà khách hàng cũng chỉ thích sự đồng đều (kích cỡ quả giống nhau, độ ngon giống nhau)

Còn theo D thì hiện nay, xây dựng thương hiệu bơ không khó, bản thân Bơ DakLak, hay Bơ Tây Nguyên, Bơ Đà Lạt, nó đã là một thương hiệu mạnh. Bán vô siêu thị không nói, chứ bán lẻ cho người tiêu dùng mà chỉ cần nói đến Bơ DakLak thì là ok.

Vấn đề là chọn những cây ngon để nhân giống, cây dở thì chặt bỏ, có như vậy thì mới tạo ra chất lượng bơ và sự đồng đều được.

Hay lấy thương hiệu bơ Agriviet đi, cũng ổn lắm đó ^^
OK- Mình cũng nghĩ như vậy, cái quan trọng là ai sẽ đứng ra thực hiện đây. Hiện ở DakLak có một số Thương hiệu cụ thể có thể dán nhãn để chứng minh như Bơ DAKADO của công ty Thu Nhơn, Bơ Mười của Trịnh Mười, Bơ DAKPHAM của công ty Đakpham còn bơ trên thi trường thì chỉ nói chung thôi không có nhãn, nếu xuất đi các tỉnh thì không chứng minh được nguồn gốc mà phụ thuộc vào tin tưởng truyền thống thôi. Muốn có một thị trường mạnh phải có hiệp hội: liên kết nhiều hộ đã trồng bơ, đưa giống mới dần thay thế. trồng mới các loại bơ giống tốt thì mới tạo ra được bơ đồng đều về trái và chất lượng. Phải tham gia theo tiêu chuẩn Vietgap, đang ký thương hiệu, nhãn ... Nếu muốn hợp bán ra nước ngoài thì ngoài chất lượng ngon và sự đồng đều phải đủ số lượng sản phẩm quanh năm vậy phải trồng đủ số lượng cây về : Bơ sớm, bơ chính vụ và bơ muộn, vv ..
 
Nếu đoán không nhần thì cây bơ bị chết đứng, không úng, không sâu, vàng lá, héo lá rồi chết dần là do nấm bệnh ăn thối gốc và rễ cái, nếu bạn đào quanh gốc và rễ cái thì thấy nấm ăn làm vỏ cây bị thối, có màu nâu đến đen. thường là do bạn tủ gốc bằng rơm rạ, hoặc để quanh gốc các loại củi, đá, gạch, hoặc vun đất quanh gốc vv.. bệnh ăn gốc mà không biết, nếu phát hiện cây bị vàng lá thì ra ngay tiệm thuốc mua ngay loại chống nấm về, đào đất quanh gốc hòa nước đổ vào thì cây sống thôi.

OK- Mình cũng nghĩ như vậy, cái quan trọng là ai sẽ đứng ra thực hiện đây. Hiện ở DakLak có một số Thương hiệu cụ thể có thể dán nhãn để chứng minh như Bơ DAKADO của công ty Thu Nhơn, Bơ Mười của Trịnh Mười, Bơ DAKPHAM của công ty Đakpham còn bơ trên thi trường thì chỉ nói chung thôi không có nhãn, nếu xuất đi các tỉnh thì không chứng minh được nguồn gốc mà phụ thuộc vào tin tưởng truyền thống thôi. Muốn có một thị trường mạnh phải có hiệp hội: liên kết nhiều hộ đã trồng bơ, đưa giống mới dần thay thế. trồng mới các loại bơ giống tốt thì mới tạo ra được bơ đồng đều về trái và chất lượng. Phải tham gia theo tiêu chuẩn Vietgap, đang ký thương hiệu, nhãn ... Nếu muốn hợp bán ra nước ngoài thì ngoài chất lượng ngon và sự đồng đều phải đủ số lượng sản phẩm quanh năm vậy phải trồng đủ số lượng cây về : Bơ sớm, bơ chính vụ và bơ muộn, vv ..
Thật ra vụ này D có nghĩ rồi, và đã xây dựng kế hoạch cho nó rồi, chỉ là bây giờ chưa làm được vì còn vài điều chưa rõ.

Hôm bữa đưa ra kế hoạch trồng bơ, là hướng đến việc trồng nhiều, chất lượng tốt, và xuất khẩu.

Nhưng 9 người 10 ý, và chả ai nghe theo 1 đứa "chưa làm được gì" nên kế hoạch là "phải làm được gì" đã mới nói tiếp. Vì người ta chỉ nghe người thành công nói. Bơ Trịnh Mười, Thu Nhơn (Dakado), hay Dakfarm là những nơi người ta đã làm được, nên tự nhiên có thương hiệu.

"Ai đi theo anh nếu anh chưa làm được điều gì cả?", bởi vậy muốn tạo được cái gọi là hiệp hội, người dẫn đầu phải có thành tích gì đó đã. Đó là lý do hồi xưa D mới làm 1 cái kế hoạch hoành tráng 5ha (mà thật ra 5ha cũng chả bằng nông dân họ trồng nữa), nhưng thấy nhiều người phản đối với lại bảo làm nhỏ nhỏ thôi.

Nhưng thật ra, nếu muốn người ta theo mình, thì mình phải làm hiệu quả, và phải cả trăm ha thì người ta mới tin. Mà khi nông dân đã tin, thì dễ để tạo ra hiệp hội lắm.
Với lại theo nghiên cứu của D thời gian rồi có nhiều thông tin thú vị và có chất lượng. Có một con đường để có thể tạo ra được cái hiệp hội như bạn nói và mang bơ Việt Nam ra thế giới, chỉ có điều con đường còn lắm gian nan, và phải thử nghiệm trước một số thứ. ^^
 
Thật ra vụ này D có nghĩ rồi, và đã xây dựng kế hoạch cho nó rồi, chỉ là bây giờ chưa làm được vì còn vài điều chưa rõ.

Hôm bữa đưa ra kế hoạch trồng bơ, là hướng đến việc trồng nhiều, chất lượng tốt, và xuất khẩu.

Nhưng 9 người 10 ý, và chả ai nghe theo 1 đứa "chưa làm được gì" nên kế hoạch là "phải làm được gì" đã mới nói tiếp. Vì người ta chỉ nghe người thành công nói. Bơ Trịnh Mười, Thu Nhơn (Dakado), hay Dakfarm là những nơi người ta đã làm được, nên tự nhiên có thương hiệu.

"Ai đi theo anh nếu anh chưa làm được điều gì cả?", bởi vậy muốn tạo được cái gọi là hiệp hội, người dẫn đầu phải có thành tích gì đó đã. Đó là lý do hồi xưa D mới làm 1 cái kế hoạch hoành tráng 5ha (mà thật ra 5ha cũng chả bằng nông dân họ trồng nữa), nhưng thấy nhiều người phản đối với lại bảo làm nhỏ nhỏ thôi.

Nhưng thật ra, nếu muốn người ta theo mình, thì mình phải làm hiệu quả, và phải cả trăm ha thì người ta mới tin. Mà khi nông dân đã tin, thì dễ để tạo ra hiệp hội lắm.
- Nghỉ vậy cũng đúng một phấn thôi, nhưng hãy xem: Trịnh mười xuất phát từ con số không , sau đó đi buôn bơ, mua đất trồng cà phê 1, 8 ha, phát hiện một số giống bơ tốt muốn nhân giống ( tại thời điểm bơ bán không ai mua), không ai chỉ cách ghép và nhân giống, tự mày mò mất mấy năm, trồng xen vào vuwonf cà phê, bắt đầu ghép giống thành công trong vườn từ 2003 có 134 cây thôi. thế mà nay đã thành tỷ phú và thành lập công ty tương đối lớn, mỗi năm thu vài tỷ từ bơ trái và bơ giống.
- Thuận lợi của bác bây giờ là: Có đất hơn 5 ha, có
Thật ra vụ này D có nghĩ rồi, và đã xây dựng kế hoạch cho nó rồi, chỉ là bây giờ chưa làm được vì còn vài điều chưa rõ.

Hôm bữa đưa ra kế hoạch trồng bơ, là hướng đến việc trồng nhiều, chất lượng tốt, và xuất khẩu.

Nhưng 9 người 10 ý, và chả ai nghe theo 1 đứa "chưa làm được gì" nên kế hoạch là "phải làm được gì" đã mới nói tiếp. Vì người ta chỉ nghe người thành công nói. Bơ Trịnh Mười, Thu Nhơn (Dakado), hay Dakfarm là những nơi người ta đã làm được, nên tự nhiên có thương hiệu.

"Ai đi theo anh nếu anh chưa làm được điều gì cả?", bởi vậy muốn tạo được cái gọi là hiệp hội, người dẫn đầu phải có thành tích gì đó đã. Đó là lý do hồi xưa D mới làm 1 cái kế hoạch hoành tráng 5ha (mà thật ra 5ha cũng chả bằng nông dân họ trồng nữa), nhưng thấy nhiều người phản đối với lại bảo làm nhỏ nhỏ thôi.

Nhưng thật ra, nếu muốn người ta theo mình, thì mình phải làm hiệu quả, và phải cả trăm ha thì người ta mới tin. Mà khi nông dân đã tin, thì dễ để tạo ra hiệp hội lắm.
Với lại theo nghiên cứu của D thời gian rồi có nhiều thông tin thú vị và có chất lượng. Có một con đường để có thể tạo ra được cái hiệp hội như bạn nói và mang bơ Việt Nam ra thế giới, chỉ có điều con đường còn lắm gian nan, và phải thử nghiệm trước một số thứ. ^^
- Nghỉ vậy cũng đúng một phấn thôi, nhưng hãy xem: Trịnh mười xuất phát từ con số không , sau đó đi buôn bơ, mua đất trồng cà phê 1, 8 ha, phát hiện một số giống bơ tốt muốn nhân giống ( tại thời điểm bơ bán không ai mua), không ai chỉ cách ghép và nhân giống, tự mày mò mất mấy năm, trồng xen vào vuwonf cà phê, bắt đầu ghép giống thành công trong vườn từ 2003 có 134 cây thôi. thế mà nay đã thành tỷ phú và thành lập công ty tương đối lớn, mỗi năm thu vài tỷ từ bơ trái và bơ giống.
- Thuận lợi của bác bây giờ là: Có đất hơn 5 ha, có vốn, có kiến thức biết cách ghép và chọn giống tốt, thị trường bơ trái lại đang rất sôi động và bỏ ngỏ. đừng chần chừ nữa, hãy làm tới đi.
 
- Nghỉ vậy cũng đúng một phấn thôi, nhưng hãy xem: Trịnh mười xuất phát từ con số không , sau đó đi buôn bơ, mua đất trồng cà phê 1, 8 ha, phát hiện một số giống bơ tốt muốn nhân giống ( tại thời điểm bơ bán không ai mua), không ai chỉ cách ghép và nhân giống, tự mày mò mất mấy năm, trồng xen vào vuwonf cà phê, bắt đầu ghép giống thành công trong vườn từ 2003 có 134 cây thôi. thế mà nay đã thành tỷ phú và thành lập công ty tương đối lớn, mỗi năm thu vài tỷ từ bơ trái và bơ giống.
- Thuận lợi của bác bây giờ là: Có đất hơn 5 ha, có vốn, có kiến thức biết cách ghép và chọn giống tốt, thị trường bơ trái lại đang rất sôi động và bỏ ngỏ. đừng chần chừ nữa, hãy làm tới đi.

5ha và vốn không phải là lợi thế, kiến thức và biết cách ghép cũng không phải lợi thế luôn. Vì có khối người có hơn 5ha, và có nhiều tiền hơn, kỹ thuật họ cao hơn luôn. Trịnh Mười thành công bởi ổng nhìn thấy tiềm năng của cây bơ, ông đi trước người ta một bước, làm những thứ không ai nghĩ tới, hoặc có nghĩ tới thì không ai dám làm hay muốn làm.

Thật ra hàng năm thu vài tỉ từ nông nghiệp từ tay trắng thì cũng gọi là được thôi, chứ không phải khá gì. Nông dân trồng tiêu hàng năm thu 5-7 tỉ cũng đầy, cá biệt có người thu vài chục tỉ / năm, đa số họ cũng tay trắng.

D không biết thu nhập của bác Trịnh Mười là bao nhiêu, chứ với vị thế của bác ấy hiện nay, khả năng phải kiếm được cả trăm tỷ một năm trong tương lai gần. Thế mới gọi là giỏi.

Vì những lý do đó, D phải tìm lợi thế ở cái điều làm khác biệt (những thứ không ai nghĩ đến hoặc không dám làm, không thích làm), và hy vọng biết đâu 1 ngày nào đó sẽ có được lợi thế như bác Trịnh Mười bây giờ, nếu D mà có được vị thế như bác ý, thì có thể tạo ra thu nhập cả trăm tỉ / năm.

Nhưng mà làm giàu không dễ, sẵn sàng thất bại mà. Nhưng để đỡ thất bại thì phải suy nghĩ và chuẩn bị kỹ một chút.

Giống như một cuộc chạy đua, nếu chạy đường chính thì mình phải lái giỏi nhất, xe phải tốt nhất, sức phải trâu bò nhất thì mới thắng được (cái đó hiện tại D không có), còn 1 cách khác là kiếm đường tắt đi, nhưng đường tắt là cái đường chưa ai đi nên cũng không biết có đi tới hay không, nó có rủi ro, nên phải thận trọng và thử. Qua được thì giàu, không qua được thì kiếm đường tắt khác ^^
 
5ha và vốn không phải là lợi thế, kiến thức và biết cách ghép cũng không phải lợi thế luôn. Vì có khối người có hơn 5ha, và có nhiều tiền hơn, kỹ thuật họ cao hơn luôn. Trịnh Mười thành công bởi ổng nhìn thấy tiềm năng của cây bơ, ông đi trước người ta một bước, làm những thứ không ai nghĩ tới, hoặc có nghĩ tới thì không ai dám làm hay muốn làm.

Thật ra hàng năm thu vài tỉ từ nông nghiệp từ tay trắng thì cũng gọi là được thôi, chứ không phải khá gì. Nông dân trồng tiêu hàng năm thu 5-7 tỉ cũng đầy, cá biệt có người thu vài chục tỉ / năm, đa số họ cũng tay trắng.

D không biết thu nhập của bác Trịnh Mười là bao nhiêu, chứ với vị thế của bác ấy hiện nay, khả năng phải kiếm được cả trăm tỷ một năm trong tương lai gần. Thế mới gọi là giỏi.

Vì những lý do đó, D phải tìm lợi thế ở cái điều làm khác biệt (những thứ không ai nghĩ đến hoặc không dám làm, không thích làm), và hy vọng biết đâu 1 ngày nào đó sẽ có được lợi thế như bác Trịnh Mười bây giờ, nếu D mà có được vị thế như bác ý, thì có thể tạo ra thu nhập cả trăm tỉ / năm.

Nhưng mà làm giàu không dễ, sẵn sàng thất bại mà. Nhưng để đỡ thất bại thì phải suy nghĩ và chuẩn bị kỹ một chút.

Giống như một cuộc chạy đua, nếu chạy đường chính thì mình phải lái giỏi nhất, xe phải tốt nhất, sức phải trâu bò nhất thì mới thắng được (cái đó hiện tại D không có), còn 1 cách khác là kiếm đường tắt đi, nhưng đường tắt là cái đường chưa ai đi nên cũng không biết có đi tới hay không, nó có rủi ro, nên phải thận trọng và thử. Qua được thì giàu, không qua được thì kiếm đường tắt khác ^^
Cũng đúng một phần, Thực ra bác ước mơ to lớn quá, tôi cũng đã ghé Trịnh mười nhiều, Mỗi năm chỉ thu vài tỷ thôi và Mười không nghĩ nhiều như bác nghỉ đâu. Mười có một vườn cây mẹ để lấy chồi khoảng hơn trăm cây, lấy lượng chồi vừa phải vì còn phải lấy quả (mỗi năm tiền quả khoảng 01 tỷ đồng). số thu nhập thêm chủ yếu là từ vườn ươm mỗi năm thu vài tỷ. tuy nhiên không thiết lập chắc chắn một mạng lưới những cây bơ giống do công ty xuất ra, đương nhiên chưa khẳng định rỏ ràng một đường dây thu gom bơ từ giống của mình để tiêu thụ theo bơ thương hiệu.(có thể là sau này). hiện chỉ mới dừng lại ở đấy thôi.
- Nói thêm tý nữa là hiện nay việc kinh doanh bơ chưa phải là lúc chạy đua và cạnh tranh vì thị trường còn thả nổi. một cái bánh ngon mà một vài người không thể ăn hết. trái bơ trước đây chỉ một vài vùng dùng thôi, nay cả nước đều biết, một vài người nước ngoài như (nhật) qua đặt hàng mà không có. Bây giờ mình vừa làm vừa động viên nhiều người cùng làm để tạo hiệu ứng vùng nguyên liệu, tạo vùng nguyên liệu lớn và tốt, sau đó thiết lập kênh tiêu thụ thế cũng là thành công rồi
 
Last edited by a moderator:
Hy vọng lần này bạn sẽ tìm ra lý do để bạn thành công.
Lý do mà bạn thành công ở đây chính là tìm ra sự bất ổn trong kênh tiêu thụ nông sản: Chính bản thân bạn nhờ người thân mua hàng mà còn bị "làm mặt", trái trên thì tốt, trái dưới thì xấu.
Và lý do của sự không ổn định lợi nhuận là ở chổ chất lượng không đồng đều nên người tiêu dùng quay lưng.
Và lý do ở thị trường không ổn định ở chổ giá cả thương buôn chi phối lúc cao lúc thấp nên không định hướng được tiêu dùng - từ đó không định vị được thương hiệu bơ - @lmduc13 .

Tôi có thể chỉ thêm cho bạn một cách khác để bạn có thể hoàn toàn chủ động được nguồn bơ chất lượng nữa là sau khi tự trồng, tự kiểm nghiệm chất lượng bơ mình trồng, và xác định rằng quy trình công nghệ điều khiển sinh lý thực vật cho ra trái bơ hảo hạng đó là của bạn, bạn hãy cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy hóa sinh thực vật đó, và thu mua kết quả phản ứng được tích lũy trong trái bơ đó với giá có lãi hơn cho nông dân. Chắc chắn rằng, bạn sẽ là nhà cung cấp độc quyền một loại bơ mang thương hiệu bơ - @lmduc13 .
Giá cả và giá trị thương hiệu do bạn tự suy luận tiếp.
Với số vốn 200 tr của bạn dùng để cung cấp đầu vào cho cây, bạn sẽ thu được giá trị nông sản không phải là 200 tr, mà nó là 2 tỷ; và một loại trái cây đặc thù như vậy bạn sẽ không có đối thủ, khách hàng của bạn ở một phân khúc khác, lợi nhuận của bạn không phải là 10% X 200 tr vốn, mà nó phải trên doanh số mua 2 tỷ.
Một ngày đẹp trời, hãy bay sang Japan, cho các thằng thu mua ở siêu thị cho nó nếm thử, và biếu nó vài ký cho gia đình nó dùng...
Và bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn bơ - @lmduc13 , nó cao hơn một tiêu chuẩn ở trời Âu, GLOBAL-GAP, bởi nó được xây dựng trên tiêu chuẩn của một nhà sản xuất bơ ở một nước nhiệt đới có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất thế giới cho sản xuất bơ!
Xin anh Leviet_law có thể chỉ cho em cách nâng cao chất lượng trái ổi nói riêng và trái cây nói chung?. Anh có tài liệu gì về công nghệ điều khiển sinh lý thực vật cho ra trái hảo hạng chia sẻ với em được không ạ?. Email em là Huumanh@gmail.com. Cảm ơn anh nhiều và chúc anh mạnh giỏi!
 


Back
Top