(Vietnamnet) Vì sao con người nông dân chối từ làm nông dân?

  • Thread starter lạc đà say rượu
  • Ngày gửi
L

lạc đà say rượu

Guest
Tình cờ lục lại mớ tài liệu, gặp lại bào báo này post lên cho mọi người cùng đọc và chia sẻ:

Tác giả: A Sáng
Bài đã được xuất bản.: 11/04/2010 06:00 GMT+7
Đứa con gái 6 tuổi của tôi đã giãy nảy như vậy khi nhắc tới hai chữ “nông dân”. Tôi - cha nó - một kẻ lớn lên từ bùn đất - thật sự đau xót! Có một cái gì đó gợn lạnh sống lưng tôi khi thấy con gái mình giãy nảy với hai từ “nông dân”. Tôi rất muốn nói gì đó với con gái mình, nhưng bất lực, nó còn quá bé để hiểu về nguồn cội của chính mình. Nhưng sự thật thì bây giờ, ngay ở đây, đất Hà Thành này, nó không thích hai từ “nông dân”. Đó là cái gì vậy?
Câu chuyện bắt đầu từ ngày cái trường tiểu học của nó tổ chức buổi cắm trại. Tôi không biết trường con gái mình tổ chức vui chơi nhân ngày lễ gì, tôi chỉ nhận được "lệnh" của bà xã rằng, hôm nay phải đón con gái lúc 5h chiều. Và tôi đến sớm hơn dự kiến 30 phút. Tôi đến sớm vì muốn xem con gái mình chơi như thế nào ở hội trại. Thế nhưng vừa nhìn thấy tôi, con bé đã ào ra và đòi về bằng được. Tôi ngạc nhiên vì hội trại đang rất vui, nhiều trò chơi đang diễn ra sôi nổi, sao con gái mình lại đòi về sớm vậy? Tôi gặng hỏi nhưng cháu không nói, nhất quyết đòi về. Nó mếu máo như muốn khóc nhè, lôi tay cha nó với một mệnh lệnh dứt khoát: đi về!
Đây là một hiện tượng lạ với cô bé. Cả đêm hôm qua nó mong trời sáng để đến trường cắm trại, để diễn văn nghệ, để vui chơi... nhưng sao bây giờ xoay ba trăm sáu mươi độ đòi về? Dù thắc mắc nhưng chiều con, tôi đưa cháu về. Và cả bữa cơm tối đó con gái tôi không nhắc một câu nào đến buổi cắm trại. Tôi bắt đầu khéo léo gợi chuyện để tìm nguyên nhân thì nó mếu máo: "... cô giáo bắt con đóng vai người nông dân cấy lúa... hu hu ... con muốn đóng vai công chúa cơ!". Và nó oà khóc - khóc nức nở - khóc như một sự oan uổng ghê gớm.

2.jpg


Tôi phì cười rồi giải thích: nông dân cũng tốt chứ sao? Con bé giãy nảy, bỏ cơm rồi gào lên: "Nông dân ư? Con không thích!". Thì ra là vậy, con bé không được vào vai công chúa - thần tượng của muôn vàn đứa bé gái. Nó phải vào vai nông dân cấy lúa và nó buồn, nó đòi về và bây giờ đang nổi đoá với cha nó.
Cái thằng tôi đây - người sinh ra nó là một nông dân chính hiệu. Nó đâu biết được rằng, cái thằng cha nó là tôi đây mới chỉ rời bỏ ruộng đồng. Nó cũng đâu biết rằng, ông nó, cụ nó, kị nó... đều là nông dân - đều phải cấy lúa! Và giờ đây nó lại từ chối cái cội nguồn này! Tự nhiên tôi nổi giận và thấy mình cũng rất trẻ con.
Từ câu chuyện của con gái mình, tôi muốn đặt câu hỏi: tại sao chẳng ai thích nông dân? Ngay cả với một đứa bé lên 6 như con gái tôi cũng không thích vào vai nông dân dù nó chưa biết thế nào là người nông dân?
Có một sự thật rằng, hai từ "nông dân" bị coi nhẹ, bị xem thường đến nỗi bọn trẻ cũng sợ khi phải vào vai họ. Ai đã reo rắc sự sợ hãi này với lũ trẻ? Đương nhiên chỉ có người lớn - chỉ có người lớn mới hình thành cái khái niệm nông dân để mà miệt thị và coi thường.
Cách giáo dục của chúng ta có một cái gì đó đầy bất ổn, khi mà một đứa trẻ lớp 1 đã dị ứng với hai từ "nông dân". Cha mẹ khi giục con cái học bài thường có câu cửa miệng: chúng mày không học hành tử tế sau này chỉ có làm nông dân... Và cũng không ít vị trí thức khi muốn chê bai điều gì đó liền mở miệng: "Cái thằng X làm ăn nông dân bỏ xừ.". Nhưng chính các vị hoặc cha mẹ các vị là nông dân chính hiệu, hoặc mới chỉ thoát khỏi ruộng đồng một thời gian chưa dài. Vậy mà không hiểu sao hai từ ấy lại được chính các vị dùng vào cái ngữ cảnh đầy tính coi thường như vậy?
Người Việt bây giờ vẫn trên 80% là nông dân, số còn lại được tạm gọi là tầng lớp khác, trong đó có trí thức và tôi tin rằng, trong số trí thức đó hơn nửa từ nông dân mà thành. Có học đến tiến sĩ cũng vẫn là nông dân bởi anh ta lớn lên từ làng quê, từ đồng ruộng, từ mùa màng... Chỉ chừng ấy thời gian, không thể xoá hết mùi bùn đất bám vẩn vơ trên người. Vậy mà con cái anh ta đã được giáo dục, được nhồi nhét hình ảnh người nông dân dưới một góc nhìn lệch lạc.
Quay trở lại với cô con gái 6 tuổi của mình, tôi bắt đầu thử tìm hiểu: tại sao cháu không thích vào vai một nông dân? Cháu nói rằng, không thích vì đóng vai nông dân phải mặc quần áo nâu xấu mù, lại phải cày ruộng, nấu bánh chưng và... hầu công chúa... Và tệ hại hơn nữa là khi đóng vai nông dân liền bị người khác sai khiến, hết vở kịch chưa kịp thay quần áo liền bị các bạn trêu chọc: "...Ê đồ nông dân, đi cày ruộng đi...". Thì ra là vậy, cái lý do không thích của con trẻ thật đơn giản. Nó đơn giản nhưng nguy hại vô cùng. Và cũng hết sức đơn giản vì chúng học tập được chính cách tư duy của người lớn: nông dân là tầng lớp dưới, bị coi thường! Nói một cách khác, chúng ta coi thường chính chúng ta!

1268439696-nong-dan-mua-gat-1.jpg


Tôi không biết trong giáo trình học tập ở bậc tiểu học có một bài giảng nào về người nông dân, hoặc khái niệm nông dân, vai trò ý nghĩa hay cái gì khác về người nông dân? Nhưng sự thật thì bọn trẻ không thích hai từ đó.
Chúng không thích vì hình ảnh người nông dân được chúng ta dựng lên với sự sơ sài, nghèo nàn, buồn tẻ... trong khi đó những hình ảnh khác: công chúa, hoàng tử, nhà vua... được miêu tả lung linh đẹp đẽ đến nỗi bọn trẻ quên mất hình ảnh đẹp của người nông dân. Một đứa trẻ được giáo dục như vậy khi lớn lên chúng sẽ nghĩ thế nào về người nông dân? Sự thật thì người nông dân đâu có thế. Đâu chỉ áo nâu xấu mù, chỉ biết cày ruộng, nấu bánh chưng và hầu công chúa? Không chỉ trẻ con ngay cả người lớn chúng ta không ít người khi nói đến nông dân ngay lập tức nghĩ ngay đến sự coi thường.
Người Tày ở bản Pác Thay (Cao Bằng) của tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện về một anh chàng đi thoát ly vài năm, khi quay về liền quên mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày), nếu ai đó hỏi anh ta bằng tiếng Tày nhất định không thưa. Một cụ trong bản tức quá liền mắng: "Po mầư khần Thày dời né!" (Bố mày người Tày đấy). Nghe xong câu ấy vì bực quá anh ta quên mất rằng mình đang đóng kịch quên tiếng Tày nên trả đũa bằng tiếng Kinh: "Bố ông cũng là người Tày...".
Thì ra là vậy, vẫn nghe được tiếng mẹ đẻ, nhưng vì sự sĩ diện ngốc xuẩn mà vờ quên. Cái sự vờ quên này để làm gì? Có lẽ anh ta chỉ muốn chứng tỏ mình là cán bộ ở tỉnh, là người quan trọng nhất cái bản Pác Thay, là người được học hành gì gì đó... Và chính cái ngốc xuẩn ấy xui khiến anh ta coi thường nguồn cội của mình. Vài năm sau, không hiểu vì lý do gì anh ta lại trở về bản, lại trở thành người nông dân và lại nhớ tiếng Tày... Hay thật!
Tôi không muốn so sánh nhưng vẫn tin rằng, những trí thức vừa thoát khỏi ruộng đồng lên thành phố cũng na ná như vậy khi khinh miệt người nông dân, nhồi nhét vào tâm hồn con trẻ hình ảnh rất lệch lạc về người nông dân. Vì sao vậy? Vì ngốc xuẩn mà thôi!


104424148_071113-rau-sach.jpg

Con hãy ra cánh đồng, hãy áp bàn tay vào đất đai, hãy hít thở
linh khí của mùa màng... con sẽ thấy sự đáng yêu của
người nông dân và con sẽ không ghét hai từ "nông dân" nữa
.

Không chỉ dừng lại ở mấy vị trí thức nửa mùa, mấy bạn trẻ tài cán, du học trời Tây vài năm khi quay về cũng cái thói khinh miệt ấy với người nhà mình. Cái khẩu ngữ: "đầu đen" được họ dùng khá nhiều mỗi khi muốn chê bai ai đó. Rồi thì luôn miệng rằng, bên Tây họ thế này, Châu Âu họ thế kia, Mỹ họ thế này, Pháp họ thế kia... Thu nhập họ thế này, điều kiện họ thế kia... Về bên mình chán lắm, muốn cống hiến không được... Nhiều người nghe mãi kiểu phàn nàn nên phát cáu cãi lại: "Chán thế sao ông không ở bên ấy cho rồi, về làm gì cho khổ? Nhà mình chỉ thế thôi...".
Nghe vậy lập tức họ biện hộ giỏi vô cùng: nào là muốn cống hiến, muốn đem cái mới, cái hiện đại về bên này... Tất cả những lý lẽ này đều nguỵ tạo, đều ngốc xuẩn núp dưới mặt nạ thông minh. Nếu muốn cống hiến thật sự sẽ có cách, ở hoàn cảnh nào cũng sẽ có cách làm việc phù hợp, với điều kiện phải thật sự muốn mà thôi. Tôi không tin những người như vậy lại quên hoàn cảnh của dân tộc mình một cách nhanh chóng đến thế, họ sinh ra lớn lên ở mảnh đất này mà không hiểu, cố tình không hiểu thì chỉ có nguỵ tạo, hoặc ngốc xuẩn không hơn không kém!
Lại có vị sống sờ sờ ở đất Việt, cho con đi học trường quốc tế và rất tự hào khoe rằng, cháu nó nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt, nó nói: "Gội đầu là giặt đầu mới hay chứ...". Một đứa trẻ Tây chẳng ra Tây, Việt chẳng ra Việt thì sung sướng cái gì!? Đơn giản cũng chỉ vì cái ngốc xuẩn của người lớn mà thôi.
Tôi - một gã mà phẩm chất nông dân vẫn còn đến hơn 50% trong người rất muốn giải thích cho con gái mình sự đáng yêu của hai từ "nông dân". Rất muốn nói với khúc ruột của mình rằng, nông dân là một tầng lớp lao động đáng trân trọng. Con hãy ra cánh đồng, hãy áp bàn tay vào đất đai, hãy hít thở linh khí của mùa màng... con sẽ thấy sự đáng yêu của người nông dân và con sẽ không ghét hai từ "nông dân" nữa.
Bởi đơn giản một điều rằng, nếu con muốn trở thành một cái gì thật sang trọng thì việc đầu tiên hãy hiểu tận cùng về nguồn cội của con, đó chính là nông dân! Nhưng, ngay bây giờ và tại đây tôi không thể, bởi nó còn quá bé và hàng ngày nó vẫn bị nhồi nhét vào đầu rằng, nông dân là một cái gì đó không đẹp, dù chỉ là vở kịch. Sự thật là như vậy.

nguồn: tuanvietnam


Hãy bỏ ngoài tai những lời gièm pha, bình luận rẻ tiền, và những suy nghĩ nhiều khi không còn đúng với thực tại, nào thì cố gắng học thạc sỹ/tiến sỹ để làm dạng danh dòng tộc, nào thì cố gắng kinh doanh, hoặc đi làm cổ cồn ở nhà chia lô, đi ô tô bốn bánh để thiên hạ lác mắt nhìn.

Những việc trên không phải là con đường duy nhất. Thay vì trở thành tiến sỹ không bằng sáng chế, bạn hãy trở thành nhà nông nghiệp lành nghề trên chính mảnh đất quê hương mình. Không lên được vũ trụ thì hãy bảo vệ và chăm bón cho chính mảnh đất này. Đừng góp thêm phần vào kế hoạch bê tông hóa đất đai nhiều phần ngẫu hứng, đừng biến những mảnh đất ruộng lúa hoa màu tốt tươi thành khu công nghiệp hoang hóa cỏ dại.

Riêng tôi, nếu chỉ làm được một việc trong một thời điểm, tôi sẽ chọn đẩy giúp bác nông dân xe phân chuồng ra bón ruộng thay vì bắt tay giáo sư Ngô Bảo Châu. Tôi rất kính trọng và ngưỡng mộ giáo sư, những nhà khoa học, nhưng với tôi, và có lẽ phần đông dân Việt mình, sự lấp lánh của huy chương Fields giống như những vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Nó lung linh, huyền bí, nhưng nó thậm chí không giúp soi rõ hơn con đường mịt mùng đêm mà chúng ta đang bước. ... vnexPRESS
 


Last edited by a moderator:
Bây giờ thời thế đã thay đổi rồi, Chứ ngày xưa chúng ta cũng có gốc gác từ nông dân ra đó thôi. Có lẽ trong tâm tư mỗi người có cách suy nghĩ riêng của mình. Không làm nông dân cũng dc , mà làm nông dân cũng dc. Chúng ta đừng bao giờ đặc nặng vai trò nghề nghiệp của một con người. Quan trọng là khi chúng ta lớn lên, làm dc gì cho bản thân gia đình và xã hội.
Trích dẫn vài câu thơ của nhà thơ Giang Nam :
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Ðuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được..
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích..
 
Hì hì,
Anh A Sáng là bạn tui. Cái hôm anh dỗ-dành cô bé để tìm hiểu nguyên-nhân thì cũng là lúc tôi vừa đến thăm gia-đình anh. Khi anh hỏi :
- Con gái cưng của Ba, nói Ba nghe, con chờ đợi rất lâu, để hôm nay con đóng kịch, vậy tại sao con đòi về sớm?
Mắt bé quắc lên, gào :
- Con không muốn đóng vai làm Ai Ti.
- Vậy chứ con muốn đóng vai gì?
- Con muốn đóng vai Công-chúa.
- À há! Vậy chứ...
- Con không muốn Ba nói gì hết. Con chỉ thích làm Công-chúa thôi. Không làm bất cứ gì khác.
- Mà làm IT ngon lành quá đó chứ con!
- Ai nói Ba vậy? Con vô Agriviet, thấy mấy chú bỏ Ai Ti quá trời để đi làm nông-dân. Hu hu...
*
Đó, quý bạn thấy hôn? Anh bạn A sáng của tui "chạy trước phi-thuyền". Con bé không thích IT, vì làm IT rồi thì cũng bỏ đi làm nông-dân thôi. Nên anh nói luôn con bé không thích làm nông-dân... cho tiện sổ sách.
Chán anh bạn A Sáng của tui quá! Nhất là cái vụ gán ghép gượng-gạo trên là điển-hình.
Quý bạn đồng ý không?
Thân.
 
Không biết còn bác nào nhớ nguyên văn bài thơ "Ai bảo chăn trâu là khổ" không? Em chỉ nhớ mang mang máng dăm câu đầu thôi! Hình như bài này 6 hay 8 câu lục bát.

Ai bảo chăn trâu là khổ?
Không! Chăn trâu sướng lắm chứ!
Ngồi trên mình trâu, đội nón mê như lọng che
.....
 
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Không, chăn trâu sướng lắm chứ!
Đầu tôi đội nón mê như lọng che.
Tay cầm cành tre như roi ngựa,
ngất ngưởng ngồi trên mình trâu,
tai nghe chim hót trong chòm cây,
mắt trông bướm lượn trên đám cỏ.
Trong khoảng trời xanh, lá biếc,
tôi với con trâu thảnh thơi vui thú,
tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!
(bài Chăn trâu trong Quốc văn giáo khoa thư lớp Đồng ấu ngày xưa)
-----------------------------------------------------------------------------------
Em bé quê - Thanh Trúc

Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao
Vui thú không quên học đâu
Nằm đồi non gió mát
Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo
Em đánh vần thật mau

Chiều vương tiếng diều
Trên bờ đê vắng xa
Đường về xóm nhà
Chữ i, chữ tờ.
Lùa trâu nhốt chuồng
Gánh nước nữa là xong
Khoai lùi bếp nóng
Ngon hơn là vàng.

Em mới lên năm, lên mười
Nhưng em không yếu đuối
Thầy mẹ yêu cũng vì trẻ thơ
Làm việc rất say sưa
Em biết yêu thương đời trai
Đời hùng anh chiến sĩ
Ước mong sao em lớn lên mau
Vươn sức mạnh cần lao

Trâu hỡi trâu ơi đi cầy
Trâu ơi đi cấy nhé
Đồng ruộng kia, với đồi cỏ kia
Là của những dân quê
Em bé dân quê Việt Nam
Là mầm non tươi thắm
Sức mai sau xây đắp quê hương
Cho nước giàu mạnh hơn.

Vàng lên cánh đồng
Khi trời vươn ánh dương
Trẻ thơ lớn dậy
Giữ quê, giữ vườn
Đời vui thái bình, cây lúa sớm trổ bông
Cỏ ngàn thơm phức, trâu ăn đầy đồng.

Trâu hỡi trâu ơi đi cầy
Trâu ơi đi cấy nhé
Đồng ruộng kia, với đồi cỏ kia
Là của những dân quê
Em bé dân quê Việt Nam
Là mầm non tươi thắm
Sức mai sau xây đắp quê hương
Cho nước giàu mạnh hơn.

Sức mai sau xây đắp quê hương
Cho nước giàu mạnh hơn.
-------------------------------------------------------
---------------
Hai chữ "nông dân" được sử dụng ngày na nghe sao quá tầm thường đến nỗi thấp cấp. Thế nhưng ai dám đem 2 từ đó ra xài trước mặt baby này thì thể nào cũng nghe được câu hỏi: "Không có nông dân thì lấy gì để anh(chị, em, chú, bác...) bỏ vào bụng?"
Theo thiển ý của baby thì "nông" mới là cái gốc rễ. Không có nông dân thì lấy đâu ra lương thực thực phẩm đủ để nuôi sống con người? Mà đã không thể sống thì còn làm cái giống ôn gì được nữa?
 
Last edited:
Với em, em luôn tự thấy mình là con nông dân, dù bố mẹ có chức sắc be bé, ở quê gọi là cán bộ, nhưng lý lịch em vẫn ghi là nông dân, bố mẹ nông dân, mình là con nông dân, học trường nông nghiệp, ngành phát triển nông thôn, là một nông dân có gì là xấu, có gì là xấu hổ mà phải chối bỏ. Là nông dân đâu đồng nghĩa với thiếu học, là nông dân đâu đồng nghĩa với nghèo khó. Hãy vươn lên mà xóa bỏ cái mặc cảm ấy đi :)
 
Ai giám coi thường nông dân? Đó là kẻ vô ơn.
 

Hồi em còn học phổ thông, lúc đó em không rõ lý do tại sao mà cô giáo lại đưa ra câu chuyện, chuyện như thế này:
Cô giáo hỏi về mơ ước của các em sau khi học hành xong thì khi ra trường các em muốn là nghề gì?
Có em thì muốn là bác sĩ để chữa bệnh cho người thân, có em thì muốn làm công an bắt hết bọn trộm cắp, có em thì muốn là kỹ sư nghiên cứu chế tạo ra một thứ gì đó thật ton lớn...
Còn lại một bạn chưa đưa ra ước mơ của mình, thì cô giáo hỏi "Còn em thì sao?". Em này không trả lời mà đứng im lặng vẻ mặt có vẻ buồn, cô giáo nói: Em cứ tự nhiên thoải mái nói ra ước mơ của mình, không sợ gì cả. Lúc này em đó mới nói ra là gia đình em là công nhân dọn vệ sinh, em cũng muốn giống như bố mẹ của mình, nhưng vì sợ xấu hổ với bạn bè nên em không dám nói. Tức thì mọi học sinh trong lớp đều phá lên cười, cô giáo tức thời ngăn trận cười của cả lớp lại.
Cô giáo nói: Nếu các em ai nấy cũng đều mơ ước mông muốn làm được những nghề tốt đẹp nhất, nhưng các em quên mất một điều là nếu không có ai dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ thì lấy đâu ra môi trường trong sạch cho các em sống khỏe. Vì vậy nghề nào cũng đáng quý, đáng trân trọng, tùy vào khả năng, hoàn cảnh và yêu thích nghề mình chọn. Mỗi nghề đều có mặt tốt của nó và lợi ích của nó mang lại, không có nghề nào xấu cả. Nếu tất cả làm lãnh đạo, giám đốc hết thì lấy đâu ra công nhân để cho lãnh đạo, giám đốc quản lý, giám sát.
Không có nông dân thì lấy đâu ra cái "thực" để mà vực được "đạo". Nên nông dân là nguồn cội của sự sống không thể phủ nhận.
 
Nói đông nói Tây cũng xin ngẫm nghĩ lại thời thế bây giờ 1 chút. Hồi xưa đất đai ông bà để lại , cho bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Không đủ đất thì đi thuê ruộng làm tá điền. Bây giờ , đất nông nghiệp bị nhà nước quy hoạch hết rồi. Đời cha , đất đai bị quy hoạch thì đời con đi làm công nhân thôi. Đó phải chăng là 1 lý do chính đáng. ..( đất nông nghiệp bi đưa vô quy hoạch hết rồi , lấy gì mà canh tác đây )
 
Bởi đơn giản một điều rằng, nếu con muốn trở thành một cái gì thật sang trọng thì việc đầu tiên hãy hiểu tận cùng về nguồn cội của con, đó chính là nông dân! Nhưng, ngay bây giờ và tại đây tôi không thể, bởi nó còn quá bé và hàng ngày nó vẫn bị nhồi nhét vào đầu rằng, nông dân là một cái gì đó không đẹp, dù chỉ là vở kịch. Sự thật là như vậy.

tất cả chỉ là ngụy biện...sự thật thì người cha này cũng góp phần làm xấu hình tượng người "nông dân" trong lòng con trẻ đó thôi...tại sao lại cứ đổ thừa cho người khác mà không nhìn lại mình...sao không tự hỏi mình đã làm gì cho con trẻ để chúng phải ghét "nông dân" đến vậy...
 
hic! đệ làm nông dân rồi làm cu li bây giờ làm kỹ sư. híc! chờ có ít tiền lại xin cáo lão hồi hương về làm nông dân haha! chơi cây cảnh thôi!
 
còn tui không thích làm nông dân vì ở đó buồn , không có gái đẹp để ngắm
vậy thà làm công nhân ở tp sướng hơn làm ông chủ ở đồng quê.
ngày nào cũng đc ngắm mấy em chân dài tới nách , da trắng tươi hehehe
nói chơi mà cũng thật đó
 
em không muốn bàn về nhân cách con người ở đây.nông dân quá thiệt thòi về mọi mặt,đừng che đậy nó như kiểu AQ nữa,thật đáng buồn.buồn cho vị phóng viên nọ
 
Tôi gửi bài viết này ko nhằm bình phẩm về bài báo, chỉ muốn nói lên suy nghĩ và ước mơ của mình...
Vẫn 1 câu nói luôn tâm niệm: "Không có nghề nghiệp cao quý hay thấp hèn, chỉ có con người cao quý hay thấp hèn mà thôi!". Tôi nuôi 1 đàn heo rừng, cũng nho nhỏ thôi, nhưng tôi vui khi nhìn chúng ăn, chúng lớn lên, buồn khi chúng bệnh... Rất nhiều người trong đó có cả người thân của tôi ngao ngán khi nhìn tôi cuối tuần lại vất vã sửa chữa chỗ này chỗ kia của chuồng heo, hốt phân dọn chuồng heo... Tôi vẫn làm, tôi ko xấu hổ khi vứt đôi giày da qua 1 bên, sắn cái quần tay, áo sơ mi khi quá vội ko kịp về nha thay đồ để mang đôi ủng, cầm chổi đi quét chuồng... Khi tôi đứng trên giảng đường tôi là một thầy giáo, khi về nhà tôi lại là anh nông dân, có dịp tôi lại nhảy lên xe để làm hướng dẫn viên du lịch để không quên chuyên môn của mình. Tối tối tôi cắp sách lại đi học, tôi thích noi đùa là dù có đi bán thịt heo thì cũng nên có bằng cấp, cũng hay cúp lắm bởi nhiều lý do chính đáng lẫn không chính đáng nhưng tôi sẽ ko bao giờ bỏ học, cũng như dù ko có sức vóng cao to khỏe mạnh nhưng tôi ko bao giờ ngại công việc của một người nông dân. Tôi lì, lì lắm, người cao to khỏe mạnh họ làm chỉ 1 tiếng là xong thì tôi làm thêm 1 tiếng nữa... ko làm được tôi đi nhờ... :)) Nhưng tôi sẽ ko bao giờ từ bỏ. Với tôi 2 từ Nông Dân nó thiêng liêng lắm bởi đó là cái hồn của văn hóa Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
bây giờ nông dân ra đường đi xe con bốn trỗ đầy kìa không phải cứ nông dân là nghèo nông dân làm nghề nông dân là thanh thản nhất không đấu đá cũng không tranh giành chức danh , cũng không phải đau đầu nhiều , làm nông dần là thoải mái nhất ,người nông dân muôn năm ,,,
 
Tuy sinh ra và lớn lên ở T.phố, nhưng mỗi khi về quê, đi trên đê, nhìn ra xung quanh, đất bỏ không nhiều quá, mọi ng đi công nhân hết rồi. Nhà nào còn trồng lúa hay ngô thì cũng chỉ để nhà ăn hoặc cho lợn, gà. Em cảm thấy rất xót ruột . Tấc đất tấc vàng. Nên quyết tâm cho mọi ng thấy làm nông dân cũng hoàn toàn có thể giàu được. Và còn giàu 1 cách bền vững. Và nếu biết cách, có kế hoạch cụ thể, thì làm nông dân còn hiệu quả hơn Chứng khoán, hay bất động sản. :lol:
Trên đây là đôi dòng suy nghĩ của 1 kẻ từng học IT, hiện đang theo học nghề kế toán & kiểm toán.
Em cũng chuẩn bị làm Nông dân. Hiện em đã lên kế hoạch và đang bắt tay vào thực hiện.
Em mới tham gia diễn đàn , đọc bài viết trên 4rum đưa e từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và thật sự khâm phục kiến thức và hiểu biết của các bác trong diễn đàn.
Rất mong người nông dân phải được nhìn nhận đúng với vai trò và đóng góp của mình cho xã hội
 
Nông dân

Tôi 59 t trong lý lịch nêu rỏ nông dân kinh nghiệm nghề nghiệp : 50 năm!
Ông trưởng ấp là điều tra viên Quát " anh 9 tuổi đã là nông dân hử?!"
Tôi trã lời đúng vậy,Anh Ta lại "anh muốn lừa dối chính quyền hử?"
Tôi thưa :không.ngày đó học lớp 2 về nhà tôi phải ra đồng làm cỏ,rãi phân
phụ Má tôi (vì tôi khhông có cha bên mình)
Và như thế cho đến khi học hêt lớp 5 tôi phải nghĩ học hẳn để ở nhà phụ Má tôi và làm nông dân đến nay, Ông trưởng ấp mới chịu
Là vì trong các buổi họp ra mắt cử tri tôi hay chất vân về quyền lợi cho người nông dân, nông dân thì thiệt thòi hơn cả ,Trong khi ở thành phố người ta bán một cái nhà 1.000_-2000 lượng vàng ,còn quê tôi một 1 mét vuông đất chỉ bồi thường giá bằng một tô phở
 


Back
Top