Vai trò của giống cây trồng bản địa

  • Thread starter dudo92
  • Ngày gửi
Khi làm nông dân, cta quan tâm tới đầu tiên là sản lượng. Rồi mới tới chất lượng nông sản. Phương thức làm ăn kiểu "gối đầu" ấy đã ăn sâu tới mức những vùng đáng lẽ ra là vùng nguyên liệu thức ăn lại chỉ quan tâm tới "Tiền". Sở dĩ t ngoặc kép là vì cta k chịu hài lòng với các giống địa phương vốn đã thích nghi tốt qua hàng thế hệ. Khi lực lượng sản xuất 3G( già hóa, giảm đi, gắng gượng) thì giống cao sản chen chân vào một ngày mạnh mẽ. Để tạo ra, mua vào thì nông dân phải bị " vặt" kiểu gối đầu từ giống, phân hóa học, thuốc bvtv. Rồi muốn tiêu thụ phải thông qua lái, một quy trình sản xuất có quá nhiều sự can thiệp. Và họ vẫn nghèo, một cách...cam chịu...hạnh phúc. Mặc dầu đất trống càng nhiều, hạn mức ruộng là thật tuy nhiên thực tế các giống đặc sản vẫn dần mất đi, nguồn giống còn rất ít.
Ví dụ giống ngô nếp ta đã bị thay gần hết bằng ngô nếp lai lùn cao sản. Ngô tẻ đã có GMO chuyên để vỗ béo động vật, sản xuất siro fructosơ vốn là thành phần chủ yếu mật ong.
Cao lương bo bo của Nhật thay cho giống cườm tẻ, nếp.
Vân vân!
Vậy đâu là lợi, hại?
Các giống cao sản có sản lượng cao không thể bàn cãi, tính công nghiệp hóa cao.
NHƯNG, đa số giống khi mua là giống f1 nên không thể tự sản xuất giống cho năng suất tương đương trong một điều kiện chăm như nhau. Cta đang phụ thuộc về giống, mà giống thì "bình ổn giá" rất vững vàng. Nếu không chấp nhận mua mà tự tạo ra f2, năng suất giảm, nông sản có thể bị phân loại, ép giá. Đầu ra vốn luôn phải thưa gửi vì cta đã không minh bạch hóa quy trình nên đường ta ta đi và phân khúc bị ép giá đã được coi như không thể thiếu.
Thực phẩm từ giống lai cao sản, rồi tới GMO có một bản chất chung là tối thiểu vi, đa lượng. Và tối đa chất sinh năng lượng, hệ quả gần là một số giống "khó nhai" dành cho động vật. Số còn dành cho siêu thị, chợ. Và hệ quả cuối với ai ăn chúng dù dán hay trực tiếp là béo phì, tim, gan hay máu nhiễm mỡ, tiểu đường típ 2,... Những căn bệnh của công nghiệp hóa hay nông nghiệp " công nghệ cao"?
Cta đã nhìn thấy những con gà trắng nhập về nuôi nhiều năm về trước. Và mang theo các căn bệnh mang tính công nghiệp đã "tát" vào mặt cta khiến phần đông phải "cúi". Để gia công, để ăn dần chiếm khoảng lớn không thể thiếu trong thị trường. Dù không nuôi gà trắng thì cta vẫn đang dùng hàng phụ trợ vốn chủ yếu nhập khẩu có liên quan. Có nghĩa sinh viên học viên nông nghiệp phải ăn gà trắng, khi về quê hoan hỉ ăn gà kháng sinh. Quay trở lại trồng trọt, có lẽ cta đã, đang ăn " tát" quen rồi.
Cta đang quay lại với giống địa phương?
Có lẽ đang tới, không nhanh như việc chấm mắm.
Để t phân tích đơn giản thế này:
nhu cầu của giống cao sản: đất đủ dinh dưỡng và phân hóa học bị lạm dụng, dư lượng chất khả thi hơn vì phân hóa học tan theo biểu đồ hình sin. Thế là cta thấy nhiều núi đôi trong suốt quy trình. Chuyện thừa thiếu có thể xảy ra, nhất là đa, vi lượng vì rất lắm yếu tố từ cây dại, phương pháp bón, bị rửa trôi do mưa ngập,... Và thuốc bvtv, phân bón lá, phân đa vi lượng, phân vi sinh. Bộ ba "khoa học" lên ngôi!
Còn giống chất lượng cao lại giàu đa vi lượng, thấp năng lượng hơn. Các giống này rất gần cta, nuôi những gốc cây phả hệ và tuyệt đối không xin đểu. Đã đi cùng cta một cách thầm lặng. Và đợi chờ cta nắm lấy.
Vì giống địa phương đã thích nghi với điều kiện thâm canh nghèo dinh dưỡng. Chúng thích mùn hơn, mùn là sản phẩm từ chất mà động vật thải, từ phần mà cta k ăn được từ thực vật. Nhưng chất thải từ động vật vẫn chứa nhiều hơn, được cây quan tâm hơn cả. Và đó là quan hệ cộng sinh. Nguyên tắc là không có chuyện người k ăn phân ure khi mà cây ăn quá nhiều.
Nên t kết luận, ở thời điểm này. Những người quan tâm tới đồ ăn sạch hơn võ mồm, khẩu hiệu thật đáng quý. Vì k thể tìm đâu ra giống chất lượng xưa với số lượng lớn, một sự thiếu cân bằng là cơ hội để cta. Những người có tâm soi sáng đường đi cho những con gà trắng! Những con gà sống vì "núi đôi"!
 


Chúng ta không thể tách ra khỏi hơi thở của thời đại. Nhưng cũng cần có những thông tin để mọi rộng đường tham khảo xem mình được gì mất gì khi mở đường cho những giống cao sản. Cá nhân tôi thấy, về số lượng thì không bàn nhưng liệu số lượng đó có đáng để đánh đổi chất lượng không? Tôi thì thà lâu lâu mua con gà thả vườn ăn còn hơn thường xuyên ăn thịt gà trắng... còn trái cây thì mùa nào trái đó, ít khi sử dụng cây trái vụ. Ưu tiên dùng thực phẩm địa phương hoặc các vùng lân cận, hạn chế dùng thực phẩm ở nơi xa về thổ nhưỡng địa lý, nói tóm lại là càng xa càng hạn chế.
Nói chung, tôi thấy thực phẩm là những sự vật sống, nếu nó tồn tại tự nhiên trong môi trường mình đang sống thì mình dể thu nạp hơn. Cái này cần những người có kiến thức kiểm chứng dùm, tôi chỉ đoán mò không có dẫn chứng khoa học nào.
-> Tôi yêu động thực vật bản địa đã được ông-bà thuần hóa và phát truyển hàng thế kỷ.
 


Back
Top