Cơ quan quản lý: Sở KH&CN Ninh Bình.
Cơ quan chủ trì: Vườn quốc gia Cúc Phương.
I. MỤC TIÊU.
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả kinh tế mang lại của nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn khu vực miền núi huyện Nho Quan.
- Xây dựng được đàn hươu giống tập trung, bổ xung và hoàn thiện các qui trình chăn nuôi làm cơ sở mở rộng, cung cấp giống hươu cho địa phương phát triển kinh tế.
II. NỘI DUNG.
- Điều tra hiện trạng chăn nuôi hươu sao khu vực miền núi huyện Nho Quan.
- Xác định tiêu chuẩn hươu giống, sưu tầm con giống và lựa chọn các hộ tham gia chăn nuôi.
- Đánh giá các chỉ tiêu về số lượng, phân bố và sản xuất cơ bản của đàn hươu giống.
- Xây dựng hệ thống theo dõi năng xuất con giống.
- Xây dựng hệ thống ghép đôi giao phối.
- Nghiên cứu hoàn thiện các đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và năng xuất nhung của hươu sao.
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình phòng trị bệnh hươu sao.
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng hươu sao.
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình khai thác và chế biến nhung hươu.
III. KẾT LUẬN.
- Chăn nuôi hươu tại các xã khu vực miền núi huyện Nho Quan rất phát triển trong những năm gần đây, sản phẩm nhung hươu tiêu thụ chủ yếu dạng tươi là chính. Tuy nhiên chăn nuôi hươu ở đây vẫn còn tiểu nông, nhỏ lẻ (2-3 con/hộ gia đình chiếm phần lớn), số hộ nuôi hươu với qui mô trang trại không nhiều. Phần lớn hươu không được đánh số tai, theo dõi lý lịch và năng xuất một cách bài bản, do đó nguy cơ giao phối đồng huyết trên đàn hươu là rất cao.
- Đàn hươu giống có sự phân bố không đều ở các khu vực Cúc Phương, Kỳ Phú và Phú long, do vậy việc khuyến khích trao đổi đực giống giữa các khu vực trên là hết sức cần thiết.
- Hươu giống được sưu tập sinh trưởng và phát triển tốt. Các chỉ tiêu về trọng lượng, năng xuất nhung cao hơn tiêu chuẩn đề ra, còn chỉ tiêu về sinh sản chỉ đạt 0.95 , tức là chưa đạt 1con/lứa. Sau 3 năm nghiên cứu và chọn lọc, đề tài đã xây dựng được một đàn hươu giống hậu bị đạt tiêu chuẩn cấp 1, với số lượng là 33 hươu cái và 17 hươu đực.
- Đàn hươu giống đã được đánh số tai, quản lý năng xuất nhung và sinh sản dựa trên công nghệ tin học. Đã xây dựng được hệ thống ghép đôi giao phối, do đó bước đầu đã tránh được triệt để sự sinh sản cận huyết.
- Hươu đực sơ sinh có trọng lượng trung bình là 4.01 kg/con và hươu cái là 3.95kg/con, giai đoạn bú sữa hươu tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 4 tháng được sinh ra hươu đực đã đạt được trọng lượng trung bình là 25.43 kg/con và hươu cái là 21.37 kg/con. Tuy nhiên những tháng tiếp theo đến 18 tháng tuổi, sự sinh trưởng của hươu vẫn tăng, nhưng có phần chậm lại, hươu đực trung bình là 44.70 kg/con và hươu cái là 39.79 kg/con. Tuổi phối giống lần đầu của hươu đực trung bình là 16.2 tháng và tuổi sinh sản lần đầu của hươu cái là 21.9 tháng.
- Hươu cho lứa nhung cắt thương mại đầu tiên trung bình đạt khoảng 282.5 gram/cặp, tiếp đến lứa cắt thứ 2 hươu cho lượng nhung khá cao, gần như gấp đôi lứa 1, trung bình đạt 663.1 gram/cặp. Tuy nhiên các lứa tiếp theo, trọng lượng của nhung tuy có tăng nhưng không nhiều.
- Nhung hươu chứa hàm lượng protein thực rất cao (nhung tươi là 13.25% và nhung khô là 41.47%) và giầu chất khoáng (nhung tươi là 9.72% và nhung khô là 19.47%). Nhung có chứa đến 18 loại axít amin quí, trong đó Glycine chiếm 8.95% và tiếp đến làGlutamic 4.75%.
- Trong nuôi nhốt, hươu đều có nguy cơ mắc phải các loại bệnh thông thường, chiếm số lượng cao nhất là các loại bệnh, như: Ve bò, viêm ruột ỉa chẩy, phân trắng và viêm rốn. Bệnh ngộ độc do thức ăn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ song có nguy cơ gây tử vong cao nhất trong các loại bệnh đã được ghi nhận.
- Hươu sử dụng được 78 loại thức ăn thô xanh, trung bình từ 10.16-12.83 kg/con/ngày. Ngoài ra hươu cũng thích ăn các loại hạt, quả, ngũ cốc có trong canh tác nông nghiệp, như: Ngô, Khoai, Sắn. Vì vậy có thể phát triển chăn nuôi hươu ở các vùng đồng bằng, nếu chúng ta biết cách tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp, hoặc trồng các loại cây, cỏ để chủ động được nguồn thức ăn.
- Tuổi nhung khai thác thường giao động từ 50-55 ngày sau khi mọc. Có hai phương pháp bảo quản nhung là chủ yếu, đó là: Bảo quản nhung tươi trong tủ lạnh và bảo quản bằng phương pháp xấy khô. Cách chế biến nhung cũng rất đa rạng, tuy nhiên thường có 4 dạng sử dụng chính như : Dùng như một vị thuốc, pha chế với rượu, trộn với mật ong sau đó hấp trong nồi cơm và chiết xuất các chất có trong nhung để làm nhung nước đóng lọ.
Bác sỹ thú y: Hoàng Xuân Thủy.
ĐT: 0915 635 615 Email: thuyhoangxuan@gmail.com
Cơ quan chủ trì: Vườn quốc gia Cúc Phương.
I. MỤC TIÊU.
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả kinh tế mang lại của nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn khu vực miền núi huyện Nho Quan.
- Xây dựng được đàn hươu giống tập trung, bổ xung và hoàn thiện các qui trình chăn nuôi làm cơ sở mở rộng, cung cấp giống hươu cho địa phương phát triển kinh tế.
II. NỘI DUNG.
- Điều tra hiện trạng chăn nuôi hươu sao khu vực miền núi huyện Nho Quan.
- Xác định tiêu chuẩn hươu giống, sưu tầm con giống và lựa chọn các hộ tham gia chăn nuôi.
- Đánh giá các chỉ tiêu về số lượng, phân bố và sản xuất cơ bản của đàn hươu giống.
- Xây dựng hệ thống theo dõi năng xuất con giống.
- Xây dựng hệ thống ghép đôi giao phối.
- Nghiên cứu hoàn thiện các đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và năng xuất nhung của hươu sao.
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình phòng trị bệnh hươu sao.
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng hươu sao.
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình khai thác và chế biến nhung hươu.
III. KẾT LUẬN.
- Chăn nuôi hươu tại các xã khu vực miền núi huyện Nho Quan rất phát triển trong những năm gần đây, sản phẩm nhung hươu tiêu thụ chủ yếu dạng tươi là chính. Tuy nhiên chăn nuôi hươu ở đây vẫn còn tiểu nông, nhỏ lẻ (2-3 con/hộ gia đình chiếm phần lớn), số hộ nuôi hươu với qui mô trang trại không nhiều. Phần lớn hươu không được đánh số tai, theo dõi lý lịch và năng xuất một cách bài bản, do đó nguy cơ giao phối đồng huyết trên đàn hươu là rất cao.
- Đàn hươu giống có sự phân bố không đều ở các khu vực Cúc Phương, Kỳ Phú và Phú long, do vậy việc khuyến khích trao đổi đực giống giữa các khu vực trên là hết sức cần thiết.
- Hươu giống được sưu tập sinh trưởng và phát triển tốt. Các chỉ tiêu về trọng lượng, năng xuất nhung cao hơn tiêu chuẩn đề ra, còn chỉ tiêu về sinh sản chỉ đạt 0.95 , tức là chưa đạt 1con/lứa. Sau 3 năm nghiên cứu và chọn lọc, đề tài đã xây dựng được một đàn hươu giống hậu bị đạt tiêu chuẩn cấp 1, với số lượng là 33 hươu cái và 17 hươu đực.
- Đàn hươu giống đã được đánh số tai, quản lý năng xuất nhung và sinh sản dựa trên công nghệ tin học. Đã xây dựng được hệ thống ghép đôi giao phối, do đó bước đầu đã tránh được triệt để sự sinh sản cận huyết.
- Hươu đực sơ sinh có trọng lượng trung bình là 4.01 kg/con và hươu cái là 3.95kg/con, giai đoạn bú sữa hươu tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 4 tháng được sinh ra hươu đực đã đạt được trọng lượng trung bình là 25.43 kg/con và hươu cái là 21.37 kg/con. Tuy nhiên những tháng tiếp theo đến 18 tháng tuổi, sự sinh trưởng của hươu vẫn tăng, nhưng có phần chậm lại, hươu đực trung bình là 44.70 kg/con và hươu cái là 39.79 kg/con. Tuổi phối giống lần đầu của hươu đực trung bình là 16.2 tháng và tuổi sinh sản lần đầu của hươu cái là 21.9 tháng.
- Hươu cho lứa nhung cắt thương mại đầu tiên trung bình đạt khoảng 282.5 gram/cặp, tiếp đến lứa cắt thứ 2 hươu cho lượng nhung khá cao, gần như gấp đôi lứa 1, trung bình đạt 663.1 gram/cặp. Tuy nhiên các lứa tiếp theo, trọng lượng của nhung tuy có tăng nhưng không nhiều.
- Nhung hươu chứa hàm lượng protein thực rất cao (nhung tươi là 13.25% và nhung khô là 41.47%) và giầu chất khoáng (nhung tươi là 9.72% và nhung khô là 19.47%). Nhung có chứa đến 18 loại axít amin quí, trong đó Glycine chiếm 8.95% và tiếp đến làGlutamic 4.75%.
- Trong nuôi nhốt, hươu đều có nguy cơ mắc phải các loại bệnh thông thường, chiếm số lượng cao nhất là các loại bệnh, như: Ve bò, viêm ruột ỉa chẩy, phân trắng và viêm rốn. Bệnh ngộ độc do thức ăn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ song có nguy cơ gây tử vong cao nhất trong các loại bệnh đã được ghi nhận.
- Hươu sử dụng được 78 loại thức ăn thô xanh, trung bình từ 10.16-12.83 kg/con/ngày. Ngoài ra hươu cũng thích ăn các loại hạt, quả, ngũ cốc có trong canh tác nông nghiệp, như: Ngô, Khoai, Sắn. Vì vậy có thể phát triển chăn nuôi hươu ở các vùng đồng bằng, nếu chúng ta biết cách tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp, hoặc trồng các loại cây, cỏ để chủ động được nguồn thức ăn.
- Tuổi nhung khai thác thường giao động từ 50-55 ngày sau khi mọc. Có hai phương pháp bảo quản nhung là chủ yếu, đó là: Bảo quản nhung tươi trong tủ lạnh và bảo quản bằng phương pháp xấy khô. Cách chế biến nhung cũng rất đa rạng, tuy nhiên thường có 4 dạng sử dụng chính như : Dùng như một vị thuốc, pha chế với rượu, trộn với mật ong sau đó hấp trong nồi cơm và chiết xuất các chất có trong nhung để làm nhung nước đóng lọ.
Bác sỹ thú y: Hoàng Xuân Thủy.
ĐT: 0915 635 615 Email: thuyhoangxuan@gmail.com