Vài suy nghĩ về đầu ra quả bơ nói riêng và trái cây nói chung.

Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
 


E chỉ biết đọc và dõi theo các bác thôi.Hehe.E cũng đang nhân rộng bơ ra để trồng
 


Theo dõi bác nào?

Nhân rộng bơ là đi làm thêm giống ấy hả?
Vâng.e theo dõi bác và mọi người nhất là bác anhmytran để học hỏi xem người Mỹ họ trồng và chăm sóc bơ như thế nào.Diện tích e có ít lắm nên ko giám nghĩ như a imduc đâu.hehe
 
Các bác à! để phân tích thị trường theo lý thuyết thì có nhiều chuyện lắm,thôi thế này nhé, nói về thị trường Bơ trái thì mới bắt đầu manh nha phát triển thôi, cả nước chỉ mới có một vài tỉnh trồng và đa số do tự phát trong người dân, chưa có quy mô lớn. sản xuất còn nanh mún, chất lượng quả chưa cao, số lượng chưa nhiều và thị trường thì rất rộng hiện cung không đủ cầu. số lượng các bác lên kế hoạch trồng bơ cũng chưa nhiều, đừng phân vân nữa hãy chọn ngay một số loại bơ tương đối có giá trị để trồng, vài năm có thu nhập tương đối là được, thị trường không kén chọn lắm đâu. nếu phân vân quá bỏ mất thời gian và cơ hội đó. hiện nay một ha bơ loại thường cũng cho thu hoạch gấp vài ba lần 1 ha cà phê. một ha bơ booth thu hoạch gấp 6-10 lần một ha cà phê các bác à.
ví dụ 01 ha cà phê năm thứ 4 trở đi đạt 4000 kg/ha x 40000 đồng/kg= 160 triệu. Một ha bơ Booth = 200 cây x 100 kg/ cây x 50000 đồng/kg= 1 tỷ đồng. thế là đủ phải không các bác.
 
Các bác à! để phân tích thị trường theo lý thuyết thì có nhiều chuyện lắm,thôi thế này nhé, nói về thị trường Bơ trái thì mới bắt đầu manh nha phát triển thôi, cả nước chỉ mới có một vài tỉnh trồng và đa số do tự phát trong người dân, chưa có quy mô lớn. sản xuất còn nanh mún, chất lượng quả chưa cao, số lượng chưa nhiều và thị trường thì rất rộng hiện cung không đủ cầu. số lượng các bác lên kế hoạch trồng bơ cũng chưa nhiều, đừng phân vân nữa hãy chọn ngay một số loại bơ tương đối có giá trị để trồng, vài năm có thu nhập tương đối là được, thị trường không kén chọn lắm đâu. nếu phân vân quá bỏ mất thời gian và cơ hội đó. hiện nay một ha bơ loại thường cũng cho thu hoạch gấp vài ba lần 1 ha cà phê. một ha bơ booth thu hoạch gấp 6-10 lần một ha cà phê các bác à.
ví dụ 01 ha cà phê năm thứ 4 trở đi đạt 4000 kg/ha x 40000 đồng/kg= 160 triệu. Một ha bơ Booth = 200 cây x 100 kg/ cây x 50000 đồng/kg= 1 tỷ đồng. thế là đủ phải không các bác.
Thật ra cũng không đơn giản như vậy. Theo D nghiên cứu, thì kể từ 2011, 1 năm các nhà vườn cho ra thị trường khoảng 400.000 cây giống, loại này đều là trái vụ. Thế thì tính ra 3 năm tới, lượng bơ cung ứng trên thị trường không phải là ít. Chính xác là bơ cho thu nhập gấp 5 thậm chí là 10 lần caphe thời điểm này. Nhưng cái gì dễ làm quá thì có độ nguy hiểm cao. Đấy là nhiều người nghi ngại. Có khi bây giờ trồng bơ chính vụ thì lại tốt, bởi vì chất lượng bơ chính vụ hiện nay không tốt bằng chất lượng bơ trái vụ.
 
Thật ra cũng không đơn giản như vậy. Theo D nghiên cứu, thì kể từ 2011, 1 năm các nhà vườn cho ra thị trường khoảng 400.000 cây giống, loại này đều là trái vụ. Thế thì tính ra 3 năm tới, lượng bơ cung ứng trên thị trường không phải là ít. Chính xác là bơ cho thu nhập gấp 5 thậm chí là 10 lần caphe thời điểm này. Nhưng cái gì dễ làm quá thì có độ nguy hiểm cao. Đấy là nhiều người nghi ngại. Có khi bây giờ trồng bơ chính vụ thì lại tốt, bởi vì chất lượng bơ chính vụ hiện nay không tốt bằng chất lượng bơ trái vụ.
Về lý thuyết xét như vậy là đúng, mỗi năm các nhà vườn cho ra hơn 400.000 cây giống trái vụ và sắp tới sẽ cho ra một lượng bơ trái rất nhiều. tuy nhiên thực tế không như mong muốn vì:
- Thứ nhất: Không ai kiểm soát được 400.000 cây giống bán ra có thuần chủng là từ cây mẹ tốt hay không. Vì các nhà vườn ươm cây và bán tự do, chưa xác định đượng chính xác thị trường cần bao nhiêu ngàn cây/ năm và cấp bán cho vùng nào? khi người dân mua nhiều thì một số nhà vườn điều động bơ từ các tỉnh khác nhau tới nên nguồn giống không rõ ràng. Trong khi đó Một số nhà vườn có cây đầu dòng và có cây nhân giống được nhà nước cấp phép nhưng không nhiều.
- Thứ hai: Bơ ghép rất khó trồng, 10 người trồng thì 2-3 người thành công đạt (80-100% bơ sống tốt). số còn lại cây bơ trồng chết nhiều, hoặc có cây sống nhưng phát triển kém.
- Thứ ba: Khi bàn đến trồng Bơ thì ai cũng thấy lợi nhuận cao và đều thích nhưng ít ai bắt tay ngay vào việc. một số người có vườn cây đã trồng một số cây khác cũng không muốn phá bỏ cái mính đang có để trồng bơ, một số hộ có đất trồng cà phê nhưng chưa dám trồng xen vì sợ hư cà phê vv..một số hộ lý luận ai cũng trồng thì bán cho ai ? vậy cho nên đến tại thời điểm này diện tích bơ đã trồng vẫn chưa được bao nhiêu. - Bản thân tôi có cuộc điều tra xâm nhập thực tế khoảng hơn 1000 hộ trồng bơ từ năm 2011 -2014 thì đến nay số hộ thành công chỉ đạt khoảng 20% mà thôi.
- Tôi thấy rằng phong trào trồng bơ đến nay vẫn đang trong giai đoạn khởi động thôi, để đáp ứng như cầu thị trường toàn quốc thì phải lâu lắm hơn 10 năm nữa làm quyết liệt thì may ra ..đủ cung ứng cho thị trường.
 
Về lý thuyết xét như vậy là đúng, mỗi năm các nhà vườn cho ra hơn 400.000 cây giống trái vụ và sắp tới sẽ cho ra một lượng bơ trái rất nhiều. tuy nhiên thực tế không như mong muốn vì:
- Thứ nhất: Không ai kiểm soát được 400.000 cây giống bán ra có thuần chủng là từ cây mẹ tốt hay không. Vì các nhà vườn ươm cây và bán tự do, chưa xác định đượng chính xác thị trường cần bao nhiêu ngàn cây/ năm và cấp bán cho vùng nào? khi người dân mua nhiều thì một số nhà vườn điều động bơ từ các tỉnh khác nhau tới nên nguồn giống không rõ ràng. Trong khi đó Một số nhà vườn có cây đầu dòng và có cây nhân giống được nhà nước cấp phép nhưng không nhiều.
- Thứ hai: Bơ ghép rất khó trồng, 10 người trồng thì 2-3 người thành công đạt (80-100% bơ sống tốt). số còn lại cây bơ trồng chết nhiều, hoặc có cây sống nhưng phát triển kém.
- Thứ ba: Khi bàn đến trồng Bơ thì ai cũng thấy lợi nhuận cao và đều thích nhưng ít ai bắt tay ngay vào việc. một số người có vườn cây đã trồng một số cây khác cũng không muốn phá bỏ cái mính đang có để trồng bơ, một số hộ có đất trồng cà phê nhưng chưa dám trồng xen vì sợ hư cà phê vv..một số hộ lý luận ai cũng trồng thì bán cho ai ? vậy cho nên đến tại thời điểm này diện tích bơ đã trồng vẫn chưa được bao nhiêu. - Bản thân tôi có cuộc điều tra xâm nhập thực tế khoảng hơn 1000 hộ trồng bơ từ năm 2011 -2014 thì đến nay số hộ thành công chỉ đạt khoảng 20% mà thôi.
- Tôi thấy rằng phong trào trồng bơ đến nay vẫn đang trong giai đoạn khởi động thôi, để đáp ứng như cầu thị trường toàn quốc thì phải lâu lắm hơn 10 năm nữa làm quyết liệt thì may ra ..đủ cung ứng cho thị trường.
Chuyện tương lai chỉ là dự báo. Nhưng nếu như thế thì đây là một thông tin tốt, còn cơ hội cho khoảng 10 năm tới. ^^
 

Chuyện tương lai chỉ là dự báo. Nhưng nếu như thế thì đây là một thông tin tốt, còn cơ hội cho khoảng 10 năm tới. ^^
chính xác đấy bác à!
Hôm trước có một anh bộ đội tranh thủ ngày chủ nhật đi mua bơ giống về trồng, khi vào vườn ươm thấy mấy cô công nhân ghép chồi dễ quá liền nói (thế này thì để mình về tự làm, tự ghép cũng được). tôi cũng cười liền hỏi anh rằng: anh à các anh tập luyện bắn súng có vất vả lắm không? trong 100 anh sau khi luyện tập có bao nhiêu anh bắn được vòng 10, có anh nào bắn trật bia không? anh cười nói nếu ai cũng bắn vòng 10 trúng hết thì ta đi thi nhất thế giới rồi. cũng có một số người bắn trật, nhiều người bắn trúng nhưng trúng bia thôi không đạt điểm 10. đương nhiên anh cũng liên tưởng việc bắn là đơn giản, chỉ nằm đúng tư thế, tỳ vai, áp má, nín thở , bóp cò thế là trúng đích. Tuy nhiên mấy ai đạt điểm 10?
Và đương nhiên việc làm ăn cũng thế ví như trồng cây phải phụ thuộc bao nhiêu là điều kiện: Giống, đất đai, khí hậu, kỹ thuật trồng, chăm sóc vv.. mà nói thật trong 100 người trồng cây thì mấy ai đọc kỹ tài liệu trước khi trồng? có những nơi tổ chức lớp học truyền đạt kỹ thuật, khi học thì chồng đi, học xong chồng lo đi nhậu, sai con và vợ trồng cây vv...Vì vậy học một đường, làm một nẽo. Chung quy lại cơ hội còn nhiều lắm các bác à..
 
Về lý thuyết xét như vậy là đúng, mỗi năm các nhà vườn cho ra hơn 400.000 cây giống trái vụ và sắp tới sẽ cho ra một lượng bơ trái rất nhiều. tuy nhiên thực tế không như mong muốn vì:
- Thứ nhất: Không ai kiểm soát được 400.000 cây giống bán ra có thuần chủng là từ cây mẹ tốt hay không. Vì các nhà vườn ươm cây và bán tự do, chưa xác định đượng chính xác thị trường cần bao nhiêu ngàn cây/ năm và cấp bán cho vùng nào? khi người dân mua nhiều thì một số nhà vườn điều động bơ từ các tỉnh khác nhau tới nên nguồn giống không rõ ràng. Trong khi đó Một số nhà vườn có cây đầu dòng và có cây nhân giống được nhà nước cấp phép nhưng không nhiều.
- Thứ hai: Bơ ghép rất khó trồng, 10 người trồng thì 2-3 người thành công đạt (80-100% bơ sống tốt). số còn lại cây bơ trồng chết nhiều, hoặc có cây sống nhưng phát triển kém.
- Thứ ba: Khi bàn đến trồng Bơ thì ai cũng thấy lợi nhuận cao và đều thích nhưng ít ai bắt tay ngay vào việc. một số người có vườn cây đã trồng một số cây khác cũng không muốn phá bỏ cái mính đang có để trồng bơ, một số hộ có đất trồng cà phê nhưng chưa dám trồng xen vì sợ hư cà phê vv..một số hộ lý luận ai cũng trồng thì bán cho ai ? vậy cho nên đến tại thời điểm này diện tích bơ đã trồng vẫn chưa được bao nhiêu. - Bản thân tôi có cuộc điều tra xâm nhập thực tế khoảng hơn 1000 hộ trồng bơ từ năm 2011 -2014 thì đến nay số hộ thành công chỉ đạt khoảng 20% mà thôi.
- Tôi thấy rằng phong trào trồng bơ đến nay vẫn đang trong giai đoạn khởi động thôi, để đáp ứng như cầu thị trường toàn quốc thì phải lâu lắm hơn 10 năm nữa làm quyết liệt thì may ra ..đủ cung ứng cho thị trường.
Bạn có dự báo gì về độ lớn thị trường Bơ Việt Nam? Theo 1 tài liệu năm 2006, thì thời gian đó, trong vụ chính, mỗi ngày có 337 tấn bơ được chuyển khỏi DakLak đi các vùng khác. Giả sử 1 năm co 360 ngày, 1 ngày có chừng đó bơ được tiêu thụ thì khối lượng thị trường tiêu thụ hết khoảng 120.000 tấn / năm. Giá bán tạm thời tính 30k/kg đi (giá mà người tiêu dùng cuối chấp nhận hiện nay), thế thì độ lớn của thị trường hàng năm là 3.600 tỷ (Khoảng 170 tr.usd), Miếng bánh đó dành cho cả người trồng và thương lái.

Không biết có ai phản đối không nhỉ?
 
Bạn có dự báo gì về độ lớn thị trường Bơ Việt Nam? Theo 1 tài liệu năm 2006, thì thời gian đó, trong vụ chính, mỗi ngày có 337 tấn bơ được chuyển khỏi DakLak đi các vùng khác. Giả sử 1 năm co 360 ngày, 1 ngày có chừng đó bơ được tiêu thụ thì khối lượng thị trường tiêu thụ hết khoảng 120.000 tấn / năm. Giá bán tạm thời tính 30k/kg đi (giá mà người tiêu dùng cuối chấp nhận hiện nay), thế thì độ lớn của thị trường hàng năm là 3.600 tỷ (Khoảng 170 tr.usd), Miếng bánh đó dành cho cả người trồng và thương lái.

Không biết có ai phản đối không nhỉ?

Không tính vậy được đâu bác à. tài liệu có thể đúng 337 tấn bơ/ ngày tại 2006 vào chính vụ. tuy nhiên vụ bơ chỉ có mấy chục ngày thôi. một cây bơ chỉ hái khoảng 2 đến 3 lần, lần đầu lựa những trái đã già trước hái bán, sau đó 10-20 ngày chờ trái cây già tương đối đều thì hái đợt nữa, sau đó còn sót lại một ít thì hái đợt ba. duy chỉ có cây bơ tứ quý thì hái lai rai nhưng số lượng đếm trên đầu ngón tay thôi, không nhiều. vậy cứ cho là du di đi thì số bơ trên ngày 337 tấn chỉ nhân với khoảng vài chục ngày thôi không đến 360 ngày đâu.
 
Em có góp ý thực tế thế này.Nhà e trồng 60_cây bơ ghép giống 034. Tất cả đều sống được 1 năm,sag năm 2chỉ còn 1 cây.2 gia đình bạn e trồng 140 cây nhưg bây giờ chỉ còn sốg khỏag trên 20 cây.Cây bơ vào mùa khô phải đc tưới thường xuyên mà Tây Nguyên ko phải chỗ nào cũng sẵn nước tưới đâu ạ
 
Em có góp ý thực tế thế này.Nhà e trồng 60_cây bơ ghép giống 034. Tất cả đều sống được 1 năm,sag năm 2chỉ còn 1 cây.2 gia đình bạn e trồng 140 cây nhưg bây giờ chỉ còn sốg khỏag trên 20 cây.Cây bơ vào mùa khô phải đc tưới thường xuyên mà Tây Nguyên ko phải chỗ nào cũng sẵn nước tưới đâu ạ
Oh. Đây là những thông tin đáng giá.
 
Ngoài chất lượng thì cách bảo quản vận chuyển cũng như chênh lệch về thời tiết giữa các vùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trái bơ. Bên mình có một đợt bơ hái già nhưng mang ra hà nội đúng đợt nắng nóng nên bị héo, hỏng hết
 
Em có góp ý thực tế thế này.Nhà e trồng 60_cây bơ ghép giống 034. Tất cả đều sống được 1 năm,sag năm 2chỉ còn 1 cây.2 gia đình bạn e trồng 140 cây nhưg bây giờ chỉ còn sốg khỏag trên 20 cây.Cây bơ vào mùa khô phải đc tưới thường xuyên mà Tây Nguyên ko phải chỗ nào cũng sẵn nước tưới đâu ạ

Trường hợp của bạn cũng giống như nhiều trường hợp khác mà mình đã đến thăm, sau khi trồng, cây sống một thời gian, bắt đầu dừng lại, còi cọc rồi chết dần. đa số là do chế độ chăm sóc cây con chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.
Ví dụ thế này nhé: khi cây con sống trong vườn ươm, điều kiện chăm bón rất tốt, tưới nước, bón phân lại có lưới che nắng. trước khi xuất vườn đã có thời gian đảo bầu và dở bớt lưới để luyện cây quen với môi trường tự nhiên; tuy vậy cây con sống trong bầu lại bị cắt và ghép thì cứ như là người bệnh mới hồi phục nhưng còn rất yếu vì vậy phải chăm sóc đặc biệt giai đoạn đầu. Khi vận chuyển cây không được để bầu bị dập vở, nếu bầu đất bị dập thì rễ con bị đứt và trồng cây sẽ rất khó sống. sau khi trồng phải cắm cọc nhỏ và cột vào cây con để chống gió lay, nếu gió lay cây cũng long gốc đứt rể và chết hoặc yếu, mới trồng bộ rể còn yếu nếu bón phân nhiều cũng chết. nước phải tưới đủ ẩm sao cho rể non hút được nước và chất dinh dưỡng, nếu tưới nhiều cũng úng chết, thiếu nước cây cũng chết. nói chung bạn phải đọc tài liệu kỹ thuật thật kỹ trước khi trồng và thực hiện đúng thì sẽ thành công.
 
Nhà mình có cây bơ dẻo mà năm rồi ra 2 đợt, tháng 4 vừa rồi biếu bạn bè trên sg thì ai cũng khen và dặn đợt sau nhớ để cho họ, mà tháng này bơ bắt đầu chín lác đác mình ăn thử thì thấy không được dẻo như đợt trước. Bơ nhà mình trái tròn và da sáng bóng lúc chín chuyển thành màu mận quân! Các bác biết lý do không!? Làm sao cho nó tăng độ dẻo lên nhỉ?
 
Nhà mình có cây bơ dẻo mà năm rồi ra 2 đợt, tháng 4 vừa rồi biếu bạn bè trên sg thì ai cũng khen và dặn đợt sau nhớ để cho họ, mà tháng này bơ bắt đầu chín lác đác mình ăn thử thì thấy không được dẻo như đợt trước. Bơ nhà mình trái tròn và da sáng bóng lúc chín chuyển thành màu mận quân! Các bác biết lý do không!? Làm sao cho nó tăng độ dẻo lên nhỉ?
Không biết có phải do trời mưa ko nhỉ!

Chắc phải có chuyên gia mới giải đáp nổi.
 
Cái chủ đề về cây bơ này bổ ích và hấp dẫn mình quá. cũng là dân tây nguyên bắt tay anh Đức cái nhé.
Nhà mình có cây bơ dẻo mà năm rồi ra 2 đợt, tháng 4 vừa rồi biếu bạn bè trên sg thì ai cũng khen và dặn đợt sau nhớ để cho họ, mà tháng này bơ bắt đầu chín lác đác mình ăn thử thì thấy không được dẻo như đợt trước. Bơ nhà mình trái tròn và da sáng bóng lúc chín chuyển thành màu mận quân! Các bác biết lý do không!? Làm sao cho nó tăng độ dẻo lên nhỉ?

Nó chín chuyển qua màu tím mà bác muốn nó màu xanh cũng được mà/
 
Màu bơ chín là theo giống của nó. Không đổi
được đâu. Mà đổi màu để làm gì? Bơ Hass của
Mỹ khi già thì xanh sẫm, nhưng khi hái xuống
thì càng đen tím lại. Người Mỹ thích những
trái càng tím đen ấy, vì đặc trưng của giống
bơ ngon. Người trồng không thích những giống
bơ lúc nào cũng chỉ 1 màu, rất khó hái, khó
bán, và khó ăn. Ví dụ, ra chợ, coi trái bơ
nào có màu tím sẫm thì nắn nhẹ. Nếu mềm thì
đừng mua. Nếu chắc, thì mua, chỉ 1 ngày sau
là ăn luôn. Trái bơ vẫn còn xanh, thì nắn bóp
chẳng có kết luận gì được cả.

Bơ Hass có đặc tính càng già thì càng ngon.
Ví dụ bây giờ trái này đã già, đủ hái rồi,
nhưng để thêm 1 tháng nữa thì ăn ngon hơn.
Sách báo viết rằng bơ Hass càng để lâu trên
cây thì độ dầu càng tăng lên. Tuy thế, để
lâu trên cây thì ảnh hưởng đến sức khỏe cây,
ảnh hưởng đến số trái, cỡ trái, và chất trái
của vụ sau. Một số bơ để quá lâu thì bị xơ
đầu trái, và chất lượng kém đi. Vì thế, khi
bơ già, thì phải hái luôn.

Về trồng Bơ, người nông dân trồng Bơ rất dễ.
Tuy vậy, người chưa bao giờ trồng trọt, chỉ
nghe nói, cũng đua vào trồng, thì trồng cây
gì cũng chết, chứ đừng nói riêng cây Bơ. Tái
liệu cũng nói rõ, Bơ cần một khí hậu mỗi năm
có trên 2 nghìn milimet nước mưa.

Theo link này, thì Đắck Lắc chưa đủ số lượng
nước mưa đó.

http://www.worldweatheronline.com/Dac-Lac-weather-averages/VN.aspx

Không có nghĩa không đủ nước thì cây Bơ chết,
mà có nghĩa là kém năng suất thôi.
 
Nghe nói ông trịnh mười thu mua lại sản phẩm bơ mà. Vậy là toàn hàng chất lượng rồi sao a không lấy bơ trịnh mười. Trịnh mười thu mua bơ giá cả như niêm yết không mọi người.
 


Back
Top